Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ khám phá khoa học
I.1. Lý do chọn đề tài:
“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai…”
Đúng như vậy trẻ em là niềm mong đợi của mỗi gia đình. Trẻ em vốn được coi là mầm non, là chủ nhân tương lai của đất nước.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Đặc biệt khi đến trường mầm non trẻ nhận được sự quan tâm chăm sóc tận tình của cô giáo. Từ giờ học, giờ chơi, giờ ăn, giờ ngủ…trẻ luôn được cô quan tâm, động viên, an ủi.
Chính vì vậy ngành học mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là ngành học chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong việc đặt nền móng ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách con người mới.
Để nền tri thức của nước nhà hòa nhập với nền tri thức của thế giới. Năm học 2014-2015 bộ, sở, ngành tiếp tục quán triệt việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non.
Chính vì thế việc tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin vào các môn học nói chung và môn học dạy trẻ khám phá khoa học nói riêng là nhu cầu cần thiết và rất quan trọng để đáp ứng với yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục trẻ một cách sinh động hấp dẫn sáng tạo và lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực hơn. Qua đó giáo dục trẻ biết tự chăm sóc, bảo vệ bản thân trước sự thay đổi thời tiết, biết yêu thương chăm sóc cây cối, con vật nuôi và thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước, Bác Hồ….
Trẻ ở độ tuổi mầm non rất hiếu động, trẻ muốn được tò mò, khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh trẻ bao gồm (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Để có được những hình ảnh sinh động, phong phú, hấp dẫn thu hút trẻ thì mỗi giáo viên mầm non phải không ngừng học tập đặc biệt là nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin, luôn phải tìm tòi những hình ảnh, âm thanh sinh động trên mạng Internet phù hợp với bài học cho trẻ tìm hiểu, khám phá. Qua những hình ảnh sinh động đó sẽ giúp trẻ trả lời được những câu hỏi tại sao? vì sao? như thế nào?….từ đó phát huy tối đa quá trình học tập tích cực cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn lựa chọn Đề tài: “Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ khám phá khoa học”.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Nâng cao chất lượng chuẩn bị đồ dùng học liệu:
* Đồ dùng từ vật thật.
Một số đồ dùng từ vật thật có thể cho trẻ tìm hiểu và quan sát như: Đề tài một số vật nuôi trong gia đình gồm có (chó, mèo, gà, vịt…) là những con vật nhỏ đẹp và hấp dẫn trẻ và được bỏ vào các chuồng nhỏ xinh xắn và được vệ sinh sạch sẽ. Hoặc một số con vật sống dưới nước như chậu cá cảnh, tôm , cua, ốc….; Một số loại hoa, quả, rau củ,…
Yêu cầu của những đồ dùng từ vật thật là phải sạch đẹp, hợp vệ sinh và hấp dẫn trẻ.
* Đồ dùng được làm từ các nguyên vật liệu mở.
Giáo viên có thể tận dụng những phế loại bỏ đi như chai, lọ, lá cây, cỏ khô, rơm, đốc lịch, bìa các tông, sợi mút, giây dù, xóa bảng … được vệ sinh sạch sẽ để tạo ra các đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề. Các loại đồ dùng đồ chơi mang tính chất đa dạng, phong phú nhiều thể loại, màu sắc hấp dẫn, cho trẻ quan sát nhằm phát triển tính tò mò ham hiểu biết qua đó giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ, trí tuệ của trẻ.
Ví dụ: Chủ đề một số vật nuôi trong gia đình.
* Đồ dùng từ các phương tiện như trình chiếu qua máy tính, ti vi, đầu đĩa, máy nghe nhạc.
Để có được những bài giảng trình chiếu qua máy tính thì giáo viên phải thường xuyên truy cập mạng Internet để tham khảo tài liệu, những bài giảng hay của đồng nghiệp, lựa chọn những âm thanh, hình ảnh sinh động phù hợp với chủ đề để thiết kế bài giảng phù hợp hấp dẫn lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
Ví dụ: Trình chiếu quá trình sinh trưởng và phát triển của gà mái từ khi đẻ trứng, ấp nở thành con. Quá trình chăm sóc lớn lên và trở thành những chú gà ngỗ nghĩnh, đáng yêu.
- Nâng cao chất lượng dạy trẻ khám phá khoa học trong tiết học:
Thông qua tiết học giúp trẻ củng cố, hệ thống hóa, chính xác hóa những kiến thức về môn học dạy trẻ khám phá khoa học mà trẻ được làm quen ở mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ: Cho trẻ quan sát “Một số con vật sống trong rừng” Nếu giáo viên chỉ cho trẻ quan sát qua tranh ảnh thì tiết học trở nên đơn điệu và trẻ chóng nhàm chán. Giáo viên có thể chuẩn bị mô hình từ vật thật, từ những nguyên vật liệu mở hoặc ứng dụng phần mềm để thiết kế bài giảng cho trẻ quan sát một số con vật sống trong rừng kết hợp lồng ghép thành câu chuyện xuyên suốt từ đầu đến cuối bài dạy ..v.v..để gây hứng thú lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động một cách có hiệu quả nhất.
Hoặc ví dụ: Chủ đề nhánh: Động vật sống dưới nước
Đề tài: Một số động vật sống dưới nước
1/ Mục đích yêu cầu:
– Nhận biết phân biệt gọi tên một số con vật sống dưới nước và nhận xét được một số đặc điểm, màu sắc, thức ăn, nơi sống, vận động của cá, tôm, cua.
– Trẻ biết phân biệt, so sánh, phân loại một số con cá, tôm ,cua theo đặc điểm, cấu tạo của chúng.
– Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, chú ý có chủ định.
– Trẻ biết được lợi ích của chúng đối với đời sống con người.
– Trẻ thích thú tham gia hoạt động, vui vẽ sôi nổi trong giờ học.
2/ Chuẩn bị:
– Hình ảnh powerpoint về các loài cá, tôm, cua và các con vật khác.
– Các con sống dưới nước và trên cạn.
– Hình các con vật cho cháu chơi ghép hình.
– Mũ con cá, cua, tôm.
– Câu chuyện, thơ, câu đố, bài hát.
– Phòng sạch thoáng mát.
3/ Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu – Gây hứng thú.
* Trò chơi: Trả lời câu đố
* Cô đố: Con gì có vảy có đuôi
Không đi trên cạn mà bơi dưới hồ.
Đó là con gì?
* Cô đố: Con gì tám cẳng, hai càng
Bò qua, bò lại bò ngang cả ngày
Cô đố đó là con gì?
– Con cá, con cua sống ở đâu?
– Ngoài ra còn có con gì sống dưới nước nữa nào?
– Hôm nay cô thử tài các con để xem các con biết gì về động vật sống dưới nước nhé.
Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại.
– Cho trẻ kết thành 3 nhóm, 3 vòng tròn
– Cho trẻ quan sát vật thật: Con cá, tôm, cua
– Cả lớp đọc thơ: “Con cá vàng” Vừa đọc trẻ vừa đi về chỗ ngồi.
– Các con vừa được quan sát con gì nào?
* Tìm hiểu về con cá
– Cô đưa con cá ra cho cả lớp gọi tên.
– Con cá này có màu gì?
– Người ta gọi là cá gì?
– Cá sống ở đâu?
– Con cá có đặc điểm gì?
– Đầu có gì? Miệng để làm gì?
– Trên mình cá có gì? Vây để làm gì?
– Đuôi để làm gì?
– Cô giáo dục trẻ.
– Cô còn có con cá gì đây? (Trình chiếu con cá rô phi, cho trẻ nhắc lại các bộ phận)
– Mang cá dùng để làm gì?
– Cá chép và cá rô phi sống ở nước ngọt hay nước mặn?
– Cho cháu kể thêm một số loại cá sống ở nước ngọt.
– Trình chiếu thêm một số loài cá sống ở nước ngọt.
– Ngoài cá nước ngọt sống ở những nơi ao, hồ, sông, suối..vv..Còn có rất nhiều các loài cá sống ở biển vậy nước biển như thế nào?
– Ai có thể kể tên một số loài cá sống ở nước biển nào?
– Trình chiếu một số loài cá biển.
– Các con đã được ăn những món ăn nào chế biến từ cá?
– Thịt cá có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm, cá được chế biến thành những món ăn rất ngon.
– Trình chiếu những món ăn được chế biến từ cá như: (Cá chiên, cá kho, canh cá…)
– Cá để ăn ngoài ra có một số loài cá dùng để làm gì nữa?
– Trình chiếu một số loài cá cảnh.
– Các con có muốn làm những chú cá bơi tung tăng không nào? (Cô cho trẻ làm cá bơi)
* Tìm hiểu về con tôm
– Cô tạo tình huống và đưa con tôm ra.
– Cho cháu gọi tên.
– Con tôm sống ở đâu?
– Các con hãy quan sát xem tôm có những đặc điểm gì?
– Phần đầu có những bộ phận nào?
– Phần mình có những bộ phận nào?( Cho cháu sờ lên mình tôm)
– Đuôi tôm như thế nào?
– Khi tôm bò thì bò về phía trước, còn khi tôm bơi thì như thế nào?
– Cho cháu xem trình chiếu nhắc lại các bộ phận của tôm.
– Có rất nhiều loại tôm khác nhau( Tôm he, tôm càng, tôm sú…)
– Tôm có nhiều chất gì?
– Tôm có nhiều dinh dưỡng, can xi, ăn tôm giúp xương chắc khỏe, cơ thể khỏe mạnh.
– Các con đã được ăn những món ăn nào chế biến từ tôm.
– Trình chiếu các món ăn được chế biến từ tôm( Tôm nướng, tôm hấp, tôm nấu canh…)
* So sánh: Cá và tôm.
– Cô trình chiếu cá và tôm.
+ Giống nhau: Đều là động vật sống dưới nước, biết bơi, đều có chất dinh dưỡng như: đạm, can xi…và được chế biến thành những món ăn rất ngon.
+ Khác nhau: Cá có vẩy, có vây, cá thở bằng mang, cá có nhiều màu sắc…, Tôm có râu, có vỏ mỏng, nhiều chân và tôm bơi giật lùi.
– Ở dưới nước còn có rất nhiều bí mật các con có muốn cô dẫn các con đến nhà cô Ngọc để cô Ngọc giải đáp những điều bí mật cho lớp mình nghe không?
– Cô cùng cả lớp đến thăm cô Ngọc.
– Cô Ngọc tặng lớp lá 2 một câu chuyện: “Cá chép con”
– Cá chép con tò mò và đi hỏi điều gì?
– Vậy cua lột xác để làm gì?
– Cô có con gì đây?
– Đây là con cua trong câu chuyện cô Ngọc vừa kể đấy.
– Các con quan sát xem con cua có đặc điểm gì?
– Phía trên con cua có gì? Mai cua rất cứng giúp bảo vệ cơ thể, muốn cơ thể lớn lên cua phải lột xác.
– Cua được chế biến thành những món ăn gì?
– Thịt cua có nhiều can xi và được chế biến thành những món ăn rất ngon.
– Trình chiếu những món ăn chế biến từ cua ( Cua rang, hấp, cua nấu canh…)
* Tìm hiểu về con Ốc.
– Cô tạo tình huống và đưa con ốc ra.
– Cho cháu gọi tên.
– Con ốc sống ở đâu?
– Các con hãy quan sát xem ốc có những đặc điểm gì?
– Cho cháu xem trình chiếu về con ốc.
– Ốc có nhiều chất gì?
– Ốc có nhiều dinh dưỡng, can xi, ăn ốc giúp cơ thể khỏe mạnh.
– Các con đã được ăn những món ăn nào chế biến từ ốc.
– Trình chiếu các món ăn được chế biến từ ốc
* So sánh: Cua – Ốc
+ Giáo dục: Ngoài con tôm, cua, cá thì ở dưới nước còn rất nhiều các loài động vật khác sinh sống như: Hến, sò, ếch, lươn…Vì vậy các con phải biết bảo vệ nguồn nước sạch bằng cách không vức rác bừa bãi xuống ao, hồ, sông, suối.
* Hoạt động 3: Trò chơi.
+ Trò chơi 1: Bắt con vật sống dưới nước.
– Cách chơi: Có rất nhiều con vật, có những con vật sống dưới nước, có những con vật sống trên cạn, khi chơi các con bò bằng bàn tay, bàn chân lên chọn những con vật sống dưới nước mang về bỏ vào rổ của nhóm mình ( mỗi lần chỉ được bắt một con) sau đó về đứng cuối hàng đứng cứ như thế đến bạn tiếp theo nhóm nào bắt được nhiều con vật sống dưới nước nhất là nhóm đó sẽ chiến thắng.
– Cô cho ba nhóm thi đua.
– Nhận xét trò chơi.
+ Trò chơi 2: Ghép hình con vật
– Cách chơi: Cô cho trẻ quan sát và gọi tên tranh các con vật.
– Trên tay cô có những mãnh ghép được cắt ra từ tranh các con vật các con vừa quan sát, các con ghép lại thành 1 bức tranh con vật hoàng chỉnh.
– Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát nhắc trẻ.
– Nhận xát kết quả chơi của mỗi đội.
– Kết thúc: Dùng hình thức cho trẻ biến thành con vật sống dưới nước kết hợp hát bài:
- Nâng cao chất lượng dạy trẻ khám phá khoa học ngoài tiết học:
* Thông qua hoạt động ngoài trời.
Thông qua hoạt động ngoài trời giúp trẻ làm quen với kiến thức mới hoặc cũng cố lại những kiến thức mà trẻ đã học. Đặc biệt thông qua hoạt động ngoài trời nhằm giúp trẻ tìm tòi khám phá về môi trường tự nhiên và môi trường xã hội một cách tốt nhất.
Khi trẻ tham gia vào hoạt động ngoài trời giáo viên có thể cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh, mô hình hoặc cho trẻ xem trình chiếu trên máy tính…nhằm thu hút sự chú ý tích cực của trẻ tham gia vào hoạt động một cách nhẹ nhàng hấp dẫn nhất.
Ví dụ: Chủ đề nhánh: Nước: Cho trẻ thực hành đong nước vào chai.
Thông qua hoạt động có chủ đích: đong nước vào chai giúp trẻ biết đong đếm, đo lường hoặc cô cho trẻ nhận xét lượng nước nặng – nhẹ; ít – nhiều và nhận biết về dòng chảy của nước…..
* Thông qua hoạt động góc.
Qua vai chơi trẻ biết tái tạo lại các hoạt động của người lớn. Đặc biết thông qua góc học tập, góc thiên nhiên trẻ có thể trồng và chăm sóc cây hay xem và làm bộ sưu tập về chủ đề hoặc xem trình chiếu qua máy tính.vv….
Ví dụ: Chủ đề thực vật: Giáo viên có thể chuẩn bị mô hình từ vật thật và cho trẻ quan sát và tìm hiểu quá trình phát triển của cây từ hạt như: Như cô cho trẻ quan sát quá trình sinh trưởng, phát triển của cây hoặc cô cho trẻ thực hành làm đất, gieo trồng, chăm sóc cây lớn lên… hoặc xem trình chiếu về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây từ hạt…
* Thông qua hoạt động chiều
Thông qua hoạt động chiều giúp trẻ làm quen hoặc củng cố hệ thống hóa kiến thức thông qua hình thức chơi. Nhằm giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn những kiến thức mà trẻ đã được khám phá. Trong giờ hoạt động chiều giáo viên có thể sưu tầm những hình ảnh hoặc đoạn clip phù hợp với bài học và chủ đề cho trẻ xem qua đó giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.
Ví dụ: Chủ đề động vật sống trong rừng.
Giáo viên có thể trình chiếu môi trường sống, quá trình sinh trưởng và phát triển của một số con vật sống trong rừng….
III. PHẦN KẾT LUẬN
III.1. Kết luận:
Trong quá trình thực hiện “Một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy trẻ khám phá khoa học” tôi nhận thấy mỗi giáo viên phải thường xuyên thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động trong ngày nhằm giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động một cách hứng thú hơn.
Qua quá trình quan sát, theo dõi tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn hơn và hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động dạy trẻ khám phá khoa học.
Đa số giáo viên thực hiện soạn giảng trên máy thành thạo hơn, một số giáo viên thường xuyên tìm tòi học hỏi qua sách, báo, bạn bè đồng nghiệp, trên mạng Iternet…và thiết kế những bài giảng hay về môn khám phá khoa học sinh động, phù hợp với bài dạy và chủ đề. Lựa chọn những âm thanh, hình ảnh sinh động phù hợp, hấp dẫn lôi cuốn trẻ tích cực tham gia vào hoạt động.
Ngoài ra giáo viên tích cực làm một số đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú, nhiều thể loại, màu sắc hấp dẫn từ những nguyên vật liệu mở để thu hút trẻ tham gia vào họat động một cách hứng thú hơn.
Để có được kết quả khảo sát cuối học kì I vừa qua bản thân tôi nhận thấy kết quả của môn khám phá khoa học trẻ mạnh dạn hơn và tích cực hơn khi tham gia vào hoạt động, thích tìm tòi khám phá và đặt ra các câu hỏi vì sao? Tại sao?… qua đó môn khám phá khoa học đạt kết quả tốt hơn.