*Lập kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ.
– Phát triển vốn từ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, vốn từ nghèo nàn sẽ ảnh hưởng đến giao tiếp của trẻ.
– Trong biện pháp này tôi chủ động lập kế hoạch phát triển vốn từ cho trẻ theo nội dung trẻ quan tâm hoặc theo chủ điểm. Vốn từ cung cấp cần tăng dần độ khó, tăng thêm về số lượng.
Ví dụ:
Tháng | Nội dung vốn từ cung cấp |
9 | Măng cụt, sầu riêng, thanh long, thơm, chùm, buồng, nải, mỏng, cứng, dày, không thơm, cắt, gọt, băm, chua ,ngọt, cay, đắng……. |
10 | Na , măng cụt, cá voi, cá sấu, chim cánh cụt, chim bồ câu, ga gô… ít hạt, nhiều hạt, sống, chín, hơi xanh, xanh lam, hồng, tím, nâu, rụng, rơi, vãi |
11 | Chùm ruột, dưa kim hoàng, gấc, trứng cá, non, già, tươi, héo, thối, ủng, tim tím, xanh xanh, hồng hồng, chua lét, ngọt lịm…. |
12 | ………….. |
01 | ………… |
12 | ……….. |
13 | ………… |
04 | ………… |
– Sau khi đã lập kế hoạch như trên thì tôi sẽ nhờ các giáo viên trong trường lồng ghép nội dung vốn từ cần cung cấp và các giờ học, trò chuyện đầu giờ, trong hoạt động vui, hoạt động ngoài trời… mọi lúc mọi nơi khi có thể giao tiếp trò chuyện với trẻ (hình thức là cô đọc mẫu trẻ đọc theo). Ngoài việc thực hiện trên lớp tôi sẽ phô tô kế hoạch phát triển vốn từ cho phụ huynh những trẻ khả năng giao tiếp Tiếng Việt còn kém, chưa mạch lạc và kèm theo đó là hướng dẫn thực hiện kế hoạch, để khi về nhà bố mẹ trẻ có thể cung cấp thêm cho trẻ khi có thời gian rảnh rỗi….sau một chủ đề tôi sẽ đến từng lớp học để khảo sát bằng các phiếu kiểm tra với trẻ dân tộc thiểu số. Sau khi có kết quả tôi sẽ điều chỉnh lại kế hoạch của mình cho phù hợp.
* Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động trò chơi, vui chơi.
– Ngôn ngữ của trẻ nói chung và trẻ dân tộc thiểu số nói riêng đều có quan hệ mật thiết với các hoạt động vui chơi của trẻ, không thể phát triển ngôn ngữ cho trẻ nếu tách rời trẻ khỏi các hoạt động. Hoạt chủ đạo của trẻ mẫu giáo nói chung là hoạt động vui chơi. Chính vì thế mà tôi chọn tổ chức trò chơi là cách phát triển vốn từ, khả năng vận dụng vốn từ vào việc luyện câu cho trẻ dân tộc thiểu số. Nội dung này tôi sẽ phổ biến và khuyến khích các đồng nghiệp trong trường tổ chức thường xuyên trong các lớp học của mình, và đặc biệt là tăng cường cho các trẻ dân tộc thiểu số chơi nhiều hơn. Như trò chơi dân gian, trò chơi học tập, trò chơi sáng tạo…..
Ví dụ 1: Trò chơi học tập : Chiếc túi kỳ lạ
– Cách thức thực hiện như sau:
– Cách tổ chức trò chơi:
+ Chuẩn bị : Một chiếc túi hay một chiếc hộp, và các loại đồ chơi xoong, chảo, bát, thìa…. Các loại rau củ quả…. Các con vật nuôi gà, cho, mèo… ( mỗi chủ đề giáo dục thì chọn các loại đồ chơi tương ứng. Ví dụ: Chủ điểm phương tiện giao thông thì chúng ta chọn nhóm đồ chơi bỏ vào trong chiếc túi kỳ lạ là: Xe máy, ô tô, máy bay…..
+ Cách chơi: Cho đồ chơi ( có thể là vật thật như: Rau củ quả… ) vào trong chiếc túi ( không cho trẻ nhìn thấy) sau đó gọi trẻ lên và yêu cầu trẻ thò tay vào túi kỳ lạ dùng cảm giác của bàn tay xờ mó và kết hợp dùng lời nói miêu tả lại món đồ mà mình nắm được và phải đoán được tên của đồ vật trong túi kết hợp đem ra cho cô giáo cùng các bạn trọng lớp kiểm tra kết quả.
– Như vậy qua trò chơi “chiếc túi kỳ lạ” trong quá trình trẻ sờ mó bằng tay và phải kết hợp lời nói để miêu tả đồ vật, thì đã kích thích trí tưởng tượng, chú ý và đặc biệt là kích thích khả năng huy động sắp xếp từ tạo câu của trẻ để diễn đạt. Qua đó ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển ( khả năng diễn đạt mạch lạc).
Ví dụ 2: Trò chơi đóng vai theo chủ đề trong hoạt động vui chơi..
– Với việc tổ chức hoạt động vui chơi này thì lớp tôi thường ưu tiên cho các cháu người dân tộc thiểu số chọn chơi góc chơi phân vai như nhóm bác sĩ, cô giáo….dưới sự hướng dẫn của cô giáo trẻ sẽ hóa thân vào những vai chơi như: Đóng làm bệnh nhân, y tá, bác sĩ, cô giáo, học sinh…. Đóng vài bố, vai mẹ, vai con trong quá trình chơi trẻ sẽ đối thoại với nhau trò chuyện cùng nhau… như vậy sẽ kính thích ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách mạch lạc hơn
* Tăng cường dạy trẻ nghe – nói thông qua vật thật và đồ dùng trực quan.
– Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo là trực quan hình tượng, trẻ ghi nhớ và nhớ lại những sự kiện, những ấn tượng mà trẻ đã được trải nghiệm, vì vậy lựa chọn vật thật và đồ dùng trực quan dạy trẻ phải là những đồ vật gần gũi, có ở địa phương.
– Việc dạy trẻ thông qua vật thật, vừa giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh, vừa cung cấp vốn từ cho trẻ. Cho nên tôi luôn gợi ý cho các đồng nghiệp của mình cách lựa chọn đối tượng cung cấp gần gũi với cuộc sống trẻ đặc biệt là phù hợp với địa phương, kết hợp chuẩn bị vật thật hoặc đồ dùng trực quan để trẻ quan sát, lựa chọn câu hỏi ngắn gọn, từ dễ đến khó và đông thơi cô giáo khuyến khích trẻ trả lời đủ câu……
Ví dụ: Đề tài : Làm quen một số loại rau ( chủ điểm: Thế giới thực vật)
– Chọn đối tượng làm quen: Các loại rau có ở địa phương như: Rau cải, rau muống, rau gót, su hào…
– Số lượng làm quen vừa phải (5- 6 loại)
– Phương pháp hướng dẫn: Giáo viên chỉ vào từng loại rau và nói tên.
Ví dụ : Cô chỉ vào “củ cà rốt” cho trẻ nhắc lại “củ cà rốt” mỗi từ như vậy nhắc lại 2-3 lần. Sau khi trẻ nắm vững từ mới thì dạy trẻ nói cả câu “Đây là củ cà rốt”. Sau đó đưa ra từ mệnh lệnh “để củ cà rốt vào rổ và đặt lên bàn cho cô”. Khi trẻ thực hiện đúng yêu cầu của cô giáo có nghĩa là trẻ đã hiểu được nghĩa của từ.
– Ngoài ra tôi nhờ các giáo viên tích cực thu thập các nguyên liệu mở để dạy trẻ tạo sản phẩm theo chủ để. Đưa sản phẩm của trẻ tạo ra vào các hoạt động vui chơi, học tập.
* Tạo môi trường hoạt động cho trẻ kể, đọc thơ.
– Đọc thơ, kể chuyện sẽ cung cấp cho trẻ những khuôn mẫu về ngôn ngữ giúp trẻ hiểu được nghĩa của từ có tính trừu tượng. Cho nên tôi luôn khuyến khích động viên các giáo viên trong truờng giúp đỡ tôi trong việc thực nghiệm biện pháp này bằng cách tăng cường các hoạt động cho trẻ đọc thơ kể chuyện… với mọi hình thức mọi thời điểm phù hợp trong ngày như hoạt động chiều, hoạt động có chủ đích hoạt động ngoài trời…….
– Dạy trẻ kể chuyện theo tranh sẽ giúp trẻ phát triển được ngôn ngữ mạch lạc rèn luyện khả năng diễn đạt câu. Với hình thức này tôi sẽ tổ chức thực hiện ở lớp tôi như sau:
Ví dụ: Truyện: Tích chu
Hoạt động 1: Cho trẻ làm quen với câu truyện bằng cách cô sẽ kể cho trẻ nghe 1 đến 2 lần kết hợp với tranh minh họa hay mô hình câu truyện.
Hoạt động 2: Giúp trẻ nhớ, hiểu nội dung câu truyện tôi sẽ đặt ra một hệ thống câu hỏi lôgic theo diễn biến của câu truyện, và giải thích các từ khó. Như “ hóa thành chim, gian nan, ..” nhằm giúp trẻ nhớ trình tự câu truyện:
Hệ thống câu hỏi:
Truyện có tên là gi?
Trong truyện có những nhân vật nào?
Tích chu sống với ai?
Bà đối sử với tích chu thế nào?
Lớn lên tích chu thế nào?
Một hôm bà bị làm sao?
Bà gọi tích chu như thế nào?
Bà đã hóa thành con gì?
Tích chu qọi bà như thế nào?
Ai đã xuất hiện để giúp Tích chu?
Câu chuyện kết thúc thế nào?..
Theo các cháu thì nên đặt lại tên câu truyện là gì?
– Qua việc trả lời câu hỏi trẻ đã rèn được khả năng diễn đạt của mình. Nội dung này tôi sẽ ôn luyện ở mọi nơi mọi lúc để trẻ có thể nhớ cốt truyện.
Hoạt động 3: Cho trẻ kể chuyện theo tranh: Yêu cầu trẻ quan sát tranh minh họa truyện và kể lại nội dung câu truyện bằng ngôn ngữ của chính mình, như vậy trẻ vừa rèn được kĩ năng vận dụng sắp xếp câu, khả năng ghi nhớ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ …. từ đó trẻ sẽ nói mạch lạc hơn.
– Với những bài thơ, đồng giao sẽ góp phần rất lớn trong việc luyện phát âm chuẩn khả năng diễn cảm, cung cấp thêm vốn từ nghệ thuật …
VD: Bài đồng giao: Đi cầu đi quán
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mau lược chải tóc
Mua kẹp gài dầu
Đi mau về mau
Kẻo trời sắp tối
– Khi trẻ đọc bài đồng giáo trẻ có thêm từ mới: cái xoong; gài; biếu;đun nấu ..và khi trẻ đọc lặp đi lặp lại sẽ có tác dụng luyện âm, luyện tai ghe rất tốt. Với những bài đồng giao, bài thơ tôi sẽ thường xuyên cho trẻ lớp tôi luyện tập ở mọi lúc mọi nơi với nhiều hình thức khác nhau….
– Sau mỗi chủ đề giáo dục tôi sẽ cùng các giáo viên chủ nhiệm tổ chức khảo thí các trẻ dân tộc để xem kết quả thực nghiệm sau đó sẽ có điều chỉnh biện pháp cho phù hợp.
* Tạo môi trường có tính kích thích trẻ.
– Việc giúp cho trẻ dân tộc thiểu số có cơ hội để trẻ nhận ra bản chất sáng tạo của mình sẽ có tác dụng kích thích chúng phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Chúng ta có thể giúp trẻ bằng cách tạo nhiều cơ hội cho trẻ tự khám phá ra những tiềm ẩn trong bản thân mình với các cách như sau:
– Cô đọc cho trẻ nghe:Với trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ dân tộc thiểu số nói riêng thông qua việc đọc cho trẻ nghe chúng ta sẽ giúp trẻ nhận biết những điều điều kỳ diệu mà ngôn ngữ đem lại. Ví dụ: Đọc truyện, thơ cho trẻ nghe. Không chỉ thế, trẻ cũng sẽ học được rất nhiều về cách sử dụng các câu từ trong những câu chuyện. Với tác dụng đó thì tôi đã luôn chia sẻ kinh nghiệm cho các đồng nghiệp và động viên họ luôn cố gắng tận dụng thời gian mọi lúc, mọi nơi để đọc cho trẻ nghe trong hoạt động chung như: Hoạt động làm quen tác phẩm văn học, ngoài ra tôi tận dụng giờ ra chơi, lúc đón trẻ, hoạt động ngoài trời để đọc thơ và kể truyện cho trẻ nghe. Ở lóp học của tôi, tôi đã kêu gọi phụ huynh đóng góp, sư tầm các cuốn tranh truyện nhi đồng, từ những cuốn truyện đó tôi thiết kế một góc “thư viện nhỏ” dành cho các cháu lúc hoạt động góc, hoạt động chiều những thời gian đó trẻ có thể vào đó xem tranh ảnh, tranh truyện và qua một thời gian quan sát tôi nhận thấy trẻ rất thích thú và trẻ đã tập diễn đạt khá rõ ràng khi trẻ tự mình muốn kể lại câu chuyện theo tranh ảnh trẻ xem được.
– Dạy trẻ cách mô tả: Việc mô tả cho trẻ những gì trẻ đang làm, đang nghe và đang nhìn thấy, chúng ta sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc phát triển khả năng nói. Chúng ta tập cho trẻ biết mô tả hình ảnh bằng lời nói và từ đó trẻ sẽ sớm phát triển ngôn ngữ mạch lạc. Đối với trẻ mẫu giáo lớp tôi thì tôi yêu cầu trẻ hãy miêu tả những thứ xung quanh lớp học, những đồ vật trong ngôi nhà, lớp của bé…. và với biện pháp đó tôi cũng luôn khuyến khích các đồng nghiệp của mình thực hiện….
– Ca múa nhạc: Ca hát luôn hấp dẫn trẻ thơ. Nếu trẻ đã nghe một bài hát từ trước, các bé sẽ học cách hát lại, biết được giá trị đó bản thân tôi đã phổ biến tuyên truyền cho các đồng nghiệp hãy luôn tổ chức cho trẻ nghe hát và dạy cho trẻ hát các bài hát trong trương trình giáo dục mầm non theo nhiều hình thức khác nhau: tổ chức trên hoạt động chung có chủ đích, mọi lúc mọi nơi…. Bằng cách là cô hát cho trẻ nghe, cô dạy cho trẻ hát, cho trẻ nghe băng đĩa………
* Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh.
– Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường, chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Gia đình chính là nhân tố quan trọng trong việc tạo môi trường và hỗ trợ các biện pháp của giáo viên đưa ra để phát triển ngôn ngữ cho trẻ:
– Nhận thức được vấn đề ngôn ngữ của các cháu dân tộc thiểu số trong nhà trường còn rất nhiều hạn chế trong giao tiếp, nên bản thân tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tuyên truyên trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm, cuối năm của các lớp với nội dung: Nêu tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ cùng với đó là tuyên truyền cho phụ huynh biết được muốn phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ dân tộc thiểu số có thể thông qua hoạt động: Trò chuyện thường xuyên với trẻ, tập cho trẻ nói tiếng kinh, hạn chế chỉ nói tiêng dân tộc khi ở nhà… kể chuyện cho trẻ nghe, dạy trẻ cách kể chuyện theo tranh, và phát triển vốn từ theo kế hoạch của cô giáo đề ra…. Qua đó phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc rèn ngôn ngữ cho trẻ là như thế nào và có biện pháp phối hợp với giáo viên để cùng có sự tác động tích cực tới sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình cũng như tại nhà trường.
Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện, kế hoạch phát triển vốn từ trong lớp cô đã kể cho trẻ nghe, yêu cầu phụ huynh về nhà động viên cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.