Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu lớp 1
I.1/ Lý do chọn đề tài ;
Qua nhiều năm giảng dạy ở bậc tiểu học, tôi nhận thấy sự phát triển của xã hội. ngày một cao hơn, nền kinh tế phát triển mạnh thì đòi hỏi con người phải có tri thức và năng lực nên đòi hỏi xã hội học tập ngày càng lớn. Để có một thế hệ vững vàng về tri thức và năng lực, cần thực hiện nghiêm túc chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Đã có biết bao học sinh ở lại và học sinh yếu kém ngồi nhầm lớp, học sinh bỏ học do không theo kịp kiến thức nên các em không biết đọc, biết viết mà ngồi ở một lớp tới 2 hoặc 3 năm thì ảnh hưởng đến các em ít tuổi hơn cùng ngồi một lớp…đó là điều mà tất cả các giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng, đã dạy qua các lớp 2,3,4,5 từ chương trình củ sang chương trình mới tôi là người địa phương và đã nhìn thấy các thế hệ trước tôi và sau tôi khi bước qua tuổi trưởng thành họ đều mong muốn biết đọc , biết viết biết tính toán thì kinh tế phát triển, bản thân không bị thiệt thòi.Tôi đang suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em yếu tiến bộ về đọc , viết để các em khỏi bỏ học nắm được kiến thức cơ bản ngay từ đầu lớp một,giúp các em học tốt và thích học, nhất là giúp các em có một nền móng vững chắc trong học tập, bởi lớp một là nền móng cho sự phát triển của các em sau này và các lớp kế tiếp ,mà họ thường nói “ cấp một là nền,lớp một là móng’’vì thế móng có chắc thì nền mới vững.để có một thế hệ tri thức trong tương lai và không còn học sinh bỏ học thì cần được chăm sóc và rèn luyện ngay lớp đầu cấp. tạo ra môi trường học thân thiện để cho mọi trẻ em được đến trường và để đáp ứng được nhu cầu học tập trong xã hội hiện nay. Theo tôi với học sinh lớp 1 bước đầu chỉ làm quen với các bảng chữ cái và kĩ năng nghe, nói , đọc viết.Vậy cần phải được trang bị cho các em qua giao tiếp trước khi vào bài học đầu tiên của môn tiếng việt.
b/ nội dung và cách thức thực hiện :
Bồi dưỡng, luyện tập sau khi phân loại đối tượng học sinh đầu năm. Giáo viên cần nắm trình độ học sinh trong lớp mình theo các mức giỏi, khá, trung bình, yếu để tăng số lần đọc dành nhiều thời gian, giảm số lượng chữ trong một tiết học cho học sinh yếu. Với học sinh giỏi bồi dưỡng đọc trơn tiếng, từ, câu.
Trong giảng dạy tôi luôn thực hiện nhịp nhàng các bước để tạo thói quen về cách đọc cho các em yếu nhớ để giúp cho các em việc tự học ở nhà.
Vào đầu năm học giáo viên cần nắm được đối tượng học sinh và trình độ tiếp thu bài của mỗi em để từ đó có kế hoạch kèm cho các em vào từng tiết học, phần học, môn học:
Ví dụ :
*Phần các nét cơ bản và tên gọi: Tôi đưa ra và viết lên bảng từng nhóm nét để học sinh đọc, nhớ và viết được nét vào vở.
– Nhóm 1: nét xiên : Nét ngang - Nét xiên trái \ Nét xiên phải /
– Nhóm 2:Nét móc : Nét móc trên ? Nét móc dưới ,Nét móc hai đầu.
– Nhóm 3: Nét cong : Cong hở phải C Nét cong hở trái ) Nét cong kín O
– Nhóm 4: Nét khuyết : Nét khuyết trên , Nét khuyết dưới, Nét thắt
*Phần học âm:
Khi học sinh đã nắm được các nét cơ bản, giáo viên cho các em tiếp tục đọc
âm và nêu lại âm, viết bàng con nét gì và nhận diện từ nét cơ bản thì các em
yếu có thể nhớ lâu hơn và tôi hướng dẫn các em cách phát âm, nêu cấu tạo, so
sánh hai âm với nhau, có hai con chữ, ba con chữ ghép lại.
Ví dụ : + Ph – p / h , ngh – n/ g/ h, nh – n/h, tr – t/r…
+ Còn lại các âm:Gi, tr, qu, ng, tôi cho học kĩ về cấu tạo
+ Phân từng cặp:
Ch – tr, ng – ngh, c – k, g – gh để học sinh phát âm chính xác và viết đúng chính tả.Trong từng tiết học, từng bài ôn tôi tạo điều kiện cho các em đọc nhiều và kiểm tra các em trong giờ ra chơi bằng cách đọc cho các em viết vào bảng con không theo thứ tự và khi viết xong yêu cầu các em đọc lại âm vừa viết.
*Phần học vần:
Sau phần học âm là đến phần làm quen với âm và chữ ghi âm tôi cho các em
nắm tên chữ để sau này học trong môn toán và nắm đươc các dạng chữ viết hoa
,in hoa nên vào học vần tôi cho các em nhận diện vần so sánh vần phát âm thật chuẩn để khi nghe viết giảm bớt lỗi chính tả hơn.
. VD: Học vần ăn:
- Cho học sinh phân tích cấu tạo về vần ăn: âm ă đứng trước và âm n đứng sau.
2 .Đánh vần vần ăn:
* Hướng dẫn học sinh: âm ă đứng trươc, ta đọc ă trước, âm n đứng sau đọc n sau:
ă – nờ – ăn /ăn.
* Đọc trơn vần :Yêu cầu các em chọn đúng hai con chữ ă và n ghép đúng vị trí
: ă trước n sau.
Lúc này tôi cho các em cách nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ
cái có cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết khác nhau hay gặp trong sách báo như
chữ a, chữ g, tôi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết đó cũng là chữ a hay
chữ g để khi gặp kiểu chữ đó được in trong sách báo các em có thể nhận biết
được để đọc không bị lúng túng.Mà học sinh yếu ở lớp tôi trong ba năm qua
thường phát âm sai như : ui – uôi, an –ang, ươn – ương, ong – ông… vì vậy
đến bước đánh vần ghép vần tôi phải cho các em vừa hiểu vần đó có mấy âm
ghép lại và uốn lưỡi, nhấp môi và tăng thời lượng đánh vần cá nhân để sửa
cho những em yếu.
*Đối với tiếng:
Khi các em đã đọc được vần để đọc được tiếng cũng rất quan trọng nên giáo viên cần cho học sinh nắm được vần cần ghép âm và tự ghép tiếng, phân tích cấu tạo tiếng đánh vần và đọc trơn được tiếng.
Ví dụ: tiếng khăn / khăn rằn giáo viên đặt câu hỏi.
+ Đã có vần ăn muốn có tiếng khăn ta thêm âm gì ?
+ Học sinh trả lời ‘thêm âm kh đứng trước vần ăn’ gọi học sinh khác nhận xét lớp ghép vào bảng cài và đọc trơn tiếng “ khăn” giáo viên chọn em nào đọc chuẩn nhất đánh vần mẫu khờ -ăn –khăn / khăn cho các em khác đọc theo giáo viên theo dõi và sữa cho các em yếu , nói chớt’ tất cả học sinh phải được đánh vần cá nhân sau đó mới đọc nhóm và đọc cả lớp. Sau mỗi lần đọc cá nhân, nhóm giáo viên cho các em khác nhận xét và sữa sai thì kĩ năng đọc của các em sẽ được đúng và chuẩn hơn để khi nghe đọc viết các em ít bị mắc lỗi. Các em so sánh sự khác nhau của ăn –ăng (lăn bánh/ bằng lăng)
+ Đối với lớp 1 tôi đang dạy có nhiều học sinh yếu thì tôi dành nhiều thời gian cho các em đánh vần vần ,tiếng ,đọc trơn từ. nhằm giúp các em có thể hình dung ra cấu tạo của chữ viết một cách rõ ràng. Tạo điều kiện cho đọc theo cặp đôi, đọc theo nhóm, giúp các em yếu được đọc nhiều, kiểm tra thay đổi bạn đọc.
+ Tăng cường hoạt động nhận diện âm ,vần để học. Trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố bài hai hoạt động này nhằm tạo cho các em vui vẻ thoải mái trước và sau khi học vì ở lớp 1 “học mà chơi-chơi mà học”như sau:
– Học sinh nghe giáo viên đọc 1 dãy từ, nếu nghe thấy tiếng mang âm vần ấy thì đưa tay đọc trơn tiếng đó.( chăn bông, nhăn nhó, khó khăn, vầng trăng, cây xăng, củ sắn, bánh mì..)
*Đối với câu (hoặc đoạn văn )
Học sinh yếu mà đọc được một câu là rất khó nên giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi : đọc nối tiếp theo nhóm nhằm giúp các em yếu đọc theo giúp học sinh thấy thoải mái không bị bỏ rơi trong giờ học và qua đó giúp học sinh đọc tốt bài đọc để sang phần luyện tập tổng hợp đọc được tốt hơn
Ví dụ : Đoạn thơ ứng ở bài có 4 dòng thơ :
Mẹ, mẹ ơi cô dạy
Phải giữ sạch đôi tay
Bàn tay mà dây bẩn
Sách, áo cũng bẩn ngay.
Giáo viên chọn hai nhóm mỗi nhóm 4 em chú ý xen kẽ em yếu ( mỗi em đọc một dòng thơ) thi đọc , nhóm nào đọc đúng lưu loát , biết ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ được tuyên dương với học sinh yếu thì động viên chỉ cần thấy em có sự tiến bộ( có thể là sự mạnh dạn,hoặc cố gắng đánh vần để hoàn thành câu của mình)
Sau khi các nhóm thi đọc xong , giáo viên gọi học sinh khác nhận xét để phát hiện học sinh đọc nhỏ , chưa lưu loát . Từ đó giáo viên nhắc nhở , rèn cho học sinh đọc to.
*Phần kĩ năng viết.
Ngoài việc đọc được còn phải viết, nếu đọc đúng, chuẩn thì sẽ viết đúng. hai yếu tố này luôn đi đôi với nhau khi dạy phân môn Học vần. Trước tiên giáo viên cần chú ý viết chữ đúng mẫu, rõ ràng và cần phải tạo cho các em có thói quen ngồi viết đúng tư thế. Từ đó giúp thể lực của các em phát triển đó cũng là nguyên nhân chống mệt mỏi trong giờ học và chống được các bệnh sau này như : cận thị, viễn thị, cong vẹo cột sống…
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm vững cơ bản về dòng kẻ toạ độ chữ viết điểm đặt bút, điểm dừng bút, tên gọi các nét, cấu tạo chữ cái. vị trí dấu thanh, các khái niệm liên kết nét chữ, hoặc liên kết chữ cái… Từ đó hình thành cho các em những biểu tượng về hình dáng, độ cao sự cân đối, tính thẩm mĩ của chữ viết, đồng thời giúp các em củng cố thêm các nét cơ bản, âm – chữ, vần. …
Giáo viên cần hướng dẫn cho các em nắm vững từng dòng kẻ như : vị trí của dòng kẻ ngang thứ nhất nằm ở dưới, tiếp đó là dòng kẻ ngang thứ hai dòng kẻ ngang thứ ba, dòng kẻ ngang thứ tư.
– Về độ cao chữ viết ; điểm đặt bút, điểm dừng bút và tên gọi các nét cơ bản. Chẳng hạn : Nét xiên / , nét cong C , giáo viên cần cho học sinh quan sát chữ mẫu và hỏi:
Hỏi : Nét xiên điểm đặt bút bắt đầu từ dòng kẻ nào ? (Nét xiên,nét cong đặt bút ở dòng kẻ thứ ba)
Hỏi : Cao mấy đơn vị : cao 1 đơn vị ( 2 ô li )
– Giáo viên viết mẫu vừa nêu quy trình viết : đặt bút từ dòng kẻ ngang thứ ba kéo thẳng xuống dần đến dòng kẻ ngang thứ nhất lượn cong nét bút sang bên phải về phía trên dòng kẻ ngang thứ hai.
– Học sinh nhắc lại để nắm rõ qui trình viết.
Chẳng hạn như chữ cái k, giáo viên gợi ý, đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp. Để học sinh nhận biết phân tích, hình dáng, cấu tạo chữ như: k chữ gồm mấy nét, là những nét gì? Cao mấy đơn vị? Điểm đặt bút, điểm dừng bút của chữ ở vị trí nào trên dòng kẽ?
Về vị trí dấu thanh : Giáo viên cần dạy cho học sinh nắm vững cách ghi dấu thanh. Chẳng hạn: Ở các tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần dấu thanh được đặt dưới hoặc trên âm chính, như: “khế” dấu sắc được đặt trên ê, “bẽ:” dấu ngã được đặt trên e.
Ở các tiếng có âm chính là nguyên âm đơn và có âm cuối vần, dấu thanh được đặt trên chữ ghi âm đơn là âm chính.
Ví dụ : Tiếng “mía” dấu sắc ( / ) đặt trên i.
Tiếng “lụa” dấu nặng (. ) được đặt dưới u
-Về liên kết trong bộ phận vần, giáo viên hướng dẫn học sinh viết liền mạch từ chữ này với chữ khác.
Sau kỹ năng đọc, kỹ năng viết là kĩ năng nói. Đối với học sinh yếu , học sinh nói chớt. Việc các em rất sợ nói chuyện với người ngoài, chỉ nói với mẹ và anh, chị thôi vì vậy để các em nói chuyện với cô, với bạn là cả một quá trình khó khăn. Giáo viên cần phải theo dõi tâm sinh lý của từng em để phát hiện học sinh năng động hay thụ động. Từ đó quan tâm học sinh này nhiều hơn, thường gọi học sinh trả lời câu hỏi do giáo viên yêu cầu, rồi học sinh khác nhận xét, nếu em trả lời đúng giáo viên cho cả lớp tuyên dương và khuyến khích em cứ nói những gì em biết.
III.1 Kết luận
Từ những việc đã thực hiện trên và một số biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp1, nên đã rút kinh nghiệm từ năm trước qua sự góp ý của tổ khối, của đồng nghiệp trong quá trình dạy học phân môn Tiếng việt là: Phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
– Tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động.
– Sắp xếp chỗ ngồi hợp lý để học sinh hỗ trợ nhau trong học tập
– Đầu tư nghiên cứu thêm đồ dùng dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.
– Động viên, khen ngợi, khuyến khích kịp thời trước mỗi thành công của học sinh yếu.
– Kết hợp chặt chẽ mối quan hệ giữa gia đình- nhà trường- xã hội nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
– Giáo viên phải có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ, xem các em như chính con của mình biết quan tâm đúng mức đến từng em yếu. Thường xuyên sâu sắc bằng tình thương thật sự, dành nhiều thời gian cho các em thì mới mang lại kết quả tốt.
Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi để góp phần vào nâng cao chất lượng và giảm tỉ lệ học sinh yếu lớp một, hy vọng sau khi xem qua sáng kiến kinh nghiệm này, các anh chị, bạn đồng nghiệp sẽ đưa ra nhiều biện pháp hay để giúp tôi hoàn thiện việc phụ đạo cho học sinh yếu ở lớp 1.