Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi học tốt môn làm quen chữ viết.
- Lý do chọn biện pháp:
“Mẫu giáo tốt , mở đầu cho nền giáo dục tốt”
– Nói như vậy để thấy được tầm quan trọng của bậc học mầm non, là bậc học thấp nhất nhưng lại quan trọng nhất vì nó có ý nghĩa quan trọng rất lớn đến sự phát triển và hình thành tâm sinh lý sau này của trẻ. Như ta đã biết mổi đứa trẻ sinh ra là niềm vui niềm hạnh phúc nhất đối với gia đình và xã hội. Là niềm hy vọng của gia đình, là tương lai của đất nước, việc chăm sóc và giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mổi gia đình, cô giáo mà là của toàn xã hội. Khi sinh ra trẻ luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người lớn, cha mẹ ông bà, được ôm ấp vỗ về, nghe những lời ca câu hát ngọt ngào của bà của mẹ, khi đến lớp trẻ được học mọi thứ từ bạn bè từ cô giáo, cô giáo là người mẹ thứ hai ở trường của trẻ, người dạy cho trẻ nói những lời hay ý đẹp, dạy trẻ hát, vui chơi, đọc thơ, kể chuyện cho trẻ nghe… thông qua các bài thơ câu chuyện ấy đã khắc sâu trong tâm trí giúp hình thành và phát triển nhân cách trẻ, vì các câu chuyện bài thơ đều mang ý nghĩa giáo dục trẻ, làm giàu vẽ đẹp tâm hồn trẻ. Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ mầm non 5-6 tuổi đang ở những bước phát triển mạnh mẽ về nhận thức, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm. Trẻ rất dễ xúc động và bị thu hút những cái mới lạ, trẻ luôn có nhu cầu tìm hiểu khám phá những điều chưa biết và hay đạt câu hỏi ( sao lại có mưa ?, đây là số mấy?, họ viết gì thế?…) với vô vàn các câu hỏi thắc mắc được trẻ đạt ra cần khám phá và giải đáp.
Ông cha ta xưa đã có câu “Dạy con từ thuở lên ba” để biết rằng ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã có nhu cầu tìm hiểu khám phá, thế giới xung quanh mới lạ, đầy hấp dẫn sinh động, trẻ tìm tòi từ những cái đơn giãn và gần gũi đến những cái phức tạp đa dạng hơn như (học ăn, cầm nắm, học nói, làm những việc như người lớn, học cách nói lời nói như người lớn…) đặc biệt trẻ rất thích thú khi được trực tiếp trãi nghiệm cuộc sống qua các trò chơi thể hiện hành động, tính cách, cử chỉ, lời nói như người lớn. Đây chính là sự phát triển mạnh mẽ về tư duy, ngôn ngữ, tình cảm của trẻ đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi.
Vào đầu năm học tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp lá 1 là một lớp đông học sinh và có nhiều thành phần dân tộc khác nhau, nhận thấy các cháu rất ngỡ ngàng khi có cô giáo mới, hiểu được tâm lý như thế tôi đã tạo cho trẻ một tâm lý vui vẻ, yên tâm khi thường xuyên trao đổi trò chuyện cùng trẻ. Tôi hay gần gũi trò chuyện nhẹ nhàng như: hôm nay ai đưa con đi học?, hôm nay con mặc áo quần đẹp quá?, …nhằm tạo sự gần gũi với trẻ và các cháu cũng rất nhanh nhẹn trả lời câu hỏi của cô. Nhưng tôi nhận thấy các cháu thường trả lời cộc lốc như: chưa, không biết…mà không có đầu có đuôi. Các cháu lại ít chơi cùng các bạn trong lớp mà hay tạo thành nhóm quen nhau và dùng nói chuyện cùng nhau bằng tiếng mẹ đẻ nên cô giáo và các bạn khác không hiểu là các cháu đó đang nói chuyện gì. Từ đó tôi suy nghĩ phải làm sao giúp cho trẻ đặc biệt là trẻ dân tộc thiểu số được mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, nói và đọc được thành thạo hơn. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài này: Một số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi học tốt môn làm quen chữ viết.
2) Nội dung và cách thực hiện biện pháp:
* Biện pháp 1: Cho trẻ làm quen chữ viết trong các giờ hoạt động có chủ đích:
Đây là hoạt động chủ yếu cho trẻ làm quen với chữ viết, các mẫu chữ đều có trong Chương trình giáo dục mầm non với nội dụng phù hợp với độ tuổi và đặc điểm phát triển của trẻ. Thời gian trong mổi hoạt động chủ đích được quy định không quá nhiều do đó mà để phát huy tối đa hiệu quả của giờ học tôi sử dụng các hình thức khác nhau như: băng hình, tranh ảnh, tranh vẽ, trò chơi, câu đố, vè…giúp phát triển thêm vồn từ cho trẻ và giúp trẻ hừng thú hơn trong học tập, giúp trẻ dễ nhớ, và nhớ lâu hơn các kiến thức đã được học
– Tạo tình huống trong giới thiệu bài:
Ví dụ: với nội dung bài thơ “Nước” (chủ đề Nước và hiện tượng tự nhiên)
Ngoài các hình ảnh cho trẻ quan sát tham khảo trên băng hình và hình ảnh cô trực tiếp vẽ thể hiện nội dung bài thơ, tôi sẽ viết nội dụng bài thơ ra khổ giấy lớn cho tre quan sát và đọc theo.. Như thế sẽ giúp trẻ tri giác được tốt hơn và hiểu sâu hơn về nội dụng cũng như ghi nhớ kỹ hơn. Ngoài ra trẻ còn được thực hành cách chỉ và đọc theo đọc theo tranh chữ viết mổi tiếng là một từ (dù trẻ chưa biết đọc) như thế trẻ sẽ rất hứng thú khi học. Sau đó cô cho trẻ lên chọn những chữ cái mà trẻ biết hay chọn chữ ái theo yêu cầu của cô sau đó đọc to lên để tất cả lớp xem bạn làm đúng chưa. Cô động viên khuyến khích trẻ bằng những món quà nhỏ và những tràn pháo tay của cả lớp (ưu tiên những trẻ trung bình và yếu)
– Cũng như trong giờ làm quen chữ cái và tập tô, đây là hoạt động chính của phát triển ngôn ngữ đọc và viết. Tôi rất chú trọng vào hoạt động này, thường xuyên chuẩn bị kỹ các câu hỏi ó tính gợi mở và đồ dùng đồ chơi nhiều màu sắc kích cỡ nhau nhằm thu hút tạo được sự hứng thú cho trẻ khi học
Ví dụ: chủ đề trường mầm non. Làm quen chữ cái: O-Ô-Ơ
Tôi tạo hứng thú cho trẻ bằng cách đọc câu thơ: “o tròn như quả trúng gà, ô thì đội mũ, ơ thời có râu”
Sau đó tôi cho trẻ quan sát tranh có chứa các chữ cái trên và mời trẻ lên tìm các chữ o-ô-ơ, và lần lượt cho trẻ tìm hiểu về đặc điểm, chi tiết, cách phát âm, cách đọc, viết …của các chữ cái đó. Bên cạnh đó tôi lồng ghép tích hợp các môn học khác như: Toán, tạo hình, văn học, thể dục, âm nhạc…xen kẽ vào các phần chuyển tiếp giúp tiết học không cứng nhắc mà sinh động hơn, trẻ sẽ ghi nhớ và hiểu bài tốt hơn.
* Biện pháp 2: Trong các giờ hoạt động chung khác:
Với phương pháp dạy học tích hợp nhiều nội dung được lồng ghép trong một hoạt động. Tổ chức cho trẻ làm quen chữ viết không chỉ tiến hành trong giờ chữ cái mà còn được thông qua các giờ hoạt động khác như: Tạo hình, làm quen với toán, âm nhạc, môi trường xung quanh…Giáo viên có thể cũng cố hoặc mở rộng kiến thức về chữ viết cho trẻ ở những hoạt động chung này
– ví dụ vào hoạt động chiều cô cho trẻ đọc, nặn, tô, viết các chữ cái chữ số đã học. Hình thức này giúp củng cố lại những kiến thức đã học giúp ghi nhớ lâu hơn những nội dung trẻ đã được học.
Cũng như trong hoạt động góc chính là nơi để trẻ ôn luyện lại những kiến thức, củng cố ghi nhớ sâu hơn nội dung các chữ cái đã được học, đọc thơ, tô màu tranh, chữ, xem tranh, truyện, …
Đặc biệt thông qua các ngày lễ hội như: 20/11, 8/3, 22/12, 1/6… cô lồng ghép cho trẻ làm quen và chữ viết bằng cách tổ chức cho các cháu vui chơi hát múa, các trò chơi nhằm phát triển ngôn ngữ và chữ viết như: đọc thơ, kể chuyện có nội dung nói về cô giáo, về các chú bộ đội, hay về các bạn nhỏ thiếu nhi, tổ chức cho các cháu đóng kịch, thi kể chuyện, trò chơi điền từ còn thiếu trong tranh dưới hình thức đội, nhóm, cá nhân…Với hình thức này giúp trẻ hăng hái tham gia, đặc biệt là các bạn nhỏ hay nhút nhát, tăng khả năng làm việc theo nhóm và tinh thần tập thể của các cháu. Tuy nhiên để tổ chức được tốt cô cần lên kế hoạch cụ thể, có sự chẩn bị thật tốt về đồ dùng, đồ chơi, tập luyện cho trẻ nhằm đạt kết quả tốt nhất
Vd1: Khi cho trẻ vẽ đề tài về các con vật cô có thể kết hợp cho trẻ đọc thơ “Em vẽ” hay hát “con gà trống”
Sau khi trẻ hoàn thành xong bức tranh cô sẽ hỏi trẻ xem về nội dung trẻ vẽ, các chi tiết trong bức tranh. Cô sẽ treo bức tranh lên và cho cả lớp cùng quan sát, sau đó cho cả lớp đặt tên các chi tiết trong bức tranh. Cô viết tên các chi tiết ra nhưng còn thiếu chữ cái và mời trẻ lên viết chữ cái còn thiếu sao cho đúng với nội dung từ cần điền
Ví dụ: trẻ vẽ tranh con gà và các chi tiết mây, mặt trời, cây, hoa…cô viết dưới mổi chi tiết là từ còn thiếu và trẻ lên điền tiếp cho đủ ( mặt tr…i)
Vd2: Trong giờ âm nhạc “Cháu yêu bà” cho trẻ đọc thơ “giữa vòng gió thơm”
Hay trong giờ môi trường xung quanh chủ đề “Gia đình” cho trẻ đọc thơ “phải là hai tay”, hay tôi thường cho các cháu đọc các bài thơ, câu đố, vè …có nội dung phù hợp với các thời điểm trong ngày như (Ăn cơm- đọc thơ : giờ ăn, ngủ – đọc thơ: giờ ngủ…, giò chơi, vè con vật, vè đồ dùng nhà bé, …) giúp phát triển thêm ngôn ngữ cho trẻ
Cho trẻ làm quen chữ viết thông qua các hoạt động chung khác là hình thức rất gần gũi và cơ bản giúp đạt hiệu quả cao trong hoạt động có chủ đích.
*Biện pháp 3: Cho trẻ làm quen với chữ viết trong các hoạt động ngoài giờ:
Tôi kết hợp cho trẻ làm quen chữ viết trong các giờ đón trẻ, trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi, hoạt động góc nhằm giới thiệu hay ôn luyện các bài thơ, đồng dao, câu đố, các chữ cái đã học. Trong hoạt động vui chơi có chủ đích “lộn cầu vồng” trẻ vừa chơi vừa kết hợp đọc bài đồng dao “nước sông đang chảy”…giúp trẻ nói được lưu loát hơn và vốn từ cũng nhiều hơn cho trẻ. Hay trong hoạt động ngoài trời cũng thế cô giáo cho cháu ôn gợi nhớ lại các chữ cái đã học, chữ cái chưa học…dưới nhiều các hình thức ôn tập khác nhau như: đọc hoặc kể lại tác phẩm cho cháu nghe, viết các chữ cái, xếp các chữ cái bằng hột hạt, các trò chơi nhỏ cô tự tổ chức như: “đoán xem tôi là chữ gì” trẻ sẽ tham gia học rất là hứng thú
*Biện pháp 4: Thông qua công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh:
Phụ huynh đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Tôi thường xuyên tranh thủ vào giờ đón trẻ và trả trẻ gặp gỡ và trò chuyện về tình hình học tập các môn học của các cháu trong lớp, nhằm giúp phụ huynh hiểu sâu sắc hơn về việc học tập của con em mình.. Nên lập bảng tin về chương trình dạy và học theo chủ đề và nên thay hàng tuần để phụ huynh tiện theo dõi, trong đó tôi gắn các chữ cái theo chủ đề để phụ huynh tiện theo giỏi từ đó họ có sự phối hợp với giáo viên kèm cặp rèn luyện thêm con em mình ở nhà.
– Giáo viên trò chuyện, tư vấn và khuyến khích, động viên phụ huynh nên mua thêm một số sách báo truyện tranh lứa tuổi mẫu giáo, bút màu, vở tập tô và đặc biệt là các loại sách dành cho trẻ mẫu giáo: truyện tranh màu, sách hướng dẫn trẻ tô màu, tô chữ, nối các chữ cái thành hình các con vật…các loại sách này rất có ích trong việc phát triển them ngôn ngữ cho trẻ và trẻ rất thích thú học.
– Vận động học sinh và phụ huynh tham gia ủng hộ cho tủ sách của lớp.
3) Kết quả khảo nghiệm:
– Sau một thời gian áp dụng biện pháp mới các cháu học sinh trong lớp rất thích học, nhanh nhẹn hoạt bát và các cháu có sự tiến bộ rõ rệt, các cháu tham gia phát biểu xây dụng bài nhiều hơn. Qua việc thực hiện một số biện pháp trên kết quả thu được như sau:
Bảng 2: Điều tra tình hình lớp sau khi thực hiện đề tài
(Tổng số trẻ 45)
STT | Phân loại | Kỹ năng đọc | Kỹ năng viết | ||
Số lượng | Tỉ lệ | Số lượng | Tỉ lệ | ||
1 | Loại tốt | 12 | 26,7% | 16 | 35.5% |
2 | Loại khá | 15 | 33.3% | 17 | 37.8% |
3 | Loại trung bình | 18 | 40% | 9 | 20.% |
4 | Loại yếu | 0 | 3 | 6.7 % |
Sau một thời gian từ đầu năm học đến nay qua việc áp dụng các biện pháp mới tôi nhận thấy trẻ trong lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt. Trẻ thuộc nhiều chữ cái và cữ số hơn, đọc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt cũng như viết thành thạo hơn. Trẻ viết nét tròn và đều rất đẹp chứ không nghệch ngoạc như trước đây ,,,, tôi cảm thấy rất là vui mừng và phấn khởi, trẻ có nhiều tiến bộ hơn trước rất nhiều, trẻ thích đi học hơn, các kỹ năng đọc viết thành thạo hơn và trẻ cũng có vốn kiến thức và kinh nghiệm sống nhiều hơn
Từ đó tôi cũng rút ra thêm được nhiều vốn kinh nghiệm và kỹ năng lên lớp cho bản thân hơn, tôi thấy tự tin và nhẹ nhàng hơn khi chuẩn bị một tiết dạy chứ không nặng nề như trước nữa.
– Kỹ năng đọc: Loại tốt: tăng 6 trẻ đạt tỉ lệ 13.4 %
Loại khá: tăng 4 trẻ đạt tỉ lệ 9%
Loại trung bình: giảm 8 trẻ đạt tỉ lệ 18%
Loại yếu: giảm 2 trẻ đạt tỉ lệ 4,3 %
– Kỹ năng viết: Loại tốt: tăng 7 trẻ đạt tỉ lệ 15.3%
Loại khá: tăng 10 trẻ đạt tỉ lệ 22.1 %
Loại trung bình: giảm 9 em đạt tỉ lệ 24.2 %
Loại yếu : giảm 4 trẻ đạt tỉ lệ 8.8%
4. KẾT LUẬN:
– Qua kết quả khảo nghiệm, kết quả đạt được thấy trẻ có tiến bộ rõ rệt chúng tỏ việc sử dụng biện pháp mới cho trẻ làm quen với chữ viết có hiệu quả.
– Tôi nhận thấy trẻ đã tự tin mạnh dạn hơn, hứng thú học tập, quan sát trẻ tôi nhận thấy các cháu có tiến bộ rõ rệt và có kết quả cao trong học tập, phụ huynh rất vui và phấn khởi tin tưởng vào cô giáo.