Một số biện pháp rèn tính tự giác tạo lập niềm tin cho học sinh
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Nhà trường là nơi tạo nền móng hình thành các nhân cách cho các em học sinh . Ngay ngày đầu cấp sách đến trường các em rất bỡ ngỡ , việc tiếp cận dạy các kiến thức văn hoá cho các em đã khó , giúp cho các em trở thành con người biết tự giác tạo niềm tin với mọi người lại càng khó hơn . Bởi vậy vấn đề rèn tính tự giác tạo niềm tin với mọi người là vô cùng quan trọng và cấp thiết , đặc biệt là học sinh đầu cấp tiểu học đặt nền móng cơ bản cho toàn bộ quá trình học tập, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như :
Đức Hiếu , Nhân – Nghĩa – Trung- Dũng. Hiếu là đức tính hang đầu của con người , nhân là đức của mọi đức , là nết trời , nghĩa và trung là đức cần thiết làm người trong xã hội , dũng là đức biểu hiện có dũng khí học tập chiếm lĩnh tri thức khoa học ; dũng khí vượt khó khăn tiến lên trong cuộc sống ; dũng khí dám sửa chữa những sai lầm để tự hoàn thiện ; dũng khí từ chối cái lợi bất chính để bảo vệ phẩm giá , nhân cách , dũng khí chống lại cái ác, cái xấu , cái lạc hậu góp phần đưa đất nước tiến lên giàu mạnh và bảo vệ quốc thể , và dũng khí cứu người trong khó khăn , hoạn nạn. Bên cạnh đó niềm tin cũng vậy niềm tin là một cảm giác chắc chắn về một điều gì đó . Nếu ta nói rằng “ Tôi cảm thấy tôi thông minh ” Cảm giác chắc chắn này cho phép ta khai thông nguồn năng lực , giúp ta tạo được những kết quả thong minh . Tất cả chúng ta đều có sẵn nơi mình câu trả lời cho hầu hết mọi chuyện hay ít ra chúng ta có thể tìm câu trả lời cho người khác .
Từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục , coi giáo dục là một quốc sách hàng đầu . Vì vậy mỗi năm ngân sách chi cho ngành giáo dục rất lớn . Đó là mặt thuận lợi để giáo dục phát triển . Bên cạnh đó nhận thức của phần đông gia đình phụ huynh hiện nay về việc học tập của con em có phần quan tâm nhiều hơn trước . Đại đa số các gia đình phụ huynh chăm lo việc học hành cho con em mình .Tuy nhiên những mặt đã đạt được đó ngành giáo dục phải đối mặt với tình trạng tạo niềm tin cho thế hệ trẻ còn chưa được như mong muốn . Không chỉ là niềm tin cho hoạt động giao tiếp của các em ngoài cộng đồng . Mà ngay trong trường học các em cũng cần có một vốn hiểu biết sâu về niềm tin . Đặc biệt là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số mà cụ thể là học sinh trường Tiểu học …….
Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc tạo niềm tin , tôi đã đi sâu tìm hiểu ,học hỏi nghiên cứu ra những yếu tố biện pháp giúp học sinh tự giác tạo niềm tin ,mong các em trở thành những con người phát triển toàn diện ,có ích cho đất nước .
2 Mục tiêu , nhiệm vụ nghiên cứu đề tài :
*Mục tiêu
Trên cơ sở nghiên cứu lí do và thực trạng tính tự giác tạo lập niềm tin để làm ra những biện pháp hợp lí nhằm góp phần giáo dục học sinh và hoàn thiện nhân cách của học sinh tiểu học
*Nhiệm vụ :
Tìm hiểu nội dung dạy – học các môn học ở Tiểu học.
Các yêu cầu cơ bản về kiến thức , kĩ năng giao tiếp xây dựng niềm tin cần đạt được ở các khối lớp ở Tiểu học.
Nghiên cứu các nguyên tắc , quy trình và cách thức dạy – học ở các môn học, mối liên hệ xây dựng niềm tin ở Tiểu học.
Điều tra thực trạng việc thực hiện niềm tin ở trường Tiểu học.
1.3 Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh lớp từ khối 1 đến khối 5 năm học tại Trường Tiểu học …….
1 .4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người trong thời đại mới . Nâng cao chất lượng dạy học các môn học để tìm ra phương pháp giúp giáo viên rèn luyện tính tự giác tạo lập niềm tin cho học sinh tiểu học .Từ đó giúp các em mạnh dạn hơn , chủ động hơn trong khi tham gia các hoạt động học tập ,hoà nhập chơi các trò chơi trong các giờ giải lao và khi về sinh hoạt với gia đình các em có thể hướng dẫn được người thân của mình tham gia vào các hoạt động tạo lập niềm tin với mọi người ,đặc biệt các em sẽ học tốt các môn học, tin vào các kiến thức mà mình được lĩnh hội trong nhà trường tiểu học . Làm cho hoạt động dạy – học đạt kết quả tốt , giúp học sinh Tiểu học viết đúng , nói đúng hơn .
Khắc phục những hạn chế trong quá trình dạy – học các môn học nói chung và Tiếng Việt nói riêng ở Tiểu học.
1.5.Phương pháp nghiên cứu
a.Phương pháp phân tích
Phân tích các tài liệu dạy học như sách giáo khoa , sách giáo viên , vở tập viết và các tài liệu liên quan đến vấn đề xây dựng niềm tin .
Các tài liệu dạy học như thông tin trang điện tử , thông tin đại chúng , đều có hướng dẫn rất cụ thể về các cách tạo lòng tin với mọi người , sách giáo viên đều có hướng dẫn chi tiết tin vào biến đổi khí hậu , cách làm cho khí hậu không biến đổi . Trong các tạp chí , sách báo cũng đề cao vai trò của việc tính tự giác tạo niềm tin trong trường Tiểu học , vì vậy mà bản thân tôi đã nghiên cứu kĩ các loại sách giáo khoa , sách giáo viên vở tập làm văn lớp 1,2,3,4,5 và các tài liệu tham khảo khác .
- b. Phương pháp điều tra thực tế
Điều tra thực trạng tạo lập niềm tin của học sinh ở các giờ học, môn học , ở giờ ra chơi .
Qua trao đổi trực tiếp với đồng nghiệp , và đi dự giờ quan sát học sinh về các môn học lớp 1 , 2 , 3 ,4,5 . Tôi thấy học sinh mắc lỗi làm mất lòng tin rất nhiều . Chủ yếu là nói dối, niềm tinlà sự phát triển lâu dài trong mọi mối quan hệ giữa con người với con người đã được qua quá trình giao tiếp , hành vi và thói quen .Niềm tin từ con trẻ dành cho những người lớn ngày càng sụt giảm . Bố , mẹ , thầy cô của chúng nói mà không thực hiện . Mặc dù nhiều ông bố bà mẹ đã cải thiện rất nhiều về sự tạo dựng niềm tin cho con trẻ .Nhưng lòng tin hiện nay đang gióng lên hồi chuông báo động cho các bậc làm cha , làm mẹ , cho những người có tâm huyết trong việc trồng người như là một tài sản quý giá cần được giữ gìn để tránh khỏi sự suy sụp
Qua các cuộc trò chuyện , trao đổi với học sinh . Tôi nhận thấy học sinh vẫn còn mắc những tồn tại về lỗi nói dối , lỗi dùng những hành vi thiếu sự tin tưởng với người tiếp xúc , lỗi không tin ngay cả về bản thân mình , lỗi bày tỏ sự tin tưởng chưa đạt yêu cầu .
PHẦN NỘI DUNG
- Cơ sở lí luận
Tôi và các bạn đồng nghiệp khi đã chọn gắn bó với nghề giáo dục . Chúng tôi rất trăn trở để góp chút sức nhỏ bé của mình vào việc trồng người . Vì vậy mà tất cảc các đối tượng học sinh chúng tôi muốn tìm ra nhiều phương pháp hay để giáo dục các em trở thành những công dân tốt cho xã hội.
Đối tượng học sinh trường tôi trong một lớp có nhiều độ tuổi khác nhau . Nhiều dân tộc khác nhau . Đối tượng học sinh tạo ra sự cần quan tâm và bận tâm hơn với tôi là học sinh ngại giao tiếp , rụt rè chính vì các em chưa có niềm tin từ bản thân. Không phải với đối tượng này bao giờ giáo viên cũng thành công.Công việc rèn luyện thế hệ trẻ là công việc hết sức khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của toàn xã hội , đặc biệt là sự phối kết hợp của gia đình và nhà trường. Nhà trường là nơi kết tinh trình độ văn minh của toàn xã hội trong lĩnh vực giáo dục . Đào tạo thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục của một nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định . Nơi đây được đào tạo một cách có kế hoạch , có tổ chức bằng các phương pháp phù hợp . Nhà trường là nơi làm rõ vấn đề giúp phụ huynh hiểu rõ được mục tiêu giáo dục , phương pháp giáo dục phù hợp . Nhưng công tác giáo dục này chỉ đem lại hiệu quả khi nó kết hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội bởi vì trong công tác giáo dục tự giác tạo niềm tin gia đình có một vai trò rất lớn . Gia đình là tế bào của xã hội . Bản thân tôi là người được trực tiếp làm công tác chủ nhiệm nhiều năm qua . Tôi thấy rằng công việc giáo dục thật là khó khăn nhưng cũng đầy thú vị , bởi vì nó có rất nhiều niềm vui và trong đó lại có những nổi niềm day dứt . Sự bày tỏ ý kiến còn rụt rè , chưa thể hiện diễn đạt nội dung trọn ý , thiếu sự thật thà , thiếu khả năng , thiếu sự quan tâm…Theo tôi muốn đạt được hiệu quả trong công tác rèn kỹ năng tự tạo lập niềm tin , người giáo viên cần tìm ra tâm lí của các em và những biện pháp giáo dục các em.
- Trình bày thực trạng tình hình.
- Thuận lợi :
Niềm tin luôn tác động trực tiếp đến tâm lí của con người, đặc biệt đối với học sinh giá trị niềm tin càng trở nên rõ ràng. Khi những búp trên cành như một tờ giấy trắng . Đương nhiên giá trị niềm tin được xây dựng như một nền tảng trở thành thói quen và hành vi ,có niềm tin đồng nghĩa với việc học sinh biết lắng nghe. Học sinh trung thực và minh bạch được coi là nền tảng nhất quán trong lời nói và hành động. Tạo nên sản phẩm đào tạo của chúng ta trở thành công dân mẫu mực của xã hội.
*Khó khăn :
Hiện nay một số gia đình rất hay mâu thuẫn , cải vả . Một số người lớn hay dối trá , nếp sống buông thả bản thân của một bộ phận cha mẹ, thầy cô giáo .
Giải pháp , biện pháp
a.Mục tiêu của giải pháp , biện pháp
Chúng ta đã thấy rất rõ nền móng vững chắc là gia đình và nhà trường trong việc tạo lập niềm tin cho con trẻ. Từ trong sinh hoạt và tình thương trách nhiệm cao của mỗi thành viên. Tôi xin nêu một số biện pháp xây dựng tính tự giác tạo lập niềm tin trong môi trường gia đình .
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
a.Môi trường gia đình
Gia đình và thói quen sinh hoạt của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành giáo dục niềm tin cho học sinh .Một học sinh được sinh ra trong một gia đình mà các thế hệ có quan hệ tốt với nhau , có tôn ti trật tự, quan tâm giáo dục con cháu , thực sự là tấm gương đạo đức cho con cháu noi theo thì bản thân học sinh đó bước đầu có nền tảng về niềm tin và là nền tảng có ý thức trách nhiệm.
Ngược lại ở trong môi trường gia đình mà sự dối trá bao bọc,các thế hệ sống không có trên ,có dưới .. Sẽ ảnh hưởng đến niềm tin trong lòng con trẻ, và từ đó ảnh hưởng tới ý thức trách nhiệm từ các em. Ngày nay đại đa số các gia đình chỉ có từ một đến hai con lại có điều kiện kinh tế nên rất quan tâm đầu tư vật chất cho con cái ăn học , điều này đúng là rất cần thiết nhưng chưa phải là đủ nếu thiếu đi sự thương yêu , bao bọc. Có nhiều em đã được sống trong một tình thương yêu thái quá khiến các em hình thành tính ích kỷ , thụ động không còn tin vào bản thân mình , không tin những việc đó mình đã làm được và có thể làm được.
a.1. Thống nhất trong tình thương và trách nhiệm
Kinh nghiệm mà ông ta ta từ xưa truyền lại “ Thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi”. Chúng ta cần có tình yêu thương đúng mức, giáo dục cho các em trở thành con người toàn diện, yêu cầu phải rèn con em mình . Nhưng ở đây không có nghĩa là chúng ta dùng những biện pháp cứng nhắc làm cho các em cảm nhận là mình bị ghét bỏ thì vô cùng nguy hại . Phụ huynh cần nghiêm khắc với con cái bên cạnh đó cần đi đôi với sự tôn trọng nhân cách nhân cách làm người của con. Có nghĩa là con cái cũng cần được đối xử bình đẳng giữa con người với con người . Đối xử bình đẳng cộng với được sự yêu thương che chở vô bờ bến sẽ giúp các em có niềm tin vào gia đình từ đó giúp các em có trách nhiệm với bản thân với những người xung quanh.
a.2. Nêu gương
Trong số các bậc làm cha , làm mẹ trong chúng ta liệu có được bao nhiêu người đủ “Tự tin” dạy con cho đúng lẽ phải . Bao nhiêu gia đình là tấm gương tốt cho con cái noi theo ? Trong xã hội có nhiều phức tạp như ngày nay thì gia đình có vai trò quan trọng trong việc làm rõ về cái tốt cái xấu , cái nên làm và cái không nên làm.Những gì mà con trẻ làm hôm nay đã có sự đóng góp của gia đình từ trước .
- Môi trường giáo dục trong nhà trường
Các em học sinh chính là những sản phẩm mà nhà trường đã làm ra. Nhà trường đã đưa ra thi trường một số sản phẩm hàng hoá mà ở đó là cộng đồng xã hội , nơi đây đã đánh giá các sản phẩm này của nhà trường . Giúp các em tự tạo lập niềm tin chính là một nền tảng cho học sinh.
Nền giáo dục ngay cả từ thời kỳ phong kiến các bậc thầy đồ đã dạy chữ , dạy người rất có hiệu quả . Vậy thế hệ trẻ giáo viên của chúng ta có chịu khó trồng được lớp người có đức có tài để sau này trở thành người có ích cho đất nước, công việc này khó .Dddoif hỏi những nhà giáo có tâm huyết với nghề nghiệp . Liệu rằng chúng ta có quyết tâm chăm lo rèn luyện thế hệ trẻ trở thành những người công dân tốt không ? Muốn đạt được điều này tôi cho rằng chúng ta cần xác định rõ mục tiêu. Cần làm rõ những chuẩn mực đạo đức để học sinh tin và khẳng định niềm tin chính từ bản thân của các em.
Từ mục tiêu giáo dục của mình , mỗi giáo viên cần tạo dựng tính tự giác xây dựng niềm tin cho học sinh qua các môn học mà mình giảng dạy.Để từ đây các em có thể xây dựng những chuẩn mực đạo đức đối với bản thân , đối với gia đình , đối với xã hội. Cho các em tìm hiểu qua các cách ứng xử , hành vi , thói quen của những bạn tốt , giữa những người lịch thiệp và được lặp đi lặp lại những hành động, thói quen làm cho con người tin tưởng . Bằng phương pháp này dần dần chúng ta đã hình thành ý thức tự giác tạo dựng niềm tin trong tâm hồn của các em. Nếu có thể chúng ta cần hướng dẫn chương trình ngoại khoá có các bậc phụ huynh tham gia và chúng ta cần làm rõ vấn đề giúp các em tự giác tạo niềm tin . Sau đó chúng ta cần giới thiệu một số biện pháp , phương pháp , hành vi , thói quen giúp hình thành các em tự giác tạo niềm tin.
– Giáo dục tính tự lập tạo dựng niềm tin không chỉ bó hẹp giữa GVCN với gia đình mà cần làm đồng loạt trong tất cả các môn học . Nhà trường nên đưa vào các bài giảng và cần gắn trách nhiệm để giáo viên của mình đều là niềm tin cho các em học sinh . Những hoạt động ngoài giờ lên lớp như các tiết chào cò , giáo dục ngoại khoá cần mang lại niềm tin trong lòng học sinh . Bằng các chỉ chỉ , hành động lời nói đi đôi với việc làm.
+ Những giải pháp chủ yếu .
Cần phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức xã hội gắn với học sinh như hôi phụ nữ, các phụ trách sao trong việc xây dựng tính tự giác tạo lập niềm tin cho học sinh.
+ . Những giải pháp hỗ trợ
Hoạt động chính của giáo viên
– Tạo nhiều cơ hội cho những học sinh này được tham gia vào tập hành vi tạo thành thói quen .Giáo viên đưa ra các tình huống , Cho một số học sinh tự bày tỏ thái độ ứng xử của mình. Những học sinh này dựa theo những hành vi đó nói theo ý mình .
- Hướng dẫn học sinh thực hành có niềm tin trong chính sức học của mình, nói trong vui chơi .
– Trong các buổi học khi hoạt động nhóm khích lệ những em học sinh để các em mạnh dạn ,tự tin chỉ cho cho học sinh còn rụt rè nói và làm theo . Giúp các em thấy được sự gần gũi , dần dần các em mạnh dạn và tự tham gia vào các hoạt động lấy được niềm tin khi học tập cũng như khi vui chơi .
* Kết quả thu được qua khảo nghiệm , , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu .
Các khối lớp từ lớp 1 đến khối lớp 5
PHẦN KẾT LUẬN ,KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận
Vấn đề tạo niềm tin là nội dung quan trọng nói chung và trong rèn luyện kỹ năng sống nói riêng . Luyện cho học sinh biết tạo niềm tin trong khi bày tỏ thái độ , trong hành vi và thói quen kỹ năng sống đã được nâng dần từ thấp lên cao , Từ một học sinh mặc cảm , tự ti đến học sinh mạnh dạn , tích cực ,hứng khởi giao tiếp nhanh . Qúa trình tự giác tạo lập niềm tin được vận dụng chủ yếu vào các môn học và kỹ năng sống của các em . Trên cơ sở đã được luyện trong bày tỏ thái độ ở trường , ở nhà . Do đó để hiệu quả giảng dạy đạt kết quả cao thì biện pháp rèn tính tự giác tạo lập niềm tin cho học sinh là điều cần thiết .
– Việc rèn luyện tự giác tạo lập niềm tin cho học sinh đã hình thành ở các em tính chính xác, tính kiên trì giúp các em có cơ hội bộc lộ và phát triển khả năng của cá nhân. Đặc biệt tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui trong học tập. Từ đó học sinh hứng thú học tập, tự tin vào khả năng của bản thân và dần dần hình thành ở các em một phương pháp học tập tự giác, kiên trì, độc lập và sáng tạo.
III.2 Kiến nghị
-Để giúp cho học sinh thể hiện niềm tin tốt các giáo viên giảng dạy các em cần phải lưu ý một số vấn đề sau thì mới dạy tốt được .
Thứ nhất : Tìm hiểu về tâm lý của học sinh.
Thứ hai : gần gũi , quan tâm trong mọi lúc , mọi nơi .
Thứ ba : Tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến học sinh dối trá , mặc cảm , tự ti.
Thứ tư : Phải tạo cơ hội cho học sinh diễn đạt ý mình khi giao tiếp . Khuyến khích bạn bè gần gũi , hướng dẫn cách học , cách chơi với các em..
Trên đây là một số ý kiến nhỏ mà tôi đã tham khảo đồng nghiệp và viết lên suy nghĩ của mình . Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý vị .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Cẩm nang Thực Hành giảng dạy ( Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
- 2. Giải đáp 88 câu hỏi về giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
( Lê Hữu Tỉnh – Trần Mạnh Hưởng – NXB Giáo dục)
- Hoạt động giao tiếp với dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ( Nhà xuất bản Đại học sư phạm)
4.Tài liệu về kỹ năng sống từ lớp 1 đến lớp 5.