Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn âm nhạc

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy môn âm nhạc

I.1. Lý do chọn đề tài:

  • Trong dạy học hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của Công nghệ thông tin, đa phương tiện đã góp phần đổi mới mọi mặt của đời sống xã hội. Nhận thức được vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. “Đảng đã chỉ rõ cùng với khoa học và công nghệ ” giáo dục là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản để đảm bảo thực hiện những mục tiêu kinh tế – Xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
  • Trong xu thế đang đổi mới toàn diện về mục tiêu, nội dung và phương pháp ở các cấp học thì đổi mới giáo dục mầm non là hệ thống đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
  • Việc đổi mới phương thức dạy học mầm non nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thành đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. Đáp ứng với những yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và những giá trị mang tính toàn cầu như: Tự tin, tự lực, sáng tạo, linh hoạt, chia sẻ, nhân ái, hội nhập và bảo vệ môi trường. Đòi hỏi người giáo viên phải tạo ra một môi trường với các hoạt động đa dạng, phù hợp với trẻ để khuyến khích trẻ hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, học qua chơi. Sử dụng và phối hợp hợp lí, có hiệu quả các phương pháp giáo dục, phát triển tính tích cực, chủ động hoạt động tư duy, thẩm mĩ, nhận thức của trẻ. Trong các môn học thì môn học Âm nhạc có ảnh hưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ, là phương tiện hữu hiệu nhất để đưa mối quan hệ thẩm mĩ vào ý thức của trẻ một cách sâu sắc. Tạo ra đời sống văn hoá lành mạnh, góp phần phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy trẻ học môn Âm nhạc một cách bị động, cứng nhắc, rập khuôn. Một phần là do giáo viên không thấy rõ bản chất hoạt động Âm nhạc của trẻ. Tổ chức hoạt động Âm nhạc còn cứng nhắc, rời rạc.
  • Yêu cầu đặt ra là người giáo viên phải tổ chức môi trường với các hoạt động đa dạng, sử dụng và phối hợp hợp lí, có hiệu quả các phương pháp giáo dục, phát huy tính tích cực ,chủ động trong hoạt động tư duy của trẻ.

b). Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

  • Đối với chương trình mầm non hoạt động Âm nhạc bao gồm:

Ca hát, nghe nhạc, vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc, sinh hoạt văn nghệ

* Đối với phương pháp hướng dẫn trẻ ca hát:

Hát mẫu: Cô hát cho trẻ nghe thật chính xác, trọn vẹn bài hát. Hát thể hiện tình cảm, sắc thái bài hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh hoạ hoặc có thể sử dụng đàn để đệm theo bài hát. Cho trẻ nghe giai điệu bài hát qua việc trình bày trên đàn. Trẻ cảm nhận được tính chất bài  hát ( vui, buồn, sôi nổi …) sau đó cô hát cho trẻ nghe.

  • Giới thiệu ngắn gọn nội dung bài hát : Cô có thể nói một số câu hỏi như ; các con vừa hát bài gì? bài hát nói lên điều gì ? về ai ? …

Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.

  • Khi dạy trẻ hát cô cần bố trí chỗ ngồi của trẻ sao cho tất cả đều nhìn thấy cô.
  • Tập cho trẻ hát : Với bài hát ngắn, dễ hát, đơn giản: cô bắt nhịp cho trẻ hát theo cô. Cô hát to, chậm rõ lời, trẻ vừa nghe vừa hát theo cô cho đến khi trẻ tự hát.
  • Với bài hát dài, khó hát cô có thể chia thành từng câu hay từng đoạn ngắn. Dạy hát nối tiếp từng câu, từng đoạn với nhau. Không nhất thiết dạy thuộc hết rồi mới chuyển tiếp câu sau. Cần dạy liên tiếp như vậy sẽ giúp trẻ dễ hát và cảm nhận tác phẩm dễ dàng hơn. Để khuyến khích trẻ hát cô có thể vỗ tay đệm theo bài hát hoặc kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh hoạ.
  • Luyện tập củng cố: Khi trẻ có thể tự hát được, dưới hình thức tổ, nhóm, cá nhân xen kẽ nhau, cô khuyến khích trẻ hát theo đàn cô đệm không nhất thiết yêu cầu trẻ phải thuộc bài hát ngay sau lần học đầu tiên. Trẻ có thể ghi nhớ bài hát ở mọi lúc mọi nơi.
  • Trong quá trình học hát, để thay đổi tư thế hát của trẻ, cô cho trẻ ngồi hoặc đứng kết hợp các động tác vận động như vỗ tay, nhún nhảy, dậm chân, lắc lư, đung đưa theo bài hát, điều này sẽ giúp trẻ hứng thú học hát hơn. Với bài hát trẻ đã hát đúng, hát thưa, cô có thể cho trẻ hát với nhiều hình thức như : Hát nối tiếp, hát đối đáp, hát to, nhỏ, nhanh, chậm theo sự chỉ huy của cô. Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái hát xen kẽ, hát theo sự chỉ huy tạo cho trẻ có thói quen và phản xạ khi hát.

* Đối với biện pháp hướng dẫn trẻ vận động theo nhạc:

 Làm mẫu: Đây là phương pháp quan trọng trong quá trình cho trẻ làm quen với hình thức vận động theo nhạc. Từ cách vỗ tay hoặc gõ đệm bằng dụng cụ gõ đệm, các động tác múa, tư thế, nét mặt, cử chỉ của cô đòi hỏi phải nhịp nhàng và truyền cảm để thu hút hấp dẫn trẻ.

 Luyện tập: Căn cứ vào hình thức vận động theo nhạc như vỗ tay hoặc gõ đệm theo kết tấu, vận động minh hoạ, múa…Cô cần chú ý tới đội hình của trẻ, sao cho khi cô làm mẫu, tất cả đều nhìn thấy cô và cô quan sát được trẻ. Khi luyện tập cô cần cùng làm với trẻ nhiều lần từ đầu đến cuối bài hát . Những động tác khó, cô có thể cho trẻ múa lại kết hợp với lời ca tiếng hát. Trong quá trình luyện tập, cô có thể dùng lời để giải thích như “múa” giống cánh chim đang bay hoặc lạch bạch giống như chú “vịt”…. Sau đó dưới các  hình thức tổ, nhóm trẻ luyện tập, tổ hát, tổ vận động, cô khuyến khích trẻ tự vận động. Nếu phát hiện trẻ vận động chưa nhịp nhàng, cô có thể mời trẻ vận động lại với tổ sau hoặc nhóm sau. Việc cho trẻ cần được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi hoặc kết hợp trong khi tổ chức các dạng hoạt động khác. Khi trẻ vận động nhịp nhàng theo nhạc, cô có thể cho trẻ vận động với các đội hình khác nhau, vận động theo ý thích.

* Đối với biện pháp hướng dẫn trẻ nghe nhạc, nghe hát.

Cô có thể dùng lời nói ngắn gọn, rõ ràng, có hình ảnh dùng để giới thiệu về nội dung, xuất xứ của bài hát. Cô có thể dùng những câu hỏi có tính chất gợi mở để kích thích sự chú ý, suy nghĩ và khuyến khích trẻ mạnh dạn trả lời.

* Lần 1: Cô hát : Đây là phương tiện hiệu quả nhất. Đòi hỏi cô phải hát chính xác, diễn cảm tự nhiên và thể hiện đúng phong cách tác phẩm

* Lần 2: Cô mở băng casset, đĩa: cho trẻ nghe và cô múa minh hoạ giúp trẻ tích luỹ các ấn tượng âm nhạc một cách phong phú, tạo điều kiện giúp trẻ ghi nhớ tác phẩm âm nhạc.

PHẦN III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.

       III.1. kết luận.

 Từ thực tế giảng dạy và kết quả đạt được qua các biện pháp nêu trên bản thân tôi rút ra bài học kinh nghiệm.

– Nâng cao về năng lực chuyên môn, bồi dưỡng năng khiếu cho bản thân

– Làm nhiều nhạc cụ bằng nguyên vật liệu sẳn có, vừa đẹp vừa thẩm mĩ, ít tốn kém.

– Thiết kế giáo án có chất lượng

– Sử dụng nhiều hình thức để cho trẻ hoạt động Âm nhạc như: nghe nhạc, nghe hát từ băng đài, đĩa, ti vi, đàn Organ, sử dụng dụng cụ đa dạng, phong phú như xắc xô, phách tre, bộ gõ…Để tạo hứng thú cho trẻ hoạt động.

– Thường xuyên tổ chức hoạt động cuối chủ đề

– Khi trẻ hoạt động cần khuyến khích, động viên trẻ kịp thời, luôn có biện pháp thủ thuật mới để lôi cuốn sự chú ý của trẻ.

– Điều quan trọng nữa là cần phải phối hợp với phụ huynh chặt chẽ để tìm ra biện pháp dạy trẻ ngày càng chất lượng hơn.

       Riêng tôi là một giáo viên Mầm non không những nắm vững phương pháp bộ môn mà phải là người nhiệt tình, năng nổ, lòng say mê, yêu nghề, mến trẻ “Tất cả vì các cháu thân yêu” để đào tạo ra một thế hệ tương lai có ích lợi cho nước nhà. Đó là điều mà ai cũng mong muốn mà giáo viên nào cũng là tấm gương sáng, là người giáo viên giỏi cho trẻ noi theo.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng