Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong giờ khám phá khoa học

Đối với giờ học khám phá khoa học thì đồ dùng trực quan không thể thiêú được nó rất quan trọng và đồ dùng phải phong phú đa dạng ,màu sắc đẹp ,phù hợp với đề tài ,phù hợp với trẻ ,đồ dùng phải đa dạng về chủng loại như vật thật ,tranh ảnh ,mô hình ,đồ chơi , nhưng trong giờ học cô cần sữ dụng đồ dùng thế nào cho  hợp lý mang đến hiệu quả cho tiết học  vì mồi  loại đồ dùng có ,đồ chơi có các ưu thế  riêng như vật thật thì giúp trẻ lĩnh hội kiến thức trọn vẹn chính xác ,tranh ảnh ,mô hình thì đẹp măt ,trò chơi mang tính sinh động .

 Đối với trẻ mầm non sự tưởng tượng của trẻ còn hạn chế ,kinh nghiệm sống của trẻ thì quá ít vì vậy muốn trẻ lĩnh hội kiến thưc trọn vẹn và có hiệu quả cao thì giáo viên nên thương xuyên cho trẻ tiếp xúc với vật thật thì trẻ cảm thấy hứng thú như tiết cho trẻ khám phá một loại quả khi cô đưa ra những loai quả thật…để dạy trẻ thì những vật thật đó sẽ gây được sự chú ý đối với trẻ vì trẻ được nhìn thấy đối tượng một cách toàn diện hơn, được ngắm nhìn xung quanh vật một cách kỹ lưỡng. Mặt khác, trẻ còn được khám phá đối tượng bằng cách hành động với đối tượng để khám phá ra đặc điểm của đối tượng một cách dễ dàng, chính xác và trọn vẹn .như trẻ được sờ, nếm ,ngửi.như trẻ quan sát quả cam trẻ được sờ quả cam võ nó như thế nào ,trẻ được ngửi ,trẻ được nếm   cam có vị ngọt hay chua Tuy vật thật có hiệu quả cao nhưng không phải tiết học nào cũng sữ dụng vật thật vào được vì vậy giáo viên cần lựa chon nhiều loại đồ dùng đồ chơi cho phù hợp để đưa vào tiết dạy để thuận tiện cho việc truyền thụ của cô cũng như sư tiếp thu có hiệu quả của trẻ.         

– Đưa tranh ảnh ,mô hình vào tiết học: Đối với đồ dùng là tranh ảnh ,mô hình đồ dùng này thì hấp dẫn nhưng trẻ nhanh chán vì trẻ luôn thích những điều mới lạ vì vậy   những đồ dùng này giáo viên cần khéo léo đưa vào những tiết học mang tính chủ đề xã hội như khám phá về quê hương đất nước hoặc về phương tiện giao thông nhưng đồ  dùng phải đẹp mới lạ có màu sắc rõ ràng ,rực rỡ ,tươi tắn để gây sự hấp dẫn khiến trẻ thích thú ngắm nhìn  giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tích cực với đối tượng để trẻ nắm bắt kiến thức của cô truyền đạt  một cách dể dàng nhanh chóng .

– Trẻ là con em người dân tộc ê đê  tiếng phổ thông quá hạn chế nên viếc cho trẻ đi Khám phá thực tế là điều kiện mang lại hiệu quả rất cao giùp trẻ nhớ lâu  như cô cho trẻ đi tham quan các gia đình chăn nuôi động vật ,súc vật   

Trẻ làm quen với một số loại động vật,súc vật thực tế thì trẻ được nhìn thấy con vật quen thuộc hàng ngày , như,bò ,lợn như chó, mèo, gà, vịt,  …để cho trẻ quan sát. Khi trẻ quan sát những con vật đó thì trẻ thấy nó sinh động, đáng yêu hơn vì nó là đối tượng quan sát động chứ không phải là tĩnh như tranh. Trẻ có thể nhìn thấy con vật nó đi lại, vểnh tai, nghiêng đầu, kêu, ăn, trẻ nhận biết được tập tính như sư đi lại ,cách ăn uống của con vật như khi trẻ cho con vật ăn trẻ cảm thấy rất thích thú và giúp trẻ nhớ lâu hơn  ..cho nên với tính chất động của đối tượng quan sát sẽ lôi cuốn trẻ, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào việc quan sát và khám phá đối tượng .qua đó trẻ biết yêu mến và thich chăm sóc các con vật

Đối với thời đại công nghệ thông tin Việc sử dụng màn hình, đèn chiếu cũng là một hình thức sử dụng trực quan vào trong giờ dạy.nhưng trường chúng tôi chưa có màn hinh chiêu chỉ có ti vi kết nối thông qua những hình chụp, đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ cho trẻ bởi vì tất cả các sự vật hiện tượng trên thực tế đều có thể quay lại, chụp lại để đưa lên ,màn hình. Với những hình ảnh sinh đông gây hứng thú cho trẻ sẽ lôi cuốn trẻ, giúp trẻ có hứng thú tham gia vào việc khám phá kiến thức về đối tượng.

 Để đảm bảo tốt chất lượng hiêu quả trong từng tiết dạy thì đòi hỏi giáo viên phải có nghệ thuật đưa sử dụng các đồ dùng trực quan  một cách linh hoạt sáng tạo. Trong một tiết dạy, cô không nên sử dụng một loại đồ dùng từ đầu đến cuối mà cô phải biết phối hợp sử dụng nhiều loại đồ dùng trực quan sao cho phù hợp, linh hoạt theo từng phần để giúp trẻ không nhàm chán.

Như khi tổ chức tiết dạy cho trẻ làm quen với một số loại rau cô có thể sử dụng các loại đồ dùng như: đồ chơi , vật thật, màn hình, mô hình  ..kết hợp với nhau sao cho linh hoạt và phù hợp như phần vào bài cô cho trẻ đi thăm quan mô hình vườn rau ở trường   , phần cung cấp kiến thức cô cho trẻ làm quen nhận biết qua các loại rau thật, phần luyện tập cô cho trẻ chơi trò chơi qua những đồ chơi rau nhựa, hoăc qua tranh ảnh trên màn hình ti vi  làm sao cho tiết day sinh động và đúng nội trọng tâm .

Việc kết hợp sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong tiết học sẽ giúp cho trẻ có cảm giác mới lạ, hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ, thu hút sự chú ý của  trẻ, từ đó trẻ sẽ tham gia hoạt động để khám phá kiến thức một các tích cực và có hiệu quả hơn.

Vì trẻ mẫu giáo rất thích cái đẹp, cái mới lạ, hấp dẫn nên khi sử dụng đồ dùng trực quan cô phải chú ý lựa chọn những đồ dùng đẹp, có màu sắc rõ ràng, rực rỡ, tươi tắn để gây sự hấp dẫn dối với trẻ, vì khi cô đưa ra những đồ dùng, đồ chơi đẹp thì những  đồ dùng đồ chơi đó sẽ nổi bật lên trong lớp khiến trẻ thích thú ngắm nhìn, quan sát chúng kỹ hơn,để có thể dễ dàng khám phá ra những đặc điểm của đồ dùng đó.

Cụ thể : Khi sử dụng tranh ảnh để dạy trẻ thì cô phải chọn những tranh còn mới, có màu sắc tươi tắn, dường nét rõ ràng, đẹp. Bức tranh vẽ phải giống với thực tế, có kích thước vừa phải để trẻ tri giác. Còn khi cô sử dụng các loại đồ chơi để dạy trẻ thì cô phải lựa chọn những đồ chơi còn mới, sạch sẽ, có hình dáng đẹp, giống với thực tế, có màu sắc hấp dẫn bởi chính màu sắc, hình dạng  và tính thẩm mỹ của đồ chơi đã lôi cuốn sự chú ý của trẻ khiến trẻ tập trung chú ý quan sát để khám phá về đối tượng đó. Khi sử dụng vật thật thì cô phải chọn những vật tươi ngon có hình dạng đẹp, sạch sẽ, có màu sắc rõ ràng tươi tắn, có kích thước vừa phải, không độc hại, nguy hiểm cho trẻ .Khi lựa chọn những con vật thì cô phải chú ý chọn những con vật khoẻ mạnh, sạch sẽ, đáng yêu để khi cô đưa ra những vật thật sẽ gây ra cho trẻ sự cảm tình, thích thú khiến trẻ say mê khám phá đối tượng từ đó trẻ sẽ nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng và sâu sắc hơn

Không phải tiết dạy nào mà cô cũng có thể sử dụng cùng một lúc tất cả các giác quan cho nên cô phải lựa chọn các hình thức để trẻ sử dụng những giác quan để khám phá kiến thức sao cho phù hợp với nội dung dạy trẻ.

Ví dụ: Đối với tiết dạy “ Một số loại hoa ”cô có thể cho trẻ sử dụng các giác quan như thị giác, xúc giác,khứu giác để trẻ khám phá đối tượng. Trẻ sẽ dùng thị giác để quan sát quả từ đó khám phá ra hoa có màu sắc, hình dạng, kích thước như thế nào? Trẻ sẽ dùng khứu  giác để ngửi hoa  xem hoa có mùi thơm như thế nào  và trẻ cảm thấy rất thích thú, trẻ sẽ dùng xúc giác để sờ các cánh hoa xem cánh hoa mỏng hay dày 

Hoặc đối với tiết dạy trẻ nhận biết về một số phương tiện giao thông , cô có thể cho trẻ sử dụng một số giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác để khám phá kiến thức về các phương tiện giao thông đó là cho trẻ quan sát phương tiện giao thông ( xe đạp, xe máy đồ chơi hoặc tranh ảnh…) qua thị giác để trẻ phát hiện ra cấu tạo, hình dạng, màu sắc của phương tiện giao thông, trẻ sử dụng thính giác để để nghe tiếng kêu của phương tiện giao thông, được dùng xúc giác để sờ mó vào phương tiện giao thông để từ đó trẻ sẽ trẻ nắm bắt được những kiến thức về phương tiện giao thông, trẻ có thể dễ dàng so sánh được sự khác nhau của một số phương tiện giao thông  một cách đầy đủ và chính xác nhất   

– Đối với tiết dạy trẻ cô phải lựa chọn những hình thức sao cho sinh động, hấp dẫn, sáng tạo và luôn có sự thay đổi để lôi cuốn sự chú ý của trẻ đặc biệt là trong phần giới thiệu bài( vì đây là phần để gây hứng thú cho trẻ nhiều nhất trong tiết học )

Khi cho trẻ khám phá các đối tượng cô không nên đưa luôn ra ngay các đối tượng đó, nó sẻ làm giảm đi sư hấp ,hụt hửng tính tò mò của trẻ như vây thì rất   khô cứng, rập khuôn, máy móc, vì vây cô nên lựa chon những hình thức sinh động phù hợp với nội dung để khơi dậy trí tò mò, khám phá của trẻ .vì vậy với phần giới thiệ bài cô có thể đưa ra những hình thức như kể về một đoạn chuyên hay đọc một bài thơ hoăc qua trò chơi nhỏ hoăc cho trẻ đi tham quan vườn rau vườn hoa trong trường hay cho trẻ quan sát mô hình cô đã chuẩn bị  để cho trẻ khỏi nhàm chán

Ví dụ: Phần giới thiệu bài của tiết dạy” Làm quen với một số loại rau” cô có thể kể cho trẻ nghe câu chuyên “Sự tich cây thì là”    

Hoặc đối với tiết dạy cho trẻ làm quen với một số loại hoa, cây….cô có thể cho trẻ đi tham quan một vườn hoa, câỷ ở  ngoài sân …( mô hình mà cô chuẩn bị có nhiều loại hoa, rau có màu sắc khác nhau, tươi, đẹp) trẻ sẽ được đi từ trong lớp ra ngoài sân, lúc đó, trẻ sẽ có hứng thú và mong muốn được quan sát vườn hoa, rau đẹp mà cô vừa giới thiệu. Mặt khác,  trẻ được vận động, được đi ra ngoài trời sẽ tạo ra sự thay đổi, tạo không khí mới cho trẻ , khiến trẻ có cảm giác dễ chịu, thoải mái, sảng khoái và lúc tới nơi trẻ sẽ tập trung chú ý ngắm nhìn những cây hoa, cây rau thật vì màu sắc đẹp rực rỡ, tươi tắn từ đó tạo sự hứng thú cho trẻ, trẻ muốn khám phá về đối tượng.

Đối với tiết dạy về một số loại quả, hoa, cô cũng có thể đưa ra hình thức  tổ chức hội thi “hội thi của một số loại hoa, quả. Các loại hoa, quả cùng nhau khoe sắc, cùng nhau nói về mình( cô thiêt kế một mô hình vê các loại hoa,quả ). Cô sẽ tạo ra một tình huống là ban giám khảo không biết lựa chọn loại hoa, quả nào và nhờ lớp sẽ  chọn giúp ban giám khảo.

Hoạt động vui chơi là chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo nó có ý nghĩa lớn đối với hoạt động nhận thức của trẻ nói chung , với việc cho trẻ  khám phá về môi  trương  xung quanh nói riêng cụ thể tạo điều kiện cho trẻ khám phá đặc điểm ,tính chất của sự vật ,hiện tương hoạt động và mối quan hệ của con người diễn ra xung quanh vìcô phải thường xuyên sử dụng trò chơi trong tiết học nhằm mục đích ôn luyện, củng cố kiến thức cho trẻ. Qua những trò chơi, trẻ vừa được ôn luyện củng cố kiến thức, vừa được thoả mãn nhu cầu chơi cho vừa giúp trẻ nẵm vững kiến thức mà cô truyền đạt trò chơi có thể đưa vào đầu hoăc xen kẻ trong tiết dạy hay là kết thúc và trò  chơi phải có tĩnh ,động xen kẻ  vì trò chơi mang tính chất sinh đông ,vui nhôn qua trò chơi giúp trẻ thoải mái  tham gia tích cực vào trò chơi  ,   

Khi đưa trò chơi vào trong tiết daỵ, cô phải chú ý đưa xen kẽ cả trò chơi động và trò chơi tĩnh để thay đổi không khí cho trẻ và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ. Có rất nhiều trò chơi đã được biên soạn để cho trẻ chơi như trò chơi: “Thi xem ai nhanh”, “Cái túi kỳ lạ”, “Cái gì biến mất, “Gieo hạt”  “Ô cửa bí mật” …. nhưng cô phải biết lựa chọn những trò chơi sao cho phù hợp với nội dung dạy trẻ, phải thường thay đổi các trò chơi trong tiết học, không lặp đi lặp lại nhiều lần và có thể cải biến trò chơi, sáng tạo ra những trò chơi mới.

Ví dụ: Trò chơi : “Cái túi kỳ lạ” theo chương trình có luật chơi là: Cô chuẩn bị một cái túi trong đựng những đối tượng mà trẻ vừa học. Cô cho một trẻ lên chơi và nhắm mắt lại, khi cô gọi tên đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn đúng đối tượng đó giơ lên và gọi tên đối tượng cho cả lớp cùng nghe. Nhưng cô có thể cải biến trò chơi đi một chút để nó mới lạ hơn đó là cô cho trẻ chơi trò chơi “Nhà thám hiểm”, cô cũng đưa ra những cái túi hoặc hộp mà bên trong đựng các đối tượng trẻ vừa học, cô cho 2,3 trẻ lên chơi cùng một lúc, trẻ lên chơi được đeo kính màu( do cô tự làm) để không nhìn thấy gì. trẻ chú ý, khi cô gọi tên đối tượng gì thì trẻ cho tay vào túi và chọn nhanh được đúng đối tượng đó. Ai chọn nhanh và đúng sẽ là nhà thám tử giỏi, hoặc thắng cuộc. Với cách chơi như vậy cô đã đưa yếu tố thi đua vào trong trò chơi giúp trẻ sẽ cố gắng chơi thật nhanh, thật giỏi.

– Một biện pháp để gây hứng thú cho trẻ trong giờ khám phá khoa học nữa đó là lời nói, thái độ, nét mặt của cô. Vì trẻ mẫu giáo ưa nhẹ nhàng, tình cảm nên trong quá trình dạy trẻ cô phải luôn có thái độ quý mến, gần gũi với trẻ, không được quát mắng trẻ. Cô luôn cư xử công bằng với tất cả các trẻ trong lớp, luôn thể hiện sự dịu dàng, yêu mến trẻ .

Đối với trẻ mầm non lời nói cử chỉ hành động của cô có ảnh hưỏng rất lớn đến trẻ vì  vậy lời nói của cô phải diễn cảm kết hợp với cử chỉ, điệu bô, ánh mắt để thể hiện đúng nội dung câu nói, đúng hoàn cảnh, nói phải có ngữ điệu, ngắt, nghỉ đúng chỗ.

Ví dụ: khi sử dụng lời nói trong phần trò chơi, cô phải nói với giọng vui tươi, sôi nổi, thể hiện sự vui nhộn của trò chơi để tạo không khí vui vẻ cho quá trình chơi của trẻ từ đó sẽ hấp dẫn lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi một cách tích cực. Khi cô nói trong phần truyền đạt, cung cấp kiến thức thì cô phải nói chậm rãi nhưng rõ ràng ngắn gọn, dễ hiểu đẻ trẻ dễ dàng nắm bắt được kiến thức mà cô truyền đạt. Hoặc khi kể một câu chuyện nhỏ trong phần giới thiệu bài cô phải kể diễn cảm thể hiện thể hiện được tính cách của nhân vật qua lời nói, kể phải chậm rãi, rõ ràng để thu hút sự chú ý của trẻ để trẻ cảm nhận được nội dung câu chuyện .

Trong quá trình dạy cô cũng phải thường xuyên sử dụng những câu nói, lời nói có tính chất động viên khích lệ trẻ để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động như: “Cô đố các con biết”, “ Bạn nào là người tinh nhanh mắt  ”….

Trong quá trình dạy, cô phải biết các xử lý những tình huống thật khéo léo, tế nhị, vì trẻ mẫu giáo ,nhút nhát và trẻ lại rất thích khen ngợi nên cô phải thường xuyên khen ngợi, động viên trẻ . Khi trẻ trả lời đúng và làm tốt những công viêc, nhiệm vụ được giao thì cô phải, nêu gương, khen ngợi trẻ kịp thời, còn khi trẻ trả lời chưa đúng hoặc làm chưa tốt thì cô nên nhẹ nhàng động viên trẻ, khéo léo gợi ý để trẻ hiểu ra và trả lời được câu hỏi của cô.

Với những lời nói nhẹ nhàng, tình cảm, nói diễn cảm thể hiện được đúng nội dung của câu nói, nói đúng hoàn cảnh, tình huống kết hợp với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, thái độ của cô sẽ lôi cuốn trẻ , thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào việc khám phá đối tượng  từ đó trẻ sẽ dễ dàng nắm bắt được những kiến thức mà cô truyền đạt.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng