Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng bào dân tộc

Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng bào dân tộc

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm được xem là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu đối với người giáo viên. 
Thông tư 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong việc hướng dẫn tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp đã đưa việc viết Sáng kiếm kinh nghiệm thành một nội dung dự thi chính thức. Điều đó có nghĩa là viết sáng kiến kinh nghiệm rất cần thiết đối với cán bộ – giáo viên.
Năm học 2013 – 2014, tôi được nhà trường phân công nhiệm vụ bồi dưỡng cho học sinh giỏi khối lớp 1, 2 và 3 của trường. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cũng là nặng nề với tôi. Sau thời gian nhận nhiệm vụ bồi dưỡng cho các em, tôi đã nhận thấy trình độ các em không đồng đều, những em thuộc người Kinh thì tham gia làm bài tập nâng cao khá nhanh, nắm bài tương đối tốt còn một số em đồng bào dân tộc thiểu số thì chậm hơn, một số quy tắc, phương pháp giải các em cũng không năm được.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm giúp các em đồng bào dân tộc thiểu số giải các dạng toán nâng cao trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 2 trường tiểu học Krông Năng. Đây cũng là nội dung của Sáng kiến kinh nghiệm mà tôi trình bày dưới đây:
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng bào dân tộc thiểu số”
I.2.  MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
1/ Mục tiêu: 
Xét thấy năng lực giải Toán của một số em trong lớp 2 còn yếu nên mục tiêu nghiên cứu của đề tài là ứng dụng một số phương pháp giải toán ở tiểu học để hướng dẫn học sinh dân tộc giải các bài toán nâng cao.
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu : 
Do thời gian nghiên cứu hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa cao nên tôi chỉ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau:
– Nghiên cứu lý thuyết về các phương pháp giải toán ở tiểu học, tham khảo các tài liệu có liên quan. Tìm hiểu thực trạng về những khả năng của các em học sinh dân tộc trong việc tiếp thu kiến thức về môn toán.
– Tìm hiểu thực tế việc bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán của giáo viên chủ nhiệm cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học Krông Năng để đưa ra những lý giải cho vấn đề nghiên cứu.
– Đề xuất một số phương pháp có tính thực tiễn trong việc áp dụng vào dạy giải Toán nâng cao cho học sinh dân tộc tại trường tiểu học Krông Năng.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi cho các em đồng bào dân tộc thiểu số” là một nội dung nghiên cứu về phương pháp giải các dạng toán có trong sách giáo khoa lớp 2 nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em học sinh giỏi khối lớp 2 trường tiểu học …..
I.4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu các phương pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi ở lớp 2 cho học sinh dân tộc. Do vậy giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi của trường tiểu học.
I.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 
1. Phương pháp phân tích : Tiến hành thu nhập các số liệu trong những điều kiện đã có, phân tích các yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu. 
2. Phương pháp điều tra khảo sát : Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế việc sử dụng các phương pháp giải toán lớp 2 tại trường tiểu học Krông Năng, huyện Krông  Năng, tỉnh Đăk Lăk.
3. Phương pháp đọc sách và tài liệu:  Nắm bắt được vấn đề mà đề tài đề cập đã được giải quyết đến đâu, cung cấp cho các em những cơ sở lý luận của đề tài, các luận chứng để lý giải kết quả của đề tài.
4. Phương pháp tổng kết đánh giá:
Dựa trên những số liệu và căn cứ đã nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và rút ra kết luận của đề tài.
 
PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong dạy bồi dưỡng học sinh giỏi toán ở lớp 2, không chỉ đơn thuần là dạy cho học sinh giải các bài tập nâng cao mà cần phải cung cấp cho các em một số phương pháp  giải có hệ thống để các em biết cách giải, nhớ lâu và ứng dụng  tốt hơn. Do vậy khi dạy giải toán cần chú ý tới các điểm sau:
+ Sự hiểu biết của học sinh đối với bài toán.
+ Ngôn ngữ toán học dùng trong các bài toán.
+ Khả năng đọc của học sinh.
Vì thế cần có ba mức độ trong việc tổ chức dạy học giải toán:
+ Mức độ 1: Hoạt động chuẩn bị cho giải toán.
+ Mức độ 2: Hoạt động làm quen với giải toán.
+ Mức độ 3: Hoạt động hình thành kĩ năng giải toán.
a, Các hoạt động chuẩn bị cho giải toán: 
–  Trong nhiều trường hợp học sinh cần được rèn luyện làm quen với hoạt động giải toán thông qua hoạt động với nhóm đồ vật, tranh ảnh, hình vẽ.
–  Các bài toán liên quan đến các đại lượng là một phần quan trọng trong giải toán tiểu học. Vì thế học sinh cần được rèn luyện kĩ năng thao tác đo đại lượng, tính toán trên các số đo đại lượng.
Việc giải bài toán hợp thực chất là giải các bài toán đơn. Vì vậy việc dạy kỹ các bài toán đơn là một công việc chuẩn bị tốt cho việc giải các bài toán hợp.
b, Hoạt động làm quen với giải toán:
Trong việc dạy giải toán ở tiểu học, giáo viên cần giải quyết 2 vấn đề sau:
–  Làm cho học sinh nắm được các bước cần thiết của quá trình giải toán và rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước đó một cách thành thạo, được tiến hành theo 4 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu kỹ đề bài 
Bước 2: Lập kế hoạch giải 
Bước 3: Thực hiện kế hoạch giải 
Bước 4: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải.
–  Làm cho học sinh nắm được và có kỹ năng vận dụng các phương pháp chung cũng như thủ thuật giải toán vào việc giải các bài toán một cách có hiệu quả.
c, Hình thành và rèn kĩ năng giải toán:
Để hình thành năng lực khái quát hoá và kỹ năng giải toán, rèn luyện năng lực sáng tạo trong học tập, cần tiến hành các hoạt động sau:
–  Giải các bài toán nâng dần mức độ phức tạp trong mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hoặc điều kiện bài toán.
–  Giải bài toán bằng nhiều cách khác nhau.
–  Giải các bài toán trong đó phải xét tới nhiều khả năng để chọn một khả năng thoả mãn điều kiện bài toán.
–  Lập và biến đổi bài toán bằng cách lập bài toán tương tự; lập bài toán theo tóm tắt hoặc sơ đồ bài toán.
2. THỰC TRẠNG:
Trường tiểu học ………….. được đóng trên địa bàn thị trấn …………. của huyện ………… Với hơn 700 học sinh, đa số là con em gia đình nông nghiệp. Đội ngũ CBGV của trường có tay nghề vững vàng, nhiệt huyết với công việc. Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đúng mức đến chất lượng học tập và nề nếp của các em. Đầu năm học …………. tôi được nhà trường phân công giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 2, đây là lớp có số học sinh 18 em, trong đó 8 em học sinh dân tộc thiểu số và 10 em học sinh người Kinh.
a. Thuận lợi – Khó khăn:
* Thuận lợi:
Ngay khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự ửng hộ từ phía nhà trường cũng như một số giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn chi tiết cho tôi cách trình bày nội dung đúng với hướng dẫn của Phòng giáo dục, cung cấp cho tôi những tư liệu cần thiết để nghiên cứu. Bên cạnh đó các anh chị em đồng nghiệp rất cởi mở và nhiệt tình giúp đỡ cho tôi hoàn thành nội dung nghiên cứu, nhiều giáo viên không ngại khó khăn đã cùng trao đổi rất lâu với tôi về những kinh nghiệm nghiệp vụ, hướng dẫn tôi cách gần gũi với các em học sinh dân tộc. Đặc biệt các em học sinh lớp 2 rất nhiệt tình và ngoan ngoãn, sẵn sang hợp tác mỗi khi giáo viên dạy áp dụng các phương pháp vào bài dạy.
* Khó Khăn:
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như: cơ sở vật chất còn thiếu thốn, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu học tập của giáo dục hiện nay. Địa bàn dân cư trải rộng, đường sá vào thôn, buôn khó đi, nhất là về mùa mưa làm ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của các em học sinh và giáo viên. số học sinh có hoàn cảnh gia đình nghèo trong lớp chiếm tỷ lệ khá cao, đặc biệt là các em gia đình dân tộc thiểu số (ở đây chủ yếu là học sinh dân tộc Ê đê), trình độ dân trí thấp, một số gia đình phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình. Dẫn đến rất khó khăn trong công tác giảng dạy tại đây.

3. GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp này là sử dụng một số phương pháp giải toán tiểu học để hướng dẫn học sinh dân tộc giải toán giúp các em hiểu bài hơn, nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn toán hơn trước. Xây dựng cho học sinh một hình thức học tập vui tươi, thân thiện trong học tập nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. Phát huy tốt những kỹ năng tiềm tàng sẵn có trong mỗi cá nhân các em.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Sử dụng phương pháp sơ đồ đoạn thẳng:
Trong giải toán ở lớp 2, phương pháp sơ đồ đoạn thẳng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhờ sử dụng sơ đồ đoạn thẳng một cách hợp lý, các khái niệm và quan hệ trừu tượng được biểu thị trực quan hơn. Ngoài chức năng tóm tắt bài  toán, sơ đồ đoạn thẳng còn giúp trực quan hoá các suy luận, làm cơ sở tìm ra lời giải toán. 
Đặc biệt với các em học sinh dân tộc dùng đoạn thẳng thì dễ hiểu hơn, các em dễ định hình cách giải hơn thông qua sơ đồ mà giáo viên hướng dẫn.
Ví dụ :
Ngăn trên có 32 quyển sách, ngăn dưới có ít hơn ngăn trên 4 quyển sách. Hỏi cả hai ngăn có bao nhiêu quyển sách?
Ở bài này, giáo viên cần tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng vừa diễn giải cách thiết lập sơ đồ từng bước cho các em. dựa trên biểu tượng sơ đồ, các em sẽ định hình tưng bước để giải:

Tóm tắt:
Số sách của ngăn trên: 
Số sách của ngăn dưới:Khi hướng dẫn cho học sinh giỏi, giáo viên chỉ cần hướng dẫn sơ đồ trên và cho các em tự tìm phương án giải (Có thể các em giải bằng hai phép tính hoặc giải bằng phép tính gộp).
Nhưng với các em học sinh dân tộc, giáo viên phải hướng dẫn thêm một bước nữa, đó là hình thành tìm ngăn sách dưới qua cách vẽ sơ đồ:
Tóm tắt:
Số sách của ngăn trên: 
Số sách của ngăn dưới:Như vậy, theo sơ đồ này, học sinh cần tìm số sách ở ngăn dưới trước:
32 – 4 = 28 (quyển sách)
Sau đó mới tìm tổng của 2 ngăn sách:
32 + 28 = 60 (quyển sách)
Đáp số: 60 quyển sách
Đề bài 2 :
Một người đi 18 kmđể đến thị xã,sau đó lại đi tiếp 12km để đến thành phố .Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu km?
Tóm tắt:
Ta có sơ đồ sau:

Như vậy dựa vào sơ đồ và hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự tìm và nêu cách giải cho mình : người đó đã đi số km là :
18 +12 =30 (km)
Cách 2: dùng để hướng dẫn học sinh dân tộc: Với các em học sinh dân tộc, ta phải thực hiện vẽ sơ đồ bằng một phương pháp khácTóm tắt:
Ta có sơ đồ sau:
Q đường từ nhà điện đến thị xã         
Q đường từ nhà đế thành phốNếu vẽ sơ đồ như trên, giáo viên vẽ từng bước, đầu tiên là vẽ sơ đồ quãng đường từ nhà đến thị xã gồm 18 km; sau đó lại vẽ quãng đường từ thị xã đến thành phố . Như thế các em học sinh dân tộc sẽ dễ nhận định từng phần của bài toán:
– Tìm quãng đường từ nhà đến thị xã: 18 + 12 = 30 (km)
Và cứ như thế nếu gặp những dạng toán  có thể sử dụng phương pháp sơ đồ, giáo viên có thể thực hiện như vậy thì các em học sinh dân tộc sẽ nắm được nội dung bài hanh hơn.
* Phương pháp nối số :
 Đây là một phương pháp tuy không mới, đã có sử dụng trong sách giáo khoa,  nhưng số lượng sử dụng còn rất ít. Còn đối với các em học sinh dân tộc thì cần nhiều hơn những phương pháp này nhằm rèn luyện kỹ năng học thuộc bảng cửu chương, kĩ năng tính toán nhanh, xác định kết quả. Đồng thời giúp giáo viên kiểm tra mức độ thuộc và nhớ sâu những bảng cửu chương hoặc đánh giá kiến thức của từng em.
Ví dụ : khi dạy bảng nhân 5. Sau khi cho học sinh học thuộc, giáo viên dùng phương pháp nối số để kiểm tra mức độ thuộc bài của học sinh như sau :

Có thể khẳng định rằng đối với học sinh dân tộc thì đây được xem là một trong những phương pháp khá hiệu quả trong việc nhận xét đánh giá chất lượng hiểu bài của học sinh. Chính vì thế ở các dạng bài toán về bản cửu chương giáo viên có thể áp dụng.
Hoặc ở dạng toán “Xem đồng hồ” giáo viên cũng có thể áp dụng phương pháp này vào các bài tập xem giờ:
Đề bài: em hãy quan sát và nối các câu chỉ giờ với mỗi đồng hồ để có giờ đúng nhất

* Phương pháp ghép hình để xác định hình:
Lớp 2, việc dạy học sinh nhận biết về hình và các đặc điểm của hình được sách giáo khoa dùng các ô vuông nhỏ để hình thành kiến thức cho các em. Đây có thể nói là phương pháp cơ bản nhất giúp xác em nhận biết về một loại hình nào đó như hình vuông, hình chữ nhật,… thông qua các ô vuông nhỏ, các em có thể đếm, đo để xác định độ dài các cạnh rồi kết luận đó là hình gì.
Ví dụ khi dạy bài hình vuông, giáo viên chỉ cần sử dụng bảng có ô vuông để hình thành khái niệm về hình vuông cho học sinh. Nhưng với học sinh dân tộc thì việc hình thành qua các ô vuông như thế là chưa đủ mà người giáo viên cần hướng dẫn thêm cho các em về khai niệm hình vuông bằng cách ghép hình như sau:
– Giáo viên có thể dùng một số tấm bìa hình vuông, sau đó cắt những hình vuông đó thành những hình khác nhau và để lẫn lộn trong một hộp. Sau đó cho học sinh lên nhặt các hình nhỏ ghép lại với nhau rồi đo các cạnh của hình và kết luận có phải hình vuông hay không. Làm như thế các em học sinh dân tộc sẽ có khái niệm sâu hơn với cách nhận diện hình vuông. Phương pháp này giáo viên cũng có thể áp dụng vào các bài dạy có dạng hình tương tự. 
 Cắt các hình để học sinh ghép lại giáo viên có thể thực hiện từ dễ đến khó nhằm rèn luyện kiến thức cho học sinh:
Hình cắt ghép ở mức độ đơn giản:

Hình cắt ghép ở mức độ khó hơn:Việc sử dụng một số phương pháp giúp học sinh dân tộc giải toán, nắm kiến thức nội dung sâu hơn, kĩ hơn thì có rất nhiều phương pháp nhưng vì điều kiện thời gian nên tôi chỉ nếu một vài nét chính nhằm cung cấp thêm những phương pháp có tính khả thi giúp các em học sinh dân tộc học bài nhanh hiểu hơn, kiến thức vững vàng hơn.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu: 
Sau khi áp dụng những phương pháp trên vào lớp 2 tôi đang bồi dưỡng, tôi đã nhận thấy có những kết quả tích cực rõ rệt:
– Số lượng học sinh hiểu bài môn toán tăng lên nhiều, đa số các em hiểu bài nhanh hơn trước. Ví dụ trước đây tôi dạy 1 tiết toán 35-40 phút thì mất khoảng 25 phút dạy kiến thức. Nhưng sau khi dùng những phương phát nêu trên, thời gian lý thuyết giảm xuống còn khoảng 15-20 phút. Điều này chứng tỏ những phương pháp trên là có hiệu quả hơn trước.
– Tính thần học tập của cả lớp phấn chấn hơn, đồng đều hơn, nhìn nét mặt của các em sau tiết toán có phần rạng rỡ, vui tươi hơn. Không còn tình trạng buồn hoặc im lặng như trước. Một số em có biểu hiện chăm chỉ hơn, cùng với bạn trao đổi rất nhiệt tình những bài toán lỡ làm sai trong giờ học để rút kinh nghiệm.
Những kết quả trên tuy chưa phải là nhiều hoặc nâng cao toàn diện được chất lượng học tập của ác em. Nhưng đây là những tín hiệu vui, đáng quan tâm để thúc đẩy tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu để sau này đưa ra những biện pháp mới hơn, khả thi hơn giúp cho các em học sinh dân tộc nắm được bài tốt như những em học sinh khác.
Kết quả khảo sát đầu năm:

III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

III.1. Kết luận:
Qua nghiên cứu lý thuyết kết hợp với khảo sát nội dung của các phương pháp  giải toán đã cho ta thấy rằng sử dụng các phương pháp này vô cùng quan trọng trong chương trình môn toán ở tiểu học. Sử dụng tốt các phương pháp này sẽ giúp cho học sinh :
+ Củng cố kiến thức đã học, giúp cho học sinh nhớ chuẩn, nhớ lâu những nội dung cơ bản của chương trình.
+ Rèn luyện kỹ năng tính toán các dạng toán, biết quy luận nội dung và sử dụng ngôn ngữ trả.
+ Kích tích tính làm việc độc lập, tự chủ, xây dựng kế hoạch làm việc theo quy trình.
+ Tạo không khí thoải mái, vui tươi giúp cho học sinh ham học toán và đam mê giải toán
Chính vì những tác dụng đó trong môn toán ở tiểu học rất cần giáo viên quan tâm đầu tư, trang bị đầy đủ các kiến thức về toán học cũng như phương pháp dạy học, cố gắng tìm tòi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy học toán, những biện pháp tổ chức phù hợp để từng bước nâng cao tay nghề của mình trong giảng dạy. 
III.2. Kiến nghị: 
Qua kết quả khảo sát lần này tôi cũng xin đề xuất, kiến nghị với bộ phận chuyên môn của trường nên quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng dạy và học của giáo viên. Tăng cường công tác dự giờ, thăm lớp để hiểu rõ những thuận lợi, khó khăn của học sinh từ đó có kế hoạch phù hợp với điều kiện của lớp để giúp đỡ các em học tập tốt hơn. Cần tổ chức tập huấn nhiều chuyên đề về phương pháp dạy toán cho các giáo viên đang trực tiếp giảng dạy. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên được tham gia học tập nâng cao nghiệp vụ, đảm bảo tốt cho công tác giảng dạy của mình. Trong dạy học, không có người giáo viên nào là hoàn hảo, không có phương pháp nào là vạn năng. Nhưng có những tấm lòng say mê nghề nghiệp,  luôn vì học học sinh thân yêu thì tôi tin rằng chất lượng giáo dục ở tiểu học sẽ ngày một nâng cao, đáp ứng với yêu cầu phát triển của xã hội.

 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa môn Toán lớp 2– Nhà xuất bản giáo dục 2011
2. Đào Tam, Thực hành phương pháp dạy học toán ở tiểu học – Nhà xuất bản Đà Nẵng 2006.
3. Đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học (tài liệu bồi dưỡng giáo viên nhà xuất bản giáo dục 2005 ).
5. GS.TS Đào Tam, Phạm Thanh Thông, Hoàng Bá Thịnh – thực hành phương pháp dạy học toán ở tiểu học – Nhà xuất bản Đà Nẵng.
6. Một số thông tin, tài liệu trên Internet.

 

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng