Một số biện pháp trang trí lớp nhằm giúp trẻ hứng thú học tập

Một số biện pháp trang trí lớp nhằm giúp trẻ hứng thú học tập.

  1. Lý do chọn đề tài.

   “Cái đẹp là phạm trù chỉ những giá trị thẩm mĩ tồn tại khắp mọi nơi: trong thiên nhiên, trong xã hội, ở con người, trong những sản phẩm vật chất và tinh thần của con người và cả trong nghệ thuật. Cái đẹp tổng thể bao gồm cái đẹp bên trong và cái đẹp bên ngoài  là phạm trù trung tâm và cơ bản của mỹ học. Cái đẹp, về gốc gác cơ sở đánh giá, có liên quan mật thiết với khái niệm hài hòa, là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố tạo nên sự vật, mang lại cảm giác về sự thăng bằng, hoàn thiện và toàn vẹn” Trích Mĩ học Đại cương – Nguyễn Ngọc Tuấn.

      Cái đẹp đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong đời sống con người mọi thời đại, mọi lứa tuổi. Riêng đối với học sinh bậc mầm non trẻ học mà chơi, thông qua hoạt động vui chơi để giáo viên tổ chức tiết học. Muốn trẻ tiếp thu một cách tốt nhất những kiến thức sơ đẳng, tiền khoa học phần lớn đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các trò chơi. Để trò chơi đạt hiệu quả yêu cầu đồ dùng, đồ chơi phải thẩm mĩ, khoa học.

   Hơn thế nữa, các cháu ở lứa tuổi Mầm non với đặc điểm hay bắt chước, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, trẻ dễ dàng bị thu hút bởi những cái hay, cái đẹp do đó trang trí lớp học  là một phương tiện để trẻ thể hiện ấn tượng, hiểu biết, ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của việc trang trí này sẻ ảnh hưởng nhiều đến kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được trong các hoạt động khác nhau. Vì vậy việc trang trí lớp của mỗi giáo viên Mầm non tốt sẽ góp phần tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát huy tính tích cực hoạt động một cách tốt nhất.

      Ngoài ra, Để giúp trẻ có được cái nhìn bao quát về thế giới xung quanh, có được quan niệm đúng đắn và những nhận xét về cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, hướng trẻ đến với cái “Chân – Thiện – Mĩ” thì người giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ bắt buộc phải có một trình độ nhất định cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm sống nhằm truyền thụ cho trẻ những kiến thức, kĩ năng cần thiết. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng, trao dồi kiến thức, kĩ năng để nâng cao năng lực sư phạm cho mình.

     Chính vì vậy, trong suốt quá trình giảng dạy, đối chiếu với tình hình thực tế của trường, lớp.Nhìn thấy sự hào hứng của học sinh mỗi lần thay đổi cách trang trí lớp, Tôi lựa chọn đề tài: “Một số hình thức trang trí lớp nhằm giúp trẻ hứng thú tích cực hoạt động.”

  1. Nội dung biện pháp:

        Từ thực trạng ta thấy được những thuận lợi, khó khăn cũng như mặt mạnh mặt yếu của đề tài. Vậy chúng ta phải biết áp dụng những điểm đó như thế nào để việc trang trí lớp đạt hiệu quả cao.

      Trước hết giáo viên luôn được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường. Đó là nguồn động lực lớn thúc đẩy giáo viên hoạt động, tiến bộ về chuyên môn, đưa trường lớp đi lên ngày càng xanh- sạch- đẹp hơn. Cụ thể nhà trường đã hổ trợ một phần kinh phí cho các lớp tập trung vào trang trí, làm đẹp cho lớp mình.

      Chuyên môn đi mua một số trang ảnh về các chủ đề, chủ điểm, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho một số hoạt động của trẻ. Tranh ảnh của nhà trường mua là nguồn tài liệu phong phú giúp giáo viên hoạt động. Vậy giáo viên phải biết sử dụng nó như thế nào, thêm vào những gì, thêm ở đâu, khi nào để tạo thành những mãng trang trí hoàn chỉnh có tác dụng trong các hoạt động của trẻ.

      Việc tự lên kế hoạch hoạt động cho lớp mình, dựa vào kế hoạch soạn giảng giáo viên chủ động và sáng tạo hơn trong việc trang trí lớp đồng nghĩa với thành công. Giáo viên chủ động tìm tranh ảnh phù hợp cho từng hoạt động hàng ngày của trẻ. Giáo viên chủ động làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu trong thiên nhiên, nguyên liệu phế thải như hộp sữa chua, lon bia…

              Từ sự chủ động đó giáo viên nghiên cứu và tìm ra cách thức trang trí sáng tạo, độc đáo kích thích trẻ hoạt động tốt hơn.

      Ví dụ: Chủ điểm” Gia đình” nhánh “ Một số đồ dùng trong gia đình” Từ hộp sữa chua, ván sữa giáo viên làm thành những chiếc mũ, ví, đôi dép xinh xắn để triển lãm. Trẻ sử dụng trong trò chơi bán hàng. Dạy các môn MTXQ: Nhận biết một số đồ dùng trong gia đình. LQVT: So sánh to và nhỏ.

     Gia đình, nhà trường và xã hội luôn có mối quan hệ mật thiết không tách rời trong việc giáo dục trẻ nên người. Vì vậy cô giáo phải biết tận dụng sự nhiệt tình, quan tâm của phụ huynh để giúp phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của trang trí lớp đối với trẻ từ đó vận động phụ huynh đóng góp, ủng hộ cho việc làm đẹp cho lớp mình.

      Tuyên truyền đến phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau tuy nhiên trao đổi trực tiếp qua hoạt động đón và trả trẻ là chủ yếu.

      Ví dụ: Một cháu rất nhút nhát, không dám tham gia hoạt động cùng với trẻ khác nhưng có hứng thú với chiếc mũ thỏ cô vừa làm. Cô trao đổi với phụ huynh:  “Hôm nay con trai giỏi lắm mẹ, mọi hôm cô gọi không dám trả lời vậy mà hôm nay cô cho đội chiếc mũ thỏ phụ huynh B tặng lớp cháu thích lắm bảo làm gì cũng làm. Mẹ thấy chưa, trẻ con bây giờ thích đẹp lắm, tiết học nào mà có đồ dùng đồ chơi đẹp là cháu hào hứng, thích học lắm chỉ có điều một mình cô làm đồ chơi cho cháu nên cô cũng thấy tiếc vì không được nhiều cho các cháu chơi.”

      Phân tích bảng khảo sát thực tế trẻ tôi thấy được những vấn đề đặt ra cho đề tài. Làm sao? Làm thế nào? để  Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường trang trí đã tạo trong lớp. Hứng thú tham gia các hoạt động. Trẻ ham thích đến trường, đến lớp.

      Muốn đạt được các yếu tố trên thì trước hết cô phải tạo môi trường phù hợp. Lựa chọn đồ dùng đồ chơi thẩm mĩ- an toàn- vệ sinh. Lựa chọn tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi là khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp thu của trẻ. Song song với nó là khâu tổ chức cho trẻ hoạt động. Có đồ dùng đồ chơi phong phú mà cô không biết cách tổ chức, tận dụng nó thì không phát huy được hết khả năng của trẻ.

   Đối với những bức tranh trang trí trên tường: Khi treo một bức tranh mới, cô cho trẻ khám phá từ tổng thể đến chi tiết của bức tranh, tìm hiểu nội dung của tranh. Một bức tranh thường ẩn chứa nhiều nội dung. Vì vậy khi dạy hoạt động nào thì cô hướng cho trẻ vào nội dung phụ hợp với hoạt động đó.

     Ví dụ: Cô treo tranh “ Hoa hồng” cho trẻ đọc tên bức tranh, tên hoa, màu sắc của hoa sau đó khám phá từng bông hoa một ngoài giờ học.

      Khi dạy hoạt động góc, hoạt động ngoài trời: Dạy trẻ biết vẻ đẹp,lợi ích của hoa từ đó giáo dục trẻ cách chăm sóc và bảo vệ hoa.

      Khi dạy hoạt động học :

     * Môn MTXQ: Đề tài Nhận biết một số loại hoa. Cô đưa vào phần mở rộng.

       * Các môn học khác :  – Tích hợp: Đếm số lượng bông hoa hồng.

      Mọi năm tôi trang trí lớp học tách biệt theo từng góc riêng lẽ, tuy nhiên tôi nhận thấy trang trí như vậy việc tích hợp trang trí vào hoạt động học sẽ bị hạn chế vì thế năm nay tôi dành nguyên mãng tường phía dưới lớp học để phối hợp các góc vào trong một bức tranh tổng thể. Cả mãng tường là cuộc sống, sinh hoạt hài hoà của các con vật. “ thỏ con ca hát” “ thỏ mẹ khám bệnh” “ vịt xây nhà”. Khi thay đổi chủ điểm cô chỉ việc treo tranh hoặc thay đổi các chi tiết, giữ lại bố cục chung.

       Cách trang trí mới này tôi áp dụng trang trí vào tiết học theo chương trình Mầm non mới linh hoạt, dễ dàng hơn, bằng cách xoay chuyển đội hình trong tiết học. Từ hình chữ u thông thường tôi cho một trò chơi nhẹ dẫn dắt trẻ quay ngược đội hình, xoay hình chữ u vào trong tường.

        Ví dụ: Tiết kể chuyện. Đề tài: Bác gấu đen và hai chú thỏ. Cô cho trẻ ngồi chữ u vào phần trò chuyện, kể lần 1. “Chúng mình hãy cùng nhau làm những chú chim xinh xắn bay vào khu vườn cổ tích thăm nhà của hai bạn thỏ nhé!” Cô cho trẻ làm chim bay sau đó ngồi thành hình chữ u quay vào tường, gắn sẵn tranh trong tiết dạy đó lên mãng tường đã trang trí trong “ khu vườn cổ tích”.          

b.1/ Trang trí các hình ảnh xung quanh lớp.

     *  Vận dụng linh hoạt , tối ưu các hình ảnh trang trí vào trong hoạt động học.

     Trang trí các hình ảnh theo từng chủ đề, tuỳ thuộc vào từng chủ điểm chính của chương trình giáo dục. Có những bức tranh có thể trang trí cho 2-3 chủ điểm khác nhau cũng có những tranh chỉ dùng 1 tuần cho chủ điểm nhánh hay chỉ sử dụng 1-2 ngày cho phù hợp với hoạt động vui chơi hay học tập trong ngày đó của trẻ.

     Cụ thể : chủ đề “ Thế giới thực vật” thì phải trang trí hình ảnh sinh động về hoa, quả, rau tùy thuộc vào các chủ đề nhánh. Trang trí cả mãng tường hài hoà theo chủ điểm sau đó treo thêm các bức tranh theo từng nhánh riêng.

      Trang trí một cây xanh to trước cửa lớp. Cho trẻ đứng, khám phá cây xanh nhằm hiểu thêm về lợi ích, tác dụng của cây mỗi giờ đón và trả trẻ.

+  “Một số loại hoa”

Tôi treo một số tranh xung quanh lớp như: tranh “em bé giữa vườn hoa” giúp trẻ khám phá vẻ đẹp của các bông hoa, yêu thích hoa.

Tranh “một số loại hoa” và “em bé thì thầm bên hoa”.

      Việc trang trí hình ảnh bằng các bức tranh trong các chủ đề và chủ đề nhánh giúp trẻ yêu thích đến trường, phục vụ hiệu quả cho một số tiết học.

       Từ bức tranh “ em bé thì thầm bên bông hoa” giáo viên có thể dạy lồng ghép tích hợp câu chuyện vào một số tiết học.

       Ví dụ: + Môn KPKH: Cô chỉ vào bức tranh và kể chuyện“ Ngày xửa ngày xưa, có một em bé rất yêu những bông hoa. Nhà em trồng rất nhiều loại hoa khác nhau. Cứ mỗi sáng tỉnh dậy em ra thăm vuờn hoa lắng nghe những bông hoa ca hát, kể những câu chuyện cho hoa nghe. Chúng mình cùng đến thăm vuờn hoa nhà em bé xem nhà em trồng những loại hoa gì nhé!

      + Môn Âm nhạc: “ Ngày xửa ngày xưa, có một em bé rất yêu những bông hoa. Nhà em trồng rất nhiều loại hoa khác nhau. Cứ mỗi sáng tỉnh dậy em ra thăm vườn hoa lắng nghe những bông hoa ca hát, kể những câu chuyện cho hoa nghe. Chúng mình cùng lắng nghe xem sáng nay những bông hoa hát bài  gì cho em bé và chúng mình nghe nhé!

     Cũng từ hai bức tranh này cô có thể dạy học sinh theo hình thức Tổ chức hội thi. Áp dụng cho các môn học, tuỳ thuộc vào từng đề tài khác nhau mà cô nghĩ ra cách tổ chức hội thi khác nhau.

Ví dụ: Môn MTXQ. Đề tài: Tìm hiểu một số loại hoa.

     Giáo viên chia trẻ làm hai đội, dán hai bức tranh tượng trưng theo tên gọi. Đội 1: Hướng dương hồng. Đội 2: Hướng dương vàng. Hội thi “Tìm hiểu các nàng tiên hoa”.          

       Nhánh 3: “Một số loại quả” khi trang trí lớp học cần trang trí các loại cây ăn quả hợp lý. Góc thiên nhiên nên dành để tạo một vườn cây ăn quả, chọn một số loại quả để treo ở các khung cửa sổ. Treo tranh một số loại quả vào khung chủ điểm nhánh, góc học tập hoặc một số loại quả thật ( nếu có thể ) phục vụ cho các môn học như Khám phá khoa học.

       Nhánh 4: “ Cây xanh và môi trường sống” lột một số tranh của nhánh 3 và thay vào  một số tranh xung quanh lớp như:

Từ những bức tranh đó giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn tác dụng của cây xanh đối với môi trường sống cũng như đối với con người từ đó ý thức được những hành vi của mình đối với thiên nhiên, môi trường. Nghĩa là bức tranh đã phục vụ cho các hoạt động dạy học của giáo viên trong chủ đề nhánh đó.

Trang trí một số tranh vào những ngày lễ lớn như tết Nguyên Đán, ngày No-en, Ngày 8/3,… khi sắp đến ngày lễ giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa những ngày lễ tạo cho trẻ tích cực hơn trong các hoạt động.

       Từ  bức tranh trên giáo viên đàm thoại về các chủ đề: Ngày No-en; cách mặc trang phục giữ ấm về mùa đông ; Dựa vào hộp quà cô bé nhận giáo viên có thể nghĩ ra các tình tiết sinh động tạo hứng thú cho trẻ hoạt động các môn như toán, môi truờng xung quanh.

      Đối với các tiết học khó như tiết kể chuyện, có những câu chuyện dài, khó thuộc giáo viên cũng treo tranh lên tường kể cho trẻ nghe mọi lúc, mọi nơi bằng các hình thức khác nhau. Từ những bức tranh cô cho trẻ ghi nhớ tên các nhân vật, nội dung câu chuyện một cách dễ dàng mà luôn khiến trẻ hứng thú.

       Ví dụ: Khi cho trẻ làm quen câu chuyện Hai anh em gà con, giáo viên gắn tranh câu chuyện lên tường.

Đến câu chuyện khác cô gỡ câu chuyện cũ ra và gắn câu chuyện mới lên.    

* Vận dụng hình ảnh trang trí để tạo hứng thú và củng cố các hoạt động ngoài trời.

     Từ các trò chơi ngoài trời giúp trẻ thấy sảng khoái, ham muốn đến trường, đến lớp. Vì thế, giáo viên tạo cho trẻ tâm thế háo hức chờ đợi các giờ hoạt động ngoài trời thông qua các tranh treo trong lớp.Tranh cũng thay đổi theo các chủ điểm và tiết học khác nhau.

      Ví dụ: Đưa một số trò chơi ngoài trời vào trong tranh. Mỗi bức tranh cô treo đều có dụng ý phục vụ cho các hoạt động khác nhau trong ngày của trẻ. Khuyến khích trẻ học tốt để được chơi. Cô chụp cảnh trẻ lớp mình đang chơi các trò chơi in màu ra tranh rồi treo trong lớp.

     Ngoài những trò chơi tự do mà trẻ vô cùng thích thú, tôi treo tranh, làm một số dụng cụ của nghề gắn lên tường, sắp ở các góc cho trẻ khám phá, hoạt động với tranh ảnh, đồ vật.

* Trang trí ,sắp xếp các góc hoạt động trong lớp

    Trang trí các góc trong lớp phù hợp, sinh động giúp trẻ thích đến trường, đến lớp.

    Cửa lớp là hình ảnh đầu tiên đập vào mắt trẻ và phụ huynh, vì thế việc trang trí cửa chính cũng như các cửa sổ lớp học đẹp góp phần giúp trẻ tích cực hoạt động, tạo ấn tượng tốt hơn với phụ huynh.

      Mọi năm cửa lớp tôi treo các dây xốp mua tuy nhiên thấy trẻ không chú ý lắm nên năm nay tôi tự làm những quả cầu, bông hoa bằng giấy màu thừa của học sinh và dây ruy băng thấy trẻ tò mò và muốn khám phá hơn.

       Từ kinh nghiệm dạy học tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú mỗi khi được cắm cờ bé ngoan. Hơn nữa trang trí bảng bé ngoan đẹp, thường xuyên thay đổi tạo sự mới lạ giúp trẻ cố gắng tích cực trong các hoạt động để được cắm cờ bé ngoan. Bảng bé ngoan có thể thay đổi một đến hai lần trong năm tạo sự tươi mới cho trẻ.

        Ví dụ: Bảng bé ngoan lớp tôi thay đổi theo học kì. Học kì I và học kì II là hai bảng bé ngoan khác nhau.

      Trang trí lớp theo từng góc giúp trẻ hoạt động theo nhóm tích cực, đa dạng hơn. Bố trí các góc cũng phải phù hợp. Cụ thể:

        Các góc động phải xa góc tỉnh. Góc phân vai gần góc xây dựng giúp trẻ chơi tốt hơn.Ví dụ: Trẻ đang làm các bác thợ xây không may bị gạch rơi vào chân sẽ đi đến bác sĩ nhanh hơn.

        Đặt tên góc cũng  ngắn gọn, phù hợp, dể hiểu.

        Hình ảnh trang trí ở các góc luôn luôn mới lạ, thay đổi thường xuyên theo các chủ đề nhánh của tuần nhằm thu hút trẻ tốt hơn.Vị trí các góc sau mỗi chủ đề cũng nên thay đổi để tạo cảm giác mới lạ cho trẻ.

       Chủ điểm  “Gia đình” góc Âm nhạc cô treo tranh

Sang chủ điểm «  Nghề nghiệp » cô thay đổi tranh khác.

Chủ điểm «  Thực vật » ngoài việc gieo các loại rau, cho trẻ xem vườn rau trong khuôn viên trường, làm bổ sung một số loại cây cần trong các hoạt động của trẻ theo chương trình để ở các góc trong lớp. Đồng thời treo một số tranh :

      Cho trẻ xem vườn hoa của lớp vào các buổi sáng, giúp trẻ biết cách chăm sóc hoa, vẻ đẹp của hoa vào chủ điểm « Một số loại hoa »

     Trẻ rất thích những sản phẩm của mình được giới thiệu đến mọi người xung quanh. Vì thế,  giáo viên dành riêng một góc để dán những bức tranh của cháu tự vẽ, tô màu, qua chủ điểm khác cô cũng thay các sản phẩm khác của cháu tự làm thông qua sự hướng dẫn hoặc gợi ý của cô.

           Ví dụ: Góc trưng bày sản phẩm của bé. Chúng ta có thể trang trí bằng cách dùng mỗi trẻ một tấm nhựa trắng cứng dán lên tường, cứ sau mỗi hoạt động vẽ tranh của trẻ thì cô cho tranh của trẻ vào trong tấm nhựa để lưu giữ lại cho trẻ xem. Những bức tranh đẹp, sáng tạo cô treo xung quanh lớp cho các trẻ thường xuyên chiêm ngưỡng giúp trẻ yêu thích môn học, hứng thú hơn trong các giờ tạo hình.

b.2/ Làm, sắp xếp đồ chơi, đồ dùng ở các góc, hướng dẫn trẻ hoạt động.

            Lựa chọn đồ chơi phải khoa học, thẩm mĩ phù hợp với độ tuổi và mục đích giáo dục trẻ theo các chủ điểm khác nhau. Giáo viên phải biết vận dụng đồ chơi nào giúp trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và mối quan hệ xã hội một cách tối ưu nhất.Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi cũng phải khoa học, dễ lấy, dễ thấy.

     Thường xuyên lau chùi, vệ sinh các giá đựng đồ chơi cũng như các đồ dùng đồ chơi cho trẻ.        

   Lựa chọn nguyên vật liệu sẳn có làm đồ dùng đồ chơi như hộp sữa chua, chai nước,…tạo thành sản phẩm phù hợp với chủ đề và có thể sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau.

    Ví dụ: Làm con Heo từ chai nhựa Giáo viên có thể biến nó thành chậu hoa treo ở góc thiên nhiên.

     Hoặc làm một con heo mẹ và một đàn heo con sử dụng trong chủ điểm “ động vật” chủ điểm nhánh “ động vật sống trong gia đình”

    Dạy các tiết như: Khám phá khoa học, Làm quen với toán đề tài: đếm số lượng hoặc so sánh to hơn- nhỏ hơn.

     Và các môn khác có thể tích hợp được.

     Sử dụng cho hoạt động góc “ xây trang trại chăn nuôi”

      Sử dụng cho hoạt động ngoài trời: Quan sát mô hình, Ôn bài cũ hoặc gợi mới.

      Giáo viên hướng cho trẻ về các góc chơi, cô phải bao quát tốt quá trình chơi và sử dụng nhiều thủ thuật để trẻ chơi tích cực, chơi sáng tạo.Muốn vậy trước hết cô phải rèn cho trẻ một thói quen nề nếp, kí hiệu của các góc chơi ngay từ những ngày đầu đi học. Thói quen trong lúc chơi và cả thói quen thu dọn đồ sau khi hết giờ chơi.

   Trong quá trình chơi cô nhập vai chơi cùng trẻ , hướng dẫn cho trẻ cách chơi hoặc lôi kéo trẻ về góc chơi nào đó theo ý cô.

       3/ Phối hợp với phụ huynh

      Sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn không tiêu chuẩn hoá đối với một số phụ huynh về vấn đề không gian lớp, trang trí lớp.

      Sử dụng phương pháp điều tra Anket, phát phiếu điều tra với tất cả phụ huynh trong lớp với một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.

       Ví dụ : Phụ huynh có suy nghỉ gì về việc trang trí lớp học của con mình?

          a.Thế nào cũng được        b. Càng đẹp càng tốt

        Theo phụ huynh việc trang trí lớp học có ảnh hưởng gì đến việc học của các cháu?

  1. Không ảnh hưởng gì Có tác động lớn đến cháu

     Từ hai phương pháp điều tra trên thu được kết quả bước đầu như sau: 13/30 phụ huynh có thái độ bàng quan với việc trang trí lớp. 17/30 phụ huynh rất quan tâm đến việc tạo môi trường học tập tốt cho con em mình.

     Để phụ huynh quan tâm, giúp đỡ trong việc trang trí lớp học có hiệu quả thông qua các cuộc họp phụ huynh định kỳ , bảng tuyên truyền,trao đổi, trò chuyện hàng ngày với phụ huynh tôi dành thời gian tuyên truyền về chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới từ đó cho phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc trang trí lớp đối với sự hoạt động của trẻ.     

       5/ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Mỗi giáo viên phải thường xuyên tìm tòi, học hỏi, trau dồi về chuyên môn nghiệp vụ từ đồng nghiệp,các phương tiện thông tin, sách báo,tham quan các lớp trường bạn,…

Thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu , thay đổi các hình thức tổ chức, hình thức trang trí lớp nhằm giúp trẻ luôn hứng thú tích cực hoạt động.

  1. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
  2. Đối với cô

– Đối với cô trình độ chuyên môn ngày càng tiến bộ hơn. Trang trí lớp ngày càng khoa học, làm đồ dùng đồ chơi có nhiều kinh nghiệm và tận dụng được các nguyên vật liệu phế thải nhiều hơn.

– Các đợt thao giảng, dự giờ xếp loại tốt nhiều hơn.

  1. Đối với trẻ

         Trẻ tham gia vào các hoạt động trong lớp một cách tích cực,hứng thú vào môi trường trang trí trong lớp đã được nâng lên rõ rệt. Sĩ số học sinh đến lớp đông và đều hơn so với đầu năm. Kết quả khảo sát cụ thể như sau:

Khảo sát thực tế trẻ

 

Stt                  Tiêu chí Chưa có Thỉnh thoảng Thường xuyên
1

 

 

2

3

– Trẻ hoạt động tích cực vào môi trường trang trí đã tạo trong lớp.

 

– Hứng thú tham gia các hoạt động.

– Trẻ ham thích đến trường, đến lớp.

 

8/30

 

7/30

4/30

 

7/30

 

10/30

 6/30

 

 

15/30

 

13/30

20/30

 

 4. Kết luận:

          Muốn tạo môi trường xung quanh lớp phong phú và có hiệu quả đòi hỏi phải tìm tòi các phương pháp, thích hợp có khoa học, sáng tạo linh hoạt qua các chủ đề.

         Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và khả năng nhận thức và kỹ năng hoạt động của trẻ để lựa chọn phương pháp thích hợp

         Đồ chơi, hình ảnh, cách bố trí trong lớp phải phù hợp với độ tuổi và khả năng phát triển của trẻ

         Cải tiến đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn, sáng tạo có tác dụng thu hút, lôi cuốn trẻ, tạo cho trẻ niềm say mê, húng thú học và hoạt động. Đồ dùng nhiều loại, đa dạng và thay đổi thường xuyên.

         Cô hướng dẫn trẻ, tổ chức cho trẻ phải nhẹ nhàng, thoải mái, tránh gò ép. Mặt khác có sự phối hợp với phụ huynh cùng nhau dạy trẻ.

        Tất cả giáo viên, học sinh thi đua học tốt dạy tốt, ai cũng muốn cố gắng khẳng định mình vì thế tôi hy vọng đề tài trang trí lớp sẽ góp một phần nhỏ giúp trường lớp đi lên.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ TẢI FILE WORD

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng