Theo bác sĩ Nguyễn Văn Lộc, Phó giám đốc bệnh viện Nhi TW khuyên, để phòng các bệnh về đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn chuyển mùa rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ chú ý hơn trong việc chăm sóc cho trẻ. Buổi tối khi đi ngủ, nên quàng cho trẻ khăn mỏng kín cổ và ngực. Không mở toang cửa sổ tránh gió lùa. Buổi sáng sớm khi cho trẻ uống nước nên cho trẻ uống nước ấm. Để tránh nguy cơ mắc bệnh nhiễm siêu vi, cần giữ ammas cho trẻ, ăn uống sạch sẽ, môi trường thoáng mát.
Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng buổi tối trước khi đi ngủ và sáng ngủ dậy. Cần lưu ý, nước muối không được pha quá mặn. Về mùa lạnh, nên súc miệng bằng nước muối ấm. Việc súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng có tác dụng rõ rệt trong việc phòng các bệnh viêm đường hô hấp, nhất là viêm họng do vi rus, vi khuẩn. Với trẻ nhỏ chưa thể tự xúc miệng bằng nước muối loãng, cha mẹ có thể dùng một chiếc khăn xô sạch nhúng vào nước muối ấm nhẹ nhàng lau kẽ răng, lợi cho trẻ. Với trẻ nhỏ cần lau cả lưỡi vì lưỡi trẻ có thể bị lên men, tưa, có nhiều vi khuẩn… Tuyệt đối không được vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay sau khi ăn, do cấu tạo dạ dày và thực quản của trẻ thẳng nên dễ bị nôn. Việc vệ sinh răng miệng có ý nghĩa rất quan trọng phòng bệnh viêm họng. Không chỉ vệ sinh răng miệng trước và sau ngủ, mà trước mối bữa ăn cũng cần phải lau miệng sạch sẽ, giảm sự xâm nhập của siêu vi trùng gây bệnh.
Vơi những trẻ có sức đè kháng kém thường bị các tác nhân gây bệnh tấn công mạnh mẽ hơn. Nhất là những trẻ bị suy dinh dưỡng, không được bú sữa mẹ… thì càng hay bị mắc bệnh . Do vậy, để phòng bệnh viêm đường hô hấp nói riêng và các bệnh nói chung cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng một chế độ ăn khoa học, phong phú. Chế đọ ăn của trẻ phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cơ thể trẻ mới đủ sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của vi rus, vi khuẩn.
Ngoài thị, cá, trứng, sữa, cha mẹ cần tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, quả chín, loại có chứa nhiều sinh tố C, chất khoáng sẽ giúp tăng cường sưc đề kháng của cơ thể.
Ngoài ra, cha mẹ nên tiêm chủng đầy đủ cho bé; tránh yếu tố nguy cơ gây bệnh như khói thuốc, than tổ ong, bụi, lông động vật nuôi trong nhà (chó,mèo)… Khi đảm bảo việc duy trì chế độ ăn đủ dinh dưỡng, hiều sinh tố C, giũ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, giữ ấm cơ thể trẻ sẽ tránh được nguy cơ bị vi rus, vi khuẩn tấn công gây các bệnh về đường hô hấp.
Còn khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, ho, sổ mũi, thở nhanh, bú kém (với trẻ còn bú mẹ) cần đưa khám bác sĩ ngay, tránh tình trạng tự cho trẻ uống thuốc ở nhà vì dễ làm trẻ nhờn thuốc, giảm hiệu quả điều trị, vừa gây tác hại (bị biến chứng dẫn tới viêm xoang, viêm xoang, viêm tai, viêm phế quản, phổi…) làm việc điều trị càng trở nên phức tạp và tốn kém.
Để giảm tỷ lệ vong và mắc bệnh nhiễm hô hấp cấp tính ở trẻ em, cần tiến hành các biện pháp phòng bệnh sau:
- Bảo đảm cho trẻ đươc bú mẹ sau khi đẻ càng sớm càng tốt, cho trẻ ăn sam đúng đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, nhà cửa thoáng mát, không khi trong lành.
- Không nên đun bếp, hút thuốc lá trong phòng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ về mùa đông và khi thay đổi thời tiết.
- Tiêm chủng phòng bệnhđầy đủ đúng lịch cho trẻ.
- Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh đặc biệt các dấu hiệu nặng để điều trị kịp thời.