Một số biện pháp duy trì sĩ số học sinh ở tiểu học

* Gia đình phải có trách nhiệm về con em, phải tạo mọi điều kiện để trẻ được theo học. Phải coi việc học của trẻ là hết sức quan trọng. Nếu thấy con em mình không vui hoặc có vấn đề gì khó khăn trong việc học tập của con em thì phải báo ngay với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường để nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ.

* Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình,năng nổ phải luôn tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để cải tiến phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng ở trong nhà trường đặc biệt là từng em học sinh để lôi cuốn học sinh,học sinh vui vẻ, tự tin trước khi đến trường tạo thêm niềm vui, phấn khởi thực sự để hội cha mẹ học sinh nhận thấy được ở trường là chỗ dựa vững chắc cho phụ huynh tin tưởng từ đó tạo niềm tin cho phụ huynh phấn khởi và xây dựng môi trường thân thiện ở trong nhà trường .

– Phải kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với Đoàn thể, với địa phương ,tạo những điều kiện môi trường giáo dục tốt.

– Phải tạo đoàn kết, thương yêu giúp đỡ học sinh trong lớp qua các phong trào. Tạo cho các em động cơ ham học trong việc uốn nắn các em,giáo viên chủ nhiệm phải luôn giữ thái độ bình tĩnh,không nóng vội,không dùng lời lẽ nặng nề với các em, hoà đồng vui vẻ  với các em, xem học sinh là con đẻ của mình, chia sẻ vui buồn, cùng lắng nghe ý kiến học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.

-Học sinh tiểu học trong độ tuổi biết tự ái, giận hờn, thích được động viên khen thưởng, tuyệt đối không nên dùng hình phạt, đánh mắng làm cho các em sợ sệt không ham thích đến lớp, phải tạo cho các em một niềm tin để các em an tâm học tập và xem giáo viên chủ nhiệm là người  mẹ hiền.

-Nên tổ chức vui chơi tập thể trong các giờ ra chơi, giờ sinh hoạt lớp để tạo sự gắn bó thương yêu trong học sinh và giáo viên.Trong chương trình giảng dạy nên  tổ chức những buổi “Học vui,vui học” dưới hình thức ôn tập.

  Việc chuyên cần học tập của học sinh đã quyết định sự tiến bộ của các em,nếu để các em nghỉ học một hai lần với lý do không cần thiết lắm thì các em sẽ thích nghỉ học đi chơi hơn là đến lớp bởi nhiều lý do: Sợ bị phạt, sợ bị chế giễu. Giáo viên nên giải thích tai hại của việc bỏ học và đi học không đầy đủ đẫn đến hậu quả không tốt, ảnh hưởngđến kết quả học tập.

*Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường phải quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh  của học sinh để tạo điều kiện giúp đỡ, bố trí buổi học phù hợp có thể lập  Quỹ tình thương để hổ trợ một phần nào cho các em về mặt vật chất, đồng thời cắt cử các em học sinh trong lớp thường xuyên giúp đỡ,đỡ đần bớt các công việc gia đình để bạn có thời gian đến trường.

* Các đoàn thể xã hội như: Phụ nữ, nông dân, phải phối hợp với nhà trường  quan tâm, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn. Xây dựng quỹ khuyến học trong từng thôn xã, họ hàng để hỗ trợ thêm cho những em gặp khó khăn trong đời sống kinh tế để giúp các em có thể tiếp tục học tập.

*Chính quyền địa phương phải có kế hoạch bố trí dân cư hợp lý để tạo điều kiện cho các em đi học gần.Đồng thời có chính sách đãi ngộ đối với những hộ gia đình nghèo, đông con và gặp khó khăn về kinh tế.

    Công đoàn nhà trường xây dựng quỹ khuyến học, quỹ tình thương, quỹ hỗ trợ những học sinh có điều kiện khó khăn về vật chất và tinh thần để các em đi học đầy đủ.

    Giải pháp quan trọng nhất là Nhà trường,Gia đình và xã hội phải phối hợp chặt chẻ với nhau,để cùng nhau giúp đỡ về mọi mặt,tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tiếp tục  đến trường.Giảm tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm.

+ Phối hợp chặt chẽ với nhà trường, gia đình và xã hội.

+ Nắm bắt tình hình cụ thể về các gia đình có học sinh đi học. Các gia đình có đông con; những gia đình có hoàn cảnh khó khăn…

+ Các tổ chức, đoàn thể ở chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh. Các tổ chức chính trị xã hội ở trong nhà trường; các giáo viên chủ nhiệm.

+ Tìm hiểu về các lí do mà các em thường bỏ học nữa chừng.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng