Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh lớp 5

Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh lớp 5.

PHẦN MỞ ĐẦU

1/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xây dựng lớp học thân thiện là một trong những tiêu chí góp phần xây dựng phong trào trường học thân thiện – Học sinh tích cực. Có thể nói đây là một phong trào có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh giáo dục hiện nay đang có nhiều biến động xẩy ra về đạo đức xuống cấp của một số học sinh.

Xây dựng lớp học thân thiện là tạo ra một môi trường dạy học thân thiện, gần gũi và đầy ắp tiếng cười. Có tiếng cười trong mối quan hệ thầy trò thì chất lượng tiết học ngày càng hiệu quả hơn tỉ lệ học sinh cá biệt, học sinh bỏ học sẽ giảm hơn. Nhưng để thực hiện được thành công lớp học thân thiện không phải là chuyện đơn giản mà cần có một kế hoạch hành động cụ thể, thiết thực và phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Nâng cao kỹ năng sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của lớp học thân thiện. Nếu có một lớp học đạt chất lượng thân thiện thì không thể thiếu yếu tố kĩ năng sống trong mỗi học sinh. Đất nước ta trong những năm gần đây có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục. Được như vậy là nhờ sự đầu tư rất lớn cho nền giáo dục của Đảng và nhà nước. Đảng và nhà nước ta đã xác định đúng đắn: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và trong nghị quyết hội nghị lần thứ IV của Ban chấp hành Trung Ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII (tháng 11/1993) cũng như vừa qua Bộ Giáo dục – Đào tạo có Công văn số: 307/KH–BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông năm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013.

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo hình thức đổi mới đó thì Giáo viên tiểu học phát huy tính chủ động, sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy-học trong điều kiện hội nhập quốc tế; học sinh tích cực, chủ động trong học tập, vui chơi .. Chính  vì vậy giáo viên tăng cường giáo dục và thực hành kỹ năng sống . Năm nội dung xây dựng “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà cốt lõi là rèn kĩ năng sống cho học sinh chính là sự cụ thể hóa trong việc “dạy tốt – học tốt” trong giai đoạn hiện nay.

Chính vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh lớp 5”  để làm sáng kiến kinh nghiệm.

2/ MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục tiêu của đề tài:

Mục đích của đề tài nghiên cứu này là thông qua các giờ dạy – học ở các bộ môn, GV chú trọng rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản, các bộ môn TV , Lịch Sử, Đạo đức , khoa học  rất có lợi thế trong vấn đề “Rèn kĩ năng sống cho học sinh” : như ở bộ môn TV giáo dục cho các em những tư tưởng, tình cảm tốt đẹp như tinh thần đoàn kết, tình thương người, những kĩ năng giao tiếp ứng xử…Môn Đạo đức  có thể nói là bộ môn trực tiếp rèn luyện kĩ năng sống cho các em gắn với việc dạy học đạo đức, kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, các kỹ năng hoạt động tập thể. Môn lịch sử giúp các em có cách nhìn nhận đánh giá lịch sử đúng với giá trị truyền thống lịch sử để các em có ý thức sống tốt hơn có kĩ năng xử lí mọi tình huống một cách thành thạo hơn ở hiện tại…

Đề tài: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao kĩ năng sống cho học sinh lớp” tập trung chủ yếu vào một số nhiệm vụ sau:

– Nghiên cứu các loại tài liệu về việc nâng cao kĩ năng sống cho học sinh nhằm thu thập thêm kiến thức để thực hiện đề tài.

– Tìm hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 5 về cách học và tâm sinh lí của các em cũng như sở thích để từ đó có kế hoạch nâng cao kĩ năng sống cho các em.

– Trao đổi cùng đồng nghiệp có kinh nghiệm dạy học kĩ năng sống cho học sinh lâu năm nhằm tiếp thu thêm những kinh nghiệm kế hoạch dạy của mình.

– Đề xuất một số biện pháp được rút ra trong quá trình nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao kỹ năng sống cho các em lớp 5.

1.3/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Thực trạng chất lượng của nghiên cứu là “Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh” của học sinh lớp 5A

Nghiên cứu đề tài này, tôi nhằm tìm hiểu thực trạng của việc rèn kĩ năng sống cho học sinh của học sinh trường Tiểu học …………. Trên cơ sở đó rút ra được một số kinh nghiệm , đề xuất các giải pháp giúp cho quá trình giảng dạy và giáo dục học sinh hoàn thiện về những kĩ năng sống cho các em.        

4 GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Thực trạng chất lượng việc rèn kĩ năng sống cho học sinh trong chương trình xây dựng nội dung “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực” của học sinh lớp 5A Trường tiểu học ………….

Quá trình dạy học lồng ghép chương trình “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào trong học tập thấy kết quả giáo dục học sinh đạt cao hơn khi không lồng ghép chương trình “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, bởi các em tiếp thu bài một cách tích cực tự giác hơn thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội tự giúp nhau trong học tập để tự trưởng thành hơn trong cuộc sống.

Vì điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ nghiên cứu thực trạng xử lí tình huống của học sinh lớp 5A trường tiểu học …………. Những nguyên nhân của các thực trạng ấy và bước đầu đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên tiểu học.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Để hoàn tất nội dung nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

  1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Là phương pháp nghiên cứu một số tài liệu, một số văn bản có liên quan đến việc dạy kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.

  1. Phương pháp khảo sát:

Là phương pháp khảo sát đối tượng học sinh lớp 5 về đặc điểm tâm sinh lý để xây dựng kế hoạch nâng cao kĩ năng sống phù hợp với đối tượng các em.

  1. Phương pháp trao đổi kinh nghiệm:

Là phương pháp trao đổi với một số đồng nghiệp có kinh nghiệm dạy học lâu năm đối với việc rèn kĩ năng sống cho các em lớp 5 để từ đó tôi xem xét và điều chỉnh những biện pháp trong đề tài một cách hợp lý nhằm mang lại tính hiệu quả cao hơn của nội dung nghiên cứu.

  1. Phương pháp tổng kết:

Là phương pháp tổng kết những vấn đề đã nghiên cứu và khảo sát từ đó xây dựng những biện pháp có tính khả thi trong việc rèn và nâng cao kĩ năng sống cho các em lớp 5 của trường tiểu học ………….

PHẦN NỘI DUNG

  1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

– Trong cuộc sống hiện nay các em có đầy đủ điều kiện, chất lượng sống cao hơn. Tuy nhiên không vì thế mà giáo viên quên đi nhiệm vụ của mình là  rèn cho các em có nhiều kĩ năng trong cuộc sống. Muốn rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, trước hết mỗi CBGV phải luôn có ý thức trau dồi đạo đức, năng lực, phẩm chất nhà giáo, luôn cố gắng để tự hoàn thiện mình, tạo được sự tin yêu và quý trọng của học sinh để GV thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo.

– Giáo viên phải có ý thức xây dựng tập thể, có trách nhiệm với đồng nghiệp và tập thể, sống đoàn kết, chan hòa, đối xử thân thiện, chân thành với đồng nghiệp, luôn đề cao lương tâm và trách nhiệm với nghề nghiệp, thương yêu, tôn trọng  và đối xử công bằng với mọi học sinh, tránh xúc phạm về  thân thể và danh dự của học sinh. Như vậy thông qua các giờ dạy giáo viên chú trọng rèn cho học sinh những kĩ năng sống cơ bản

  1. THỰC TRẠNG:

2.1. Thuận lợi – Khó khăn:

* Thuận lợi

Dân cư sống tập trung , an ninh trật tự được đảm bảo, chính quyền địa phương quan tâm đến nhà trường ,đến lớp trẻ trên địa bàn .Phần lớn gia đình toàn vẹn (có đủ cả bố và mẹ), rất quan tâm đến việc giáo dục trẻ.

Trường Tiểu học ………… có ban giám hiệu nhà trường luôn lấy chất lượng học sinh làm tiền đề cho việc phát triển trường học. Giáo viên của trường hầu hết đã đạt trình độ trên chuẩn, làm việc nhiệt tình , có tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề mến trẻ.. 

*Khó khăn:

 Đường xá đi lại khó khăn. Đa số hộ gia đình có thành phần kinh tế ở mức trung bình và nghèo , vẫn còn nhiều gia đình đông con do đó nhiều ít cũng có ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

  1. b) Thực trạng về việc nâng cao kĩ năng sống trong nhà trường:

Đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Mỗi thầy cô giáo tâm huyết, trách nhiệm hơn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Giáo viên các trường học không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh. Sở yêu cầu các trường cần tăng cường trao đổi thông tin với gia đình một cách thường xuyên, liên tục.

   Mặt khác, vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.

  1. CÁC GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP
  2. Mục tiêu của giải pháp biện pháp

Dạy tốt không chỉ là hoạt động của các cá nhân giáo viên, mà còn là hoạt động của tập thể thầy cô, là sự tham gia của gia đình, đoàn thể vào quá trình sư phạm, là việc thiết kế các hoạt động để các em tham gia trong và ngoài nhà trường, tạo môi trường thân thiện cho các em. Dạy tốt không chỉ là nói cho các em nghe, chỉ cho các em làm, mà còn là tạo điều kiện để các em tự tìm hiểu, tự khám phá, để các em nói, để các em tự đề xuất việc cần làm và tự làm. Dạy và học tốt không chỉ là dạy qua sách vở, mà còn qua thực hành, không chỉ hiểu biết mà còn làm, thực hành kỹ năng sống, tìm hiểu cuộc sống thực và cuộc sống quá khứ của dân tộc.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo dục KNS cho học sinh phải bảo đảm các yếu tố: giúp HS ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hoá, hiểu biết và chấp hành pháp luật…

Sau nhiều ngày vận dụng phương pháp lồng ghép vào việc dạy học và dạy ngoài giờ lên lớp tôi rèn cho các em kĩ năng sống cùng kết hợp với gia đình giúp các em có thể tự vượt qua các tình huống trong cuộc sống. Đúng vậy, vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp bởi gia đình là cái nôi giáo dục đầu tiên của con người, môi trường gia đình là rất quan trọng trong mối quan hệ phối hợp với nhà trường và thầy cô giáo.

Bên cạnh đó Giáo viên là người  không chỉ nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, mà còn thường xuyên quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của học sinh tạo động lực học tập cho học sinh, phải có tinh thần trách nhiệm, biết chuyển hóa lòng yêu thương thành hành động cụ thể. Giáo viên tổ chức luyện tập và diễn văn nghệ trong những ngày lễ chào mừng 20/11,  ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân. Thông qua việc sinh hoạt Đội thiếu niên  tổng phụ trách đội tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn”, chăm sóc những gia đình neo đơn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn . Tổ chức phong trào “ Áo lụa tặng bà”..

Giáo viên tăng cường trao đổi thông tin với gia đình một cách thường xuyên, liên tục.Việc vận dụng đó được áp dụng vào bài học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tổ chức tham quan, lao động, diễn văn nghệ. Các em trong nhóm có lồng ghép“ Nâng cao kĩ năng sống cho học sinh trong chương trình xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” vào các tiết học và các hoạt động khác đã thể hiện trách nhiệm một cách tích cực các hoạt động  đã thu được kết quả cụ thể :

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh bản thân tôi đã kết hợp nhịp nhàng giữa  nhà trường, gia đình và xã hội. Tôi cũng đã kiên nhẫn và giành nhiều thời gian cho các em đặc biệt đối với các em có hoàn cảnh khó khăn cả về tinh thần lẫn vật chất. Tạo cho các em sự thân thiện, gần gũi các em cảm nhận được cuộc sống rất có giá trị và việc rèn kĩ năng sống thông qua các môn học là điều cần thiết cho bản thân.

Trong cuộc sống thực tế mỗi người, việc rèn kĩ năng sống không chỉ thông qua các tiết học của giáo viên mà học sinh có được ngay mà quá trình đó phải rèn luyện, phấn đấu, học tập và cố gắng để vượt qua chính mình. Đối với gia đình các em trong lớp 5A mà tôi nghiên cứu hầu hết các bậc phụ huynh tạo điều kiện để tôi nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có gia đình không hợp tác. Với đối tượng này tôi luôn gần gũi với em, tạo cho em có được sự an tâm, dành những cơ hội có thể để em thể hiện bản thân trước tập thể. Trong một thời gian dài nghiên cứu tôi thấy các em thay đổi một cách rõ rệt: biết chia sẻ công việc, biết đoàn kết và đặc biệt là xử lí các tình huống xảy ra trong cuộc sống rất nhanh nhẹn và hiệu quả.

Bên cạnh đó nhà trường cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nghiên cứu. Đối với chuyên môn đã tổ chức các buổi tập huấn, triển khai giáo dục kĩ năng sống trong các môn học. Đối với Lãnh đạo nhà trường, thường xuyên đôn đốc giáo viên vận dụng giáo dục kĩ năng sống vào chương trình giảng dạy.  Chính vì vậy,  bản thân giáo viên mạnh dạn đề xuất các biện pháp tích hợp, lồng ghép một cách hiệu quả     

Học sinh nắm được bài và xử lí thông tin của các bài như sau

Đối với bài “ Có trách nhiệm về việc làm của mình” trong phân môn Đạo đức lớp 5.

         Số liệu

Chi

tiết Nhóm                                

Xử lí được các thông tin, các tình huống trong bài tập Trong lớp
Xử lí nhanh và biết thể hiện trách nhiệm của mình Biết xử lí thông tin

Nhưng không thấy được trách nhiệm của mình

A 10 em

100%

3em

30 %

7em

70 %

B 10 em

100%

8 em

80%

2 em

20%

Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy kỹ năng sống của mỗi người được hình thành qua quá trình rèn luyện, phấn đấu. Bởi vậy, cùng với những kiến thức có được từ các lớp học, rất cần gia đình, xã hội đồng hành cùng con trẻ để hỗ trợ rèn  cho con phù hợp với lứa tuổi và thực tế cuộc sống.

Như vậy kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống. “Rèn  kỹ năng sống cho học sinh”  sẽ phải trở thành xu thế chung của nhiều trường . Ở trường tiếu học ………… để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Nhà trường đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.

DẠY HỌC KHÔNG  CÓ LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG THTT-HSTC”  

DẠY HỌC CÓ LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH “XÂY DỰNG THTT-HSTC”

Thầy truyền đạt kiến thức

Trò thụ động tiếp thu

Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thầy biết xử lí thông tin hợp lí
Thầy truyền thụ kiến thức

trò tiếp thu không tích cực thiếu tự tin

Đối thoại trò – trò; trò – thầy; hợp tác với bạn và thầy do thầy tổ chức kết hợp với gia đình giúp các em có thể tự vượt qua các tình huống trong cuộc sống
Thầy giảng trò ghi

Học trong khuôn khổ nhà trường.

Học cách học – học cách ứng xử,giải quyết vấn đề, cách sống thông qua các hoạt động trong thực tế các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học
Thầy độc quyền đánh giá, các em  không làm chủ bản thân, xử lí thông tin bộc phát Trò tự đánh giá – tự điều chỉnh cung cấp liên hệ ngược cho thầy đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học, tự làm chủ bản thân.
Thầy là thầy dạy chữ,dạy nghề,dạy người “Rèn  kĩ năng cho học sinh” chỉ thật sự có hiệu quả khi người thầy có tâm huyết, sự kiên nhẫn và nhất là phải có thời gian. Rèn kĩ năng sống  không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng. Phải kết hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội mới mong đào tạo được những học sinh phát triển toàn diện”.
  1. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:

Trong thời gian dài nghiên cứu đề tài với sự trải nghiệm cuộc sống người giáo viên rút ra được kết quả đáng khâm phục và từ đó càng thấy được tinh thần yêu nghề, yêu trẻ và giáo dục các em thực hiện tốt công tác “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”. Kết quả thu được từ thành tựu nghiên trên là:

Đối với bài “ Có trách nhiệm về việc làm của mình” trong phân môn Đạo đức lớp 5.Xử lí được các thông tin, các tình huống trong bài tập: Nhóm B (nhóm được lồng ghép hình thức dạy kĩ năng sống vào chương trình và thu được kết quả là : 10 em chiếm tỉ lệ 100% trong đó Xử lí nhanh và biết thể hiện trách nhiệm của mình chiếm 80 % và Biết xử lí thông tin nhưng không thấy được trách nhiệm của mình chiếm 20 %.

Như vậy kết quả thu được từ công trình nghiên cứu cho thấy trong giáo dục rất cần rèn kĩ năng sống cho học sinh không chỉ đối với cấp tiểu học mà đối với tất cả các cấp học trong chương trình phổ thông.

 

PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ

  1. KẾT LUẬN :

Trường học thân thiện – Học sinh tích cực chính là dạy học có chất lượng. Thầy cô phát huy tính chủ động sáng tạo để đổi mới phương pháp dạy – học trong điều kiện hội nhập quốc tế; học sinh tích cực, chủ động trong học tập, vui chơi các trò chơi dân gian chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa và tham gia các hoạt động xã hội ; tăng cường giáo dục và thực hành kĩ năng sống. Rèn kĩ năng sống chính là sự cụ thể hóa của việc  dạy tốt – học tốt trong giai đoạn hiện nay.

Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục KNS cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều phương pháp đa dạng chứ không chỉ từ đơn thuần từ các bài giảng mà giáo viên phải biết đưa các em thâm nhập vào cuộc sống thực tế, giúp các em xử lí những tình huống có vấn đề.

Rèn kĩ năng sống  cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết. trên thực tế, việc Rèn kĩ năng sống  cho học sinh được ngành Giáo dục đặt ra từ lâu, nhưng do Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành bộ chuẩn về Rèn kĩ năng sống  cho học sinh cho học sinh để định hướng chung nên mỗi trường có một cách dạy riêng. Và việc Rèn kĩ năng sống  cho học sinh tại các trường học mới chỉ dừng lại ở các tiết học đạo đức, khoa học và một số tiết học khác nhưng chưa phổ biến.

Nhiều ý kiến cho rằng, các trường học hiện nay đã quá nặng về dạy kiến thức, ít quan tâm đến việc Rèn kĩ năng sống  cho học sinh dẫn đến có một bộ phận HS trong các trường thiếu hụt hiểu biết về môi trường xung quanh, ứng xử cần thiết trong cuộc sống. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong hành vi, lối sống đạo đức của nhiều HS. Trong thực tế, có nhiều phương pháp, nhiều cách thức để thực hiện Rèn kĩ năng sống  cho học sinh. Một trong những phương pháp hữu ích và thân thiện nhất để Rèn kĩ năng sống  cho học sinh đó là giáo dục thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Về nhiệm vụ, hoạt động ngoài giờ lên lớp có ba nhiệm vụ, đó là: củng cố tăng cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi.

Với nhiệm vụ hình thành hệ thống kỹ năng, hành vi. Đây là nhiệm vụ nhằm rèn cho học sinh những kỹ năng thực hiện các công việc lao động đơn giản, các kỹ năng sáng tạo nghệ thuật, thực hiện các bài thể dục, các trò chơi, các hành vi ứng xử đối với mọi người trong gia đình, trong nhà trường và trong xã hội.

Thông qua các hoạt động, học sinh được rèn những kỹ năng tham gia hoạt động tập thể, kỹ năng tổ chức những hoạt động chung cùng nhau, biết phối hợp với mọi người cùng thực hiện hoạt động chung, nâng cao ý thức tự chủ, tự tin, chủ động và giao tiếp với mọi người.

Trên cơ sở những kỹ năng, hành vi này, học sinh rèn luyện những kỹ xảo, thói quen đạo đức bền vững và tự quản trong sinh hoạt tập thể. Như vậy, các nhà trường cần phải biết tận dụng và phát huy nhiệm vụ này của hoạt động ngoài giờ lên lớp để góp phần Rèn kĩ năng sống  cho học sinh

  1. KIẾN NGHỊ:

Xuất phát từ nội dung nghiên cứu đề tài bản thân tôi trực tiếp nghiên cứu với thời gian dài và dám mạnh dạn kiến nghị đối với các cấp liên quan đến giáo dục :

– Tăng cường công tác tậphuấn chuyên môn chogiáo viên, trang bị thêm một số đồ dùng dạy học để giáo viên có điều kiện thuận lợi hơn trong công tác dạy học của mình.

– Cung cấp thêm một số tài liệu về kĩ năng sống cho học sinh, nhất là tàiliệu dành cho các em học sinhlớp 5

– Mặt khác, vai trò của gia đình vô cùng quan trọng trong định hướng, giáo dục, động viên giúp học sinh tránh xa tệ nạn xã hội, bố trí thời gian học tập, vui chơi phù hợp. Vì vậy, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương trong quản lý, giáo dục học sinh trong và ngoài nhà trường.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 1. Sách giáo khoa các môn ở lớp 5 – Nhà xuất bản giáo dục

  1. Sách thực hành kĩ năng sống cho học sinh lớp 5.
  2. Một số tài liệu tham khảo trên Internet.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng