Một số biện pháp trong dạy học giúp nâng cao chất lượng học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh
I.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, ngày nay khoa học và công nghệ phát triển và đổi mới một cách cực kỳ nhanh chóng. Trước thực tiễn đó, để đất nước hội nhập và phát triển thì đòi hỏi hệ thống giáo dục cũng đặt ra những yêu cầu cần phải đổi mới, trong đó đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là hết sức cần thiết. Luật giáo dục công bố năm 2005, điều 28.2 có ghi “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức đã có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành áp dụng, đào tạo những người lao động không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động, kỹ năng thực hành. Tuy nhiên trong những năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Song thực tế qua nhiều năm giảng dạy và dự giờ đồng nghiêp, tôi nhận thấy việc dạy học vẫn còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “ Chạy theo thành tích”, dạy để thi. Thi thố tài năng vẫn bằng sự thuộc lòng tri thức, chưa mang tính định hướng cho học sinh có được năng lực giải quyết vấn đề, đưa ra những quyết định sáng tạo, thích ứng với đời sống xã hội. Việc dạy học chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều mang tính đồng loạt, thiên về lý thuyết xa rời thực tiễn, tập trung ôn luyện kiến thức đáp ứng kiểm tra thi cử, chưa thực sự quan tâm giáo dục đến việc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề…cho người học. Và một số đồng nghiệp có đổi mới phương pháp dạy học nhưng cũng chưa thật triệt để và chưa mang lại hiệu quả. Nên chất lượng học tập của học sinh chưa đạt được hiệu quả cao. Đặc biệt các em không có sự tự tin, mạnh dạn, năng động và tự giác trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Chính vì thế trước thực tiễn đó nên năm học 2013- 2014 tôi đã quyết định tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài: “Một số biện pháp trong dạy học giúp nâng cao chất lượng học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh”. Đó là lý do mà bản thân tôi chọn đề tài này.
b, Nội dung, cách thức thực hiện các giải pháp.
Để thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực cho học sinh Tiểu học. Bản thân tôi đã tiến hành áp dụng một số biện pháp, giải pháp trong quá trình dạy học cụ thể như sau :
3.1.Giải pháp thứ nhất.
Mỗi giáo viên phải tự mình nâng cao trình độ, năng lực sư phạm.
Người giáo viên khi có trình độ năng lực sư phạm cao thì mới đáp ứng được với yêu cầu giáo dục trong bối cảnh của đất nước hiện nay. Nếu người giáo viên không có tầm nhìn cao, không thay đổi được tư duy, không có sự nhạy cảm sư phạm chắc chắn sẽ khó thực hiện được sự đổi mới về phương pháp dạy học theo hướng tích cực và khó để thực hiện việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Vì thế việc nâng cao trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết hàng đầu.
3.2. Giải pháp thứ hai.
Mỗi thầy cô giáo phải nghiên cứu về mục tiêu của giáo dục hiện nay để tự mình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh.
Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào người giáo viên. Vì thế để đạt được hiệu quả cao trong học tập cho học sinh và đáp ứng với mục tiêu giáo dục đề ra đòi hỏi người giáo viên phải “Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực”. Đây là giải pháp chính, cực kỳ quan trọng quyết định đến chất lượng học tập chủ yếu của học sinh. Đó là người dạy phải biết kế thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm của các phương pháp dạy học truyền thống và cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học của nhà trường nói riêng và đất nước nói chung. Đồng thời phải có sự linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng các phương pháp dạy học, phải đảm bảo được sự tương tác giữa người dạy và người học, giữa người học với người học. Giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và trợ giúp khi có tình huống khó mà các em cần sự trợ giúp. Người học là chủ thể của hoạt động, được chủ động khám phá kiến thức. Giáo viên “không nói thay, không làm thay” cho học sinh như vậy kiến thức mới được khắc sâu và bền vững. Dưới đây là mô hình minh họa giữa phương pháp dạy học thụ động và phương pháp dạy học theo hướng tích cực:
* Mô hình dạy học thụ động:
* Mô hình dạy học theo hướng tích cưc:
Qua hai mô hình minh họa giữa dạy học thụ động và phương pháp dạy học theo hướng tích cực trên ta nhận thấy được hai phương pháp dạy học hoàn toàn khác nhau. Nếu người giáo viên dạy học theo phương pháp thụ động, tức là giáo viên mang toàn bộ kiến thức thông báo theo kiểu đồng loạt và nhồi nhét hết vào học sinh, các em chủ yếu là học thuộc và ghi nhớ như vậy các em sẽ rất nhanh quên và các em sẽ có hình thức học là học vẹt và đối phó. Còn dạy học theo phương pháp dạy học tích cực thì học sinh có cơ hội thể hiện năng lực học tập của mình, các em tích cực và chủ động hơn trong việc khám phá kiến thức bằng phương pháp trao đổi, thảo luận và tương tác cùng bạn bè đồng thời có sự hỗ trợ của cô giáo, thầy giáo. Như vậy các em sẽ khắc sâu kiến thức đồng thời sẽ mạnh dạn, tự tin và năng động hơn trong học tập và cuộc sống hàng ngày.
Tôi luôn nhớ câu nói dưới đây để áp dụng trong quan điểm dạy học:
* Học qua “làm”
Nói cho tôi nghe – Tôi sẽ quên
Chỉ cho tôi thấy – Tôi sẽ nhớ
Cho tôi tham gia – Tôi sẽ hiểu
Hướng dẫn người khác – Sẽ là của tôi.
*Hoặc:
Ta nghe – Ta sẽ quên
Ta nhìn – Ta sẽ nhớ
Ta làm – Ta sẽ học được.
Như vậy trong quá trình dạy học theo hướng tích cực vai trò của người giáo viên là người định hướng, tổ chức và là trọng tài trong các tình huống thảo luận, đồng
thời là người đưa ra các kết luận và đánh giá trên cơ sở tự đánh giá của người học. Mối quan hệ tương tác này là động lực cho sự chủ động tích cực của học sinh giúp học sinh có cơ hội sáng tạo trong học tập đồng thời giúp mối quan hệ của học sinh thân thiện với nhau hơn. Như vậy chắc chắn sẽ thúc đẩy kết quả dạy học ngày càng tốt và đạt hiệu quả cao hơn.
3.3. Giải pháp thứ ba.
Mỗi giáo viên phải có một kế hoạch bài dạy được thiết kế cụ thể, rõ ràng.
Một giờ học thực sự tích cực và có hiệu quả khi giờ học đó được thực hiện trên cơ sở một kế hoạch bài học được thiết kế cụ thể rõ ràng, được cân nhắc kỹ lưỡng từ mục tiêu đến phương pháp tính chất các hoạt động sao cho linh hoạt, phù hợp với thời gian và đối tượng người học. Đồng thời tập trung vào trọng tâm bài học, khắc sâu kiến thức được hình thành cho học sinh. Vì vậy bản thiết kế dạy học có ý nghĩa quan trọng giống như xây nhà, nếu có bản thiết kế tốt chúng ta sẽ có ngôi nhà như mong muốn đồng thời tiết kiệm được kinh phí và thời gian. Ngược lại nếu không có bản thiết kế tốt thì người thi công hay người thực hiện vừa làm vừa mò mẫm, hoặc theo lối mòn kinh nghiệm, thói quen có sẵn dẫn đến hiệu quả tiết dạy thấp và học sinh sẽ thụ động trong giờ học. Tránh tình trạng hiện nay một số giáo viên lên lớp cóp pi thiết kế bài học của người khác để đối phó với cán bộ quản lý, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng giáo dục yếu kém.
3.4. Giải pháp thứ tư.
Người thầy phải xây dựng được hệ thống câu hỏi khoa học, lô gích và trọng tâm trong mỗi tiết dạy.
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. Thay cho việc giáo viên thuyết trình, đọc, chép, nhồi nhét kiến thức, giáo viên phải chuẩn bị hệ thống các câu hỏi để học sinh suy nghĩ phát hiện kiến thức, phát triển nội dung bài học, đồng thời khuyến khích học sinh động não, tham gia thảo luận xoay quanh nội dung bài học một cách có trật tự và lôgích. Hệ thống câu hỏi còn dẫn dắt, định hướng cho học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, kích thích sự tích cực tìm tòi sáng tạo, phát hiện kiến thức mới. Vì vậy giáo viên dành thời gian để thiết kế hệ thống các câu hỏi theo các cấp độ tư duy khác nhau sẽ có tác dụng khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh.
3.5.Giải pháp thứ năm.
Giáo viên phải chuẩn bị đảm bảo đủ đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học tối thiếu trong mỗi tiết dạy.
Có thể nói song song với việc đổi mới phương pháp dạy học thì điều kiện cần thiết để thực hiện thành công về đổi mới phương pháp dạy học đó là phải có đủ đồ dùng, phương tiện dạy học tối thiểu cần thiết để phục vụ cho việc dạy học. Nếu thực hiện phương pháp dạy học theo hướng đổi mới mà không có đồ dùng dạy học và không sử dụng đồ dụng dạy học thì đó chỉ là một lý thuyết suông.
Ví dụ: Khi tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận về một nhiệm vụ cụ thể nào đó, trước hết tối thiếu phải có thẻ và phiếu học tập, bút… cung cấp cho từng nhóm học sinh để trong quá trình hoạt động các em có thể dùng thẻ giơ lên yêu cầu sự trợ giúp của thầy cô giáo khi gặp khó khăn. Hoặc cụ thể khi dạy môn khoa học bài: Sự biển đổi hóa học (T2). Giáo viên phải chuẩn bị: giấy, quẹt lửa…để làm thí nghiệm các em được tự làm và từ đó rút ra kiến thức, còn khắc sâu kiến thức đó.
Như vậy có thể nói rằng, đồ dùng, phương tiện dạy học là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế sự cần thiết là mỗi giáo viên khi tổ chức dạy học cần phải chuẩn bị về đồ dùng dạy học ít nhất là tối thiếu theo mục tiêu, yêu cầu của bài học.
3.6.Giải pháp thứ sáu.
Mỗi giáo viên phải có khả năng nhận biết nhanh, có “nhạy cảm sư phạm”, sự linh hoạt trong vận dụng các phương pháp dạy học và thái độ tích cực, thân thiện đối với học sinh.
Người giáo viên không chỉ là một người thầy dạy kiến thức cho học sinh, cung cấp cho học sinh trí tuệ mà còn là một bác sỹ tâm lý trong dạy học. Quá trình dạy học đòi hỏi người giáo viên phải có sự nhạy cảm sư phạm, phải biết xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình dạy học một cách phù hợp và khoa học dù là tình huống đơn giản và nhỏ nhất. Ví dụ: Khi học sinh tiến hành làm thí nghiệm môn khoa học, không may một em học sinh làm rơi ly thuỷ tinh rất đẹp của thầy giáo. Lúc đó người giáo viên không nên quát nạt học sinh mà cần nhắc nhở các em bằng một lời khuyên, chẳng hạn: Không sao đâu, nhưng khi làm việc gì em cần cẩn thận hơn để không xảy ra những điều đáng tiếc. Như vậy có lẽ các em sẽ ghi nhớ, không bị xấu hổ hay sợ hãi và tự tin hơn để tiếp tục học tập. Hoặc khi không may các em ngủ gật trong khi học, giáo viên cũng không nên quát nạt các em, như vậy các em sẽ xấu hổ với bạn bè mà giáo viên cần nhắc học sinh về nhà buổi tối các em nên ngủ đúng giờ, không nên học khuya quá sẽ ảnh hướng đến sức khoẻ…Kể cả khi thầy giáo, cô giáo phát hiện thấy một em học sinh đang nhìn trộm bài của bạn bên cạnh thì cũng không nên nhắc tên em trước lớp mà nên nói một cách chung chung như:
“ Một người trò ngoan là một người không nhìn bài của bạn để chép mà nên tự cố gắng để hoàn thành bài của mình dù có làm chưa đúng”. Tôi tin chắc sau khi nghe thầy giáo hoặc cô giáo nhắc nhở như vậy em học sinh đó sẽ tự giác thôi nhìn bài bạn mà không bị xấu hổ với bạn bè trong lớp. Sự linh hoạt trong vận dụng các phương pháp dạy học là một vấn đề hết sức quan trọng. Nếu trong dạy học người giáo viên đổi mới phương pháp dạy học nhưng không vận dụng một cách linh hoạt sẽ không thể mang lại hiệu quả tiết học cao. Vì vậy sự linh hoạt trong việc sử dụng phương pháp dạy học là rất cần thiết. Chẳng hạn trong quá trình tổ chức thảo luận nhóm, giáo viên có thể phối hợp hỏi – đáp một số câu hỏi phụ cá nhân nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện nhiệm vụ của cả nhóm… Đồng thời trong quá trình dạy học giáo viên phải có thái độ tích cực, thân thiện với học sinh. Luôn tạo ra một lớp học thoáng mát, sạch đẹp, bàn ghế ngay ngắn, đồ dùng để gọn gàng nhằm tạo ra lớp học thân thiện giúp học sinh yêu lớp học hơn và tích cực hơn trong học tập.
3.7.Giải pháp thứ bảy.
Tạo cảm giác thoải mái trong học tập cho học sinh.
Ta có thể nhận thấy cảm giác thoải mái của một học sinh thông qua sự cởi mở và tiếp thu kiến thức tốt. Học sinh dễ dàng thích nghi hoà nhập với môi trường, không bị băn khoăn hay chán nản. Vì trẻ em cần phải cảm thấy an toàn và được tôn trọng trong môi trường học tập thân thiện. Bằng cách này cảm giác thoải mái là điều kiện để đạt được mức độ tham gia và tham gia tích cực của học sinh vào quá trình học tập. Dưới đây là hình ảnh của một hoạt động trò chơi trong tiết Khoa học của lớp 5A6, các em rất thoải mái và tự tin để tham gia trò chơi.
Cảm giác thoải mái và sự tham gia tích cực có thể trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục. Điều đó nghĩa là giáo viên cần phải thiết
kế những hoạt động học tập nhằm đảm bảo mức độ tham gia cao và tham gia tích cực của người học tác động đến tình cảm, thái độ của người học và đem đến cho các em niềm vui và sự hứng thú trong học tập. Điều này sẽ làm thay đổi vai trò của người dạy và người học, trong đó giáo viên chủ yếu giữ vai trò là người tạo môi trường học tập thân thiện, phong phú, đa dạng, là người tư vấn chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến những thông tin phản hồi cần thiết định hướng qua tính lĩnh hội tri thức và cuối cùng là người thể chế hoá kiến thức. Tránh tình trạng học trong trạng thái sợ hãi và gò bó, như vậy các em sẽ dễ dẫn đến tự kỷ và trầm cảm.
3.8.Giải pháp thứ tám.
Phối hợp và vận động gia đình học sinh quan tâm đến việc học của các em.
Văn hoá và sự quan tâm của gia đình các em đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng. Trên quan điểm này chúng ta có thể nhìn nhận nhà trường như là phần mở rộng của gia đình do đó giáo viên cố gắng rút ngắn khoảng cách vô điều kiện giữa gia đình và nhà trường. Trước hết điều này có nghĩa là cô giáo, thầy giáo cần nhận thức rõ về điều kiện gia đình khác nhau của mỗi học sinh. Không phải mọi trẻ em đều sinh ra trong gia đình ổn định và có những cơ hội giống nhau. Để rút ngắn khoảng cách về văn hóa gia đình của học sinh, giáo viên cần tạo ra bầu không khí hỗ trợ gắn bó giữa gia đình và nhà trường. Điều đó sẽ khuyến khích được sự tham gia của phụ huynh trong quá trình học tập của học sinh. Và khi có được sự tham gia tích cực của gia đình, người giáo viên sẽ tập trung cao độ và tích cực vào quá trình dạy học mà không bị chi phối bởi sự lo toan về việc mắc lỗi của học sinh hay sự đầu tư về đồ dùng học tập phục vụ cho việc học của học sinh đối với con em họ.
III. Phần kết luận, kiến nghị.
III.1. Kết luận.
Từ kết quả thu được về sự tiến bộ của học sinh. Tôi đã rút ra được một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng dạy học theo hướng tích cực cho học sinh Tiểu học đó là:
Giáo viên phải nâng cao trình độ, năng lực sư phạm.
Giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Giáo viên phải đảm bảo đủ đồ dùng dạy học, phương tiện dạy học tối thiếu trong mỗi tiết dạy.
Giáo viên phải có sự “nhạy cảm sư phạm”, sự linh hoạt trong vận dụng các phương pháp dạy học và thái độ tích cực, thân thiện đối với học sinh.
Tạo cảm giác thoải mái trong học tập cho học sinh.
Phối hợp và vận động gia đình học sinh quan tâm đến việc học của các em.
Qua thực hiện các giải pháp trên tôi đã đưa được chất lượng học tập của học sinh lớp tôi vượt lên rõ rệt. Các em đã có được phong cách học tập tốt hơn; có hiệu quả hơn so với đầu năm học và đặc biệt là so với các lớp khác mà qua dự giờ đồng nghiệp tôi nhận thấy được. Các em tích cực, chủ động và sáng tạo hơn trong mọi hoạt động học tập. Đặc biệt là sự mạnh dạn, tự tin và thoải mái được thể hiện rất rõ nét trong tập thể lớp học. Không những thế các em còn thể hiện được một lớp học rất đoàn kết, gần gũi, thân thiện và biết hỗ trợ nhau trong học tập. Với đề tài này chúng ta có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp trong trường tiểu học.
Tôi nghĩ rằng: Trong bối cảnh của thời kỳ đổi mới, giáo dục cần phải phát triển để đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Hơn ai hết, giáo viên là yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục. Chính vì vậy nhiệm vụ đòi hỏi ở mỗi giáo viên chúng ta là phải dạy học làm sao để đào tạo học sinh đáp ứng được với mục tiêu giáo dục đề ra. Mỗi giáo viên phải có được những kế hoạch dạy học, phương pháp và cách thức tổ chức dạy học phù hợp và tiến bộ để mang lại hiệu quả cao nhất cho tiết học của học sinh. Chúng ta dạy cho các em biết cách học, có tính chủ động và phát triển được năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề khi đó các em sẽ tiếp thu tri thức một cách dễ dàng và có hiệu quả. Làm thể nào để các em tự khám phá ra tri thức của nhân loại, khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết. Học sinh phải làm chủ cách thức xây dựng kiến thức mới chứ không phải là giáo viên dạy theo kiểu thông báo đồng loạt, giáo viên nhồi nhét kiến thức, học sinh nghe và ghi nhớ. Đặc biệt là giáo viên phải biết khuyến khích và dạy học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào điều kiện thực tế tại nhà trường và gia đình; tạo điều kiện để các em có thể rèn luyện các kỹ năng đã học một cách có ý nghĩa. Và với năm học 2014-2015 để đánh giá học sinh theo đúng TT 30 của Bộ Giáo Dục đòi hỏi mỗi giáo viên cần đổi mới được phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh trong học tập thì mới nhận xét và đánh giá đúng chất lượng học tập, năng lực và phẩm chất của từng học sinh. Vì vậy năm học này tôi tiếp tục áp dụng tốt các biện pháp trên để dạy các em.