Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục

Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục.

  1. Lý do chọn đề tài:

        Thực tế cho thấy tại trường Mẫu giáo tôi đang công tác, nói về cơ sở vật chất thật sự thiếu thốn quá nhiều so với trường bạn, thấm trí không bằng cả với những trường mới thành lập những năm gần đây. Chính vì vậy đã làm tôi nảy sinh chọn đề tài này, với tôi chọn đề tài “ Xã hội hóa giáo dục” thật sự khó vì chưa có kinh nghiệm và không biết mình có làm được không, hay chỉ là lý thuyết, nhiều đêm trăn trở, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu, để thử thách mình, đề tài này để hoàn thiện và đi đến thành công thực sự phải được nâng cấp trong nhiều năm liên tục.

      Vậy tôi rất mong  hội đồng khoa học góp ý, xây dựng giúp tôi để tôi thực hiện những chặng đường tiếp theo về công tác xã hội hóa giáo dục của trường Mẫu giáo Phú Lộc từng bước ngang tầm với trường bạn.

       Như chúng ta đã biết, xã hội hóa giáo dục là huy động và tổ chức nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia vào quá trình giáo dục, đa dạng hóa các loại hình giáo dục, tạo phong trào mọi người cùng học tập, xây dựng cả nước thành một xã hội học tập dể mọi người dân cùng được hưởng thụ các thành quả do giáo dục đem lại.

       Đảng và Nhà nước ta coi giáo dục là Quốc sách hàng đầu; nhiều dự án đã tập trung để đầu tư cho giáo dục, làm cho cơ sở vật chất của ngành giáo dục ngày một thay đổi, đặc biệt là bậc học mầm non đã và đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư hàng đầu, nhiều trường học còn học chung với tiểu học đã được tách trường mầm non, phòng học mượn thôn xóm, tạm bợ được thay thế bằng những phòng học khang trang, với những bộ đồ chơi, đồ dùng hấp dẫn trẻ giúp trẻ yêu thích đến trường.

      Tuy nhiên, khi nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho giáo dục vẫn còn hạn hẹp thì việc huy động của nhân dân, của toàn xã hội để đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục là rất cần thiết.

      Để làm tốt công việc này, cần có sự chung tay góp sức của địa phương, của ngành và của cộng đồng, giúp nhà trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất làm thay đổi bộ mặt của nhà trường, đồng thời năng cao chất lượng giáo dục, giúp uy tín của nhà trường được nâng lên. Song, làm sao để có biện pháp tuyên truyền huy động phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội đều hướng về nhà trường bằng cả tâm huyết và lòng tự nguyện, làm sao để đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trong nhà trường là điều tôi trăn trở.

      Từ đó tôi đã nghiên cứu những đặc thù của đơn vị, áp dụng tìm giải pháp và phối hợp thực hiện để đạt được kế hoạch đề ra cho công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng  cơ sở vật chất tại trường Mẫu giáo.

      Những năm gần đây công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và đơn vị nhà trường nói riêng đã từng bước đạt được kết quả cũng đáng ghi nhận. Nhận thức chung về giáo dục – đào tạo được nâng lên, huy động sự tham gia đóng góp nhân lực, tài lực, vật chất cho giáo dục,…Từ đó bộ mặt của nhà trường có nhiều khởi sắc, thu hút được sự quan tâm chăm lo cho sự phát triển, đầu tư để ngày càng khang trang, đầy đủ hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo.

Tuy nhiên, công tác xã hội hóa giáo dục ở đơn vị vẫn chưa phát huy một cách toàn diện sự tham gia của toàn thể cộng đồng, mỗi người dân, công tác tuyên truyền cả bề rộng lẫn chiều sâu chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Còn một bộ phận gia đình cha mẹ học sinh có tư tưởng giao khoán chuyện dạy dỗ, giáo dục con cái cho thầy cô, nhà trường, thờ ơ đến các hoạt động giáo dục, nhận thức rất hạn chế so với sự phát triển giáo dục trong tình hình mới.

Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, muốn phát triển nhà trường nhanh và bền vững phải ra sức làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, khi và chỉ khi mọi người dân, mọi gia đình trên địa bàn quản lý nhận thức sâu sắc về giáo dục, cùng nhau chăm lo, hiến kế để trường học phát triển, tích cực tham gia vào các hoạt động của ngành với tinh thần tự nguyện, tâm huyết nhất, khi ấy nhà trường mới là chỗ dựa đáng tin cậy của cộng đồng, góp phần giáo dục thế hệ trẻ trở thành những người lao động có tri thức, công dân hữu ích cho xã hội, địa phương sau này.

Bản thân tôi, một hiệu phó trẻ mới được bổ nhiệm từ tháng 12 năm 2013, kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều, mặc dù thế khi được điều động về trường Mẫu giáo Phú Lộc công tác được Hiệu trưởng phân công nhiệm vụ Hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất, với thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường tôi luôn trăn trở về việc làm thế nào để có được một ngôi trường khang trang, đảm bảo về cơ sở vật chất tối thiểu đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường trong xu thế hiện nay.Tôi thiết nghĩ, trong khi ngân sách chi cho giáo dục còn hạn hẹp, thì nguồn huy động vật chất từ cha mẹ học sinh, tổ chức xã hội đem lại cho con em họ môi trường giáo dục tốt. Nếu toàn xã hội và các gia đình quan tâm với công tác xã hội hóa giáo dục thì con em của chúng ta được hưởng môi trường giáo dục tốt hơn. Chính vì thế, là một cán bộ quản lý nhà trường tôi nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục nên mạnh dạn chọn đề tài:  “Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục” để cùng chia sẻ, học tập kinh nghiệm từ các đồng nghiệp, các đơn vị thực hiện tốt công tác xã hội hóa.

  1. Nội dung thực hiện biện pháp.

*  Công tác tuyên truyền.

Đối tượng đầu tiên tôi đề nghị bàn bạc thống nhất trong Ban giám hiệu, sau đoa tuyên truyền đến tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Từ đó, mới tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên tuyên truyền có hiệu quả đến phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân trên địa bàn, phải làm sao để họ thấy được đây là ngôi nhà chung của tập thể sư phạm và mọi người đều có trách nhiệm cùng chung tay xây dựng. Khi tập thể sư phạm nhà trường thấy kế hoạch của tôi là đúng đắn họ sẵn sàng ra sức ủng hộ bằng tấm lòng tự nguyện. Giáo viên hiểu: nếu thiếu thốn  trang thiết bị dạy học, môi trường sư phạm không đảm bảo, hiệu quả công tác sẽ không cao, chất lượng giáo dục thấp, uy tín nhà trường sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu nhà trường có điều kiện tốt, bản thân mỗi thành viên sống trong môi trường sư phạm này sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong công việc,  hiệu quả công tác cao hơn, uy tín của giáo viên và nhà trường nhờ đó được nhân lên trong lòng nhiều người và sẽ được nhiều phụ huynh đồng tình ủng hộ.

Công tác tuyên truyền cần duy trì thường xuyên, đa dạng. Yêu cầu của công tác tuyên truyền phải cụ thể, vận động mọi lực lượng xã hội, mọi người dân cùng tham gia với nguyên tắc “lợi ích”, mỗi hoạt động hợp tác, phối hợp đều xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của hai phía: nhà trường và cộng đồng, mỗi bên tham gia đều tìm thấy lợi ích chung của cá nhân và tập thể.

* Kế hoạch hóa công tác xã hội hóa giáo dục:

Kế hoạch hoá là một trong bốn chức năng quản lý và là một chức năng mang tính chủ đạo trong quá trình quản lý của người đảm nhiệm công tác tham mưu về cơ sở vật chất. Kế hoạch xã hội hoá  cần được xây dựng trên một số yếu tố sau:

Mục tiêu huy động là gì?

Đối tượng nào?

Thời gian?

Phân công ai là vai trò chủ thể huy động?

Từ đó, tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng công tác xã hội hoá giáo dục cho phù hợp với thực tế của đơn vị. Công tác tham mưu của tôi thận thuận lợi đã được hiệu trưởng ủy quyền giao nhiệm vụ đảm nhiệm công tác này luôn. Phân công một số thành viên trực tiếp huy động phải là người hiểu rõ nguyên tắc của công tác xã hội hoá giáo dục, có kỹ năng giao tiếp tốt, lời nói có tính thuyết phục cao. Chi tiết hóa kế hoạch và hệ thống giải pháp cụ thể. Kinh nghiệm cho thấy, trong nhiều trường hợp đối tượng tham gia xã hội hoá giáo dục tuy ít nhưng lại cho những kết quả bất ngờ nếu như người cán bộ quản lý giáo dục biết đột phá vào các bước phát triển quan trọng  có thể làm thay đổi chất lượng giáo dục. Việc làm tốt chức năng này sẽ mang đến những thành công ngay cả thời điểm khó khăn nhất.

* Làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo địa phương:

Được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ trọng trách là người lên kế hoạch cụ thể và chủ động đề xuất công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường với lãnh đạo địa phương. Mỗi lần được bố trí làm việc phải chuẩn bị kỹ nội dung trình bày một cách toàn diện, trọng tâm, tránh tham mưu lặt vặt theo vụ việc. Sau khi được lãnh đạo địa phương chấp thuận, thực hiện xong phải báo cáo ngay. Tạo nhiều cơ hội để cấp ủy, chính quyền địa phương đến thăm cơ sở vật chất nhà trường, gặp gỡ giáo viên, để có dịp cấp uỷ, chính quyền địa phương hiểu rõ nhà trường hơn và cũng là thời điểm để nhà trường xin ý kiến chỉ đạo hỗ trợ những vấn đề ngoài tầm tay của nhà trường.

Mỗi lần đề xuất một chủ trương gì về giáo dục ở địa phương đều phải tham mưu cụ thể các biện pháp thực hiện. Nhà trường thường xuyên và kịp thời cung cấp những thông tin về giáo dục (các chủ trương của ngành, các hoạt động giáo dục của đơn vị,…) đến các cán bộ chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền địa phương.

Việc tham mưu phải trở thành ý Đảng, lòng dân và được thể hiện bằng các Nghị quyết của cấp ủy, chỉ thị của địa phương mới được mọi người dân đồng tình, ủng hộ.          Chính quyền các cấp với chức năng quản lý Nhà nước của mình không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động và tổ chức điều hành sự phối hợp các lực lượng xã hội cùng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục. Qua đó, có thể nhận được sự hỗ trợ của địa phương về huy động sức mạnh tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, kêu gọi được sự đóng góp hỗ trợ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, các đơn vị kinh tế đóng trên địa bàn, cũng như ngoài địa bàn qua uy tín của địa phương.

* Tạo uy tín của nhà trường với phụ huynh, các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương thông qua việc khẳng định chất lượng giáo dục của nhà trường:

Ghi nhận, tiếp thu ý kiến của phụ huynh học sinh, lắng nghe những mặt tồn tại và cố gắng khắc phục. Phải tạo lập uy tín bằng chính nội lực của nhà trường, từ lãnh đạo cho đến cán bộ giáo viên, nhân viên đều xác định nhiệm vụ của mình để phấn đấu và đạt hiệu quả công việc ngày càng cao, quan tâm đến chất lượng giáo dục, tạo môi trường sư phạm đoàn kết, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong môi trường xã hội địa phương. Lãnh đạo gương mẫu luôn là tấm gương sáng, nói đi đôi với làm, có uy tín, có năng lực là yếu tố thúc đẩy thường xuyên cho sự tham gia của cộng đồng trong công tác xã hội hoá giáo dục.

 Khi tôi mới về nhận nhiệm vụ tại trường Mẫu giáo Phú Lộc, Nhiệm vụ đầu tiên cần phải làm ngay là tập trung cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ được ăn ở tại trường đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trẻ có một môi trường sạch sẽ tham gia hoạt động nhằm phát triển toàn diện được duy trì bền vững trong nhà trường… Song song với nhiệm vụ đó, tôi đã vận động những phụ huynh, thôn xóm. UBND xã để hỗ trợ về vật chất.

Mỗi cô giáo phải tạo uy tín cho mình bằng chất lượng giáo dục, tạo cho trẻ có một môi trường học tập, vui chơi thoải mái, trẻ ham thích đến trường, coi mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Mỗi giáo viên phải coi học sinh như chính con đẻ của mình,  yêu thương chăm sóc, nuôi dạy trẻ bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm để phụ huynh  tin tưởng và yên tâm khi gửi con em học tại trường. Nhà trường phải xác định: phụ huynh học sinh sẵn sàng đóng góp công sức và tiền của miễn sao con em họ được học hành, vui chơi khi đến trường đúng với mục tiêu giáo dục mầm non đề ra, vui chơi ở tuổi Mẫu giáo là hoạt động chủ đạo” 

Giáo viên có vai trò quan trọng trong sự kết hợp giữa phụ huynh học sinh và nhà trường, là cầu nối giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm cũng góp phần tạo uy tín cao đối với phụ huynh học sinh là điều kiện tốt để phụ huynh đóng góp và tham gia xây dựng nhà trường.

Nhà trường  chú trọng việc thường xuyên liên lạc giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh thông qua sổ bé ngoan hàng tháng. Tìm hiểu nguyện vọng của phụ huynh, chia sẻ với họ về sự phát triển tâm sinh lý ở lứa tuổi mầm non để phụ huynh cùng phối hợp chăm sóc, dạy trẻ theo khoa học. Đưa ra những biện pháp cụ thể  đề nghị gia đình và nhà trường cùng thực hiện đồng bộ để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

Mặt khác, nhà trường luôn tập trung công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng tham gia công tác xã hội hóa giáo dục được triển khai có hiệu quả, Cụ thể:

-Năm học 2018 – 2019 hội phụ huynh đã kết hợp tham gia tổng vệ sinh trường lớp sanh, sạch đẹp.

– Hội phụ huynh đã tham gia đóng góp ngày công sơn sửa cổng trường, làm bảng hiệu cổng trường, mắc loa đài cho học sinh thể dục sáng…

– Năm học 2019-2020 Hội phụ huynh đã tham gia đóng góp ngày công san mặt bằng sân trường, lau chùi, sơn sửa xích đu, cầu trượt cho trẻ chơi.

– Phụ huynh đã tự nguyện đóng góp xây dựng 200m2 sân trường và một lối đường đi từ lớp học ra nhà vệ sinh của trẻ.

– Trang thiết bị phục vụ cho trẻ ăn ở tại trường đã được sắm sửa đầy đủ và đảm bảo an toàn ấm về mùa đông, mát về mùa hè

– Tham mưu với các cấp lãnh đạo sớm cho chủ trương xây dựng tường rào do phụ huynh dóng góp trên tinh thần tự nguyện có đến đâu làm đến đó.

* Về phong trào:

Tập thể nhà trường luôn đạt danh hiệu đơn vị văn hóa cấp huyện

Tham gia các hội thi đều mang về thành tích cao và tham gia các phong trào phát động của cấp trên phát động.

Ví dụ: Tham gia hội thi văn nghệ của ngành giáo dục đạt giải nhất toàn đoàn…

Bên cạnh đó, phải công khai minh bạch các khoản thu, chi theo đúng công văn hướng dẫn các khoản thu huy động, tự nguyện, thực hiện theo nguyên tắc, dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, tuyệt đối không để phụ huynh học sinh hiểu lầm hay nghi ngờ về các khoản đóng góp của họ, phải có kế hoạch, dự toán, thu, chi cụ thể, rõ ràng, chi tiết, phải giải thích kịp thời khi có thắc mắc hiểu chưa rõ ở phía phụ huynh. Luôn lắng nghe, xin lỗi những việc chưa làm tốt và phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh, kết hợp xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể có hiệu quả cao để từng bước sử dụng các nguồn thu từ xã hội hóa, tạo được nét thay đổi, nổi bật cho nhà trường.

*  Phát huy vai trò của Hội cha mẹ học sinh, của  Phụ huynh học sinh và mạnh thường quân trong và ngoài địa bàn:

Vào đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh học sinh, đề nghị phụ  huynh chọn lựa được Ban đại diện cha mẹ học sinh của các lớp là những người có uy tín có thể chung tay cùng xây dựng nhà trường, là những người phối kết hợp tốt nhất trong việc thực hiện thông tin hai chiều giữa gia đình và nhà trường để cùng giáo dục trẻ một cách toàn diện

Nhà trường cũng như các lực lượng xã hội, các tổ chức,… đều có những chức năng và trách nhiệm riêng. Để khai thác, phát huy khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó phải nhằm đúng chức năng, trách nhiệm của phụ huynh.

 Tận dụng vai trò của Phụ huynh học sinh – đội ngũ các nhà “tư vấn tự nguyện” để làm công tác xã hội hoá giáo dục.

Đây cũng là một “nghệ thuật” của người nhận nhiệm vụ được giao như tôi, tôi đã tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh toàn trường và nhà trường để có sự tác động hiệu quả. Với tâm huyết của nghề biết dựa vào uy tín và tiếng nói của Ban đại diện cha mẹ học sinh để tuyên truyền, vận động vì giữa họ luôn có tiếng nói chung, có cùng một nguyện vọng và mang tính khách quan.

Sau khi trao đổi bàn bạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh về vấn đề cấp thiết phải có một khu vực sân chơi sạch sẽ cho trẻ tham gia vui chơi xích đu, cầu trượt. Khi đã thống nhất với ban đại diện cha mẹ học sinh về khác khoản đóng góp tự nguyên phục vụ cho trẻ ăn ở tại trường được đảm bảo đầy đủ, nhà trường đã làm tờ trình xin chủ trương của địa phương, của Phòng giáo dục, khi đã được phê duyệt, Ban đại diện cha mẹ học sinh đã triển khai tới toàn thể phụ huynh toàn  trường. Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng đã kêu gọi toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cũng như các cơ quan đóng trên địa bàn ủng hộ cho việc làm này. Kết quả đã thành công.

Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mà đến nay trường đã có một khuôn viên vui chơi sạch sẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia thể dục sáng và hoạt động ngoài trời, thể dục và các hoạt động vui chơi tự do theo ý thích của trẻ, trẻ được hoạt động trên sân trường một cách thoải mái…  

  1. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Qua hơn một năm áp dụng các biện pháp tiến hành công tác xã hội hóa giáo dục (từ năm 2018 đến năm 2020), nhà trường đã vận động các nguồn lực từ địa phương với tinh thần chủ động, thực hiện theo mục tiêu cụ thể đã đề ra, các thành phần tham gia công tác này được mở rộng, nguồn đóng góp ngày càng tích cực hơn, cụ thể:

Hơn một năm qua phát huy công tác xã hội hóa giáo dục, mọi lực lượng xã hội cùng tham gia làm giáo dục, nên bước đầu đã tháo gỡ được khó khăn, tạo ra môi trường thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học. 

Sự đồng thuận của toàn xã hội đối với các hoạt động nhà trường rất rõ nét, khi được thống nhất, triển khai đều nhận được sự đồng tình, hưởng ứng mạnh mẽ, duy trì được hoạt động thường xuyên, lâu dài.

Ngoài ra, hội phụ huynh chẳng những tham gia đóng góp tiền của, công sức mà còn hiến kế cho trường thực hiện các giải pháp hiệu quả, có bước đột phá, sáng tạo dẫn đến kết quả khả quan như mong muốn.Nhà trường đã tổ chức họp định kì nhằm đánh giá lại công tác xã hội hóa giáo dục, điểm gì chưa được thì khắc phục, điểm gì đã được thì phát huy. Phần đông cha mẹ học sinh đều có ý kiến nhà trường cần có tuyên truyền rộng rãi hơn nữa, thông tin kịp thời để cha mẹ học sinh hiểu được việc làm cụ thể chủ trương xã hội hóa giáo dục, biểu dương các gương điển hình đối với các nguồn thu từ huy động các nguồn lực, cùng với Ban đại diện cha mẹ học sinh sử dụng nguồn đầu tư cho hiệu quả; thường xuyên trao đổi thông tin; thành lập Hội đồng tư vấn, làm công tác xã hội hóa giáo dục cùng với nhà trường đề ra phương hướng cụ thể xã hội hóa giáo dục trong thời gian tới. Mặc dù, chủ trương xã hội hóa giáo dục được mọi người đánh giá là đúng đắn, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, vẫn còn nhiều người chưa hiểu và ủng hộ công tác xã hội hóa giáo dục, chưa tham gia cùng với nhà trường hỗ trợ ủng hộ việc kết hợp chăm sóc nuôi dưỡng, học tập của trẻ, chăm lo cơ sở vật chất điều kiện dạy và học… để công tác xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy kết quả mang lại đang còn nhỏ bé nhưng đã mở đầu cho bước đi tiếp theo cho những năm học tới, với thành công nhỏ bé ban đầu và quyết tâm trao đổi cùng các độc giả tôi tin tưởng rằng chặng đường tiếp theo cho đề tài sẽ là một bước đột phá khởi sắc cho trường Mẫu giáo Phú Lộc thân yêu, về cơ sở vật chất ngày một khang trang, phụ huynh yên tâm gửi con em đến trường, công tác phối hợp tuyên truyền ngày một sâu rộng. Nhờ đó, mà công tác tuyển sinh đầu năm có phần khởi sắc, phụ huynh phấn khởi, yên tâm khi gởi con em vào trường, học sinh vui vẻ đến trường.

Phong trào học tập ngày càng được chú trọng  và đạt nhiều thành tích đáng khen.

Mặc dù đây là những giải pháp xã hội hóa giáo dục ở đơn vị mang tính riêng biệt áp dụng cho thực tiễn nhà trường.  

Nhà trường tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động các nguồn lực đầu tư cho sự phát triển trong thời gian tiếp theo.

          Định hướng nội dung, biện pháp tiến hành trong từng năm mang tính tập trung không dàn trải, có tính khả thi để tranh thủ sự đồng thuận của cả cộng đồng trong triển khai thực hiện.

          Vận dụng vào thực tiễn vận động cha mẹ học sinh, giáo viên chủ nhiệm, vào công tác xã hội hóa giáo dục của đơn vị trường mình.

  1. Kết luận

 Đúng như kế hoạch đã xây dựng cho chiến lược lâu dài của nhà trường. Xã hội hóa giáo dục là một việc làm cần thiết cần đẩy mạnh hơn nữa, làm cho cuộc vận động này được tiến hành sâu rộng, xuyên suốt trong các hoạt động của nhà trường, nhằm nâng cao nhận thức, thống nhất về tư tưởng trong các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân góp phần đưa các chủ trương, Nghị quyết của Đảng về xã hội hóa giáo dục đi vào cuộc sống xã hội. Thực tiễn đã chứng minh nơi nào có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, quản lý và điều hành của Nhà nước, Hội khuyến học, Ban Đại diện cha mẹ học sinh,… được củng cố và hoạt động tốt, sự đồng thuận của Ban ngành đoàn thể, cộng đồng dân cư thì nới đó có phong trào xã hội hóa giáo dục tốt.

Xác định mục tiêu xã hội hoá giáo dục là xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh; tăng cường sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị – xã hội và nhân dân; huy động nhân lực, vật lực, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, hỗ trợ cho giáo dục, nhà trường đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục nền nếp, văn minh trong và ngoài nhà trường thông qua quy chế, nội quy đối với thầy và trò, thông qua các tổ chức Công  Đoàn. Hơn một năm trở lại đây, hoạt động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể được ngành chú trọng, tranh thủ sự quan tâm của nhiều cấp, ngành tham gia chăm sóc trẻ ở gia đình và cộng đồng, các hoạt động vui chơi lành mạnh cho các em nhỏ được duy trì.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng