Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng Internet
I.1.Lý do chọn đề tài :
Giải toán qua mạng Internet hiện nay đã rất phổ biến đối với học sinh tiểu học.Đây là một trong những điều kiện để các em phát triển được khả năng toán học của mình,không những thế còn giúp các em ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả nhất.Cuộc thi ra đời đã giúp các em thay thế các trò chơi điện tử bằng những câu đố toán học,một việc làm rất có ý nghĩa.Bên cạnh đó giải toán qua mạng Internet còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận giải quyết nhanh vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập của học sinh.Tuy nhiên việc giúp các em định hướng được cách giải để tìm ra kết quả và việc nâng cao hiệu quả giảng dạy các dạng bài tập cũng như việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc tiểu học,bồi dưỡng cho học sinh những nội dung gì,bồi dưỡng như thế nào để giúp học sinh dễ hiểu và dễ nhớ nhất thì đó là cả một vấn đề.Xuất phát từ những lý do trên cùng với mong muốn nâng cao hiệu quả giảng dạy cho học sinh giỏi lớp 5 ở trường Tiểu học, tôi đã tìm tòi nghiên cứu kết hợp với những kinh nghiệm qua 2 năm trực tiếp bồi dưỡng ôn luyện cho học sinh nên tôi chon đề tài: “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giải toán qua mạng Internet”.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Nắm vững tình hình học tập của học sinh.
Phải nghiên cứu lý lịch, hồ sơ học sinh : học bạ, số điện thoại, hoàn cảnh gia đình…. để liên hệ với phụ huynh khi cần.
Trong buổi sinh hoạt đầu tiên tôi đã chủ động tìm hiểu hoàn cảnh gia đình,hỏi thăm GVCN năm trước về thành tích học tập,sự tiếp thu và vận dụng kiến thức học sinh để không bỏ sót bất kì những học sinh nào có khả năng tư duy đồng thời cũng tránh cho việc chọn nhầm đối tượng dẫn đến khi ôn các em cảm thấy quá sức và bỏ giở giữa chừng.
* Đề ra nội quy học tập,thời gian học lí thuyết cũng như là thực hành.
Ra nội quy học tâp cụ thể,thời gian học lí thuyết cũng như là thực hành rõ ràng,cụ thể để dễ dàng quản lí và nắm bắt việc học của từng em.
* Thiết kế nội dung,chương trình,kiến thức bồi dưỡng.
Cuộc thi giải toán trên mạng Internet hiện nay thì các mảng kiến thức được sắp xếp không theo một trình tự nào,không theo đúng trình tự các mảng kiến thức mà các em được học trong sách giáo khoa mà xen kẽ,trộn lẫn các mảng kiến thức như số học,hình học,toán đại lượng,toán về tỉ số phần trăm…Do đó việc thiết kế chương trình bồi dưỡng,sắp xếp nội dung ôn tập là một việc làm hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng các buổi ôn tập cũng như sự tiếp thu của học sinh.Khi soạn nội dung bồi dưỡng giáo viên cần phải linh hoạt khi dựa vào sách tự luyện Violimpic,các dạng toán diễn ra ở mỗi vòng thi thực tế,các kiến thức chuyên sâu ở trong các tài liệu,chứ không thể thiết kế để học sinh tiếp thu hết kiến thức của dạng toán này rồi mới chuyển qua dạng toán khác theo trình tự được vì nếu làm như vậy thì trong quá trình tự luyện học sinh không thể theo kịp được các vòng thì,do kiến thức ở mỗi vòng thi là tổng hợp của rất nhiều dạng kiến thức mà thời gian bồi dưỡng ôn tập thì cũng có giới hạn.Tuy nhiên khi soạn nội dung bồi dưỡng một dạng toán nào đó người giáo viên bao giờ cũng đề cập đến những bước quan trọng như :
- Cung cấp các kiến thức về lý thuyết chuyên sâu của vấn đề.
- Đưa ra các ví dụ minh họa cho các vấn đề vừa đề cập.
- Đề ra các bài tập vận dụng để học sinh luyện tập khắc sâu kiến thức.
- Giao các bài tập tự luyện ở nhà có dạng tương tự.
Để quá trình thiết kế nội dung bồi dưỡng phù hợp với sự tiếp thu của học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian vào việc tìm tòi,nghiên cứu tài liệu,đọc sách tham khảo…để tìm ra nhiều phương pháp giải hay,dễ hiểu,dễ vận dụng để truyền đạt cho học sinh.
* Tích hợp các phương pháp giảng dạy,truyền đạt kiến thức cho học sinh:
Khi đã có chương trình,nội dung bồi dưỡng thì việc quan trọng nhất đối với giáo viên bây giờ là dạy như thế nào,lựa chọn phương pháp nào để giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh diễn ra tự nhiên mà mang lại hiệu quả cao thì đó chính mục đích cuối cùng của việc bồi dưỡng.Kinh nghiệm cho thấy khi dạy giáo viên nên lựa chọn phương pháp giải dễ hiểu nhất,nên ưu tiên những phương pháp giải học sinh đã được học và vận dụng trong chương trình sách giáo khoa,không giải chung chung,rập khuôn như trong các sách giải,giáo viên phải luôn luôn nhắc nhở học sinh nhớ Quy trình giải một bài toán…Giáo viên phải luôn luôn đề cao sự sáng tạo của học sinh,động viên khuyến khích học sinh tìm tòi những cách giải mới,hay.
Trong quá trình truyền đạt kiến thức giáo viên phải luôn luôn để ý đến sự tiếp thu của học sinh,nếu học sinh khó khăn,bỡ ngở trong việc đưa ra các phương án giải quyết vấn đề thì giáo viên cần kịp thời giúp đỡ bằng cách tổng hợp các phương pháp giải hoặc có thể làm mẫu một ví dụ cụ thể.
Thực tế trong quá trình bồi dưỡng ở các khối lớp,tôi thấy một số giáo viên khi ôn tập cứ tập trung giải theo các bài tập có trong mỗi vòng thi,có đồng chí thì khi ôn lý thuyết thì chủ yếu là ra bài tập rồi yêu cầu học sinh tự làm,khi nào học sinh bó tay thì khi đó mới giảng giải mà không cung cấp đầy đủ các mảng kiến thức cơ bản cho học sinh dẫn tới việc học sinh không nắm được cách giải của dạng toán đó,không biết vận dụng giải các bài toán tương tự, học trước quên sau …Để khắc phục tình trạng này thì như tôi đã trình bày ở trên đó là phải trang bị đầy đủ kiến thức cho học sinh trước khi yêu cầu học sinh giải toán;phải hệ thống lại các cách giải toán ở bậc tiểu học,không giải thay học sinh nhưng nhất thiết phải hướng dẫn tỉ mĩ các bước giải…
* Hướng dẫn học sinh thực hành trên máy
Sau khi đã trang bị cho học sinh đầy đủ những kiến thức cần thiết thì bước cuối cùng là giúp học sinh thao tác trên máy tính.Để làm tốt việc này giáo viên phải giúp học sinh nắm rõ các quy định của cuộc thi,thời gian cụ thể của mỗi bài thi,vòng thi;cách tính điểm trong mỗi vòng thi.Hướng dẫn học sinh cách lập ra nhiều nik ảo để có điều kiện luyện tập.Hướng dẫn chi tiết một số hình thức thi như “Tìm đường trong mê cung”, “Chọn cặp bằng nhau”,“Sắp xếp”,“Vượt chướng ngại vật”… Giáo viên phải luôn theo sát nhắc nhở học sinh tính toán kĩ lưỡng,thử lại kết quả khi vẫn còn thời gian,phải luôn bình tĩnh,khi đang thi thì tuyệt đối không được bấm nút quay lại…
III.1. Kết luận:
Vai trò của giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet là vô cùng quan trọng Qua thực tế tôi thấy rằng việc học sinh làm tốt các bài tập trên mạng Internet không những nâng cao kiến thức cơ bản về Toán học,giúp các em thực hiện thành thạo trên máy tính,góp phần bổ sung và trau dồi vốn kiến thức về tư duy Toán học, về khả năng phân tích tổng hợp cho học sinh. Qua đó góp phần giúp các em học tốt các môn học khác.
Sau 2 năm thực hiện và áp dụng SKKN này tôi nhận thấy nếu thực hiện thường xuyên,liên tục và có khoa học thì kết quả đạt được là rất khả quan.Các biện pháp tôi nêu ở trên cũng rất dễ dàng,cụ thể nên các đồng chí đồng nghiệp cũng có thể áp dụng để qua đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục môn Toán nói chung.