Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 3

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt lớp 3.

1: LÍ DO CHỌN BIỆN PHÁP.

  Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh thành những con người năng động,sáng tạo trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .Những con người biết tiếp thu tri thức khoa học kĩ thuật hiện đại, biết vận dụng tìm ra các giải pháp,phương pháp hợp lí cho những vấn đề trong cuộc sống  của bản thân và xã hội .Thì giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu .Nhờ có giáo dục mới đào tạo các thế hệ tương lai của đất nước . Để đạt được những thành quả nói trên,các em phải trải qua các cấp học từ mẫu giáo đến đại học và sau đại học  vì vậy môn tiếng việt ở tiểu học có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh .Mục tiêu của môn tiếng việt là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt (đọc,viết , nghe ,nói ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của trẻ. Thông qua việc dạy và học tiếng việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng việt và những hiểu biết về xã hội, tự nhiên và con người, nền văn học Việt Nam và nước ngoài.Đồng thời bồi dưỡng tình yêu tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng việt góp phần hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa.     

   Chương trình tiếng việt lớp 3 các em phải học gồm 6 phân môn . Mỗi phân môn có một nhiệm vụ quan trọng, đối với phân môn tập đọc  chủ yếu là rèn cho học sinh các kĩ năng đọc:đọc thành tiếng và đọc hiểu nghe và nói.Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm, Các em đọc đúng và đọc trôi chảy,rành mạch câu, đoạn, bài và biết được cách đọc thầm hiểu được nội dung chính của bài  nhằm khai thác nội dung bài đọc cung cấp cho các em những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người,cung cấp vốn từ, cách diễn đạt những tác phẩm văn học như đề tài,cốt truyện,nhân vật,góp phần hình thành nhân cách học sinh.Phân môn luyện từ và câu cung cấp những kiến thức sơ giản về tiếng việt bằng con đường quy nạp và kĩ năng dùng từ đặt câu khi nói và viết bỗ sung thêm từ ngữcho phần đọc.phân môn chính tả chủ yếu rèn cho học sinh viết chữ hoa,viết được đoạn văn,khổ thơ bằng cách nghe viết,hoặc nhớ viết,các emviết đúng chính tả,trình bày sạch sẽ.Bên cạnh đó, học sinh phải làm một số bài tập để nắm vững từ ngữ và biết cách dùngtừ đặt câu cho phù hợp.Phân môn tập làm văn giúp học sinh biết làm mẫu đơn theo hướng dẫn,viết được đoạn văn tả ngắn về người thân,biết diễn đạt ý trọn vẹn,

       Ở phần đọc yêu cầu các em đọc đúng,rõ ràng rành mạch các đoạn đối thoại,các văn bản nghệ thuật, hành chính báo chí,tốc độ đọc nhanh hơn lớp 2.Biết dựa vào câu hỏi trả lời ýchính của bài,biết nhận xét một số hình ảnh nhân vật hoặc đặt tên cho đề bài cốt truyện, biết kể chuyện từng đoạn dựa vào phần gợi ý ở sách giáo khoa.Ở phần viết yêu cầu  các em viết đúng chính tả rõ ràng,biết tìm hình ảnh so sánh,nhân hóa trong khổ thơ,đoạn văn.Qua thực dạy trên lớp,tôi nhận thấymột số học sinh vẫn học chưa tốt các em đọc và viết thể hiện ý vănchưa trọn vẹn,dùng từ đặt câuchưa đúng,viết chưa chính xác từ ngữ. vì vậy tôi mạnh dạn viết ra đề tài  “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt  lớp 3”

2) NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIÊN GIẢI PHÁP BIỆN PHÁP :

    Để học tốt môn tiếng việt,trước hết các em phải đọc và viết tốt,nói và viết cho trọn câu,dùng từ đặt câu cho phù hợp biết dùng các dấu câu trong đoạn văn phù hợp với nội dung cần thể hiện.Biết nghe và khi nhận thông tin xử lí thông tin nhanh chống .Vì vậy những nội dung tôi quan tâm nghiên cứu thực hiện đó là:

 Giải pháp thứ nhất: Dạy học sinh biết thể hiện giọng điệu ngắt nghỉ,đọc đúng,đọc trơn câu văn,đoạn văn,bài thơ và trả lời câu hỏi trong giờ tập đọcvà kết hợp cử chỉ điệu bộ khi kể chuyện.

       Khi dạy bài tập đọc hay bài học thuộc lòng trong chương trình tiếng việt lớp ba,trước hết giáo viên phải bám vào mục đích yêu cầu của bài soạn,bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng.Trong giờ dạy tập đọc chủ yếu rèn luyên cho học sinh hai kĩ năng: Kĩ năng đọc thành tiêng và kĩ năng đọc hiểu.Đối với từng bài dạy khi mở bài giáo viên dùng tranh ảnh,vật thật để giới thiệu bài có nội dung hướng học sinh vào bài học hôm nay,khi đọc giáo viên đọc mẫu bài giọng đọc rõ ràng,đọc đúng từng câu biết cách ngắt nghỉ sau những câu văn có cụm từ dài hay sau những dấu câu.Biết nhấn giọng những câu đối thoại giữa nhân vật hay sự vật hiện tượng một cách tự nhiên không bị gò bó tạo cho học sinh thấy được sự hấp dẫn ở phần đọc.Sau đó người giáo viên điều khiển cách đọc cho học sinh,học sinh biết dấu hiệu một câu,dấu hiệu một đoạn,hay một bài thơ có mấy khổ thơ.Khi đọc các em phải đọc ngắt, nghỉ ở dấu câu,đọc đúng từ ngữ trong câu .

Chẳng hạn,trong quá trình học học sinh hay mắc lỗi đọc  từ có phụ âm  s/x ;tr/ ch; l/n và vần iêt/ iêc; oi/ oai; ưu/ ươu; ât/âc; um/uôm….. Để đọc đúng các âm vần trong từ ngữ thì giáo viên phải dùng phương pháp làm mẫu phối hợp răng, lưỡi, miệng để học sinh quan sát cách phát âm của giáo viên mà đọc.Ngoài ra giáo viên dùng các đồ dùng trực quan để đi sâu khai thác kênh hình và kết hợp kênh chữ gây hứng thú học tập cho các em .Khi đọc đoạn văn có nhiều câu đối thoại của nhân vật hay những câu có dấu chấm than thì giáo viên phải nhấn giọng để tạo ra hình ảnh gợi hình gợi cảm lôi cuốn người đọc.Trong khi luyện đọc cho học sinh giáo viên theo dõi cách đọc câu,đoạn, cách  ngắt nghỉ trong câu để phát hiệncáichưa chính xác,kịp thời sửa cho các em.Giaó viên không để cho học sinh đọc tự do,mà phải hướng dẫncho các em đọc . Học sinh đọc phần luyện đọc thì tiếp đến giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài, những bài có câu hỏi khó giáo viên có thể tách ra những câu hỏi nhỏ và gợi ý cho các em trả lời tránh tình trạng dùng câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần để hỏi học sinh .Gây hứng thú cho các em khi trả lời nội dung câu hỏi.Giáo viên phải đầu tư cả hình thức nội dung để tiết học có hiệu quả chọn phương pháp sử dụng cho phù hợp mang lại kiến thức mới cho học sinh đạt hiệu quả nhất.Khi luyện đọc lại bài thường đọc theo cách phân vai có thể các em chọn vai và nhập vai đọc chọn vai và nhập vai theo nhân vật có thể các em chọn vai và đọc thành từng nhóm.Nhóm nào đọc tốt nhất thì đọc mẫu,giáo viên nhận xét sau đó rút kinh nghiệm để các nhóm đọc chưa chính xác thì đọc chính xác hơn .Cho các nhóm thi đọc lại với nhau rồi tự nhận xét giữa các nhóm và giáo viên nhận xét đánh giá khả năng đọc của từng nhóm .

   * VÍ DỤ: Tập đọc: Người mẹ ( SGK Trang 39 tập một lớp3  )

Khi dạy  phần luyện đọc theo đoạn . Giaó viên chọn đoạn4.

     -Thấy bà,Thần Chết ngạc nhiên hỏi:

    -Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây

-Bà mẹ trả lời:

-Vì tôi là mẹ.Hãy trả con cho tôi.

    Giaó viên hướng dẫn cách đọc đoạn trên:  cách ngắt,nghỉ ở chỗ câu có dấu phẩy thì nghỉ ngắn hơi hơn so với dấu chấm và ngắt nghỉ nhấn giọng đúng chỗ ở câu hỏi và câu trả lời của nhân vật . Thể hiện giọng đọc các nhân vật(bà mẹ,Thần Chết,Người dẫn chuyện: Giaó viên hướng dẫn giọng đọc từng nhân vật như sau giọng Thần chết ngạc nhiên,giọng người mẹ khi nói câu:vì tôi là mẹ giọng điềm đạm khiêm tốn, khi yêu cầu Thần Chết:Hãy trả con cho tôi giọng dứt khoát.         –   Thấy bà/Thần Chết ngạc nhiên/hỏi://

.-   Làm sao ngươi có thể tìm đếntận nơi đây/

/ – Bà mẹ trả lời://

     -Vì tôi là mẹ.//Hãy./ trả con cho tôi.//

Sau khi đã hướng dẫn  đoạn văn trên, giáo viên cho học sinh đọc cá nhân, chú ý cách đọc của từng học sinh, học sinh đọc chưa chính xác từ ngữ, cách nhấn giọng giữa nhân vật, giáo viên hướng dẫn lại cho học sinh đọc lại đoạn đó, từ đó khắc phục học sinh đọc và đọc chính xác.

  Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc cách phân vai các nhân vật, rồi phân học sinh thành bốn nhóm cho các nhóm luyện đọc.Sau đó gọi từng nhóm lên đọc các nhóm còn lại theo dõi nhận xét -đánh giá để các em rút kinh nghiệm.Cuối giờ luyện đọc cả lớp bình bầu nhóm bạn đọc hay nhất tuyên dươngvà khen thưởng.

     Bên cạnh giờ tập đọc,có nửa tiếtdành cho kể chuyện,chủ yếu ở tiết này rèn kĩ năng nói:Dựa vào các gợi ý trong sách giáo khoa học sinh biết nhập vai kể lại được từng đoạn của câu chuyện theo lời nhân vật.Các em biết thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung,biết phối hợp lời kể với điệu bộ,nét mặt.

   Rèn kĩ năng nghe:Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện,biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn,kể tiếp được lời kể của bạn.

   Ví dụ: Kể lại đoạn ba và đoạn bốn trong bài “Người mẹ”

 Đoạn 3. Bà đến một hồ lớn.Không có một bóng thuyền.Nước hồ quá sâu.Nhưng bà nhất định vượt qua hồ để tìm con .Hồ bảo:

– Tôi sẽ giúp bà,nhưng bà phải cho tôi đôi mắt .Hãy khóc đi,cho đến khi đôi mắt rơi xuống.

   Bà mẹ khóc,nước mắt tuôn rơi lã chã,đến nổi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ,hóa thành hai hòn ngọc.Thế là bà được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết.

  Đoạn 4. Thấy bà thần chết ngạc nhiên ,hỏi:

  • Làm sao ngưoi có thể tìm đến tận nơi đây ?
  • Bà mẹ trả lời :
  • Vì tôi là mẹ.Hãy trả con cho tôi.

   Khi kể hai đoạn trên giáo viên phân vai các nhân vật (người dẫn chuyện,bà mẹ,Thần Chết,Hồ nước ) hướng dẫn học sinh nhập vai nhân vật.  Học sinh nhớ lại chuyện kể lại đoạn chuyện thể hiện  nhấn giọng từng từ ngữ:nhỏ xuống,tuôn rơi lã chã,hãy khóc đi, đôi mắt hóa thành hai hòn ngọc…giọng kể

     người mẹ điềm đạm,khiêm tốn nhưng cương quyết, tha thiết toát lên được sự sẳn lòng hi sinh của người mẹ trên đường đi tìm con .Nhân vật Thần Chết  khi thấy người mẹ ngạc nhiên.Từng học sinh nhập vai nhân vật khi kể kết hơp mọi cử chỉ và thể hiện điệu bộ, nét mặt phù hợp với từng nhân vật .Giaó viên tổ chức cho các em thi kể chuyện theo nhóm,các nhóm nhập vai nhân vật và trình bày đoạn truyện như đã hướng dẫn.Đại diện từng nhóm  thi kể, sau đó giáo viên và các nhóm nhận xét,đánh giá chọn ra nhóm kể hay nhất tuyên dương trước lớp

       Song song với việc dạy luyện đọc kể chuyện cho học sinh thì kĩ năng thực hành viết, nghe viết không kém phần quan trọng

Giải pháp thứ hai:Thực hành luyện viết:

      Trong phần cơ sở lí luận chúng ta đã biết phương pháp luyện tập là rất cần  thiết đối với học sinh Tiểu học. Thật vậy,trong giờ dạy tập viết,chính tả kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được phải thể hiện thành kĩ năng, kĩ xảo.Muốn vậy, cần phải thường xuyên luyện tập thực hành cho học sinh. Việc luyện tập ở đây có nghĩa là luyện đọc và luyện viết.Khi học sinh luyện tập chữ viết giáo viên cần uốn nắn cách ngồi viết với nhiều hình thức luyện tập

     Tập viết chữ vào bảng con học sinh luyện tập viết bằng phấn hoặc bút bảng để trước khi viết vào vở, những chữ cái vần khó giáo viên hướng dẫn kĩ cách viết , những chữ viết chưa chính xác để dễ sữa chữa bằng dẻ lau, từ đó học sinh luyện viết vào vở. Muốn học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết giáo viên cần hướng dẫn tỉ mĩ nội  dung và yêu cầu về kĩ năng . Viết ở từng bài ( mẫu chữ,các dấu chỉ khoảngcách giữa các chữ,dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét) giúp các em viết đủ,viết đúng số dòng quy định.

   Ngoài ra,giáo viên cho học sinh viết thêm các tiếng ngoài bài. cho học sinh viết càng nhiều càng tốt . Giáo viên có thể quán xuyến được lớp, bám sát học sinh .Giáo viên phân nhóm cho học sinh viết ở nhà, khi học sinh viết đúng được từ ngữ, câu, chuyển sang giai đoạn viết chính tả học sinh viết đúng một đoạn văn,bài thơ học sinh nhìn bảng giáo viên viết mẫu học sinh viết  vào vở . Đối với những loại bài nghe viết học sinh viết một bài hoặc một đoạn văn dài trên 70 tiếng,học sinh viết đúng chính tả, trình bày chữ viết đẹp và cẩn thận. Khi dạy chính tả giáo viên đọc to chậm rãi từ ngữ,câu,phát âm đúng những từ ngữ học sinh hay mắc lỗi có phụ âm ( c/ k; g/gh; ng/ g; l/n; s/x ) Cùng với một số vần như ( an/ ang;ac/at; ưu/ ươu; ât/ ăc…)và những tiếng lẫn lộn giữa (dấu hỏi và dấu ngã ) để các em viết đúng. khi học sinh viết giáo viên cho học sinh đánh vần trước các âm,vần khó và luyện viết ở bảng con nhiều lần. khả năng một số em đọc tốtthì các em viếtnhanh, chính xác . Bên cạnh đó còn một số học sinh chưa đọc thành thạo, khả năng nghe và viết chưa tốt .Để giúp các em viết đúng   chính tả giáo viên  đọc chậm từng câu nhiều lần quan sát cách viết xem các em viết được chưa mà điều chỉnh khi đó các em mới hoàn thành bài viết . Cuối giờ chính tả, còn thời gian làm lại các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần để tạo thành tiếng, từ, viết đúng chính tả . Mục đích giúp các em viết đúng chính tả.

      Ngoài hai giải pháp vừa nêu trên,giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, biết nghe và trả lời câu hỏi phục vụ cho việc học tập và giao tiếp .

     Giải pháp thứ ba: Thực hành kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu khi nói và viết để học tốt môn luyện từ và câu và môn tập làm văn:

      Ở lớp 3, phân môn luyện từ và câu giúp các em mở rộng vốn từ,biết đặt các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì ? Ai thế nào? Và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy. ngoài ra , có những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi khi nào? ở đâu ? như thế nào? Và các dấu câu,dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than,dấu phẩy…. ngoài ra dưạ vào khổ thơ đoạn văn tìm các hình ảnh so sánh hay nhân hóa.Khi dạy các dạng bài trên đặt câu thì giáo viên luôn hướng cho học sinh biết mỗidạng có cách đặt câu khác nhau .Khác ở cách dùng từ,nghĩa của các từ trong câu .Để hỏi và trả lời câu hỏi có nội dung cần gì ?

Ví dụ :Tìm các bộ phận câu :

-Trả lời câu hỏi Ai(cái gì,con gì) ?

-Trả lời câu hỏi Làm gì ?

a)Đàn Sếu đang sải cánh trên cao.

b)Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về.

c)Các em tới chỗ ông cụ,lễ phép hỏi.

Giaó viên giúp học sinh nắm yêu cầu của bài.Đây là những câu đặt theo mẫu câu Ai làm gì ?nhiệm vụ các emlà tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi ai(cái gì, con gì)và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì ?)

 Sau đó giáo viên chỉ định từng cặp học sinh khá giỏi lên tìm ý a

a)Đàn Sếu/đang sải cánh trên cao. 

    Congì ?      làm gì ?

Giáo viên gọi học sinh nhận xét cặp bạn tìm đã chínhxác chưa ?

  Học sinh trả lời  bạn làm đã chính xác rồi.

Giaó viên chỉ định từng cặp học sinhlên tìm

b)Sau một cuộc dạo chơi,đám trẻ/ ra về

.                                             Ai ?    làm gì ?

c)Các em tới chỗ ông cụ/, lễ phép hỏ

.                      AI/ ?            làm gì ?

Giáo viên và cả lớp nhận xét, tuyên dương.

    Cách dạy các kiểu câu còn lại giáo viên luôn hướng học sinh hiểu cách nói của từng vế câu khơi dậy cho học sinh thấy được được sự khác nhau giữa các kiểu câu.Học sinh dựa vào một số câu mẫu tập nói và đặt câu phù hợp tương ứng với từng loại kiểu câu .

    Khi học sinh đặt thành câu nói và viết thành đoạn thì lúc này biết dùng các dấu câu để phân biệt từng ý và nội dung của mỗi ý cho phù hợp.Các em biết cách dùng các dấu để ngắt  nghỉ khi đọc hoặc khi viết .

VÍ DỤ : Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống ?

  Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp2,chưa  viế tthành thạo ……Viết thư xong, chị hỏi :

– Em muốn còn nói thêm gì nữa không ……

 Cậu bé đáp :

– Dạ có …….. Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả .”

  Học sinh dựa vào đoạn văn trên biết cách dùng dấu câu để đặt vào ô trống sao cho đúng với từng câu tương ứng với mỗi ô trống .Học sinh làm đúng đoạn văn giáo viên gọi từng em đọc thể hiện cách đọc sau mỗi câu có dùng dấu chấm hay dấu chấm hỏi.

   Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 2,chưa t viết thành thạo ……Viết thư xong, chị hỏi :

– Em muốn còn nói thêm gì nữa không ……

 Cậu bé đáp :

– Dạ có …….. Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả .”

    Sau khi học sinh làm xong bài tập trên giáo viên gọi học sinh thể hiện cách đọc và đọc lại đoạn văn trên rồi giáo viên nhận xét, sửa bài.

     Ngoài kĩ năng dùng từ đặt câu phân biệt các kiểu câu,sử dụng dấu câu trong đoạn văn các em biết tìm những hình ảnh so sánh,nhân hoá các sự vật, hiện tượng gần gũi trong cuộc sống như  nụ hoa hồng, cánh diều,cái đĩa, áng mây…

Chẳng hạn,khi dạy môn luyện từ và câu:Tên bài.so sánh-dấu chấm

    Yêu cầu của tiết này tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ,câu văn.Nhận biết các từ chỉ sự so sánh

   Bài 1Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ,câu văn dưới đây.

    a)Hai bàn tay em

      Như hoa đầu cành

  1. b) Mùa đông, trời là cái tủ ướp lạnh

     Mùa hè,trời là cái bếp lò nung.

  1. c) Em yêu nhà em

      Hàng xoan trước ngõ

      Hoa xao xuyến nở

      Như mây từng chùm

Khi dạy bài trên giáo viên gọi học sinhđọc kĩ yêu cầu của bài,học sinh đọc lần lượt từng câu thơ.Giáo viên hướng dẫn trước hết các em tìm những hình ảnh sự vật hiện tượng  ở trongkhổ thơ.sau đó,ta thấy các sự vật trên so sánh như thế nào?

Từ đó,các em tìm sự vật được so sánh

    a)Hai bàn tay em

      Như hoa đầu cành

  1. b) Mùa đông, trờicái tủ ướp lạnh

     Mùa hè,trờicái bếp lò nung.

  1. c) Em yêu nhà em

      Hàng xoan trước ngõ

      Hoa xao xuyến nở

      Như mây từng chùm.

    Học sinh học tốt môn luyện từ và câu thì phân môn tập làm văn giúp các em biết dùng lời nói phù hợpvới hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, sinh hoạt tập thể,biết giới thiệu các thành viên các hoạt động của tổ;biết viết đơn viết được bức thư ngắn để báo tin tức hỏi thăm sức khỏe người thân trau dồi thái độ ứng xử có văn hóa tinh thần trách nhiệm trong công việc.

  Ví dụ:kể về gia đình em với một người bạn mới quen.

  Yêu cầu của đề văn trêncác em chỉ cần nói 5đến 7câu giới thiệu về gia đình em.

.Gia đình em có bao nhiêu người,bố mẹ em làm nghề gì?Gia đình em sống có thương yêu nhau và hòa thuận không? Dựa vào các gợi ý trêncác em viết thành đoạn văn trình bày đủ ý để trao đổi với bạn. Ngoài kĩ năng xây dựng đoạn văn còn giúp các em dựa vàomẫu đơn đã có mẫu sẵn  để viết một mẫu đơn như:Đơn xin phép nghỉ học, đơn xin vào đội, đơn xin cấp thẻ đọc sách…Để viết một mẩu đơn các em nắm được trình tự của lá đơn, viết đúng theo trình tự và chính xác   

  Để học tốt môn tiếng việt ngoài việc dùng các biện pháp luyện đọc đúng,viết đúng,thực hành luyện viết,giáo viên còn dùng biện pháp Tổ chức trò chơi.

   Giải pháp thứ tư :Tổ chức trò chơi  trong quá trình dạy học :

+ Mục đích :

   Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức được học ,mở rộng vốn từ ,khắc sâu kiến thức được học , nắm chắc âm, vần biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể .

    Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể

    Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học,làm cho tiết học nhẹ nhàng và sôi nổi đem lại kết quả tốt .

*Nguyên tắc:

    Tổ chức trò chơi phải phù hợp với thời điểm của từng tiết dạy .

    Nộidung chơi phải đảm bảo kiến thức về mặt kĩ năng  theo chuẩn kiến thức,các yêu cầu về kiến thức phải có tính hệ thống .

    Trò chơi phải phù hợp, vừa sức ,không quá khó phải thu hút được sự ham thích của học sinh .Trò chơi phát huy được tinh thần tập thể, kích thích được tính thi đua học tập, giúp học sinh tăng khả năng khi nhận thông tin và giải quyết thông tin nghe,nói,đọc,viết.

* Phương pháp tiến hành:

   Tổ chức trò chơi dẫn dắt các em chiếm lĩnh kiến thức mới cần đạt lúc đó để củng cố hệ thống hóa kiến thức trong một bài hay một chương.Giaó viên cần phổ biến tên trò chơi,nội dung chơi, vật dụng phục vụ cho trò chơi,luật chơi, trước khi phổ biến trò chơi ,nên cho các em chơi thử để các em tự tin .

* Sau đây là những trò chơi mà tôi thường sử dụng ở lớp có hiệu quả .Trò chơi :

  1. a) Trò chơi tiếp sức (Điền vào chỗ trống )

Mục tiêu: Giúp học sinh chọn tiếng đã học ghép vào chổ trống để tạo thành từ ngữ có nghĩa( Trong phần bài tập,cuối giờ viết chính tả)

 Cách chơi : Giáo viên chọn hai đội chơi,lớp cử đại diện mỗi đội 03 bạn đặt tên cho đội mình.Trong vòng một phút hai đội thi đua tìm tiếng phù hợp và điền vào chỗ trống theo thứ tự từng tiếng tương ứng rồi ghi trên bảng lớp.Hết thời gian  mỗiđội cử đại diện của đội mình lên.đọc kết quả đã ghi cả lớp bổ sung và nhận xét.giáo viên đánh giá, nhận xét hai đội và kết luận đội thắng cuộc và tuyên dương đề nghị các bạn cho tràng vỗ tay khích lệ hai đội .

 VÍ DỤ: Môn:Chính tả

        BÀI : Bài tập làm văn

Bài tập : Em chọn chữ nào trong ngoặc đơnđể điền vào chỗ trống?

    a)(kheo, khoeo):     …chân

    b)khẻo hay khoẻo): người lẻo …          

  1. c)  (nghéo,ngoéo ): ….tay        

 * Hai đội thi điền được kết quả như sau:

      a)khoeo chân             

     b)ngưởi lẻo khoẻo

      c)ngoéo tay                                                 

b : Trò chơi thi tìm tiếng :

   Mục tiêu: Giúp học sinh biết chon những tiếng đã cho ghép lại với nhau để tao thành từ mới có nghĩa tương đương nhau ( môn luyện từ và câu)

      Chuẩn bị phấn viết ,bảng con ,giẻ lau.

 Cách chơi: Giáo viên cho học sinh chơi cá nhân,trong vòng một phút, học sinh chọn tiếng ghép vào tiếng đã cho để tạo thành từ ngữ có nghĩa gần giống nhau để ghi vào bảng con hết thời gian học sinh trình bày,em nào ghép đúng  giáo viên chọn gắn lên bảng .

   Đánh giá  Tìm và ghép được tiếng trong bài

    VÍ DỤ    :Luyện từ và câu

            Bài:Mở rộng vốn từ:Các dân tộc-Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh(SGK TV Lớp 3-Tập1-trang126)

   Bàì4 Tìm những từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống:

  1. a) Công cha nghĩa mẹ ơn….
  2. b) Trời mưa đường đất sét trơn như…
  3. c) Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao…

Học sinh tìm các tiếng thích hợp viết vào bảng con những từ cần điền là: Thầy; bôi mỡ; tầng.

  1. a) Công cha nghĩa mẹ ơn thầy
  2. b) Trời mưa đường đất sét trơn như bôi mỡ
  3. c) Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao tầng

Học sinh tìm từ điền vào câu đúng, giáo viên nhận xét tuyên dương.

3, KẾT QUẢ THU ĐƯỢC QUA KHẢO NGHIỆM

       Sau thời gian sử dụng các biện pháp trên, trong giờ day các phân môn ở sách tiếng việt lớp 3 tôi thấy không khí lớp học sôi nổi,khơi dậy tính tích cực của các em, đặc biệt các kĩ năng đọc, viết, các em chưa đạt  ngày càng tiến bộ.

         Giúp các em mạnh dạn, tự tin trong học tập, tinh thần đồng đội ,tình thầy trò tình bạn bè được phát triển:

*Chất lượng cụ thể qua các lần kiểm tra  như sau:

   Nói chung, đến nay hầu hết các em học sinh chưađạtcó sự tiến bộ rõ rệt .Bên cạnh đó vẫn còn một vài em còn đọc chậm,viết chậm , dự kiến tiếp tục rèn luyện đến cuối năm học

  Đạt Chưa đạt
GK I 23( 88,5%)  3  (11,5 %)

 

  Đạt Chưa đạt
CK I 24(92,3%)  2 (7,7%)

 4. KẾT LUẬN:

    Việc áp dụng một số giải pháp trong môn tiếng việt lớp 3 tôi đã đạt những   bước tiến bộ rõ rệt.Học sinh tiếp thu bài nhanh, viết ít mắc lỗi chính tả,khả năng nhận biết các kiểu câu dễ dàng hơn so với trước.Cách diễn đạt ý văn trọn vẹn giúpngười đọc hiểu được vấn đề cần thể hiện trong bài.

       Các phương pháp phải được áp dụng một cách đồng bộ, thường xuyên và linh hoạt. Không có phương pháp nào là vạn năng và chẳng có phương pháp nào là tối ưu cả, mà tối ưu hay không là phụ thuộc chủ yếu vào cách sử dụng của GV vào điều kiện cụ thể của đối tượng HS lớp mình, tùy nội dung từng bài mà quyết định áp dụng một hay một số phương pháp thích hợp. GV cần lưu ý làm mới cách tổ chức các hoạt động học để luôn hấp dẫn các em.

       Giáo viên phải tận tụy, nhiệt tình, theo dõi sát sao từng HS, qua đó phát hiện  những thiếu sót của từng em, tìm nguyên nhân, hướng khắc phục cho từng nhóm để có biện pháp giúp đỡ kịp thời; có hiệu quả, không nôn nóng, không vội vã để rồi quở trách HS.                  

        Cần có sự đánh giá, rút kinh nghiệm qua từng tháng, học kỳ để kịp thời điều chỉnh phương pháp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.                                   

     Phải có sự hỗ trợ, phối hợp giúp đỡ từ phía phụ huynh HS để  việc áp dụng các biện pháp được thuận lợi, có hiệu quả.

Bấm vào đây để tải file Word

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng