Một số biện pháp luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập viết
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Bậc Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở nền móng ban đầu cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người. Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ, thể chất và các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Để thực hiện tốt việc giáo dục cho học sinh ở bậc Tiểu học người giáo viên cần hình thành kĩ năng cơ bản : nghe – nói – đọc – viết cho các em học sinh. Trong những năm học gần đây trong trường Tiểu học Kim Đồng bản thân tôi thấy học sinh viết chữ chưa đẹp, chưa đúng mẫu là một tình trạng đáng báo động. Hiện nay học sinh có cơ hội lựa chọn đủ các loại bút để viết, đặc biệt là học sinh rất yêu thích với chiếc bút bi của mình hơn là những loại bút như ngày xưa. Mặt khác, chữ viết của nhiều giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như là một tấm gương phản chiếu để học sinh soi rọi vào đó rồi học tập, bắt chước. Ở lứa tuổi của học sinh Tiểu học là lứa tuổi hay “bắt chước”, giáo viên viết như thế nào thì học sinh viết như thế đó (tư duy bắt chước) ở lứa tuổi Tiểu học. Nếu phân môn Tập đọc – Học vần giúp trẻ biết đọc thông thì phân môn tập viết sẽ giúp trẻ viết thạo, trẻ đọc thông, viết thạo sẽ giúp trẻ tiếp thu bài nhanh hơn, học tốt hơn. “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với mình cũng như với thầy và bạn đọc bài vở của mình…” (trích dẫn lời của thủ tướng Phạm Văn Đồng)
Thực trạng chữ viết của học sinh hiện còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết chưa đúng, viết chậm hay có những học sinh viết tốt, nhanh, làm tính giỏi nhưng viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Là một giáo viên Tiểu học tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh lại càng quan trọng hơn.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, song song cùng việc hình thành cho học sinh kĩ năng nghe, nói, đọc, bản thân tôi trong những năm qua đã đầu tư cho học sinh kĩ năng viết chữ đẹp, giữ vở sạch qua phong trào “Giữ vở rèn chữ”. Chính vì vậy thấy được tầm quan trọng của môn tập viết, tôi đã tâm huyết đi sâu tìm hiểu, học hỏi và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm với chủ đề “Một số biện pháp luyện viết chữ đẹp cho học sinh lớp 3 qua phân môn Tập viết” ra những yếu tố biện pháp giúp học sinh viết chữ đẹp, mong các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước. Vậy nên, tôi rất muốn giảng dạy môn Tập viết thật tốt để học sinh viết đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn. Đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ở Tiểu học nói chung và dạy – học chữ viết nói riêng.
II.3.2. Nội dung – cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
II.3.2.1. Nội dung thực hiện giải pháp, biện pháp:
*Thứ nhất: Đối với giáo viên:
Để có chất lượng chữ viết cao cho các em dự thi giao lưu chữ đẹpcác cấp, người giáo viên cần có những phương pháp riêng, sáng tạo. Việc nhìn và chọn học sinh có “hoa tay” là rất quan trọng. Nếu các em đã sẵn có năng khiếu, thêm sự nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên, chắc chắn emđó sẽ có những bài viết, bài làm không chỉ đúng mẫu mà còn mang tínhnghệ thuật. Việc đầu tiên sau khi chọn học sinh có năng khiếu, ngườigiáo viên cần chú ý sửa cho học sinh từ tư thế ngồi, cách cầm bút đến cách để vở sao cho chuẩn mực. Tiếp theo là rèn chữ theo nhóm chữ ( ở mỗi nhóm chữ, giáo viên cần chú ý cho học sinh điểm bắt đầu, điểm kết thúc ở mỗi nét). Việc dạy các em nối các nét, các con chữ cũng vô cùng quan trọng (điểm giao nhau, khoảng cách,…) Cuối cùng giáo viên giúp học sinh ôn luyện tổng hợp bằng các bài viết có nhiều vấn đề chính tả: chữ hoa,âm vần khó,…Vì không chỉ luyện chữ đẹp mà còn luyện viết đúng chính tảcho học sinh. Việc hướng dẫn học sinh trình bày một văn bản (văn xuôi,thơ ) cũng cần được lưu tâm.
Người giáo viên cần nắm vững mẫu chữ viết trong trường Tiểu học:
– Mẫu chữ viết trong trường tiểu học đã được ban hành kèm theo Quyết định số 31/2002/QĐBGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo trong đó có hai mẫu chữ cái viết hoa kiểu 1 và kiểu 2 (29 chữ cái viết hoa theo kiểu 1 và 5 chữ cái viết hoa theo kiểu 2).
– Mẫu chữ được thể hiện ở 4 dạng:
1.Chữ viết đứng đều nét.
2.Chữ viết đứng nét thanh nét đậm.
3.Chữ viết nghiêng nét đều.
4.Chữ viết nghiêng nét thanh nét đậm.
– Theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, trong trường Tiểu học, học sinh học viết chữ viết thường, chữ số theo kiểu viết chữ đứng, nét đều là chủ yếu, ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ viết thường, chữ viết nghiêng, nét thanh nét đậm, nét chữ cong nét lượn tạo dáng thẩm mĩ của hình chữ cái, đảm bảo cách viết đường nét và hạn chế số lần nhấc bút.
– Giờ dạy Tập viết ở lớp 3, học sinh bước đầu rèn luyện cách viết chữ hoa, viết chữ theo đúng quy định, biết nối chữ hoa với chữ thường trong một tiếng, biết trình bày một từ chỉ tên riêng trong một tiếng, biết trình bày một từ chỉ tên riêng hay một câu bằng chữ hoa và chữ thường đúng và đều nét, đúng chính tả, có khoảng cách hợp lý giữa các chữ ghi.
Nghiên cứu về mẫu chữ cái viết thường và mẫu chữ cái viết hoa ta thấy:
Chữ cái viết thường:
– Chữ cái Tiếng Việt ở mẫu chữ mới được phân theo các nhóm đồng dạng như sau:
+ Nhóm 1: Nhóm chữ có cấu tạo nét cong là cơ bản gồm: c, o, ô, ơ, e, ê, x.
+ Nhóm 2: Nhóm chữ có cấu tạo nét cong phối hợp với nét móc gồm a, ă, â, d, đ, q.
+ Nhóm 3: Nhóm chữ có cấu tạo nét cơ bản là nét móc gồm:I, t, u,ư, p, m,n.
+ Nhóm 4: Nhóm chữ cấu tạo nét cơ bản là nét khuyết (nét khuyết phối hợp với nét móc) gồm: l, h, y, g, b, k.
– Nhóm 5: Nhóm chữ có cấu tạo vét móc phối hợp với nét công gồm: v, r, s.
– Như vậy mẫu chữ mới so với mẫu chữ cũ ta thấy có một đặc điểm như sau:
– Các chữ về cơ bản vẫn giống bộ chữ đã viết được chỉnh lý đưa vào sử dụng năm 1981-1982 nhưng bổ sung thêm một số thay đổi cho chữ viêt đỡ lùn và đẹp hơn.
* Các mẫu chữ vẫn theo quy định cũ: Các chữ 1 đơn vị chiều cao: a, ă, â, c, e, ê, i, m, o, ô, ơ, u, ư, v, x các chữ ă, â, ê, ô, ơ, ư về cơ bản vẫn là một đơn vị chiều cao có thêm dấu phụ nằm ở phía trên.Các chữ 2 đơn vị chiều cao: d, đ, p, q. Chữ 1,5 đơn vị chiều cao: t.
* Các chữ có điều chỉnh về độ cao: Cao 2,5 đơn vị chữ b, g, h, k, l, y (ở mẫu chữ cũ các chữ này cao 2 đơn vị). Các chữ cao 1,25 đơn vị r, s (ở mẫu chữ cũ hai chư này cao hơn 1 đơn vị)
Chữ cái viết hoa
* Bảng chữ cái viết hoa cũ là bộ chữ cái được điều chỉnh và sử dụng từ năm học 1981-1982 chúng được dựa vào 2 cơ sở:
– Tính khu biệt và thẩm mĩ của cấu tạo của từng chữ cái.
– Thứ tự viết nét trước, sau theo trật tự tuyến tính để phân loại hệ thống chữ cái viết hoa theo các nhóm sau:
+ Nhóm 1: Nhóm chữ cái có cấu tạo với nét thẳng là nét cơ bản gồm: L, E, Ê, N.
+ Nhóm 2: Nhóm có cấu tạo gồm nét thẳng phối hợp với nét móc: T, L, H, K, A, Ă, Â, X, M.
+ Nhóm 3: Nhóm chữ cái có cấu tạo bởi nét móc là nét cơ bản: U, V, Y.
+ Nhóm 4: Nhóm chữ cái có cấu tạo bởi nét cong là nét cơ bản: C, O, Q, S.
+ Nhóm 5: Nhóm chữ cái có cấu tạo gồm nét thẳng phối hợp với nét cong: P, R, D, Đ, B, G.
– Độ cao của các chữ đều thống nhất là 2 đơn vị chữ. Có cấu tạo khá đơn giản, dể viết. Tuy nhiên nó có tính thẩm mĩ kém, khó tạo được sự liên kết với các chữ viết thường đứng sau nó.
*Bộ chữ hoa mới (được thực hiện bắt đầu từ năm học 2002-2003) về cơ bản lấy lại bộ chữ đã được sử dụng trước cải cách giáo dục. Bộ chữ mới mền mại hơn, đẹp hơn, đặc biệt tạo nhiều thuận lợi cho việc liên kết với các con chữ khác. Đó là cơ sở cho viết liền nét để đẩy nhanh tốc độ viết văn bản.
* Thứ hai : Đối với phụ huynh học sinh :
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, với nhiều nội dung nhưng trong đó tôi chuẩn bị kĩ thêm một nội dung không kém phần quan trọng đối với học sinh lớp 3 là đạt 7 yêu cầu về công việc của gia đình để giúp các em thực hiện tốt giữ vở rèn chữ :
a. Có đủ cặp sách để đựng dụng cụ đi học, tránh ướt, nhàu, quăn góc hoặc mất.
b. Sắm cho con em loại vở không bị nhem mực, hàng kẻ rõ ràng.
c. Sắm bút cùng màu mực (xanh), không dùng loại bút có bi.
d. Thêm 1 quyển vở rèn chữ viết ở nhà (viết theo yêu cầu của cô giáo)
e. Cố gắng tạo góc học tập có đủ ánh sáng (hoặc một chỗ học sinh có đủ ánh sáng để khỏi ảnh hưởng việc học ở nhà và khỏi thất lạc sách vở của con em)
g. Thường xuyên nhắc nhở chuẩn bị dụng cụ trước khi đi học, tốt nhất là sau lúc học, làm bài nhà xong. Đem đủ dụng cụ : bút, thước kẻ, …)
* Thứ ba : Đối với học sinh
Trong tuần lễ trước khai giảng, học sinh được tập trung ổn định mọi nề nếp để chuẩn bị cho ngày khai giảng năm học mới, ngoài những việc làm như: học nội quy, lao động, ổn định nề nếp ra vào lớp … Tôi thực hiện việc hướng dẫn học sinh cách trình bày vở như sau:
1. Ghi thứ ngày, tháng, năm trước khi ghi bài học đầu tiên của ngày học, viết cân xứng một dòng. Viết tên của ngày học giữa dòng, chữ đầu tiên phải lùi vào 2cm (tôi thống nhất với học sinh 2 ô ở vở) so với lề vở, không viết vào phần lề vở.
2. Cách kẻ hết bài, hết ngày, hết tuần.
3. Hạn chế không dùng tẩy, bút xóa, không gạch xóa lung tung, không viết vẽ bậy ở bìa, bọc giấy vở.
4. Không xé giấy, không bỏ trống giấy.
Như thế, để vào ngày học đầu tiên các em biết cách ghi vở thống nhất cả lớp đúng quy định.
Cũng trong tuần lễ chuẩn bị này, tôi phát cho mỗi em một bản “Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập” trong đó yêu cầu cụ thể ghi nhãn tên cho các loại vở, việc bao bọc sách vở, cách sử dụng vở để ghi các môn học, …
– Giới thiệu cho các em vài tập vở được giải vở sạch chữ đẹp (nếu có) hoặc xếp loại A vở sạch chữ đẹp mà tôi xin về lưu lại các năm trước.
– Yêu cầu và nhắc nhở các em chỉ dùng một màu mực.
Tiếp tục những tiêt học sau đó tôi thường xuyên, nhắc nhở giữ vở rèn chữ trong mọi môn học, xếp loại ở một vở 9luyện viết) nhưng kiểm tra tất cả các vở.
– Tiết sinh hoạt lớp cuối tháng, tôi lập cho từng tổ học sinh tự đánh giá xếp loại vở của tổ mình
– Tuy chưa đạt như mong muốn, nhưng bước đầu giúp các em phân biệt ở mức độ tương đối để có thể tự biết mình phải lo giữ vở rèn chữ, chờ cuối tháng vở mình sẽ càng ngày càng sạch đẹp, tao không khí thi đua trong lớp học.
– Trong đánh giá giờ sinh hoạt lớp, tổng kết các mặt : Đạo đức, học tập, lao động, các mặt hoạt động khác và việc thêm 1 mặt giữ vở rèn chữ. Khen những em có thành tích đạo đức, lao động, học tập các mặt hoạt động và có thêm phần thưởng tháng được xếp loại A vở sạch chữ đẹp (dù tất cả phần thưởng rất nhỏ, chỉ là cục tẩy, bút chì hoặc 5, 7 nhãn vở…, từ nguồn quỹ lớp của phụ huynh mua tặng.
II.3.1.2. Cách thức giáo viên thực hiện để luyện viết chữ cho học sinh:
- Luyện viết trên không:
Việc học sinh luyện viết trên không là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay và rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh khỏi ngỡ ngàng khi viết. Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét cho đều đặn. Bước này có thể lặp lại từ 2 – 3 lần.
- Luyện viết trên bảng con, bảng lớp:
– Giáo viên cho vài em luyện viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
– Khi nhận xét chữ viết của học sinh, giáo viên cần cho học sinh quan sát lại chữ mẫu; giáo viên gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai.
– Giáo viên chữa lỗi sai chung bằng cách viết lại chữ đúng ngay bên cạnh chữ viết của học sinh, tránh viết đè lên chữ viết sai của học sinh.
- Luyện viết bài vào vở:
– Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ gì? Từ gì? Câu gì? Cỡ chữ nào? Viết mấy dòng?
– Trước khi cho học sinh viết bài; giáo viên nên hướng dẫn lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút, nhắc nhở học sinh trước khi viết: đặt bút ngay điểm bắt đầu viết, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét, các chữ, khoảng cách giữa các chữ, các cụm từ.
– Học sinh thực hành viết bài vào vở. Giáo viên theo đõi, uốn nắn cho một số em có chữ viết còn xấu. Có thể, giáo viên cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết 1 đến 2 chữ đầu tiên.
- Chấm, chữa bài:
– Giáo viên chấm điểm từ 5 – 7 bài tại lớp. Giáo viên kết hợp chấm điểm những học sinh có chữ viết xấu và những học sinh rèn viết chữ đẹp. Số bài viết của các học sinh còn lại, giáo viên thu về nhà chấm để kịp thời chữa cách viết của học sinh ở tiết sau.
– Giáo viên chữa những lỗi học sinh sai phổ biến, hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ cái đó để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa.
– Cho cả lớp xem bài viết đẹp. Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Tuyên dương những học sinh có bài viết đẹp.
– Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, cho học sinh thi đua giữa các nhóm, nhóm nào có nhiều bài viết đẹp, nhóm đó nhận được cờ thi đua.
– Hàng tháng, giáo viên chấm điểm vở sạch, chữ đẹp cho từng học sinh sơ kết thi đua.
- Củng cố bài:
Giáo viên có thể củng cố bằng nhiều hình thức sau:
– Giáo viên yêu cầu học sinh viết lại những chữ cái đã viết trên bảng lớp.
– Cho học sinh thi viết chữ cái giữa các nhóm.
– Hoặc có thể dùng các nét rời rồi cho học sinh thi ghép các nét chữ với nhau để tạo thành chữ cái đã học.
– Phối hợp viết chữ với các môn học khác.
Trên đây là một số bước cơ bản cần thực hiện trong một tiết tập viết ở tiểu học. Giáo viên nên căn cứ vào tình hình của từng lớp để tổ chức giờ dạy theo một trình tự hợp lý. Điều quan trọng, mỗi bản thân thầy, cô giáo phải ra sức rèn luyện chữ viết của mình để làm tấm gương cho học sinh noi theo qua việc rèn chữ viết ở vở luyện viết chữ đẹp, qua những trang giáo án… tham gia thi viết chữ đẹp ở các cấp cơ sở. Kết quả việc rèn chữ viết cho học sinh không phải ngày một, ngày hai mà có được. Mà đó là kết quả của một quá trình dày công khổ luyện của cả thầy và trò, dưới sự dìu dắt, chăm sóc tận tình của các thầy giáo, cô giáo.
*Các phương dạy học chủ yếu và thường xuyên giáo viên phải sử dụng đó là:
- Phương pháp trực quan:
Mẫu chữ là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng, có các hình thức mẫu chữ: Mẫu in sẵn, chữ phông to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu…, (trong trường tôi đã sử dụng mẫu chữ chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đang áp dụng) tiêu chuẩn cơ bản của chữ mẫu phải đúng mẫu chữ quy định rõ ràng và đẹp.
Chữ mẫu có tác dụng như sau:
– Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng, kích cỡ và các nét cơ bản, cấu tạo cái cần viết trong bài học.
– Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các nét của từng chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch viết nhanh.
– Chữ mẫu trong hộp giúp học sinh kết hợp mắt nhìn, tay xếp để phối hợp các thao tác viết chữ một cách đồng bộ.
Ngoài ra để dạy chữ viết không đơn điệu cần coi trọng việc xử lý quan hệ ngữ âm và chữ, giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết nhất là những âm mà học sinh hay lẫn giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng sẽ củng cố đọc đúng. Ngược lại đọc đúng vai trò quan trọng đảm bảo viết đúng.
- Phương pháp đàm thoại gợi mở:
Phương pháp này được xử dụng chủ yếu ở đoạn đầu tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao kích cỡ đến việc so sánh nét giống và khác nhau giữa các chữ cái đã học với các chữ cái đã phân tích.
Với những câu hỏi khó giáo viên cần định hướng câu trả lời cho các em. Giáo viên là người tổ chức hướng dẫn học sinh phân tích cấu tạo chữ cái, chuẩn bị cho giai đoạn luyện Tập Viết chữ tiếp theo.
- Phương pháp luyện tập:
Các hình thức luyện tập: luyện viết từng chữ cái viết hoa, luyện viết từ ứng dụng,
luyện viết cụm từ ứng dụng.
Việc hướng dẫn học sinh luyện tập và thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao giúp cho học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước cỡ chữ, sau đó là đúng tốc độ quy định. Luyện viết chữ phải tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở phân môn khác của bộ môn Tiến Việt và các bộ môn khác.
Cần lưu ý đến hình thức luyện tập cơ bản sau:
- Tập viết chữ trên bảng lớp: Có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viết và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ của học sinh. Thường dùng khi kiểm tra bài cũ hoặc bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Qua đó giáo viên phát hiện chỗ sai của học sinh để uốn nắn chung cho cả lớp hoặc đánh giá cho điểm.
- Tập viết chữ vào bảng con cho học sinh: Học sinh luyện tập viết chữ bằng phấn trên bảng con trước khi tập viết vào vở tập viết chữ cái, viết các vần, các chữ hoặc từ có 2-3 chữ vào bảng con. Viết vào bảng con xong học sinh cần giơ lên để giáo viên kiểm tra. Khi sử dụng bảng cần hướng dẫn các em cách lau bảng từ trên xuống. Cách xử dụng và bảo quản phấn, cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh.
– Luyện viết trong vở tập viết. Đối với yêu cầu đề ra để đánh giá chất lượng chữ viết của học sinh, giúp học sinh thấy rõ thành công hay hạn chế trong bài tập viết.
– Cho điểm theo quy định nhận xét, góp ý, nên yêu cầu cụ thể đối với học sinh về chữ viết – Rèn nét viết rõ ràng sạch đẹp
– Uốn nắn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở giữa khoảng cách vở và mắt.
– Nhắc nhở về cách trình bày, về ý thức viết chữ, về giữ gìn sách vở sạch đẹp, quan tâm những điều kiện cần thết như ánh sáng, bàn ghế, học cụ.
* Chú ý: Trong phương pháp luyện tập này ta cần chú ý đến các hoạt động chính của giáo viên đó là:
– Viết chữ và chỉ dẫn kĩ thuật viết chữ (quy trình viết, việc nối liền các chữ cái trong cùng một tiếng, vấn đề đặt dấu thanh, ước lượng khoảng cách …).
– Hướng dẫn học sinh thực hành luyện tập viết chữ trên bảng con, trong vở tập viết, chữ hoa, từ ứng dụng, cụm từ ứng dụng.
– Chấm và chữa bài tập viết.
Chương III: KẾT LUẬN CHUNG
III.1. BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC NGHIỆM SÁNG KIẾN:
Nói tóm lại trong quá trình dạy tập viết chữ hoa cho học sinh lớp 3, giáo viên cần hết sức coi trọng tính thực hành của học sinh. Muốn làm được điều đó giáo viên cần thực hiện:
– Nắm vững chương trình.
– Giáo viên giới thiệu với phụ huynh mẫu chữ mà nhà trường đang thực hiện để phối hợp hướng dẫn học sinh khi luyện viết tại nhà.
– Đối với những học sinh viết quá ẩu, quá xấu, hay sai. Giáo viên yêu cầu học sinh đó phải có một tập riêng để luyện viết và sắp xếp cho các em ngồi ở chỗ giáo viên thuận tiện theo dõi.
– Luôn chú ý sửa sai sót của các em trong chữ viết không chỉ ở phân môn Tập Viết mà ở tất cả các môn học khác.
– Nắm vững đặc trưng phương pháp bộ môn.
– Học sinh được luyện tập dưới nhiều hình thức trong suốt quá trình học tập viết cũng như ở các môn (phân môn) khác.
– Tuyên dương, khen ngợi những em viết đẹp, nhắc nhở động viên những học sinh còn lại.
– Kể cho các em nghe những gương rèn chữ của những người đi trước được viết trong sách báo, câu chuyện, những gương rèn chữ cuảa học sinh năm trước.
– Rèn chữ viết là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Bản thân mỗi giáo viên chúng ta là người hướng dẫn các em vươn tới tương lai thì trước hết chúng ta phải xác định rõ mục tiêu, vai trò của người thầy, vận dụng các phương pháp tích cực để nâng cao chất lượng ở tất cả các môn học.
Có như vậy thì chữ viết của học sinh mới đúng, mới đẹp và chất lượng chữ viết của học sinh mới đạt hiệu quả cao.