Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh tiểu học

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh tiểu học.

1- LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP:

    Trong nội dung dạy học tiểu học, môn Tiếng Việt là một môn học đóng vai trò rất quan trọng. Môn Tiếng Việt góp phần đắc lực thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ ở bậc tiểu học theo đặc trưng môn. Việc dạy học Tiếng Việt trong nhà trường nhằm tạo cho học sinh năng lực sử dụng Tiếng Việt văn hóa và hiện đại để suy nghĩ giao tiếp. Ở bậc tiểu học, nhằm làm cho học sinh biết đọc, biết viết, biết nói, đọc đúng, đọc hay, biết viết đúng Tiếng Việt và sử dụng Tiếng Việt làm công cụ để học tốt các môn khác và tiếp tục học lên các lớp.

    Thông qua việc dạy học sinh đọc đúng, đọc hay, viết đúng chính tả  mà cung cấp cho học sinh một số kiến thức văn học. Những chữ những câu, cách sắp đặc những chữ, những câu đó để lại cho người đọc những ấn tượng mới, những rung cảm và ý nghĩ mới. Tất cả những cung bậc của ý nghĩ tốt đẹp đằng sau mỗi chữ mỗi câu đó là những tình cảm cách mạng ” Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, yêu lao động, ghét bất công”…được hình thành ở học sinh. Mỗi lần được đọc, được viết một nội dung nào đó cũng là một lần nhận thức của trẻ được sâu, tình cảm của trẻ được tập dượt tâm hồn trẻ được phát triển và rèn luyện. Nhờ có sự đọc đúng, viết đúng mà vốn ngôn ngữ được phong phú và đó là công cụ để học tập, tiếp thu nền văn hóa xã hội loài người làm cho trí tuệ trẻ được mở mang, tâm hồn của trẻ được trong sáng.

    Như vậy việc rèn kĩ năng đọc và kĩ năng viết Tiếng Việt của mỗi học sinh là rất quan trọng. Nhưng trong thực tế trường tiểu học …là một trường có nhiều học sinh dân tộc tiểu học đang theo học Tày, Ê-đê, Nùng, người Kinh, mỗi dân tộc có ngôn ngữ được sử dụng để giao tiếp. Mặt khác mỗi địa phương học sinh chịu ảnh hưởng của những phân ngôn khác nhau. Nhiều năm được giảng dạy nhiều khối lớp bản thân nhận thấy rằng: Hiện nay vẫn còn những học sinh còn mắc nhiều lỗi trong phát âm trong đọc, trong viết chính tả. Trong khi đó yêu cầu giáo dục đặt ra ngày càng cao với bậc tiểu học. Do những thực thế trên, hơn nữa hiểu được tầm quan trọng của việc dạy tập đọc và viết chính tả của học sinh tiểu học. Nên tôi chọn đề tài:

Một số biện pháp rèn kĩ năng viết chính rả cho học sinh tiểu học

     Nhằm phản ánh một số thông tin và chất lượng dạy đọc và viết môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học. Phân tích những yếu tố có tính khả thi để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt ở trong nhà trường tiểu học hiện nay.

     Trong thời gian nghiên cứu đề tài này, tôi được sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo trường và bạn bè đồng nghiệp, tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn.

2 – Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

   – Để cho việc sử dụng phương pháp rèn kỹ năng đọc và viết chính tả cho học sinh có kết quả tốt giáo viên cần giải pháp:

   -Thầy đọc đúng thì học sinh viết đúng và ngược lại thầy đọc sai học sinh viết sai. Nhiều khi học sinh viết chính tả mà không có thầy đọc. Trong những trường hợp này cách đọc của học sinh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả viết chính tả. Trong bài chính tả nghe viết, học sinh thường tai nghe, mồn đọc, tay viết. Như vậy lời đọc của thầy phải một lần thông qua lời đọc của trò mới thành chữ viết trong bài chính tả. Nếu thầy đọc đúng nhưng trò nhẩm (đọc) sai thì vẫn cứ viết sai. Như vậy dạy chính tả phải kết hợp với việc rèn luyện khả năng phát âm đúng. Trước hết là thầy phải phát âm đúng và sau đó là trò cũng phát âm đúng . Ngoài ra dạy viết chính tả còn rèn cho học sinh khả năng tư duy. Dựa vào quy tắc chính tả đã nắm được, gặp những trường hợp cụ thể học sinh thông qua đối chiếu, so sánh, khái quát và từ đó lựa chọn cách viết đúng.

 – Khi rèn kỹ năng đọc cho học sinh cần phải chú ý đến cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm. Đọc thành tiếng là hình đọc phát ra âm thanh(tiếng). Yêu cầu trong kỹ năng này ở bậc tiểu học là học sinh phải đọc đúng : phát âm chính xác các tiếng; đọc rõ ràng rành mạch, đọc rõ tiếng, từ, cụm từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đúng dấu câu, cường độ tốc độ vừa phải; đọc lưu loát, độ với tốc độ nhanh, đọc đúng ngữ điệu, chỗ dừng giọng thủ pháp khác nhau để làm nổi bặc ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gữi gắm trong nội dung bài học, đồng thời biểu lộ sự cảm thụ của cá nhân đối với bài đọc.

   – Khắc phục lỗi đọc và viết chính tả cho học sinh bằng phương pháp chính âm. Trong việc tổ chức luyện đọc hay luyện viết chính tả trước hết lựa chọn những vấn đề sát thực tế địa phương, tránh rập khuôn máy móc theo sách hướng dẫn, sách hướng dẫn chỉ là chỗ dựa, gợi ý chung nhất.

    Đối với những từ thuộc loại cụ thể, xa lại giáo viên cần chú ý nhiều hơn đến việc giải nghĩa của từ tất nhiên chưa giải thích ngăn gọn xúc tích, bằng phương pháp cho các em tìm từ đồng nghĩa hoặc đối chiếu với ngữ cảnh mà từ đó xuất hiện.

   – Giaó viên cần hết sức kiên trì luyện phát âm cho mình đến khâu hướng dẫn luyện tập và sữa chữa uốn nắn cho học sinh.

  – Luyện đọc cho học sinh thông qua giờ kể chuyện, phân vai đọc và kể chuyện theo nội dung từng đoạn.

   – Kết hợp rèn kỹ năng đọc và viết chính tả cho học sinh tiểu học qua các phân học khác nhau như: Khoa học Lịch sử, Địa lý, Đạo đức…. Trước hết cho học sinh đọc thầm nội dung bài qua một lần, để tìm hiểu xem bài học thông tin cho chúng ta biết được điều gì?… Sau bài học sinh đọc lại phần ghi nhớ bài học, cứ như vậy học sinh cũng được luyện đọc và khắc sâu cho học sinh phần quy tắc viết chính tả như tên riêng, tên địa danh.

   – Giáo viên hết sức nhiệt tình và chịu khó, kiên nhẫn trong quá trình nghiên cứu và thực hiện. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề.

   – Nghiên cứu tìm ra giải pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn và lựa chọn biện pháp với từng bài dạy.

 – Rèn kỹ năng đọc và viết chính tả, bên cạnh những kiến thức có trong sách vở, kiến thức trọng tâm bài học, giáo viên cần cung cấp những kiến thức thực tế để tạo hứng thú cho học sinh, tạo không khí sôi nổi và thoải mái trong giờ học.

– Giáo viên phải nắm chắc kiến thức, am hiểu sâu sắc nội dung bài học và biết truyền tải kiến thức một cách khoa học. Bên cạnh đó, giáo viên cần phải có lòng nhiệt huyết, có khả năng giảng dạy, không ngừng tìm hiểu các nội dung bài học và vận dụng vào quá trình dạy học của mình.

– Có đầy đủ tài liệu, phương tiện học tập, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học  trong mỗi bài học để nâng cao kỹ năng phân tích, đánh giá và tư duy sáng tạo của học sinh.

    + Tổ chức đọc thông (đọc thành tiếng và đọc thầm)

      Việc yêu cầu học sinh đọc thành tiếng, đọc thầm và đánh giá kỹ năng các kỹ năng này của học sinh theo từng thời điểm của năm học cần phải vận dụng chuẩn sao cho phù hợp, Ví dụ ở học kỳ I, học sinh có thể đọc đạt tốc độ chậm hơn so với học kỳ II.

   – Phân môn Tập đọc có nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc cho học sinh, trước tiên yêu cầu học sinh đọc thành tiếng với mức độ tăng dần từ đọc thành thạo, lưu loát, đọc đúng dẫn đến đọc diễn cảm. Vì vậy đối với rèn kỹ năng đọc, tùy từng bài mà chọn phương pháp cho phù hợp.

     Ví dụ: Đối với những bài thơ, ngôn ngữ thường chất lọc, giàu hình ảnh nhạc điệu lại gợi cảm, để gây hường thú đọc như bài thơ ” Tiếng ru” TV3

                                ” Con ong làm mật yêu hoa

                          Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời

                                Con người muốn sống con ơi

                           Phải yêu đồng chí, yêu người anh em….”

  –  Đây là bài thơ lục bát tôi thường chọn cách hướng dẫn cho học sinh từ nghệ thuật đến nội dung để đọc diễn cảm. Giáo viên đọc to, chậm rãi, đúng nhịp thơ, học sinh, lướt mắt trên từng chữ giáo viên đọc.

  –  Nếu giáo viên biết học sinh trong lớp đã có kỹ năng đọc trơn tương đối tốt, học sinh đã đọc bài thơ trước lớp giờ học, giáo viên có thể chuyển hoạt động đọc mang tính mẫu của giáo viên thành hoạt động đọc của một học sinh có khả năng đọc tốt trong lớp.

      + Hướng dẫn đọc đúng nhịp thơ theo nhóm từng đoạn. Mỗi học sinh đọc đúng nhịp ngắt dòng khổ thứ hai và thứ ba. Còn các bài văn xuôi trong chương trình điều đó có nội dung sâu sắc và có tính nghệ thuật cao, có bố cục rõ ràng như bài ” Cuộc chạy đua trong rừng” TV3, tập 2B  trang 4. tôi chọn đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm tách câu dài, câu cần tách ý: Mục đích của việc đọc câu dài là luyện cho học sinh biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu hai chấm ở mỗi câu, biết ngắt hơi ở những cụm từ trong câu dài mà thiếu dấu tách ý giữa câu, hoạt động này giáo viên cho học cả lớp nghe giáo viên hướng dẫn mẫu trên bảng phụ các dấu hướng dẫn ngắt hơi rồi học sinh đọc theo.

   Ví dụ câu:

         + Tiếng hô / Bắt đầu! “// vang lên.// Các vận động viên rần rần chuyển động.// Vòng thứ nhất…// Vòng thứ hai...//

        + Ngựa con rút ra bài học quý giá: // đừng bao giờ chủ quan, / cho dù đó là việc nhỏ nhất.//

  –  Hướng dẫn đọc đoạn là luyện cho học sinh đọc trơn cả đoạn văn, biết ngắt hơi hợp lý ở từng câu, biết nghỉ hơi ở cuối mỗi câu. Hoạt động này thường tổ chức theo cách đọc tương tác nhóm. Mỗi học sinh trong nhóm được đọc một đoạn, học sinh trong nhóm nối tiếp nhau đọc hết các đoạn trong bài. Mỗi em có thể được đọc 2 – 3 lần đoạn khác nhau của bài đọc. Sau khi từng học sinh đọc, các bạn trong nhóm có thể đánh giá việc đọc đoạn của bạn bằng lời nhận xét về độ to của giọng đọc, độ chính xác trong đọc từ, đọc câu, tốc độ đọc. Tổ chức dưới dạng các cuộc thi như thi đọc đoạn giữa các nhóm hoặc đọc tiếp sức cả bài.

  –  Bên cạnh luyện đọc thành tiếng trong các hoạt động đọc bài khóa, việc luyện đọc thành tiếng còn được luyện tập luyện nói, luyện viết chính tả, luyện viết đoạn văn hoặc viết văn bản thông thường ngắn, luyện dùng từ và đặt câu. Ở những hoạt động này, đọc thành tiếng được dùng như một  công cụ để học các kiến thức, kĩ năng tiếng Việt khác. Với nhiều lần dùng công cụ đọc thành tiếng như vậy, hoạt động đọc thành tiếng củng cố, phát triển đúng một cách bền vững. Luyện đọc thành tiếng trong các hoạt động nghe, nói, viết, dùng từ và đặt câu thường được tổ chức dưới hình thức tương tác nhóm, cặp hoặc tương tác cả lớp. Một HS đọc văn bản làm ngữ liệu hoặc viết trước các bạn trong nhóm hoặc trong lớp, sau đó các HS khác trong lớp, trong nhóm, trong cặp cung nhau thực hiện viết hoặc nói về văn bản mới đọc, lúc này yêu cầu học sinh viết đúng chính tả.

  –  Luyện viết chính tả: Để hình thành và phát triển những kiến thức kỹ năng chính tả, học sinh được hoạt động trong môi trường hoạt động giao tiếp dưới sự hướng của thầy cô, các kiến thức, kĩ năng về viết chính tả chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua thực hành, tức là học sinh chỉ có thể có được những kiến thức, kĩ năng này khi các em được trải nghiệm, được thực hành bằng chính hoạt động có ý thức của mình thông qua hai nội dung chính tả đoạn bài và chính tả âm vần.

   –  Trên đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả cách rèn kỹ năng đọc và viết chính tả, mỗi giải pháp có những điểm mạnh và cần thiết trong quá trình dạy học. Do đó, muốn phát huy được sức mạnh của các giải pháp, cần có sự liên kết hỗ trợ các giải pháp. Tuy nhiên, trong từng thời điểm, tùy điều kiện thực tế của mỗi lớp, mỗi trường về cơ sở vật chất mà mỗi giải pháp giữ vai trò quan trọng khác nhau.

 – Ngoài ra còn có những giải pháp được đề xuất như khắc phục đọc sai và lỗi chính tả theo phương châm” Sai đâu sửa đấy- Sai gì học nấy” của Nguyễn Đức Dương; phải năm vững nghiên tắt chính tả( Lê A, Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo)

  * Biện pháp

  Để  khắc phục những tồn tại, hạn chế tôi đưa ra biện pháp như sau:

– Giáo viên phải hết sức nhiệt tình, chiụ khó kiên nhẫn, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện.

– Tìm hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của vấn đề.

– Nghiên cứu tìm những biện pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn và lựa chọn biện pháp phù hợp với từng bài dạy.

– Cần vận dụng các biện pháp và phương pháp thích hợp để nâng cao  hiệu quả Tập đọc và viết chính tả: như thường xuyên ôn lại cấu tạo âm tiết, các phụ âm, vần đã học ở lớp dưới cho học sinh nắm vững. Trong đó cần chú ý đến tính cá biệt hóa với mỗi đối tượng với những yêu cầu khác nhau. Với học sinh yếu kém cần theo dõi, động viên và dành thêm thời gian cho học sinh đọc và viết theo tiến trình từ ít đến nhiều, từ dễ đến khó trong những tiết ôn tập buổi thứ 2. Nếu cần thiết cho những em này đọc lại bài đọc và bài viết chính tả trước khi viết, giáo viên lưu ý trước các từ khó để các em ghi nhớ. Cùng với rèn luyện giáo viên càn tạo sự niềm tin, hướng thú cho các em, tránh sự mặc cảm, chán nản, khuyến khích, khen ngợi học sinh kịp thời khi có biểu hiện tiến bộ.

– Sử dụng đồ dùng dạy học, phiếu học tập cho thảo luận nhóm đúng mức. Ngoài thiết bị dạy học và  tài liệu hướng dẫn, tùy theo từng bài dạy giáo viên làm nhiều phiếu học tập và đồ đùng để phục vụ thực hiện hoạt động nhóm có hiệu quả.

– Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chăm chỉ, năng nổ, tự chủ và có ý thức nâng cao, rèn luyện khả năng học tập của học sinh.

– Hoạt động giáo dục theo hướng tích cực hóa.

– Tạo niềm tin, giúp học sinh học tập tốt; khen kịp thời và động viên đúng lúc; tôn trọng ý và lắng nghe ý kiến của các em. Kiểm tra đánh giá uốn nắn kịp thời, đặt biệt học sinh còn rè nhút nhát, tạo cho các em niềm húng thú trong học tập và kĩ năng làm việc. Phát huy tính tích cực của học sinh, tổ chức linh hoạt các hình thức học tập.

– Mỗi giáo viên thường xuyên tìm kiếm, tích lũy những tranh ảnh, câu chuyện hay qua sách báo, phim ảnh; tự làm những đồ dùng dạy học rẻ tiền, dễ kiếm dễ làm để đưa vào bài học cụ thể. Cách làm này không những tạo ra những tiết học nhẹ nhàng, vui tươi, hiệu quả cho học sinh tiểu học mà còn giúp cho giáo viên không cảm thấy nhàm chán trong giảng dạy và luôn tạo được sự tươi mới, hưng phấn trong nghề nghiệp của mình.

– Để đọc đúng từ, đúng câu, giáo viên cần ghi từ, câu cần luyện đọc đúng trên bảng phụ treo trước lớp. Trong các cuộc thi đọc, làm bài tập chính tả giáo viên có thể sử dụng vòng quay kì diệu mà hội thi tự làm đồ dùng dạy học mà tôi đã đạt cấp tỉnh vừa qua để các em hoạt động. Khi cần có phần thưởng cho cá nhân hoặc nhóm có thành tích cao.

– Trong khi hướng dẫn đọc cho học sinh tôi chú ý cách đọc từng câu, từng từ của học sinh, học sinh đọc sai chỗ nào dừng lại và sử sai luyện đọc lại. Để học đọc nhanh tốc độ  không bị sót, hoặc thêm chữ, hướng dẫn học sinh khi đọc chữ cuối cùng của câu thì mắt liếc nhìn tiếp đến chữ liền theo đó. Ngoài ra daỵ các môn học khác như Tự nhiên và Xã hội, kĩ thuật, đạo đực. Tôi lồng vào đó để luyện đọc cho học sinh bằng cách đọc thầm hoặc đọc thành tiếng để tìm hiểu nội dung bài, hoặc sau bài học học sinh đọc to phần ghi nhớ ở cuối bài học, vừa luyện đọc, vừa khắc sâu kiến thức cho học sinh.

 – Hướng dẫn học sinh đọc và nắm nội dung bài chính tả, nhận xét những hiện tượng chính trong bài, cách trình bày văn bản, luyện viết những chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn. Trong quá trình viết chính tả, thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các quy tắc chính tả và ghi nhớ áp dụng vào việc viết văn bản bằng thao tác tư duy hợp lý. Qua đó giáo viên cần phải nắm vững qui tắc chính tả.

Ví dụ: Đứng trước âm i,e,ê,iê: ghi k, gh, ngh (kiến, kỉ niệm, kể chuyện, ghế gỗ, nghiên ngã)

-Trong quá trình đọc chính tả cho học sinh viết, giáo viên cần cho học sinh đọc bài viết và phát hiện những chữ thường viết sai, đồng thời phát hiện những chữ được viết hoa trong bài, cho học sinh hiểu vì sao những chữ đó lại viết hoa. Trước khi viết giáo cần cho học sinh viết bảng con các chữ thường viết sai, giáo viên cùng với học sinh sửa sai và học sinh phát âm lại cho đúng.

–  Giáo viên đọc chính tả cho học sinh viết: Đọc lần thứ nhất để học sinh bao quát toàn bài (giáo viên đọc rõ ràng tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh nắm bắt các hiện tượng chính tả cần chú ý). Giáo viên đọc từng câu ngắn hay cụm từ được đọc từ 2- 3 lần cho học sinh kịp viết theo tốc độ quy định khối lớp. Giáo viên đọc lần cuối cho học sinh soát lại bài.

– Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả: Nhắc học sinh nắm vững yêu cầu bài tập bằng cách đọc lệnh rõ ràng. Có thể hỏi GV giải thích nếu học sinh chưa hiểu bài.

+ Với những dạng bài mới, bài khó giáo viên có thể chữa một phần bài mẫu cho cả lớp cùng quan sát. Tổ chức dưới hoạt động trò chơi học tập, có 3 hình thức bài tập có thể tổ chức trò chơi vui nhộn và chơi sinh động hơn đó là:

    + Tìm tiếng có nghĩa điền vào chỗ trống trong bảng cho phù hợp.

   + Giải câu đố để phân biệt từ ngữ có âm trong bảng cho phù hợp.

   + Tìm từ ngữ có âm vần cho trước dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa.

– Cho học sinh làm bài bảng nhóm, phiếu học tập theo nhóm hoặc cá nhân. Giáo viên quan sát và giúp đỡ học sinh yếu.

– Bài tập chính tả là một phần quan trọng cung cấp cho học sinh vấn đề viết đúng chính tả, tùy theo lỗi sai sót của học sinh trong bài viết giáo viên chọn bài tập cho học sinh thực hành, đồng thời hương dẫn bài tập ứng dụng.

– Phần nhận xét về chính tả cuối bài còn giúp học sinh củng cố về những kiến thức và kỹ năng chính tả như : quy tắt viết hoa, cách viết khi xuống dòng, cách viết các dòng thơ, cách trình bày bài thơ.

3- Kết quả khảo nghiệm vấn đề nghiên cứu     

Theo nghiên cứu ban đầu chất lượng đọc và viết chính tả của học sinh không cao. Một số học sinh đọc chưa to, một số chua hiểu văn bản đã được đọc…đọc ê a, ngắt nghỉ không đúng chỗ, viết chưa đúng mặt chữ, không đúng quy trình và luật viết chính tả. Để đạt được mục tiêu, khắc phục những hạn chế này đòi hỏi chúng ta đánh giá một cách chính xác kỹ năng đọc và viết chính tả của học sinh trong trường. Vì vậy tôi đã tiến hành 2 môn học như sau:

* Phân môn Tập đọc:

    Tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3A1 dự giờ lớp 2A4, 3A3, 4A4, 4A2,5A3. Nhìn chung

tốc độ của học sinh còn yếu, 20% học sinh đọc tốc độ nhanh; 40,5% đọc tốc độ trung bình; 40% đọc tốc độ chậm. Đọc đúng ngữ điệu 20%; đọc chưa đúng ngữ điệu 50%; 30,5% đọc không đúng ngữ điệu.

    Tôi tiến hành điều tra một số giáo viên giảng dạy và tôi trực tiếp giảng dạy lớp 3A1, tất cả giáo viên cho rằng trình độ đọc của học sinh ở mức độ chậm 30%, 10% là đọc ê a.

* Phân môn viết chính tả:

 Tôi trực tiếp dạy lớp 3A1 và dự giờ chính tả lớp 2A2, 3A3, 4A3 5A4 và trò

với giáo viên và chúng tôi thống nhất chung là: Kỹ năng viết vần, cũng như kỹ năng viết phụ âm đầu của học sinh có nhiều mức độ khác nhau như: lớp hai các em viết sai 30%, lớp ba viết sai 25% nhưng đến lớp 4, lơp 5 ngững lỗi này giảm xuống 15%, việc viết sai các vần chủ yếu là do ảnh hưởng của việc phát âm sai như: Phụ  âm l/n;  x/s;  ch/tr, d/ gi/ r, vần khó như oao, oeo, uyu, uêch, oăc, oay, oen,… vần đễ lẫn như:  an/ang;  âc/ât;  ân /âng;  ươc / ươt; ươn / ương;  ên / ênh….

       Đề tài: Rèn kỹ năng đọc và viết chính tả cho học sinh tiểu học“. Tháo gỡ được tồn tại trên, giúp giáo viên mạnh dạn, hứng thú, chủ động thực hiện đổi mới rèn kỹ năng đọc và viết chính tả tự nhiên và hiệu quả. Phương pháp áp dụng cho dạy môn Tiếng Việt, cho từng đối tượng học sinh, cho tất các khối lớp trong nhà trường. Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình, rèn bản lĩnh tự tin, tham gia hoạt động nhóm, năng động, thoải mái, bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể lớp. Học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề, kỹ năng so sánh, đánh giá, tự giác điều chỉnh, bồi dưỡng, rèn luyện và tạo hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ hơn.

4 – KẾT LUẬN

       Dân gian có câu: “Có bột mới gột nên hồ” để giúp học sinh khắc phục lỗi trong phát âm, trong đọc và viết chính tả thì yếu tố hàng đầu là kiến thức cơ bản của người dạy. Nếu giáo viên không có hiểu biết vững về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tiếng Việt…thì không có thể xử lý kịp thời, chính xác các tình huống sư phạm xảy ra. Để khắc phục được lỗi của học sinh thì giáo viên phải là người đọc chuẩn và làm cho học sinh hiểu nghĩa của từ cần thiết. Việc đề xuất biện pháp để khắc phục các lỗi trong đọc và viết của học sinh trường tiểu học .. là một vấn đề vô cùng thiết thực, vừa có giá trị thực tiễn vừa có ý nghĩa trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài.

    Học sinh trường tiểu học .. đã có kỹ năng đọc và viết Tiếng Việt khá tốt, nhưng một số bộ phận không nhỏ còn mắc một số lỗi trong phát âm trong đọc và viết Tiếng Việt, kỹ năng đọc và viết chính tả của học sinh cuối cấp tiểu học tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh tiểu học còn là việc cần phải suy nghĩ nghiêm túc. Chất lượng này phụ thuộc nhiều yếu tố, nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ yếu là do việc tổ chức rèn đọc và rèn viết chính tả cho học sinh chưa được đặt ra một cách nghiêm túc, đúng yêu cầu, đúng đối tượng và học sinh chưa cảm thụ được cái hay, cái đẹp chưa có những rung cảm thực sự với điều mình đọc với điều mình viết.

    Những lỗi học sinh mắc phải trong Tập đọc và viết chính tả của các em hoàn toàn khắc phục được. Trong thực tế ta thấy sự ảnh hưởng của giáo viên đến từng học sinh là rất lớn, các em học bắt chước từng cử chỉ đến từng lời ăn tiếng nói. Vì thế để rèn cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm, viết đẹp, viết đúng không có cách nào khác là mỗi nhà giáo phải tự rèn để nâng cao trình độ kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ. Yếu tố cần quan tâm đó là đọc rõ ràng, phát âm chuẩn, hạn chế sự ảnh hưởng của âm sắc địa phương, nhờ đó sẽ phần nào giảm bớt sai sót về phụ âm đầu, thanh điệu giúp cho học sinh có định hướng đúng

   Trường tiểu học ..  chúng tôi trong những năm qua đã đầu tư khá nhiều cho việc dạy tập đọc và viết chính tả cho học sinh như: Tổ chức chuyên đề, các cuộc thi, với khá nhiều đề xuất, giải pháp. Vì thế có thể xem những nội dung được nêu trong đề tài này là kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc của tập thể giáo viên trường tiểu học …

Bấm vào đây để tải file Word

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng