Một số biện pháp tích hợp chương trình giáo dục môi trường vào tiết học địa lí ở THCS

Một số biện pháp tích hợp chương trình giáo dục môi trường vào tiết học địa lí ở THCS.

I.1. Lý do chọn đề tài

Trong thực tế giảng dạy, hầu hết học sinh cũng như các bậc phụ huynh chỉ coi trọng các môn tự nhiên: Toán, Lí…và thường xem môn Địa lí là một môn phụ nên thời gian các em giành cho môn học này là rất ít và cũng không thích tìm tòi thông tin, nghiên cứu về bộ nôn này, các em cho rằng chỉ cần học thuộc bài là đủ. Về phía phụ huynh cũng không được mĩ mãn khi con ,em minh tham gia thi học sinh giỏi môn địa lí .Đó là một nhận định rất sai lầm ở các em và phụ huynh.

Chính thông qua môn Địa lí các em mới hiểu được một cách sâu sắc  bản chất vế Thành phần cấu tạo của môi trường, Đất, Nước, Không khí và thế giới sinh quyển; sự biến đổi của các chất trong môi trường; ảnh hưởng của các yếu tố tới thành phần môi trường; khả năng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường ở môn Địa lí.

Qua 15 năm giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS tôi nhận thấy Địa lí là một môn khoa học nghiên cứu các thành phần tự nhiên, nhân văn, kinh tế -xã hội từ khối lớp 6 đến khối lớp 9 số bài có nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ tương đối cao. Do đó Địa lí là môn học có khả năng giáo dục bảo vệ môi trường rất thiết thực.

Môi trường đang trở thành vấn đề gay gắt của toán cầu, khi con người đang ngày phải đối mặt với sự cạn kiệt của tài nguyên và ô nhiễm môi trường trên khắp địa cầu cùng song hành với sự phát triển kinh tế . Sản xuất không nghừng phát triển, các nước đã và đang phấn đấu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu sống của con người ngày một cao  dẫn đến rác thải ra môi trường ngày một nhiều, cụ thể chỉ trong một khuôn viên nhỏ trường chúng tôi học sinh có nhu cầu ăn quà vật quá nhiều dẫn đến các loại bao bì của bánh kẹo vứt bừa bải, giữa sân trường. Đó chính là vấn đề gay gắt cho toàn xã hội nói chung và trường chúng tôi nói riêng.

 Trước yêu cầu mới của GD-ĐT với lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp đã đốc thúc tôi trong việc làm thế nào để môi trường chúng ta luôn trong sạch, với lí do trên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tích hợp chương trình giáo dục môi trường vào tiết học địa lí ở THCS”

  1. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Đối với các khối lớp THCS kiến thức về môi trường rất đa dạng và phong phú, được phân bố ở nhiều bài học khác nhau.Nên giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lồng ghép: vừa dạy kiến thức, vừa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.Vì vậy phải cố gắng xắp xếp và chọn lựa theo từng lĩnh vực cụ thể, bài nào có nội dung liên quan đến các nhóm vấn đề môi trường, nội dung thuộc dạng nào, nội dung bài trùng hợp với nội dung giáo dục môi trường hay nội dung bài có liên quan trực tiếp đến nội dung giáo dục môi trường. Vì thế trong các giờ học trên lớp, để thực hiện được nhiệm vụ giáo dục môi trường thông qua mỗi bài học chúng ta có thể thực hiện nhiều phương pháp, tùy thuộc vào đặc trưng của mỗi tiết, mỗi bài, mỗi phần và tùy theo từng đối tượng học sinh để giáo viên lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp, đem lại hiệu quả cao.

*Địa lí là môn khoa học nghiên cứu các thành phần tự nhiên và nhân văn của môi trường, về kinh tế – xã hội … nên số bài có nội dung Địa lí trùng với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ cao vì thế tôi không thể đưa hết nội dung chương trình  vào đề tài của mình được mà tôi chỉ lấy một số ví dụ cụ thể sau:

Kiến thức được lồng ghép trong một số bài ở một số lớp cụ thể như sau:

    Phần thứ nhất: trong chương trình Địa lí lớp 6:

+ Khi dạy bài: BÀI 12 phần 2 . Núi lửa và động đất: –

– Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi 😕 Tác động của nội lực có ảnh hưởng gì tới môi trường(tro bụi của núi lữa khi phun làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, làm môi trường bị ô nhiểm nặng….)

     Phần thứ hai: Trong chương trình địa lí lớp 7

Ví dụ : Bài 17 : Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA.

Bài  này có hai vấn đề về môi trường :

– Ô nhiễm nước.

– Ô nhiễm không khí.

Vấn đề 1: Ô nhiễm môi trường nước;

Chọn phương pháp thảo luận nhóm kết hợp quan sát tranh ảnh để giảng dạy và lồng ghép giáo dục cho các em , vì nội dung phần này gần gũi với các em hơn, các em có nhiều kiến thức về vấn đề này, đó chính là điều kiện thuận lợi để các em trao đổi, bàn bạc, phân tích, nhận xét và đi đến kết luận đúng.

Khi thảo luận giáo viên cần lưu ý với các em:

* Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:

– Yêu cầu các nhóm quan sát ảnh ô nhiểm môi trường :

– Sau đó trả lời câu hỏi:

1- Nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường nước ở đới ôn hòa? (GV liên hệ ở Việt nam: Cà Mau, Năm Căn.)

 2- Ô nhiễm môi trường như vậy gây ra hậu quả gì?

  3- Biện pháp khắc phục?

 – Bản thân em làm gì góp phần bảo vệ môi trườngnước  ở địa phương?

+ HS tiến hành trao đổi, phân tích,bàn bạc để tìm ra nhóm nguyên nhân, hậu quả, biện pháp. Trong quá trình thảo luận giáo viên lưu ý uốn nắn những lệch lạc điều chỉnh cho các em đi đúng hướng, chú ý phát hiện các điểm đã thống nhất và các điểm chưa thống nhất và còn tranh luận chưa đi đến kết quả của từng nhóm, giáo viên không giải đáp ngay mà chỉ giúp học sinh hướng đi hoặc nguồn huy động dữ kiện, tư liệu cần thiết cho việc làm sáng tỏ vấn đề.

-Có thể kết luận nội dung bằng sơ đồ sau:

        

Nguyên nhân Hậu quả Biện pháp khắc phục Liên hệ bản thân
– Các chất thải từ nhà máy, xí nghiệp, ….

– Lượng phân hóa học, thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng ruộng.

– Chất thải trong sinh hoạt.

– Làm nhiễm bẩn nguồn nước sông, hồ, nước ngầm.

– Gây chết ngạt sinh vật sống trong nước.

 

– Cần xử lý nước thải, rác thải hợp lý,…

– Không xả rác bừa bãi ra các ao, hồ, dòng sông, nơi công cộng,…

– Tuyên truyền và vận động mọi người cùng thực hiện tốt.

 

* Hoặc cũng là vấn đề ô nhiễm môi trường nước, giáo viên có thể chọn phương pháp nghiên cứu để giảng dạy và lồng ghép giáo dục cho các em.

Giáo viên đưa ra vấn đề để học sinh nghiên cứu trước tiết học:

+ Nguồn nước nơi em sinh sống có bị ô nhiễm không? Vì sao lại bị ô nhiễm? Những bằng chứng nào có thể kết luận được nguồn nước nơi em đang sống bị ô nhiễm? Nguyên nhân ô nhiễm? Hậu quả sẽ ra sao? Cần làm gì để ngăn chặn sự ô nhiễm? Ai làm được?

Giáo viên nhận các thông tin từ học sinh đã nghiên cứu được, tiến hành thu thập các dữ liệu sau đó phân loại, phân tích, tổng hợp, xác định một số vấn đề cần quan tâm: hiện tượng rác thải, chất thải, nước thải trong sinh hoạt,….có thể bản thân từng em học sinh tuyên truyền vận động người thân của mình không được xả rác bừa bãi hoặc kiến nghị với chính quyền địa phương để làm tốt vấn đề này.

Vấn đề 2 : Ô nhiễm môi trường không khí.

Đây là vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay, không chỉ riêng nước ta mà ngay cả thế giới. Chúng ta có thể chọn những phương pháp sau: thuyết trình, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm để giảng dạy và lồng ghép giáo dục vấn đề này.

* Giao nhiệm vụ cho các nhóm:

      1- Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit ?

      2- Hậu quả của Hiệu ứng nhà kính và mưa axit?

 + Học sinh dựa vào kiến thức sgk ,

tiến hành trao đổi, phân tích, bàn bạc rồi tìm ra nguyên nhân và hậu quả và hoàn thành sơ đồ sau

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính và mưa axit Hậu quả

 

– Chất đốt được sử dụng quá mức.

– Khí thải của hoạt động công nghiệp và giao thông vận tải.

– Mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn công trình xây dựng, gây bệnh đường hô hấp cho người.

– Hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên, băng tuyết hai cực tan ra, mực nước đại dương tăng lên, làm ngập nhiều vùng thấp ven biển.

* Giáo viên tiếp tục dùng phương pháp đàm thoại và gợi mở để dẫn dắt nội dung kiến thức và lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh.

Ô nhiễm không khí đã thể hiện rõ như vậy. Đứng trước thực trạng này cả thế giới hay nước ta hoặc bản thân em cần phải có biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm?

GV: lưu ý cho học sinh đây cũng là một việc làm có ích: một phần làm cho ngôi trường xanh, xạch, đẹp, phần nữa các em đã góp phân chăm bảo vệ môi trường

Một số nước trên thế giới có nền công nghiệp phát triển đã thống nhất ký Nghị định thư KIOTvào năm 1997 “ nhằm cắt giảm lượng khí thải hàng năm”, ( trong đó Hoa Kỳ là nước có lượng khí thải độc bình quân đầu người cao nhất thế giới chiếm ¼ lượng khí thải độc hại toàn cầu, mà vẫn không chịu ký Nghị định thư KIOTO). Nhưng đến tháng 12 năm 2009 một số nước trên thế giới lại ký Hiệp ước “ cắt giảm lượng khí thải” thay cho Nghị định thư KIOTO trước kia, Việt Nam cũng được phép tham gia.

Thứ 3: Trong chương trình Địa lí lớp 8:

                      Khi dạy bài 38 Bảo vệ tài nguyên sinh vật việt nam:

– Giáo viên giúp học sinh nhận thức được vai trò của rừng, và biết được rừng nước ta đang bị giảm sút nhanh chóng, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh của việc mất rừng và một số câu hỏi để khai thác kiên thức

Quan sát các bức ảnh dưới đây hãy cho biết nguyên nhân làm cho diện tích dừng bị giảm sút?

? Khi rừng mất đi dẫn đến hậu quả gì

? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ rừng

? Là học sinh các em phải làm gì để bảo vệ rừng  cũng chính là để bảo vệ môi trường sạch đẹp

Giáo viên lấy một số ví dụ thực tế trong trường học của mình:

Quan sát bức ảnh và cho biết : Nếu tình trạng này  cứ xảy ra mãi vấn đề gì sẽ diễn ra?

? Tại sao các tổ chức Đoàn, Đội triển khai cho các lớp trồng và chăm sóc các bồn hoa, vườn thuốc nam

  Thông thường Giáo viên không mạnh dạn chọn phương pháp để lồng ghép việc giáo dục môi trường vào giảng dạy kiến thức.Giáo viên rất ngại không chủ động được thời gian, đối tượng học sinh,…mà Giáo viên chỉ giảng dạy kiến thức là chủ yếu rồi lồng ghép thuyết trình cho học sinh vấn đề giáo dục môi trường. Qua kinh nghiệm của bản thân tôi nhận xét thấy nếu như vậy hiệu quả sẽ không cao. Học sinh không nhớ được nhiều kiến thức về môi trường và cũng không hiểu rõ bản thân mình nên làm gì và làm được những gì để góp phần vào việc bảo vệ môi trường.

  1. Kết quả khảo nghiệm.

– Tạo hứng thú và lòng say mê học tập của các em đối với  bộ môn.

– Phát huy được tính ham tìm tòi, kích thích sự sáng tạo và khả năng tư duy của học sinh.

– Học sinh có ý thức rất tốt trong việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Có tinh thần tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh khuôn viên trường học.

Kết quả khảo nghiệm như sau: Chúng tôi phối kết hợp với tổ chức Đoàn, Đội tổ chức cho các khối lớp thi nội dung : Ngôi trường em xanh- sach- đẹp. ( chương trình nay được duy trì từ đầu năm học đến nay)

Chúng tôi đưa ra một số câu hỏi cho cả 4 khối lớp:

CH: Trường em  có được xem là ngôi trường Xanh- sạch – đẹp không? Tại sao?

Trước khi chưa đưa nội dung giáo dục môi trường vào dạy học kết quả thu được:

Khối lớp Tỷ lệ
6 100%
7 100%
8 90%
9 95%

Qua kết quả khảo nghiệm học sinh trả lời thế cũng đúng thôi, tôi có một số dẫn chứng như sau:

Vì: Qua các hình ảnh trên cho thấy nhiều lớp chưa làm tốt chăm sóc cây xanh, chưa tưới nước thường xuyên, vứt rác không đúng nơi quy định, không bỏ gọn vào thùng rác, vệ sinh lớp chưa sạch sẽ, nhiều em còn vẽ bậy trên tường.

    Sau khi áp  dụng chương trình  giáo dục môi trường vào tiết học địa  lí

-Kết quả thu được như sau:

Khối lớp Tỷ lệ
6 100%
7 100%
8 100%
9 100%

Nguyên nhân cụ thể:

Vì: Các lớp và cá nhân học sinh đã có ý thức vệ sinh lớp hoc sạch sẽ, chăm sóc vườn hoa cây cảnh trong sân tường.

Câu 2:Em có suy nghĩ như thế nào khi nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh và kí cam kết giữ gìn môi trường xanh- sạch –đẹp?

Kết quả 100% học sinh thống nhất cao và hứa sẽ tham gia tích cực.

Cụ thể các khối lớp đã thường xuyên vệ sinh trường lớp sạch sẽ không  còn xã rác bừa bãi giữa sân trường, chăm sóc và bảo vệ bồn hoa, cây cảnh của trường, lớp . Quyết tâm xây dựng ngôi trường xanh- sạch – đẹp

  1. Kết luận:

Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong quá trình lồng nghép chương trình giáo dục môi trường vào dạy học địa lí. Nội dung để lồng ghép giáo dục môi trường trong chương trình địa lí rất nhiều nhưng trên đây tôi chỉ lấy một số nội dung ở một số bài  của một số khối lớp. tôi thấy việc dạy học kết hợp như trên đưa lại kết quả đúng theo ý muốn.

Thông qua vài năm giảng dạy môn địa lý, áp dụng việc lồng ghép giáo dục môi trường vào trong tiết dạy, học sinh đã hình thành thói quen vận dụng kiến thức về môi trường vào thực tế bằng những việc làm cụ thể như: giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi công cộng, không xả rác bừa bãi, bảo vệ nguồn nước, cây xanh và tuyên truyền mọi người góp phần bảo vệ sự trong sạch của môi trường. Thực hiện tốt việc làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.

Cụ thể học sinh trường THCS Lê quý Đôn đang tích cực chăm sóc Bồn hao, cây cảnh và vườn thuốc nam xanh đẹp, quyết tâm xây dựng ngôi trường xanh, sạch, đẹp.

Bấm vào đây để tải file Word

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng