Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo đọc thơ diễn cảm.
- LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP
Như chúng ta đã biết mỗi dân tộc có một nền văn học riêng quyện vào nền văn học của thế giới tạo nên nét độc đáo của văn hóa dân tộc mình.
Văn học Việt Nam là một nền văn học có truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc, nó phản ánh hiện thực trong cuộc sống nhưng cũng hư cấu của văn học nó truyền mãi cho đời sau, mỗi một con người của chúng ta sinh ra, lớn lên dù bất cứ ở hoàn cảnh nào cũng đều được hưởng nền văn học của nước nhà.
Đất nước Việt Nam ta trong thời đổi mới sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đang thay đổi từng ngày với tốc độ nhanh chóng trong mọi lĩnh vực hoạt động, đặc biệt là nền kinh tế công nghệ. Một xã hội đòi hỏi cần con người chủ với một nhân cách toàn vẹn cả đức lẫn tài. Phải biết cải tạo chính mình cần trang bị cho bản thân kho tàng tri thức để thích nghi với những đòi hỏi thực tiễn của xã hội. Ngày nay giáo dục – đào tạo không chỉ là nhiệm vụ của Đảng và nhà nước mà còn được xã hội quan tâm chăm lo.
Giáo dục mầm non như một nền tảng cho việc hình thành nhân cách, nhận thức của trẻ, như lời Hồ Chí Minh đã nói “Mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt”. Khẳng định nó có tầm quan trọng đặc biệt cho sự lớn lên trong nhân cách trẻ về thể xác lẫn tinh thần trong năm tháng đầu đời của trẻ. Thông qua văn học đặc biệt trong hoạt động chung giúp trẻ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội nhân loại bao hàm nhiều yếu tố – đức – tài – thể – mĩ, dần dần tạo ra cho trẻ nhân cách con người toàn diện.
Văn học trong mầm non trong đó thơ là loại văn học rất độc đáo, là tiếng nói riêng của tâm hồn, thơ vốn là người tri kỷ của bao thế hệ con người, bao lứa tuổi trong đó trẻ em là một bạn đặc biệt của thơ. Ngay từ lúc chào đời trẻ đã được tắm trong những lời hát ngọt ngào tiếng ầu ơ của mẹ, những lời hát ru của bà. Những lời hát ru đằm thắm ấy ăn sâu mãi trong tâm trí trẻ thơ nó trở thành lời nói yêu thương, là nguồn nước trong lành tắm mát tâm hồn trẻ.
Khi tiếp xúc với các tác phẩm thơ giúp trẻ kích thích sự nhạy cảm về thẩm mỹ phát triển ghi nhớ, quá trình tư duy, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, hiểu biết về môi trường xung quanh. Từ đó vốn kiến thức của trẻ thêm phong phú và sinh động.
Văn học nói chung và thơ nói riêng là một kho tàng tri thức vô cùng phong phú và sinh động nếu giáo viên truyền tải một cách sáng tạo và đúng phương pháp thì trẻ học rất tốt. Dạy trẻ đọc thơ diển cảm là một dạng tiết học là một hoạt động rất cần thiết ở trường mầm non.
Trên thực tế hiện nay dạy trẻ đọc thơ gặp nhiều hạn chế, phương pháp dạy của cô mang tính truyền nghề sao chép. Trên tiết dạy cô mới chỉ chú trọng làm sao cho trẻ đọc thuộc bài thơ chứ chưa chú ý đến đọc diển cảm theo nhịp điệu, âm điệu của bài thơ. Giọng đọc của cô chưa thật êm dụi nhẹ nhàng , đồ dùng trực quan chưa đẹp chưa thu hút trẻ.
Với tất cả những lý lẻ trên tôi khẳng định rắng thơ là loại văn học rất độc đáo, thơ với trẻ rất dể gặp nhau, nó là dấu ấn đầu tiên giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh. Nuôi dưỡng trẻ trí tưởng tượng sáng tạo nghệ thuật, thơ ca làm giàu nhân cách trẻ. Cho nên ngoài lựa chọn tác phẩm phù hợp với trẻ, ta còn có những phương pháp thích hợp để văn học đến với trẻ thơ mang hiệu quả giáo dục tốt, phù hợp với trẻ. Chính vì lý do đó tôi chọn đề tài. “Một số biện pháp dạy trẻ Mẫu giáo đọc thơ diễn cảm”.
- Nội dung và cách thức thực hiện phương pháp biện pháp:
* Biện pháp 1: Đọc tác phẩm văn học có nghệ thuật.
Phương pháp đọc tác phẩm có nghệ thuật chính là đọc diển cảm kết hợp với các hình thức nghệ thuật khác như (biểu diển, âm nhạc). Trước hết cô cần luyện giọng đọc cách sữ dụng tranh, mô hình để gíúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học. Đọc diển cảm chính là cách cô dùng lời kết hợp với cử chỉ điệu bộ, nét mặt để truyền đạt những ý nghĩ tư tưởng tình cảm của tác giả trong bài thơ. Khi dạy trẻ đọc thơ cần dạy cho trẻ đọc từ từ không vội vàng trẻ thường có thói quen đọc nhấn mạnh vào từ có vần vì thế cô cần chủ động phân bố các điểm nhấn trong câu giúp cho trẻ đọc đúng bài thơ đó. Sau khi đọc xong bài thơ cần liên hệ nội dung gần gủi với kinh nghiệm sống của trẻ. Khi đọc cô phải có sự sáng tạo của cá nhân, sử dụng mọi sắc thái của giọng mình như ngắt giọng đúng lúc, đọc đúng nhịp điệu cường độ cùng các biểu hiện khác như (nét mặt, tư thế…) để đọc cho đúng ý nghĩa của tác phẩm, tạo nên một âm thanh tương ứng.
Ví dụ: bài thơ “Trăng sáng”
Cô đọc chậm rải nét mặt vui vẽ nhấn vào các câu so sánh “Trăng tròn như cái đỉa ,trông giống con thuyyền trôi . Khi đọc cô kết hợp với điệu bộ tay lượn một đường mô phỏng trên không làm giống hình cái đỉa và lướt tay nhẹ trăng giống như thuyền trôi.Nhấn mạnh vào các từ :Sáng quá sáng ngời, tròn, lơ lửng. Chú ý ngắt giọng trong câu”Em đi/trăng theo bước, Như muốn/ cùng đi chơi “
* Biện pháp 2 : Sử dụng đồ dùng trực quan.
Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi đã biết cảm nhận được cái hay cái đẹp qua màu sắc tranh vẽ. Cho nên khi dạy trẻ đọc thơ diễn cảm không thể thiếu đồ dùng trực quan .Tùy vào từng bài thơ cụ thể giáo viên chuẩn bị đồ dùng sao cho phù hợp. Trong thơ thường dùng đồ dùng trực quan như mô hình, tranh có nội dung, tranh chữ viết tranh phải có màu sắc đẹp hấp dẫn.
Ví dụ: Bài thơ “Nàng Tiên ốc”ngoài sử dụng tranh chữ viết, cô sử dụng tranh có màu sắc đẹp hấp dẫn như tranh bà già đang mò cua bắt ốc.
Bên cạnh nhưng bức tranh màu sắc hấp dẫn sinh động, những mô hình thật đẹp mắt thì ngôn ngữ hình thể, ánh mắt cử chỉ nét mặt điệu bộ cũng rất quan trọng giúp trẻ nhớ nội dung bài sâu sắc hơn. Giáo viên biết kết hợp giữa tranh minh họa một cách khéo léo với giọng đọc nhẹ nhàng diễn cảm làm cho tác phẩm sống động và gây ấn tượng đối với trẻ
Ví dụ dạy bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”.
Cô đội mũ có sao vàng năm cánh và mặc quần áo màu xanh của chú bộ đội xuất hiện trước lớp và hỏi. Các bạn biết tôi là ai không? Tôi mặc quần áo màu gì? Tôi làm nghề gì?
Có một bài thơ nói về chúng tôi đấy, bạn biết bài thơ đó có tên là gì. Bạn nào có thể đọc bài thơ đó cho cả lớp nghe nào.
* Biện pháp 3. Sử dụng các hình thức luyện tập bằng hệ thống câu hỏi.
Ở lứa tuổi mẫu giáo đã xuất hiện một hình thức của tính tích cực ở mức độ cao nhất, đó chính là tính tích cực của hoạt động trí tuệ, với những đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thì dạy trẻ làm quen với văn học ngoài cảm thụ tác phẩm văn học với phương pháp trao đổi gợi mở trò chuyện, giáo viên phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi thông minh thu hút sự tham gia của trẻ. Để trẻ lĩnh hội kiến thức được tốt nhất thì giáo viên tìm hiểu sâu tác phẩm, nắm được mục đích yêu cầu từng bài câu hỏi phải theo trình tự nội dung của bài. Và với từng bài dạy thể loại tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị có tính lôgic để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi phù hợp với nội dung từng bài tránh áp đặt, gò bó trẻ. Cùng với từng bài dạy tôi dùng các thủ thuật khác nhau để dẫn dắt vào bài một cách linh hoạt.
Ví dụ một tiết dạy bài thơ “Bó hoa tặng cô”.
Đầu tiên cho trẻ chơi trò chơi gieo hạt sau đó cô nói bác nông dân vừa trồng
vườn hoa rất đẹp mời lớp mình đến tham quan chúng mình cùng đi nào. Các cháu vừa đi vừa làm động tác cuốc đất.
Các cháu thấy vườn hoa như thế nào?
Khi cho trẻ tham quan vườn hoa giúp trẻ biết được các loại hoa cách chăm sóc và ích lợi của hoa.
Trẻ vừa tham quan vườn hoa vừa nghe cô đọc thơ làm cho trẻ vô cùng thích
thú khi đọc lần 1 cô hỏi bài thơ gì, do ai sáng tác?
Trong bài thơ các bạn nhỏ hái hoa tặng cô nhân dịp gì? Ngày quốc tế phụ nữ 8/3 ngày của các bà các mẹ. Lớp mình đi hái hoa nào. Cô đọc lần 2 treo tranh. Trích dẫn nội dung bài thơ.
Lần 3 cô đọc tranh chữ to.
Đàm thoại Các bạn nhỏ trong bài thơ hái hoa tặng ai?
Bó hoa của các bạn nhỏ có những loại hoa gì? Màu sắc như thế nào?
Khi tặng hoa các bạn có hồi hộp không? Tình thương của cô giáo đối với các bạn nhỏ như thế nào?
Các cháu làm gì cho cô giáo vui lòng?
Các cháu phải học ngoan giỏi vâng lời cô giáo biết giúp cô những công việc vừa sức như phụ cô cất đồ dùng đồ chơi…
Qua các câu hỏi đó giúp trẻ vừa khắc sâu thêm nội dung bài thơ vừa giúp trẻ đọc lại thơ, giúp cho việc dạy trẻ đọc thơ diển cảm trở nên dễ dàng hơn.
* Biện pháp 4. Tạo cảm xúc gây hứng thú cho trẻ.
Để dạy trẻ nhẹ nhàng hơn cháu hào hứng tiếp thu bài trước hết giáo viên phải tạo được cảm xúc gây hứng thú cho trẻ. Tập trung gây hứng thú cho trẻ bằng các thủ thuật lên lớp ngử điệu kết hợp đồ dùng dẩn dắt trẻ vào bài cho hấp dẫn và lô gic tạo yếu tố bất ngờ, gợi tò mò cho trẻ.
* Biện pháp 5: Sử dụng trò chơi trong tiết học.
Như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo học mà chơi, chơi mà học nên khi trẻ học tôi lồng ghép trò chơi vào tiết học trẻ quên mình đi mình đang học mà tưởng tượng và hóa thân vào bài thơ qua các trò chơi. Qua các trò chơi giúp trẻ củng cố sâu hơn kiến thức tránh mệt mỏi cho trẻ. Ví dụ trong bài thơ làm anh cô có thể cho trẻ bật qua vòng để dán nhân vật vào bức tranh hoặc đi theo đường hẹp để tìm chữ còn thiếu trong từ… Cô thay đổi hình thức chơi đan xen động xen tỉnh. Ví dụ trẻ đọc thơ mệt mỏi rồi thì cô cho trẻ nhảy qua vòng hay đi như thỏ…
Lồng ghép hoạt động vui chơi vào tiết học, giúp trẻ củng cố sâu hơn kiến thức, mở rộng hình thức hoạt động.
* Biện pháp 6: Lồng ghép các bài thơ vào tất cả các môn học, lồng ghép các môn học vào để dạy đọc thuộc thơ tốt hơn.
+ Âm nhạc:
Âm nhạc và văn học hai môn nghệ thuật gần gũi nhau lồng âm nhạc vào thơ giúp trẻ có thêm cảm xúc về văn học, cảm nhận được cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn học ví dụ khi dạy bài thơ hạt gạo làng ta cô có thể tích hợp mở đĩa bài “ hạt gạo làng ta ”thay cho phần giảng nội dung bài thơ hay bài âm nhạc đề tài quà 8/3.
Cô có thể mở đĩa bài thơ “ bó hoa tặng cô “ thay cho phần giảng nội dung của bài hát.
+ Thể dục:
Thể dục được lồng ghép vào văn học giúp trẻ thay đổi hình thức tổ chức. Lồng văn học vào thể dục nhằm giúp trẻ hứng thú học tạo thư giản cho trẻ khi hồi tỉnh cho trẻ đi nhẹ nhàng vừa đọc bài thơ ngắn giúp trẻ củng cố văn học.
+ Tạo hình:
Văn học lồng vào tạo hình gây hứng thú cho trẻ hoạt động tạo hình. Ví dụ khi dạy trẻ vẽ con gà trống cho trẻ đọc bài thơ em vẽ. Tạo hình lồng vào văn học giúp trẻ cảm nhận tốt hơn về cái hay, cái đẹp.
+ Khám phá thế giới xung quanh:
Lồng văn học vào môi trường xung quanh giúp trẻ hứng thú tiếp thu bài ví dụ “ một số loại quả “ cô có thể cho trẻ đọc bài thơ “ Hoa kết trái ”.
Đề tài dạy trẻ một số con vật sống trong gia đình có 2 chân, 2 cánh, đẻ trứng
Trước khi cho trẻ quan sát cô mở đĩa đọc bài thơ “Đàn gà con”. Qua bài thơ cô hỏi trẻ trong bài thơ nói về con gì, gà con được nở ra từ đâu. Trẻ vừa khắc sâu hình ảnh con gà con đáng yêu được nở từ quả trứng tròn.
Môi trường xung quanh được lồng vào văn học rất nhiều, mỗi bài thơ đều mang lại cho trẻ kiến thức về thế giới xung quanh, trẻ hiểu được quy luật của thiên nhiên, quy luật của thời tiết, biết được những sự việc gần gủi xung quanh trẻ.
+ Làm quen chữ cái:
Văn học cũng lồng trong chữ cái để dẫn dắt trẻ vào bài cô có thể dùng một đoạn thơ ngắn ví dụ trong bài cái bát xinh xinh.
Để trẻ làm quen nhóm chữ i, t c Phần luyện tập cô cũng dùng một bài thơ ngắn để củng cố các chữ cái đã học.
+ Làm quen với toán:
Văn học được lồng ghép trong toán giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng và hứng thú. Ví dụ cô dùng bài thơ tay đẹp để dẫn dắt trẻ vào tiết số 3.
Ngoài các phương pháp trên thì cô cần tạo một môi trường văn học. Vì môi trường văn học ở lớp học là một phương pháp hết sức quan trọng nhằm giúp trẻ làm quen với văn học tự nhiên. Giúp trẻ dễ hòa nhập vào nhân vật cũng như sống trong hoàn cảnh của tác phẩm.
Cô dán những hình ảnh của các bài thơ sắp học vào một bảng làm quen văn học để hàng ngày.
Trẻ được tiếp xúc, được nhìn thấy, khi cô hỏi bài thơ học hôm trước hay giới thiệu bài học mới thì trẻ có thể dễ dàng nhận ra. Nhớ lại và nắm được chắc bài hơn.
Ví dụ: Bài “Chú bộ đội hành quân trong mưa” cô chuẩn bị một số hình ảnh bộ đội đang hành quân.
Trang phục của các chú bộ đội như quần áo màu xanh mủ có ngôi sao…
Các bài hát như bài cháu thương chú bộ đội… băng đĩa nói về chú bộ đội để trẻ quan sát trò chuyện Qua đó trẻ dể nhớ dễ thuộc thơ hơn
Cô cần tạo không khí lớp học vì lớp học có ý nghỉa vô cùng quan trọng chính không khí chung của lớp học để tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho trẻ đọc thơ dể dàng hơn.
- Điều kiện thực hiện giải pháp và biện pháp
- Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề cần nghiên cứu.
* Qua 4 tháng áp dụng một số biện pháp trong đổi mới tiết dạy tôi đã thu được kết quả như sau.
*Kết quả đạt được.
STT | Mức độ đọc thơ diễn cảm | Số lượng trẻ | Tỉ lệ |
1 | Khá, giỏi | 12 | 34,28 % |
2
|
Trung bình | 19 | 54,28% |
3
|
Yếu | 4 | 11,42 % |
Qua kết quả khảo nghiệm kết quả trong tiết dạy đọc thơ, diễn cảm của lớp tôi tăng lên rõ rệt.
- Tỉ lệ khá giỏi tăng lên. So với thực trạng ban đầu.
- Tỉ lệ yếu giảm so với thực trạng ban đầu
- Kết luận.
Có thể khẳng định rằng thơ ca là một kho tàng quý giá, vô tận của nhân loại. Thơ ca làm giàu nhân cách trẻ. Đặc biệt góp phần vào phát triển hoàn thiện ngôn ngữ. Muốn truyền thụ văn, thơ đến với trẻ một cách tốt nhất người giáo viên phải cố gắng nổ lực hết mình cùng với sự tiếp thu kiến thức của trẻ qua sự phối hợp giữa cô và trẻ.
Việc tổ chức cho trẻ đọc thuộc thơ diển cảm có thể tiến hành trên tiết học, mọi lúc mọi nơi như dạo chơi ngoài trời trong các môn học khác, trong hoạt động vui chơi… Tùy vào trình độ của từng giáo viên có thể.
Thông qua các bài thơ trẻ tiếp thu những tinh hoa của nhân loại. Qua đó trẻ học được những kinh nghiệm sống của các thế hệ đi trước. Từ đó phát triển vốn sống, vốn kiến thức cho trẻ .
Xuất phát từ khả năng của cô giáo cô luôn khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động học tập, không áp đặt, gò bó trẻ, cô giáo phải có lòng nhiệt tình, yêu thương công bằng với trẻ, gợi ý động viên trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo của mình .Có như thế hiệu quả của tiết dạy mới đạt kết quả cao.