Một số biện pháp khơi dậy niềm tin cho học sinh để nâng cao chất lượng học tập

  1. Môi trường gia đình

   Gia đình và thói quen sinh hoạt của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành giáo dục niềm tin cho học sinh .Một học sinh được sinh ra trong một gia đình mà các thế hệ có quan hệ tốt với nhau , có tôn ti trật tự, quan tâm giáo dục con cháu , thực sự là tấm gương đạo đức cho con cháu noi theo thì bản thân học sinh đó bước đầu có nền tảng về niềm tin và là nền tảng có ý thức trách nhiệm.

Ngược lại ở trong môi trường gia đình mà sự dối trá bao bọc,các thế hệ sống không có trên ,có dưới .. Sẽ ảnh hưởng đến niềm tin trong lòng con trẻ, và từ đó ảnh hưởng tới ý thức trách nhiệm từ các  em. Ngày nay đại đa số các gia đình chỉ có từ một đến hai con lại có điều kiện kinh tế nên rất quan tâm đầu tư vật chất cho con cái ăn học  , điều này đúng là rất cần thiết nhưng chưa phải là đủ nếu thiếu đi sự thương yêu , bao bọc. Có nhiều em đã được sống trong một tình thương yêu thái quá khiến các em hình thành tính ích kỷ , thụ động không còn tin vào bản thân mình , không tin những việc đó mình đã làm được và có thể làm được.

a.1. Thống nhất trong tình thương và trách nhiệm

Kinh nghiệm mà ông ta ta từ xưa truyền lại “ Thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi”. Chúng ta cần có tình yêu thương đúng mức, giáo dục cho các em trở thành con người toàn diện, yêu cầu phải  rèn con em mình . Nhưng ở đây không có nghĩa là chúng ta dùng những biện pháp cứng nhắc làm cho các em cảm nhận là mình bị ghét bỏ thì vô cùng nguy hại . Phụ huynh cần nghiêm khắc với con cái bên cạnh đó cần đi đôi với  sự tôn  trọng nhân cách nhân cách làm người của con. Có nghĩa là con cái cũng cần được đối xử bình đẳng giữa con người với con người . Đối xử bình đẳng cộng với được sự yêu thương che chở vô bờ bến sẽ giúp các em có niềm tin vào gia đình từ đó giúp các em có trách nhiệm với bản thân với những người xung quanh.

a.2. Nêu gương

Trong số các bậc làm cha , làm mẹ  trong chúng ta liệu có được bao nhiêu người đủ “Tự tin” dạy con cho đúng lẽ phải . Bao nhiêu gia đình là tấm gương tốt cho con cái noi theo ? Trong xã hội có nhiều phức tạp như ngày nay thì gia đình có vai trò quan trọng trong việc làm rõ về cái tốt cái xấu , cái nên làm và cái không nên làm.Những gì mà con trẻ làm hôm nay đã có sự đóng góp của gia đình từ trước .

a. 3. Môi trường giáo dục trong nhà trường

    Các em học sinh chính là những sản phẩm mà nhà trường đã làm ra. Nhà trường đã đưa ra thi trường một số sản phẩm hàng hoá mà ở đó là cộng đồng xã hội , nơi đây đã đánh giá các sản phẩm này của nhà trường . Giúp các em tự tạo lập niềm tin chính là một nền tảng cho học sinh.

 Nền giáo dục ngay cả từ thời kỳ phong kiến các bậc thầy đồ đã dạy chữ , dạy người rất có hiệu quả . Vậy thế hệ trẻ giáo viên của chúng ta có chịu khó trồng được lớp người có đức có tài để sau này trở thành người có ích cho đất nước, công việc này khó .Dddoif hỏi những nhà giáo có tâm huyết với nghề nghiệp . Liệu rằng chúng ta có quyết tâm chăm lo rèn luyện thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt không ? Muốn đạt được điều này tôi cho rằng chúng ta cần xác định rõ mục tiêu. Cần làm rõ những chuẩn mực đạo đức để học sinh tin và khẳng định niềm tin chính từ bản thân của các em.

   Từ mục tiêu giáo dục của mình , mỗi giáo viên cần  tạo dựng tính tự giác xây dựng niềm tin cho học sinh qua các môn học mà mình giảng dạy.Để từ đây các em có thể xây dựng những chuẩn mực đạo đức đối với bản thân , đối với gia đình , đối với xã hội. Cho các em tìm hiểu qua các cách ứng xử , hành vi , thói quen của những bạn tốt , giữa những người lịch thiệp và  được lặp đi lặp lại những hành động, thói quen  làm cho con người tin tưởng . Bằng phương pháp này dần dần chúng ta đã hình thành ý thức tự giác tạo dựng niềm tin trong tâm hồn của các em. Nếu có thể chúng ta cần hướng dẫn chương trình ngoại khoá  có các bậc phụ huynh tham gia và chúng ta cần làm rõ vấn đề giúp các em tự giác tạo niềm tin . Sau đó chúng ta cần giới thiệu một số biện pháp , phương pháp , hành vi , thói quen  giúp hình thành các em tự giác tạo niềm tin.

 – Giáo dục tính tự lập tạo dựng niềm tin không chỉ bó hẹp giữa GVCN với gia đình mà cần làm đồng loạt trong tất cả các môn học . Nhà trường nên đưa vào các bài giảng và cần gắn trách nhiệm để giáo viên của mình đều là niềm tin cho các em học sinh . Những hoạt động ngoài giờ lên lớp như các tiết chào cò , giáo dục ngoại khoá  cần mang lại niềm tin trong lòng học sinh . Bằng các chỉ chỉ , hành động lời nói đi đôi với việc làm. 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng