Open this in UX Builder to add and edit content

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn môi trường xung quanh

Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn môi trường xung quanh.

1 /Lý do chọn biện pháp

Môn tìm hiểu môi trường xung quanh là một bộ phận quan trọng của việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non,có tác dụng góp phần tích cực vào sự phát triển toàn diện ,đặc biệt là giáo dục tình cảm trí tuệ ,tình cảm đạo đức, thẩm mỹ.
Góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức gần gũi có hệ thống về thế giới xung quanh , giúp trẻ hiểu sơ đẳng về đặc điểm, tính chất, giá trị sử dụng, mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật hiện tượng xung quanh.
Góp phần phát triển và hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lí, cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ , ghi nhớ , chú ý của trẻ .
Tìm hiểu môi trương xung quanh góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, đạo đức. Giáo dục tình cảm yêu thương với người thân, kính trọng cô giáo, biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên , bảo vệ truyền thống văn hoá của quê hương đất nước, yêu kính những người lao động , trân trọng giữ gìn sản phẩm lao động, trẻ bước đầu có lối sống văn minh trong giao tiếp, trong sinh hoạt, biết yêu quý, tôn trọng, và giữ gìn cái đẹp.
Hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh còn góp phần tích luỹ cho trẻ vốn sống, làm cơ sở cho trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội dung giáo dục, các hoạt động vui chơi, lao động, và các môn học khác . Qua các hoạt động vui chơi, lao động, học tập, và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày trẻ được củng cố, mở rộng chính xác thêm về hiểu biết của mình về thế giới quan, từ đó cung cấp cho trẻ một số khái niệm mới, kích thích tinh tò mò ham hiểu biết muốn khám phá và tim hiểu môi trường.
Môi trường xung quanh đối với việc giáo dục trẻ em là rất quan trọng vì con người vừa là sản phẩm của thiên nhiên vừa là sản phẩm của xã hội .Tuy nhiên con người hoạt động cải tạo thiên nhiên tạo nên cuộc sống xã hội ,nhưng con người luôn luôn chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hoá dân tộc, truyền thống và kinh tế.
Muốn giáo dục trẻ em trở thành con người, phải tổ chức cho trẻ hoạt động trong môi trường xã hội, theo mục tiêu giáo dục  của xã hội. Trước hết cần phải dạy cho trẻ bước đầu có ý thức về bản thân mình, vị trí của mình trong các mối quan hệ .Gia đình là môi trường xã hội đầu tiên đối với trẻ, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình và của họ đố với trẻ có tác động rất lớn. Do đó cần tổ chức cuộc sống vật chất và tinh thần trong gia đình sao cho tạo ra môi trường giáo dục tốt đối với trẻ.
Quê hương là môi trường xã hội gần gửi có tác dụng trực tiếp đến việc giáo dục trẻ, là người thân, làng xóm , những địa danh, di tích lịch sử, văn hoá địa phương,  phong tục tập quán ,truyền thống văn hoá.
Tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ làm quen vơí các ngành nghề trong xã hội nhằm hình thành ở trẻ những biểu tượng về những công việc lao động của một số nghề phổ biến. Sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ diển ra khi trẻ có những tri thức đầu tiên về thế giới xung quanh. Hơn thế nữa sự phát triển trí tuệ của trẻ chỉ có hiệu quả nhất khi diễn ra dưới tác động của giáo dục và dạy học có sự tổ chức kinh nghiệm, và truyền đạt tri thức có hệ thống.
Nhận thấy  môn tìm hiểu môi trường xung quanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc  phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua hoạt động với thiên nhiên trẻ sẽ phát triển năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh tổng hợp. Qua đó trẻ phát triển trí thông minh , vốn hiểu biết về thực tiễn, nó cung cấp cho  trẻ vốn tri thức đầu tiên về xã  hội, con người ,thiên nhiên, và là nguồn gốc để hình thành ở trẻ tâm hồn và tình cảm của con người . 
Với tầm quan trọng đó, tôi chọn nội dung: “Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo học tốt môn môi trường xung quanh”

2, Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung hình thức.
 -Giáo viên phải chọn những nội dung và hình thức phù hợp và tuân thủ những nguyên tắc sâu:
+Đảm bảo tính giáo dục.
+Đảm bảo tính khoa học.
+Đảm bảo tính thẩm mỹ
+Đảm bảo tính thực tiển.
+Đảm bảo tính vừa sức.
+phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cuả trẻ
* Đảm bảo tính giáo dục:
Nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh phải có tác dụng giáo dụcnghĩa là phải đảm bảo yêu cầu giáo dục mầm non,phải tuân theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp,từ gần đến xa ,từ tổng thể đến chi tiết.
* Đảm bảo tính khoa học:
Tính khoa học trước hết là phản ánh chính xác,khách quan cung cấp cho tẻ những kiến thức đơn giản nhưng chính xác,đảm bảo tính quy luật và thực tiễn.
* Đảm bảo tính thẩm mỹ:
Trẻ rất yêu thích cái đẹp và sinh động vì vậy khi chọn vật để cho trẻ làm quen ,cần đảm bảo các yêu cầu: đẹp ,sạch, hấp dẫn, sinh động, không gây hại cho trẻ.
* Đảm bảo tính thực tiễn:
Thực tiễn là cơ sơ của nhận thức,là thước đo của chân lí. Do đó việc chọn lựa nội dungcho trẻ làm quen với môi trường xung quanhphải xuất phát từ thực tiễn,phù hợp với thực tiễn,phải đặt trẻ vào cuộc sống thực tiễn thì mơí có thể cho trẻ nhận thức dúng đắnđược chân lí về thế giới xung quanh
* Đảm bảo tính vừa sức:
Việc lựa chọn đối tượng và xác định khối lượng ,số lượng nội dung kiến thức trước hết phải phù hợp với đặc điểm,tình độ nhận thức của từng độ tuổi
* Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ:
Hoạt động là con đường quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách,do đó cô chỉ là người tổ chức hướng dẫn,còn trẻ là người chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động làm quen và nhận thức. Những nguyên tắc trên đây mang tinh chất chủ  đạo trong việc lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt để xác định nội dung, phương pháp và hình thức hướng dẫn cho phù hợp để trẻ có cơ hội trải nghiệm và lĩnh hội tốt nhất.

Biện pháp 2: Xác định mục tiêu
Mục tiêu trong kế hoạch giáo dục được xây dựng phải căn cứ vào: Khả năng nhu cầu học tập sở thích của trẻ, đây là kết quả lựa chọn từ việc theo dõi quan sát trẻ hàng ngày.
Dự vào nội dung giáo dục cho từng độ tuổi (Trong chương trình giáo dục mầm non) để xác định mục tiêu phù hợp với khả năng, kinh nghiệm sống của trẻ, đáp ứng được yêu cầu của chương trình, phù hợp với trẻ.
Việc xác định mục tiêu luôn hướng vào trẻ: Trẻ sẽ làm được gì, sẽ như thế nào sau khi giáo viên thực hiện kế hoạch. Khi xây dựng mục tiêu cần chú ý lồng ghép những nội dung về biển đảo, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, và giáo dục vệ sinh cho trẻ. Giáo dục thói quen tự phục vụ cũng là mục tiêu không thể thiếu trong chương trình giáo dục mầm non.
Hãy bảo vệ sức khoẻ để có thể làm nhiều việc tốt cho xã hội các con nhé!

Biện pháp 3: Xác định rõ yêu cầu, nội dung.
-Giáo viên phải xác định rõ yêu cầu nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở lứa tuổi mẫu giáo lớn :
*Yêu cầu     
-Trẻ biết phân tích, so sánh, nhận xét những đặc điểm giống  và khác nhau, phân loại đối tượng theo 2-3 dấu hiệu cho trước. Tự tìm ra dấu hiệu phân loại.
-Trẻ biết phát hiện ra cái mới, cái đẹp của các sự vật hiện tượng xung quanh. Biết trân trọng giữ gìn bảo vệ những sản phẩm lao động.
-Hình thành ở trẻ một số nề nếp; Mạnh dạn trong học tập, biết chú ý làm theo các chỉ dẫn của cô, nói năng mạch lạc.
*Nội dung 
Sau khi xác định mục tiêu giáo dục giáo viên cần dựa váo mục tiêu để cụ thể hoá nội dung, vì nội dung giáo dục trong chương trình là vấn đề cốt lõi, cơ bản.Ví dụ  nội dung trong lĩnh vực phát triển nhận thức, cho trẻ tìm hiểu môi trường xung quanh: Đặc điểm, công dụng, cách sử dụng đồ dùng đồ chơi; so sánh sự khác nhau và khác nhau của 2, 3 đồ dùng đồ chơi; đặc điểm công dụng củamột số phương tiện giao thông…Dựa vào mục tiêu giáo viên cụ thể nội dung: Đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng hay đồ chơi nào. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa đồ dùng đồ chơi nào với nhau. Đặc điểm công dụng của phương tiện giao thông nào…
+Làm quen với môi trường xã hội:
-Dạy trẻ biết địa chỉ của gia đình, của trường mẫu giáo, biết mối quan hệ của mình đối với những người trong gia đình trong nhà trường
-Dạy trẻ biết trong gia đình có những ai, biết trong lớp có bạn trai bạn gái, biết ứng xử phù hợp với giới tính của mình.
-Tiếp tục dạy trẻ biết tên gọi, công dụng của đồ dùng đồ chơi quen thuộc
-Dạy trẻ biết một số ngành nghề và yêu quý giữ gìn sản phẩm lao động
-Cho trẻ biết một số dịa danh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, công trình xây dựng lớn.
-Cho trẻ làm quen một số đồ dùng học tập ở lớp một.
+Làm quen với môi trường thiên nhiên:
-Tiếp tục dạy trẻ phân tích so sánh, nhận xét những đặc điểm giống và khác nhau của các loại hoa quả
-Dạy trẻ biết lợi ích của cây xanh, quá trình phát triển của cây
-Giáo dục trẻ ý thức chăm sóc, bảo vệ cây trồng.
-Biết phân nhóm các loại con vật theo dấu hiệu đặc trưng.
– Dạy trẻ biết mối quan hệ giữa cấu tạo của động vật với môi trường sống.
-Dạy trẻ biết phân tích, so sánh nhận xét sự giống, khác nhau của một số động vật
-Giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích
-Tiếp tục dạy trẻ quan sát hiện tượng thời tiết của các mùa trong năm, biết được đặc điểm của từng mùa.

Biện pháp 4: Xác định rõ phương pháp và hình thức hướng dẫn.
+Phương pháp quan sát:
Quan sát là cách giáo viên tổ chức quá trình tri giác cho trẻ, hướng dẫn trẻ tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, nhằm rút ra đặc điểm, tính chất của các sự vật hiện tượng, rút ra các kết luận khái quát phù hợp với nhận thức của trẻ.Nhằm giáo dục trẻ lòng yêu thích gắn bó với thế giới xung quanh,củng cố mở rộng và chính xác vốn kiến thức cũ, tạo cơ hội cung cấp cho trẻ những kiến thức mới, làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện kĩ năng chú ý của trẻ, phát triển năng lực quan sát đồng thời rèn luyện các giác quan, các thao tác tư duy,kích thich lòng ham muốn hiểy biết tìm tòi khám phá…Nhưng để sử dụng phương pháp này có hiệu quả giáo viên cần phải:
+Lựa chọn đối tượng cho trẻ quan sát
– Đối tượng cho trẻ quan sát phải gần gũi, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ.
+ Xác định mục đích quan sát
-Xây dự một hệ thống câu hỏi phù hợp dẫn dắt trẻ quan sát, tri giác đối tượng, phân tích so sánh, tổng hợp, khái quát và đi dến kết luận nhận thức .
-Xác định rõ mục đích quan sát của trẻ mẫu giáo lớn là quan sát để phát hiện những dấu hiệu cơ bản của đối tượng tri giác. Mối quan hệ của các sự vật, mối quan hệ con người.
-Mục đích quan sát cũng phụ thuộc vào thời gian phạm vi, tính chất của việc quan sát
-Có thể sử dụng nhiều thủ thuật để cuốn hút sự tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng quan sát, và hướng dẫn trẻ quan sát tổng thể – chi tiết – tổng thể.
+Phương pháp đàm thoại :
Thông qua phương phát đàm thoại sự hiểu biết của trẻ được cũng cố mở rộng vá chính xác hơn, đồng thời giúp trẻ tiến hành được các thao tác tư duy như phân tích so sánh và tổng hợp .Trẻ tham gia tích cực trong quá trình hỏi đáp giúp trẻ hứng thú vào hoạt động quan sát và phát triển ngôn ngữ .Trẻ nhận thức được công dụng, lợi ích, cách sử dụng và chăm sóc, trẻ hiểu được mối quan hệ giữa dối tượng này với đối tượng khác và qua đó trẻ phần nào hình dung được những đối tượng mà trẻ chưa có diều kiện tiếp xúc trực tiếp, hiểu được một cách khách quan sự phong phú, đa dạng, sự thống nhất hài hoà của môi trường xung quanh.
Việc đặt câu hỏi là một trong mười chiến lược dạy học giúp trẻ em có trí tuệ phát triển bình thường đạt đạt được thành công trong học tập.Với ý tưởng học tập kiến tạo, thay vì dạy bằng cách kể, giáo viên cần dạy bằng cách hỏi. Câu hỏi đặt ra phù hợp sẽ kích thích sự tư duy, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá tìm tòi, đồng thời cũng ”mở đường” cho trẻ học cách học-hỏi, tập đặt câu hỏi.  
Qua đàm thoại giáo viên dễ dàng nắm được sự tiếp thu của trẻ, mặt khác giúp trẻ hoạt động tích cực trong quá trình đàm thoại. Góp phần giúp trẻ biết cách ứng xử nhanh nhạy, và đúng đắn trong giao tiếp, giáo dục trẻ thói quen hành vi văn minh. Nhưng để đạt được điều đó giáo viên cần chú ý:
*Phải chuẩn bị hệ thống câu hỏi :
-Đặt ít câu hỏi nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan
Ví dụ:con nghĩ thế nào ?; Làm sao con biết ?; Theo con thì đièu gì sẽ xảy ra tiếp theo…?
-Câu hỏi phải phải theo trình tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ khái quát đến chi tiết, câu hỏi phải sát đối tượng .
-Khi đặt câu hỏi giáo viên cần chú ý đến khả năng hiểu biết của trẻ, đặt câu hỏi khuyến khích những trẻ nhút nhát bằng cách gợi ý và chỉ định.
-Câu hỏi đàm thoại phải hệ thống hoá được kiến thức trẻ thu lượm được trong cuộc sống hàng ngày, củng cố mở rộng làm chính xác những biểu tượng về các sự vật hiện tượng xung quanh mà trẻ đã lĩnh hội được qua các hoạt động khác như vui chơi, lao động học tập.
-Thông qua đàm thoại  làm giàu  vốn từ của trẻ, Giúp trẻ phát triển lời nói, biết cách diễn đạt và tư duy nhạy bén
-Câu hỏi hướng trẻ có thái độ ứng xử đúng đắn với môi trường xung quanh, biết bảo vệ cái đẹp xung quanh
-Khuyến khích trẻ đặt câu hỏi.
*Cách truyền đạt :
-Đặt câu hỏi cô phải nhìn vào mắt trẻ, cần có câu hỏi goẹi ý trẻ khi trẻ không trả lời được.
-Không ngắt quãng sự liên tưởng tái hiện của trẻ trong quá trình đàm thoại
-Cách đặt câu hỏi cách gợi ý rõ ràng dễ hiểu, tahí độ trìu mến kích thích tập trung chú ý của trẻ .
-Tránh đặt những câu hỏi chỉ trả lời có hoặc không.
* Giáo viên nên chú ý một số biện pháp khi sử dụng phương pháp đàm thoại:
-Khi sử dụng bất cứ biện pháp nào ;Giải thích, giảng giải, hay chỉ dẫn và giao nhiệm vụ  thì giáo viên càn cung cấp những kiến thức chính xác, lời nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, lới nói phải diễn cảm thể hiện ở cử chỉ nét mặt, điệu bộ, giọng nói, sắc thái để thu hút trẻ tích cự tham gia vào các hoạt động nhận thức .
+Phương pháp sử dụng trò chơi, tranh ảnh, câu đố, truyện kể, thơ ca, bài hát .
-Thông qua phương pháp này giúp trẻ tăng vốn từ và phát triển lời nói.
-Tăng khả năng nhận thức và ghi nhớ của trẻ, kích thích lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào quá trình hoạt động, nhận thức một cách dễ dàng nhưng cũng phụ thuộc vào cách lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức của giáo viên. Do vậy giáo viên cần nắm rõ yêu cầu và xác định rõ mục đích khi sử dụng các phương pháp này:

*Trò chơi:
-Trò chơi phải phù hợp với đối tượng cho trẻ quan sát và đàm thoại
-Trò chơi phải hấp dẫn gây hứng thú
-Trò chơi cần có tác dụng rèn luyện các giác quan, các thao tác tư duy phát triển ngôn ngữ .
-Đặc biệt trò chơi phải đảm bảo tính củng cố, bổ sung và phát triển tri thức, qua các hoạt động thực tiễn trẻ được tái tạo lại các biểu tượng về thế giới xung quanh.
-Khi giáo viên tổ  chức trò chơi cho trẻ nên hướng dẫn sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng nhưng cũng nên chú ý đến cách dẫn dắt, diễn cảm, nhẹ nhàng tạo cảm giác an toàn cho trẻ. 
*Tranh ảnh:
-Nội dung và hình thức của tranh ảnh phục vụ cho mục đích và nhiệm vụ cụ thể của các đối tượng làm quen.
-Tranh ảnh phải đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ, kích thước không nhỏ quá hoặc to quá, hình ảnh trong tranh phải phản ánh thực tế.
*Truyện kể, thơ ca, tục ngữ, câu đố:
-Nội dung hình thức của truyện kể, thơ ca, tục ngữ câu đố được sử dụng phải phù hợp với đối tượng làm quen và trình độ nhận thức của trẻ.
-Sử dụng đúng lúc, có khoa học không nên lạm dụng
-Sử dụng câu đố nhằm kích thích trẻ tập trung chú ý, phát triển tư duy, ngôn ngữ, phát triển óc quan sát.
-Đối với truyện và thơ giáo viên nên chọn những tác phẩm có nội dung nhằm mục đích giáo dục trẻ về sự yêu thương, đoàn kết, sự biết ơn, quan tâm, yêu cái đẹp…., những tác phẩm phát triển óc quan sát, giáo dục đạo đức và thái độ ứng xử với xung quanh
-Về ca dao tục ngữ giáo viên nên lựa chọn những bài nói về tinh hoa của dân tộc kích thích xúc cảm, tình cảm của trẻ với thiên nhiên và cuộc sống xã hội.
-Kết hợp âm nhạc: giáo viên nên chọn những bài hát phù hợp với lứa tuổi có nội dung ca ngợi quê hương đất nước và các bài hát nói về gia đình, trường học, cây, con, hoa, quả…
Biện pháp 5: Đảm bảo xây dựng kế hoạch giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Xây dựng kế hoạch giáo dục căn cứ vào trẻ, nghĩa là căn cứ vào khả năng, nhu cầu học tập, kinh nghiệm sống của trẻ để xác định mục tiêu, cụ thể nội dung.
Tổ chức hoạt động luôn đặt trẻ vào trung tâm của quá trình giáo dục có nghĩa là tạo cho trẻ cơ hội để tham gia vào các hoạt động : Trải nghiệm, giao tiếp, suy ngẫm, trao đổi. Giáo viên chỉ là người tạo cơ hội, hướng dẫn cởi mở giúp trẻ được chiếm lĩnh kiến thức.
Con người chỉ thích nghe những cái mà bản thân chưa biết, khám phá những điều chưa hiểu, trẻ em cũng thế, chỉ tích cực khám phá, tìm tòi thích học cái chưa có. vì vậy muốn trẻ học tích cực, giáo viên không dạy trẻ những cái mà trẻ đã biết, mà phải dạy cái trẻ cần, điều mà trẻ thích nghe. nói một cách khác xây dựng kế hoạch phải hướng vào trẻ, lấy trẻ làm trung tâm của quá trình giáo dục.
Trong quá trình giáo dục, trẻ em vừa là đối tượng của hoạt động vừa là chủ thể của hoạt động. Do đó, hoạt động giáo dục có hiệu quả nhất là khi giáo viên tạo cơ hội cho trẻ được tham gia trải nghiệm, giao tiếp, chia sẻ với bạn.
Giáo viên là người hướng dẫn, khuyến khích, gợi mở, hỗ trợ và tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi chia sẻ, và trình bày ý kiến của mình.Đồng thời giáo viên phải quan sát để đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết, tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ.
Giáo viên nên tuyên truyền, vận động, và phối hợp với phụ huynh dạy trẻ mọi lúc mọi nơi bằng cách trao đổi giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ tìm hiểu về môi trường xung quanh, để trẻ có cơ hội được trải nghiệm và lĩnh hội một cách trọn vẹn và có hiệu quả.  
3, Kết quả thu được sau khảo nghiệm.
– Sau một thời gian áp dụng một số biện pháp trên tôi thấy trẻ  tự tin, mạnh dạn, hứng thú hơn trong giờ học, các cháu tiếp thu bài nhanh và nhớ bài được lâu hơn.
-Đa số cháu có thói quen ứng xử thân thiện với môi trường và ứng xử có văn hoá với mọi người.
4/ Kết luận
Sau một thời gian áp dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt:
– Phát triển khả năng tri giác các sự vât, hiện tượng xung quanh chính xác và nhanh nhạy.
– Trẻ ghi nhớ sâu sắc những tri thức cũ, tri giác chính xác nhanh nhạy những biểu tượng mới, bên cạnh đó vốn từ của trẻ phát triển.
– Kích thích và rèn luyện được khả năng tập trung có hứng thú với việc tìm hiểu, khám phá môi trường xung quanh qua đó hình thành cho cháu các năng lực cần thiết cho thao tác tư duy.
– Đa số các cháu có phẩm chất đạo đức tốt,thật thà,trung thực ,khiêm tốn.Biết yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống.
– Trẻ đã biết cảm nhận cái đẹp, yêu thích cái đẹp, có hành vi, cử chỉ đẹp .
– Các bậc cha mẹ đã nhận thấy việc tập tính tự lập, tự giác cho trẻ từ nhỏ là rất quan trọng, do đó trẻ đã được làm quen với những công việc tự phục vụ ngay ở gia đình trẻ, nên việc truyền đạt và lĩnh hội những kĩ năng sống được dễ dàng hơn.
Sẵn sàng giúp đỡ và chia sẽ những khó khăn của cô giáo về đồ dùng dạy học.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD  

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng