Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo dạy học tiếng Anh trong trường Tiểu học hiện nay

Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo dạy học tiếng Anh trong trường Tiểu học hiện nay

I.1. Lý do chọn đề tài

Nền giáo dục của nước ta hiện nay, và của thế giới nói chung là được coi trọng quốc sách hàng đầu, vì có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Đồng thời cũng đang trong thời kỳ đất nước đổi mới, chính sách mở cửa quan hệ ngoại giao với các nước ngày càng tăng. Sự giao tiếp rộng rãi với các nước trên thế giới bằng tiếng Anh – Ngôn ngữ quốc tế – ngày được quan tâm hơn. Để đi kịp với một số nước có nền giáo dục phát triển thì. Chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa về chất lượng và đưa môn ngoại ngữ vào chính thức (cũng không như coi đó là môn tự chọn) thì đáp ứng với nhu cầu thiết yếu hiện tại. Vì hiện nay hầu hết các trường Tiểu học đã và đang thực hiện dạy học hai buổi/ ngày bao gồm các môn bắt buộc và các môn tự chọn và các hoạt động ngoại khoá. Đối với Tiểu học một trong những môn tự chọn cơ bản đầu tiên được triển khai dạy rộng rãi đó là môn ngoại ngữ, mà cụ thể là môn tiếng Anh. Vì tiếng Anh là một trong những môn học quan trọng, cần thiết cấp bách trong thời đại hiện nay, vì tiếng Anh cũng là ngoại ngữ quy định Quốc tế. Mặt khác môn học này là môn học chính thức được dạy ở các trường THCS, THPT, Cao đẳng và Đại học. Còn đối với bậc Tiểu học mới chỉ coi là môn học tự chọn. Đến năm 2014 theo Thông tư 30/TT-BGD-ĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 quy định được đánh giá bình thường như các môn học khác. Đó cũng là Đề án ngoại ngữ của nước ta hiện nay.

          Chúng ta biết rằng, trong quá trình hội nhập và toàn cầu hoá, tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung đã thành một công cụ không chỉ của riêng ai, ở cấp nào, ngành nghề gì. Trong các cuộc hội thảo hội nghị khu vực Apec, Asem, ASean hàng năm đã có hàng trăm cuộc hội thảo thuộc nhiều lĩnh vực đều sử dụng tiếng Anh, chưa nói đến các cuộc gặp gỡ, đàm phán song phương, đa phương, các công trình nghiên cứu, các dự án đầu tư đều sử dụng đến tiếng Anh. Vì tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, được gần một phần ba dân số trên hành tinh này sử dụng làm công cụ giao tiếp. Tuy vậy về năng lực tiếng Anh của người Việt Nam nói chung đang còn hạn chế; Thực trạng này cũng là xuất phát từ chất lượng dạy học tiếng Anh trong các nhà trường của chúng ta còn nhiều bất cập. Có thể thấy dễ dàng là sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, thậm chí cả cao đẳng đại học, đa số học sinh, sinh viên của chúng ta vẫn chưa đủ năng lực, tự tin để sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, học tập và công tác.

Cách đây không lâu Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã nói: “Làm sao để biến năng lực sử dụng tiếng Anh của người dân Việt Nam trong 10-15 năm tới trở thành một thế mạnh”. Tại sao năng lực tiếng Anh của chúng ta chưa là thế mạnh? Câu hỏi này đang đặt ra cho các nhà quản lý, nhà trường và các thầy cô giáo một bài toán đó là cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các nhà trường nhằm trang bị tri thức khoa học cho học sinh có trình độ cần thiết để các em có thể giao tiếp, học tập và sau này công tác tốt trong xu thế hội nhập ngày càng mở rộng.

Nhiều nước trên thế giới đã dạy tiếng Anh cho học sinh từ cấp Tiểu học; Các nhà tâm lí học nghiên cứu cho rằng: Dạy Ngoại ngữ dạy cho trẻ càng sớm càng tốt! Nhưng ở nước ta thì việc dạy đọc tiếng Việt cho chuẩn xác, gợi cảm đã là một vấn đề không dễ, huống gì nói đến việc đọc tiếng Anh lại càng nan giải và khó khăn hơn nhiều. Song chúng ta cũng không lơ là coi môn tiếng Anh là học cho vui thì đó là sai lầm lớn đối với các nhà giáo dục.

Chính vì vậy mà ngay từ những năm đầu thế kỷ XXI thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo, nhiều trường Tiểu học đã đưa môn tiếng Anh vào giảng dạy. Và cũng không lâu đã có dự thảo chiến lược phát triển Giáo Dục 2008 – 2020 đưa việc học tiếng Anh vào Tiểu học là bắt buộc chắc chắn sẽ tạo nên tiền đề sức mạnh, tạo chất lượng cho bộ môn học này. Tuy nhiên hiện tại môn học tiếng Anh vẫn là một môn học mới còn có nhiều khó khăn, như đối tượng học điều kiện dạy học…Để giúp các em vượt qua rào cản tự tin hơn trong khi học môn Anh văn thì chúng ta cần khảng định rằng là tiếng Anh yêu cầu ngày càng cao đối với mọi đối tượng trong xã hội. Và đang được cả xã hội đều quan tâm nên việc dạy – học tiếng Anh tại các trường tiểu học hiện nay đòi hỏi ngày càng cấp bách, để khơi dậy tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận thêm một ngôn ngữ quốc tế.

Ngoài ra việc quản lý chỉ đạo thực hiện môn học này ở các nhà trường Tiểu học nhìn chung còn nhiều hạn chế, Mặt khác trong cán bộ quản lý chưa quan tâm đúng mức với môn này và cũng chưa có được nhiều đề tài biện pháp sáng kiến kinh nghiệm trong việc quản lý, nâng cao chất lượng môn học này; Đó chính là lí do tôi chọn đề tài nghiên cứu, không ngoài mục đích “Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo dạy học tiếng Anh trong trường Tiểu học hiện nay”.                              

  1. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

   Việc học môn tiêng Anh của mỗi học sinh là rất quan trọng. Thông thường học sinh rất thích học môn này vì qua môn học các em được hiểu biết thêm về cuộc sống xung quanh. Nhưng thực tế học sinh trường Tam Trung đối tượng học sinh dân tộc thiểu số cao, nên các em không hào hứng với môn tiếng Anh do bất đồng ngôn ngữ. Dân tộc Tày cũng như các dân tộc khác đều có ngôn ngữ riêng hoặc là tiếng Việt để sử dụng trong giao tiếp. Do đó việc dạy cho học sinh học tiếng Anh là một vấn đề rất khó. Thông qua các tiết học tiếng Anh các em tích lũy được trước đó theo mức độ từ dễ đến khó giúp học sinh có thể nghe hiểu một số câu, từ ngữ để giao tiếp với giáo viên, bạn bè…Coi trọng hoạt động hợp tác giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh; Chú ý đến học sinh, đến cuộc sống và môi trường học tập của các em, tạo điều kiện để học sinh được học tập theo đặc điểm cá nhân; Thực hiện các phương pháp dạy học khác nhau, các cách học tập khác nhau; lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập; sử dụng đồ dùng học tập đa dạng; Tập trung vào sự phát triển của học sinh vào việc học sinh biểu hiện kết quả học tập như là một phần của quá trình học tập; coi đánh giá kết quả học tập là nguồn thông tin hữu ích để phản hồi lại cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh; công nhận thành công trong học tập của học sinh hơn là nhấn mạnh sự thất bại.

         Sau đây là nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:   

* Quan sát tiết học tiếng Anh ở các lớp.

* Tổ chức dự giờ: Nhằm trao đổi kinh nghiệm đánh giá giáo viên và chất lượng học sinh

  • Tổ chức hội giảng

  Tổ chức chuyên đề:

  • Tổ chức câu lạc bộ:

          * Tổ chức luyện nghe:

VCD và internet là nguồn tài nguyên vô tận cho giáo viên khai thác để thiết kế giáo án phát triển kỹ năng nghe. Những bài có sẵn trong VCD và internet phong phú về thể loại và nội dung, hấp dẫn các em học sinh. Tùy theo từng chủ điểm mà giáo viên có thể tải những bài nghe khác nhau, tùy theo trình độ, đặc thù của học sinh từng lớp mà giáo viên thiết kế các dạng bài khác nhau để học sinh luyện nghe.

Ví dụ:

The black cats song

Green grass, blue sky.

Black cat, yellow eyes

Red birds, blue sky

Black cat, yellow eyes

White clouds, blue sky

Black cat, yellow eyes

Black cat, blue sky, yellow yellow eyes

  • Tổ chức những buổi giao tiếp thông thường:

Ví dụ trong buổi chào cờ đầu tuần hay các lễ tập trung học sinh có thể dùng những câu chào hỏi mở đầu đơn giản, gần gũi như: Goodmorning! (goodafternoon! Hy!;  hello!) Hoặc câu hỏi như: How are you? W¦hat your name?… Học sinh có thể chào lại thầy và trả trả lời như: Goodmorning! I am fine, Thanhk you… Như vậy sẽ tạo ra được không khí vui vẻ, tự nhiên giúp học sinh hào hứng tự tin trong việc sử dụng những câu từ đã học trong giao tiếp cùng các bạn với mục đích rèn luyện Tiếng Anh, coi đây là một biện pháp học tập Tiếng Anh tích cực, hiệu quả.

* Để thực hiện tốt điều này cần chỉ đạo giáo viên Tiếng Anh tăng cường khai thác các trò chơi phù hợp, đòi hỏi người giáo viên cần luôn chủ động phát huy đầy đủ các kĩ năng và sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học tích cực linh hoạt như dạy học theo nhóm, tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh; Khuyến khích sưu tầm, lưu trữ các bài kiểm tra, tranh ảnh, mẩu chuyện Tiếng Anh để tạo “Góc Tiếng Anh” trong việc trang trí của từng lớp học … Để tạo động lực, hứng thú cho các lớp tích cực tham gia các nội dung như trên nhà trường đã có kế hoạch tổ chức một số hoạt động ở quy mô cấp trường một cách nghiêm túc bài bản như tổ chức hoạt động rung chuông vàng, thi nghi thức Đội và các trò chơi dân gian, Giao lưu câu lạc bộ Tiếng Anh… qua các kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết. giúp các em nhớ lâu bài và yêu thích môn học này..

  • Kiểm tra chuyên đề: Cuối mỗi tiết học BGH đi kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh lớp 3 và 4

Question 1. Listen  and tick P  in the box ( 1 mark)

 Question 1: Look at the pictures. Read and write the words. (1 point)

                                    bike                     Vietnamese

III.1. KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh là cả một quá trình và đòi hỏi phải có thời gian, sự đồng bộ của nhiều yếu tố như cơ sở vật chất, thiết bị, Đội ngũ giáo viên, công tác quản lý…Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay còn có nhiều khó khăn về tình hình đội ngũ giáo viên và cả những trang thiết bị cơ sở vật chất …; Người cán bộ quản lý không thể trông chờ ỷ lại mà luôn phẩi có những trăn trở sáng tạo tìm ra những giải pháp tối ưu để từng bước triển khai và thực hiện một cách tốt nhất việc dạy học môn học này. Với những biện pháp mà tôi trình bày như trên thực sự đã đem lại kết quả thiết thực trong việc chỉ đạo quản lý công tác dạy học ngoại ngữ – tiếng Anh trong trường tiểu học trong tình hình thực tế hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việt tự học, tìm hiểu khoa học kỷ thuật hiện đại và kho tàng văn hóa phong phú của thế giới.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng