Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo Đức

Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo Đức

I.1. Lí do chọn đề tài:

       Môn Đạo đức lớp 3 góp phần hình thành những kĩ năng sống cho học sinh tiểu học. Giáo dục kĩ năng sống là hình thành và phát  triển cho các em những khả năng tự làm chủ bản thân, khả năng ứng xử với mọi người và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Có thể nói kĩ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực lành mạnh. Người có kĩ năng sống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách, biết ứng xử giải quyết vấn đề một cách tích cực và họ thường thành công hơn trong cuộc sống. Chính vì vậy, việc cung cấp cho trẻ từng bước chập chững đầu tiên trên ghế nhà trường về những tri thức đạo đức là rất cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Ngành giáo dục cần đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ. Đặc biệt là coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm cho từng học sinh. Như chúng ta đã biết, mục tiêu giáo dục là nhằm xây dựng những con người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội có đạo đức trong sáng, có tư duy sáng tạo, có tính tổ chức kỷ luật và phát huy tính tích cực của cá nhân, là những người vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời dặn của Bác Hồ. Mục tiêu giáo dục của Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỉ XXI là: “ Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống”. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức ở lớp ba có thể là hành trang cho các em một số hiểu biết và nhận thức ban đầu về chuẩn mực,  hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi. Giáo dục đạo đức là từng bước hình thành kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học, các em biết lựa chọn kĩ năng và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ và tình huống đơn giản của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện, hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, chia sẻ với con người, biết yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với điều sai trái và cái xấu, cái ác, … Bên cạnh đó, còn giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước những tình huống trong cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động an toàn, hài hòa và lành mạnh. Vậy làm thế nào để hình thành nhận cách cho các em một cách toàn diện ? Trong khi đó, nước nhà đang trong những biến đổi sâu sắc lớn lao của nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước cũng như trên toàn thế giới. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã nêu cao vai trò: “Giáo dục – Đào tạo là Quốc sách hàng đầu” ; “ Bậc tiểu học là nền tảng”. Cho nên mục tiêu giáo dục ở tiểu học cũng được nhấn mạnh: “ Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu của sự phát triển đúng đắn và lâu dài về  trí tuệ, đạo đức, thể chất, tình cảm và kỹ năng sống cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các cấp trên hoặc đi vào cuộc sống lao động vững vàng hơn ”. Từ những nhận thức trên, qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài:  “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo Đức ”. 

b.Nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.

b.1. Giải pháp thứ nhất:  Xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp để giáo dục kĩ năng sống qua từng bài học:

      Để xác định rõ nhiệm vụ về giáo dục kĩ năng sống, giáo viên cần nắm được nội dung giáo dục kĩ năng sống cơ bản trong từng bài của môn Đạo đức lớp 3.

·        Nội dung Giáo dục kĩ năng sống trích trong sách Tài liệu giáo dục kỹ năng sống lớp 3 – Phân môn Đạo đức.

TÊN BÀI DẠY CÁC KĨ NĂNG SÔNG CẦN ĐẠT
Bài 2: Giữ lời hứa

 

-Kĩ năng tự tin mình có khả năng thực hiện lời hứa.

-Kĩ năng thương lượng với người khác để thực hiện được lời hứa của mình.

-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm về việc làm chủ của mình.

Bài 3: Tự làm lấy việc của mình

 

-Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.).

-Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.

-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.

Bài 4: Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em

 

-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của ngưới thân.

-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của ngưới thân.

-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc ngưới thân trong những việc vừa sức

Bài 5: Chia sẻ vui buồn cùng bạn

 

-Kĩ năng lắng nghe ý kiến của bạn.

-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia

ẻ khi bạn vui, buồn.

Bài 6: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường

 

-Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.

-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.

-Kĩ năng tự trọng và đảm nhận trách nhiệm khi nhận việc của lớp giao.

Bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng

 

-Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của hàng xóm, thể hiện sự cảm thông với hàng xóm.

-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức.

Bài 8: Biết ơn thương binh liệt sĩ

 

-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, thể hiện cảm xúc về những người đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.

-Kĩ năng xác định giá trị về những người đã quên mình vì Tổ quốc

Bài 9: Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế

 

Kĩ năng trình bày suy nghĩ về thiếu nhi quốc tế

-Kĩ năng ứng xử khi gặp thiếu nhi quốc tế.

-Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.

 

Bài 11: Tôn trọng đám tang

 

-Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.

-Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.

Bài 12: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác

 

-Kĩ năng tự trọng.

-Kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định , ra quyết định.

Bài 13: Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước

 

-Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến các bạn.

-Kĩ năng trình bày các ý tưởng tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trường.

-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: liên quan đến tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.

-Kĩ năng bình luận, xác định và lựa chọn các giải pháp tốt nhất để tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.

-Kĩ năng đảm nhận t

ách nhiệm: tiết liệm và bảo vệ nguồn nước ở nhà và ở trướng.

Bài 14: Chăm sóc cây trồng vật nuôi

 

-Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến  các bạn

-Kĩ năng trình bày các ý tưởng chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.

-Kĩ năng thu thập và xử kí thông tin liên quan đến chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.

-Kĩ năng ra quyết định lựa chọn các giải pháp tốt nhất để chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường

-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở nhà và ở trường.

 

      Căn cứ nội dung quy định giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3. Người dạy cần chú trọng giáo dục những kĩ năng sống qua từng nội dung hoạt động phù hợp với mục tiêu đề ra. Vậy làm thế nào để các em thấy được kĩ năng sống là rất cần thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, các em hiểu và ghi nhớ để áp dụng chứ không phải nói kĩ năng sống là thứ gì đó mơ hồ và xa xăm. Người giáo viên phải xác định dạy học môn đạo đức là giúp các em biết hành động ứng xử đúng trong mọi tình huống học tập, lao động và giao tiếp. Không chỉ ứng xử đúng ở trường, ở lớp mà còn ở gia đình và ngoài xã hội. Giáo dục kĩ năng sống là giáo dục đạo đức về cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu thị ra bên ngoài bằng lời nói, hành động thiết thực. Đạo đức là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và những kĩ năng ứng xử tốt đẹp bên ngoài. Đạo đức con người không phải có sẵn mà phải được giáo dục và rèn luyện trau dồi dần dần. Như Bác đã nói:  “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”.  Chính vì vậy, việc giáo dục kĩ năng sống qua phân môn đạo đức rất cần thiết mà người giáo cần phải làm gì để đạt được  mục tiêu trên?  Theo tôi, để đạt được điều đó khi dạy một bài đạo đức giáo viên phải chuẩn bị thật kĩ, thiết kế bài dạy phải biết kết hợp giữa phương pháp dạy học đổi mới và phương pháp giáo dục làm sao cho học sinh dễ hiểu, có tính thực tế tức là phải biết gắn bó chặt chẽ với cuộc sống xung quanh và hiện thực của học sinh, cần phải lấy những tấm gương sáng, tiêu biêu, rồi truyện kể từ cuộc sống đời thường để làm nền tảng trong các bài học. Điều đó làm cho bài học thêm phong phú, gần gũi, sống động với trẻ, được như vậy sẽ giúp cho trẻ có cảm giác thoải mái, tích cực chủ động tiếp thu kiến thức. Từ đó mới mang lại hiệu quả cao trong  tiết học.

b.2.Giải pháp thứ hai: Xác định những mức độ, kĩ năng sống cơ bản cần đạt dạy cho học sinh trong chương trình giáo dục:

     Trong quá trình dạy học giáo viên cần phải nắm được mức độ cần đạt trong bài học về kĩ năng sống. Dựa trên các kĩ năng sống ( KNS ) trong phân môn Đạo đức lớp 3 ( Trích KNS trong phân môn Đạo đức lớp 3 ). Từ đó, phân chia các nhóm kĩ năng cụ thể sau:

 Nhóm 1. Các kĩ năng nhận biết và sống với chính mình, như:

        + Kĩ năng nhận thức bản thân.

        + Kĩ năng thể hiện sự tự tin của bản thân.  

        + Kĩ năng xác định giá trị.

        + Kĩ năng kiểm soát cảm xúc. 

        + Kĩ năng ứng phó. 

        + Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 

 Nhóm 2. Các kĩ năng nhận biết và sống với người khác, như:

        + Kĩ năng lắng nghe và giao tiếp.  

        + Kĩ năng hợp tác và tương trợ.   .

        + Kĩ năng tích cực.

        + Kĩ năng thể hiện sự thông cảm.

        + Kĩ năng thương lượng.

        + Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.

 Nhóm 3. Các kĩ năng ra quyết định một cách có hiệu quả, như:

         + Kĩ năng tư duy sáng tạo. 

        + Kĩ năng tư duy phê phán.

        + Kĩ năng giải quyết vấn đề.

        + Kĩ năng kiên định

        + Kĩ năng ra quyết định.  

        + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

        + Kĩ năng quản lí thời gian.

        + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

    Chương trình phân môn Đạo đức lớp 3 bao gồm 14 bài, với những nội dung nhằm phản ánh các chuẩn mực hành vi đạo đức, mỗi bài học phù hợp với lứa tuổi học sinh. Chủ yếu nội dung nhằm xây dựng và giáo dục cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản. Thông qua nội dung bài học thể hiện tính tự giác, cần cù, kiên nhẫn và bền bỉ trong học tập, lao động qua đó biết giúp đỡ và chăm sóc mọi người như: những người thân, những người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn,… Biết phân biệt cái thiện và cái ác, những điều đúng và điều sai,…từ đó  làm nền tàng cho việc hình thành phát triển nhân cách học sinh. Qua mỗi bài học, học sinh được tiếp cận giải quyết các tình huồng trong thực tế, áp em vận dụng những kĩ năng đã học để thực hành.

Ví dụ:

– Thực hành Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể ( Trong giờ sinh hoạt lớp, các em sau khi nghe nhận xét của cán sự lớp về bản thân mình một cách tích cực, nhận ra những ưu điểm và khuyết điểm nhằm phát huy và  khắc phục một cách có hiệu quả.)

– Thực hành Kĩ năng tư duy phê phán: Cá nhân học sinh biết phê phán về thái độ của bạn, những hành vi chưa đúng, những việc làm thể hiện sự ỷ lại, vô trách nhiệm, không chịu tự làm lấy việc của mình,…

– Kĩ năng bình luận các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em, các em thể hiện những gì mình hiểu và nói về cảm xúc của mình một cách tự tin trước đám đông. Tránh tình trạng nói xấu bạn bè.

– Kĩ năng ra quyết định trong các tình huống thể hiện phù hợp với ý thức tự làm lấy việc của mình một cách chính xác.

      Qua bài tiết học, các em biết bày tỏ những kĩ năng cảm thông chia sẻ với bạn bè, những người xung quanh, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như các bạn nghèo, neo đơn, gia đình có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng đơn chiếc,… từ đó nuôi dưỡng tấm lòng tương thân tương ái với mọi người, với các bạn trong lớp.

b.3.Giải pháp thứ ba: Xây dựng đội ngũ giáo viên mẫu mực trong nhà trường là tấm gương sáng về tri trức, nhân cách đạo đức cho học sinh noi theo.

      Chúng ta biết rằng, học sinh tiểu học nói chung học sinh lớp 3 nói riêng, về phạm vi tri giác còn hẹp, tư duy chưa có tính khái quát cao, năng lực hành động chưa làm chủ được bản thân chủ yếu là bắt chước và làm theo. Từ đó,  các em luôn xem cô giáo hoặc thầy giáo dạy mình là “thần tượng”. Các em tuyệt đối  tin theo lời thầy cô giáo và bắt chước theo các hành động, cử chỉ, điệu bộ,… Riêng bản thân tôi luôn thận trọng trong từng cử chỉ, điệu bộ, lời nói và việc làm. Đặc biệt là khi lên lớp giảng dạy và giao tiếp với các em, tôi luôn gần gũi, ân cần, thân thiện với từng học sinh. Từ đó, luôn là tấm gương sáng và mẫu mực trong lao động, học tập và sáng tạo cho học sinh noi theo.

      *Ví dụ:  “Nói đi đôi vói làm”  thực hiện câu nói ấy, đối với cô giáo khi đã hứa với học sinh điều gì thì phải giữ đúng lời hứa. Khi cô giáo yêu cầu học sinh làm bài tập và nói với cả lớp cô sẽ nhận xét bài của các em sau khi các em hoàn thành, thì cho dù thời gian có hết cô cũng phải thực hiện đúng lời nói của mình hoặc những buổi thực hiện “Tiếng trống sạch trường” vào 15 phút đầu giờ, thay vì đứng chỉ trỏ, thì tôi và trò luôn hòa đồng trong công việc cùng nhặt rác, quét dọn,… Từ những việc nhỏ và đơn giản như thể mỗi giáo viên chúng ta cần phải mẫu mực và là gương sáng cho học sinh noi theo. Vì ở lứa tuổi này, các em hay khám phá và tìm tòi, nhưng các em lại ngây thơ và hồn nhiên, thể hiện tính chân thực, hay bắt chước. Các em bắt chước người lớn, anh chị và bạn cùng tuổi cũng như một số nhân vật trong những câu truyện, trong phim được các em yêu thích. Điều quan trọng ở đây, các em xem cô giáo mình là thần tượng, mà đã là thần tượng thì mỗi giáo viên cần gương mẫu về mọi hoạt động để các em có những kĩ năng sống cơ bản.

 b.4.  Giải pháp thứ tư: Phối hợp với phụ huynh học sinh – Nhà trường – Xã hội để giáo dục Kĩ năng sống phù hợp cho học sinh. 

      Gia đình rất quan trọng đối với học sinh. Nên mỗi thành viên trong gia đình phải thật sự là tấm gương để con em mình noi theo. Thực hiện được như vậy thì bản thân mỗi thành viên trong gia đình nhất là ở lứa tuổi học sinh lớp 3 là bước đầu, là nền tảng cho kĩ răng về hành vi đạo đức tốt. Trái lại, trong một gia không có tôn ti trật tự, mọi người không tôn trọng lẫn nhau, … đạo đức của các em sẽ bị ảnh hưởng về những hành vi không tốt lắm. Vì vậy để thực hiện có hiệu quả việc giáo dục kĩ năng đạo đức cho học sinh không chỉ một mình giáo viên mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường  – Gia đình và Xã hội. Nhà trường và thầy cô giáo chỉ là cầu nối gắn kết giữa gia đình và xã hội trong biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh sao cho phát triển về nhân cách con người, hành vi ứng xử, các kĩ năng sống tốt hơn và hạn chế bớt những tác hại ảnh hưởng đến trẻ. Đây là một trong những biện pháp hết sức quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công của việc giáo dục kĩ năng sống  cho học sinh. Hiểu được tầm quan trọng về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bản thân đã trực tiếp trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống và hành vi đạo đức cho các em ở lứa tuổi này. Hướng dẫn quý bậc phụ huynh cách giáo dục KNS cho các em trước hết bố mẹ luôn luôn là tấm gương sáng cho các con noi theo. Hàng tuần tôi chuyển sổ liên lạc kết hợp mẫu theo dõi KNS của các em trong một tuần. Cứ mỗi kĩ năng sống về hành vi đạo đức chưa đúng của các em thì quý phụ huynh phải đánh vào một dấu nhân ( x ) và cuối tuần nộp lên cho cô giáo chủ nhiệm (GVCN). Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào sổ theo dõi của cha mẹ  tổng kết hợp cả sổ theo dõi của GVCN cuối tuần sinh hoạt lớp, cô giáo sẽ nhắc nhở và giáo dục kịp thời đối với các em còn vi phạm. Tuyên dương, khuyến khích các em học sinh tiến bộ và cư xử đúng mực, nhận biết được tầm quan trọng về kĩ năng sống hàng ngày. 

      Từ  phiếu theo dõi của phụ huynh, những trường hợp nào vi phạm, tôi trực tiếp cùng phụ huynh hướng dẫn cho các em chưa  lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ như thế nào? Nó có ảnh hưởng gì với bản thân, gia đình và xã hội. Khi  thực hiện đúng mực thì sẽ mang lại điều tốt đẹp gì cho các em ? Cụ thể về việc em chưa “Thật thà, trung thực” hay nói dối ông bà, bố mẹ về việc học tập như chưa học bài, làm bài,… Cuối tuần trong giờ sinh hoạt tôi sẽ nhắc nhở và giáo dục các em thực hiện chưa tốt kĩ năng sống về hành vi đạo đức để các em kịp thời khắc phục. Nhưng điều tế nhị mà GV hay mắc phải là không nên chê bai các em trước một tập thể vì làm như vậy các em dễ bị mặc cảm, tự ti cùng bạn bè.

      b.5.Giải pháp thứ năm: Dạy học theo hướng phát huy tính chủ động tích cực, tự lập và cộng đồng cho học sinh.

       Đổi  mới  phương pháp dạy học là nhằm phát huy tính chủ động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh đây là một trong những mục tiêu cơ bản đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học với mong muốn phát huy những tư duy, sáng tạo, tự lập của học sinh. Học sinh mạnh dạn đưa ra những ý kiến của mình từ tư duy và tự lập giải quyết các tình huống một cách hài hòa. Khi đổi mới phương pháp dạy học người giáo viên sẽ lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt  và sáng tạo như sử dụng phương pháp đàm thoại, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp tự giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai,… Thông qua các phương pháp hoạt động học tập, học sinh được phát huy tính chủ động, tích cực và được trải nghiệm, rèn luyện những kĩ năng như kĩ năng trao đổi, hợp tác, tương trợ, bày tỏ ý kiến, đóng vai, xử lí tình huống,…học sinh có cơ hội tự rèn luyện và thực hành nhiều kĩ năng sống thiết thực, có giá trị áp dụng trong cuộc sống đời thường.

b.6.  Giải pháp thứ sáu: Phát huy vai trò tự quản của tập thể, cá nhân và tự  rèn luyện của học sinh.

      Giáo viên chủ nhiệm cùng cả lớp chọn ban cán sự lớp có năng lực, có sức thuyết phục, tổ chức điều khiển các hoạt động tập thể như tổ chức hoạt động lao động, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể,…không cần có cô giáo. Học sinh thực hiện tốt tinh thần phê và tự phê bình để giúp bạn cùng tiến bộ. Thực hiện đánh giá xếp loại theo đúng các tiêu chuẩn đã quy định công khai, công bằng trước tập thể học sinh hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và năm học. Thực hiện được như vậy, tôi tin tưởng rằng các em làm chủ được bản thân, nhận biết được những kĩ năng sống rất cần thiết trong các hoạt động hàng ngày.

Ví dụ: Thứ sáu, tuần 21 năm học 2013 – 2014. Trường tôi có công việc đột xuất triệu tập tất cả giáo viên lên hội ý, nhưng do công việc nhiều vì thế kéo dài gần hết tiết 3 buổi chiều. Khi tôi bước về, Lớp trưởng điều hành cùng ban cán sự lớp tổ chức buổi sinh hoạt tập thể và sinh hoạt lớp. Các thành viên từng tổ nhận xét tổ mình và góp ý tổ ban rất sôi nổi. Lớp trưởng là người điều hành và tổng hợp nhận xét chung về những ưu khuyết điểm trong tuần và đưa ra phương hướng hoạt động Tuần 22. Tôi bước vào lớp đã nghe báo cáo của Lớp trưởng về kết quả buổi sinh hoạt và tôi hoàn toàn nhất trí kế hoạch các em đề ra.

     Qua đó ta thấy rắng vai trò tự quản là nhằm giúp các em tự rèn luyện những kĩ năng cơ bản để thể hiện chính mình. Cá nhân các thành viên tự mạnh dạn, tự tin đưa ra các ý kiến để cùng nhau thảo luận đây là rèn luyện kĩ năng làm chủ bản thân, kiên định ra quyết định mà các em đã được học trong bài 12: Tôn trọng thư từ tài sản của người khác.

b.7.  Giải pháp thứ bảy: Giáo dục kĩ năng sống thông qua việc tích hợp vào các môn học:

      Kĩ năng sống không những chỉ áp dụng học trong phân  môn đạo đức mà nó được áp dụng trong tất cả các môn học trong nhà trường. Để có hiệu quả, giáo viên cần sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tự nhiên – Xã hội; Toán, Tập đọc, An toàn giao thông, sinh hoạt tập thể,…để các tiết học sinh động và được trải nghiệm như trong cuộc sống thực. Vì vậy, việc hình thành những kiến thức về kĩ năng sống cho học sinh qua các môn học, giáo viên cần phải biết vận dụng nhiều phương pháp dạy học linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Học sinh được phát huy trải nghiệm, rèn luyện những kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, kĩ năng ứng xử, kĩ năng bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,…học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành và nhận thức nhiều kĩ năng sống thiết thực và hiệu quả.   

    Ví dụ: Trong môn Tự nhiên – xã hội

 Bài 20. Họ nội, họ ngoại ở bài này cần giáo dục kĩ năng sống cho các em như:
– Kĩ năng có khả năng diễn đạt thông tin chính xác, lôi cuốn khi giới thiệu về gia đình của mình.
– Kĩ năng giao tiếp, ứng xử thân thiện với họ hàng của mình, không phân biệt.
– Kĩ năng hoạt động nhóm – thảo luận
+ Kĩ năng làm chủ bản thân: Có trách nhiệm với bản thân yêu thương và chăm sóc gia đình mình.

       Qua các hoạt động học tập, bản thân học sinh thảo luận nhóm, chơi trò chơi “ Hướng dẫn viên du lịch” các em thể hiện kĩ năng tự tin trước đám đông giới thiệu về đại gia đình mình có 4 thế hệ hoặc 3 thế hệ,…

b.8.  Giải pháp thứ tám:  Những điều giáo viên hoặc người lớn cần tránh khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh:

       Xưa kia, trong các tiết học hình ảnh người thầy truyền thụ kiến thức cho học sinh một cách say sưa từ đầu đến cuối tiết học, học sinh thì nghe giảng và chép bài một cách thụ động. Trong giai đoạn hiện nay, mỗi giáo viên phải chủ động suy nghĩ tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy học, nâng cao chất lượng dạy học hiệu quả. Trong mỗi tiết học người thầy chỉ là người định hướng nội dung mục tiêu bài học còn học sinh là người học làm trung tâm tìm hiểu và khám phá nội dụng mục tiêu trong tiết học. Đây là một trong những phương pháp giảng dạy mới làm người học có khả năng tự học và giúp thời gian trên lớp được sử dụng có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, người Thầy cần tránh khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh như:

– Không đe doạ, dọa nạt học sinh: Người thầy cần nhớ rằng mỗi lần chúng ta đe dọa, doạ nạt học sinh là chúng ta đã làm cho học sinh rung sợ, sợ hãi đồng thời trong tâm trí các em rất căm giận và mất lòng tin ở người thầy. Sự đe dọa, dọa nạt là hoàn toàn có hại cho học sinh. Điều này không thể giúp cho hành vi đạo đức của các em tốt hơn.

– Không nên hạ thấp học sinh: Bởi mỗi lần giáo viên hay người lớn nói những lời hạ thấp học sinh là chúng ta đã phá vỡ những suy nghĩ tích cực về chính bản thân của học sinh. Không nên tạo cho các em  thói quen kiêu ngạo nhưng cũng không nên nói những lời không hay đối với học sinh.

– Không nên yêu cầu học sinh phải phục tùng tuyệt đối theo thầy hoặc người lớn vì sự phục tùng tuyệt đối là một cách thái quá không có sự thoả thuận giữa các bên không tạo điều kiện phát triển tính tự lập, chủ động và sáng tạo ở học sinh.

– Không nên yêu cầu học sinh làm những điều không phù hợp vì những yêu cầu đó quá sức đối với học sinh. Ở Lứa tuổi này, các em phải thực hiện một hành vi chính chắn mà khả năng của các em chưa làm được hoặc các em phải làm theo yêu cầu không mang tính thống nhất và liên tục trong việc không cho phép hoặc cấm đoán sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách và tri thức của học sinh.

– Không nên nhồi nhét lượng kiến thức quá cao so với khả năng tiếp thu ở từng lứa tuổi. Nhồi nhét lượng kiến thức với mong muốn giúp cho các em hiểu biết và học được nhiều kiến thức sớm hơn nhưng đó là một sai lầm, bởi vì đến một giai đoạn nhất định các em cảm thấy chán nản, lười nhát và dần dần sự phát triển bị lùi lại.

      III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

      III.1. Kết luận:

      Từ những kết quả thu được đối với học sinh được nâng cao kĩ năng sống.       Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh hiện nay rất được các cấp ban ngành quan tâm và cũng chính là sự nỗ lực của nhà trường, mỗi người thầy, người cô phải có ý thức trách nhiệm, phải có lương tâm đạo đức nhà giáo, tận tụy với nghề. Để đạt được hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức kĩ năng sống cho học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiếp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì mỗi giáo viên chủ nhiệm cần xây dựng cho học sinh lớp 3 nói riêng, học sinh Tiểu học nói chung những kĩ năng sống cơ bản về hành vi đạo đức và lối sống lành mạnh, trong sáng, giản dị, bản thân luôn hướng về cái thiện. Từ đó, các em trở thành người công dân tốt, người công dân có ích, người công dân của xã hội chủ nghĩa ngày từ khi các em đang ngồi trên ghế nhà trường. Kĩ năng sống cho mỗi người không chỉ ngày một, ngày hai mà rèn luyện được, đó là một quá trình dày công khổ luyện, uốn  nắn từng kĩ năng cử chỉ, lời nói, hành động đó là sự điều hòa giữa các mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp, đúng đắn với vị trí, vai trò, trách nhiệm trong cộng đồng và xã hội. Ta hiểu rằng, kĩ năng sống cần cho mỗi con người trong suốt cả cuộc đời và luôn được bổ sung, nâng cấp để phù hợp với sự thay đổi của cuộc sống biến động của đất nước. Giáo dục kĩ năng sống thực sự có hiệu quả khi người dạy có tâm huyết, có tấm lòng yêu nghề, sự kiên trì về thời gian và có phương pháp dạy học sinh động hiệu quả.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng