Một số giải pháp nâng cao khả năng cảm thụ màu sắc và kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí
I.1. Lý do chọn đề tài:
Mĩ Thuật là một trong những môn học đặc trưng nhất không chỉ nhằm đào tạo cho các em những kiến thức cơ bản về sự thẩm mĩ, về cái đẹp để các em học sinh làm quen và tiếp xúc với cái đẹp mà các em có thể vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra còn hỗ trợ các môn học khác giúp các em phát triển về sự thẩm mĩ, đạo đức cũng như trí tuệ.
Trong đời sống hằng ngày của chúng ta có rất nhiều cảnh vật, mỗi cảnh vật mang màu sắc, dáng vẻ khác nhau thể hiện sự đa dạng phong phú của thế giới quan. Cảnh vật có thể tồn tại ở những thể nhất định, mang những sắc thái đặc trưng của riêng nó. Từ những sắc thái, dáng vẻ bình thường, qua hội họa đã làm cho cảnh vật trở nên có hồn, mang ý nghĩa đặc trưng, tăng vẻ đẹp thẩm mĩ. Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của trang trí nghệ thuật đối với đời sống con người, nó làm tăng thêm vẻ đẹp cho các sự vật.
Là một giáo viên giảng dạy môn Mĩ Thuật, trách nhiệm của người đứng lớp là đem đến cho các em học sinh những kiến thức, kĩ năng để các em thực hành hiệu quả và có năng lực quan sát, khả năng tư duy, sáng tạo từ đó hình thành cho các em không những ý thức được về cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp mà còn giúp các em biết vận dụng vào công việc và cuộc sống hàng ngày để sống tốt hơn.
Xuất phát từ suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao khả năng cảm thụ màu sắc và kĩ năng vẽ màu trong phân môn vẽ trang trí” , đó là lí do tôi chọn đề tài này.
- Nội dung, cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
Bài 1: Vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu ( lớp 4)
Bài 13: Vẽ trang trí đường diềm ( lớp 4)
Khi dạy vẽ trang trí tôi tiến hành như sau:
– Chuẩn bị: Tôi thiết kế bài giảng chuẩn bị bài trước khi lên lớp, đồ dùng trực quan, bài vẽ của học sinh có liên quan đến nội dung bài học, các bài vẽ có họa tiết màu sắc đẹp nhằm giúp tôi khai thác trong tiết dạy.
– Học sinh chuẩn bị đồ dùng ở nhà, sưu tầm tranh ảnh liên quan đến nội dung bài.
– Tiến trình bài giảng: Trình tự tiến hành tổ chức tiết dạy phải đầy đủ thao tác các bước lên lớp, thời gian trong tiết dạy được phân bố hợp lí, giáo viên phối hợp linh hoạt các phương pháp dạy học.
Các bước dạy bài vẽ trang trí: Màu sắc và cách pha màu ( Mĩ thuật lớp 4)
Bài mới: Giới thiệu bài tùy theo nội dung và thực tế lớp học giáo viên giới thiệu tạo hứng thú học tập cho học sinh, nêu mục đích yêu cầu của bài học.
Ví dụ: Giáo viên treo tranh phong cảnh thiên nhiên lên bảng và đặt câu hỏi:
+ Hãy kể những màu sắc có trong bức tranh?
+ Các em có thích màu sắc trong bức tranh này không?
Vậy màu sắc có vai trò gì trong cuộc sống của con người cũng như trong hội họa? Ta có thể pha trộn được hay không? Bài học hôm nay giúp các em làm vấn để này.
Bài mới: VẼ TRANG TRÍ: MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
Đối với phần này tôi cho học sinh nhắc lại ba màu cơ bản, gợi mở cho các em bằng cách đặt câu hỏi và giải thích cách pha màu từ màu cơ bản.
Gv hướng dẫn học sinh vào bài và đặt câu hỏi:
+ Em cho biết ba màu cơ bản ?
Học sinh trả lời: Đỏ, vàng, xanh lam
+ Giáo viên bổ sung và hướng dẫn học sinh xem vào hình 2 SGK giải thích cách pha màu từ ba màu cơ bản
Đỏ + vàng = Da cam
Xanh lam + vàng = Xanh lục
Đỏ + Xanh lam = Tím
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách pha màu
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách pha màu phải có đồ dùng trực quan, nếu không có học sinh sẽ lúng túng. Giáo viên hướng dẫn tốt giúp học sinh pha ra những màu sắc mà các em thích nhằm gây hứng thú cho các em.
Giáo viên trình bày trực quan hình 3, 4 để gợi ý học sinh trả lời, ở phần này tôi sử dụng phương pháp vấn đáp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của học sinh và từ đó có thể nhận thấy màu cơ bản là màu như thế nào.
Những câu hỏi mà giáo viên đưa ra nhằm mục đích là để học sinh giải quyết, khi học sinh trả lời được những câu hỏi đó học sinh sẽ nắm vứng kiến thức cơ bản về các màu cơ bản.
Phần hình ảnh 3, 4 đưa vào tiết dạy làm cho tiết dạy thêm hấp dẫn và giúp học sinh có thể so sánh sự khác nhau giữa màu cơ bản và màu nhị hợp, biết được tên gọi màu cơ bản (hay là màu gốc, màu chính) gồm các màu đỏ, vàng, lam đồng thời học sinh cũng biết được 3 màu gốc cũng có thể pha ra được rất nhiều màu khác nhau.
Hoạt động 3: Thực hành.
– Giáo viên cho HS tập pha màu: Da cam, xanh lục, tìm trên vở thực hành.
– Hướng dẫn HS biết sử dụng chất liệu
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
– GV chọn một số bài cho học sinh đánh giá cách sử dụng màu.
– GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò: Chuẩn bị cho bài học sau.
Bài trang trí đường diềm( Mĩ thuật 4)
Để thực hiện tiến trình tiết dạy vẽ trang trí bài này tôi cũng thực hiện các bước chuẩn bị trình tự như bài vẽ trang trí: Màu sắc
Ví dụ: Bài 13: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM.( Mĩ thuật 4)
Giới thiệu bài mới:
Trong cuộc sống của chúng ta có nhiều đồ vật trang trí rất đẹp, trong đó có những đồ vật được trang trí đường diềm. Em nào cho cô biết những đồ vật nào được trang trí đường diềm?
Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên hỏi tiếp: Vậy thế nào là đường diềm? và làm thế nào để trang trí một đường diềm đẹp? Bài học hôm nay giúp các em làm được điều đó.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét:
Giáo viên sử dụng đồ dùng tranh ảnh trong sách giáo khoa phóng tranh to treo lên bảng và một số vật dụng như bát, đĩa, khăn trải bàn… cho học sinh quan sát nhận xét để học sinh biết được trong cuộc sống đường diềm được sử dụng để trang trí đồ vật và đồng thời giáo viên đưa ra một số câu hỏi cụ thể để học sinh hiểu rõ hơn về đường diềm, những câu hỏi đó phải gắn với nội dung kiến thức bài học. Giáo viên nên sử dụng phương pháp gợi mở đặt vấn đề để tạo hứng thú cho học sinh.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ:
Giáo viên vẽ lên bảng các bước vẽ trang trí một đường diềm đơn giản nhằm lôi cuốn học sinh tham gia tốt hơn, nếu giáo viên chỉ nói mà không làm thì học sinh khó tiếp thu, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giảng và hình vẽ trên bảng nhằm gợi ý cho học sinh.
Cần phải lưu ý học sinh chọn họa tiết chính, họa tiết phụ và sắp xếp các mảng hình đó hợp lí, cân đối, hài hòa, rõ trọng tâm.
Việc hướng dẫn gợi ý học sinh sắp xếp họa tiết vào mảng hình cho hợp lí là rất cần thiết và quan trọng khi vẽ trang trí. Nhưng để học sinh vẽ được, trang trí tốt nhất là giáo viên gợi ý chung để học sinh tự vẽ theo khả năng của mình, không được áp đặt theo khuôn khổ nhất định.
Hướng dẫn học sinh vẽ màu: Khi hướng dẫn vẽ màu cần lưu ý hướng dẫn sử dụng chất liệu ( màu dạ, màu chì, màu nước, màu bột…) thông qua giới thiệu các bài vẽ trang trí cụ thể và thực hành vẽ mẫu của giáo viên cùng với việc hướng dẫn cách sử dụng vẽ màu, phối hợp màu cho phù hợp với họa tiết chính, phụ của bài vẽ.
Thường thì học sinh TH thường thích vẽ màu nguyên chất và thường vẽ màu theo bản năng. Nếu sự tác động của giáo viên không đúng thì ảnh hưởng không tốt và làm mất đi những màu sắc trong sáng, tươi vui của học sinh. Chính vì thế việc hướng dẫn cho học sinh chỉ mang tính chất gợi ý, động viên khích lệ.
Sau khi hướng dẫn cách vẽ xong giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi để củng cố lại các bước vẽ tranh để tạo hứng thú cho giờ học.
Hoạt động 3: Thực hành:
Giáo viên xóa bảng hoặc cất hết hình gợi ý cách vẽ.
Tổ chức cho học sinh thi vẽ theo nhóm ( nhóm 3 hoặc nhóm 4) ra giấy A4 hoặc vở thực hành.
Trong khi học sinh làm bài giáo viên đến từng bàn, từng nhóm để quan sát hướng dẫn thêm, chú ý giúp đỡ những em còn lúng túng chưa nắm được các bước vẽ chưa tìm được họa tiết, khích lệ những học sinh vẽ tốt.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
Cuối tiết học, giáo viên cần dành thời gian để nhận xét, đánh giá bài vẽ của học sinh ( dán bài trên bảng) nhận xét đánh giá đúng sẽ động viên khích lệ tinh thần của học sinh. Nếu đánh giá chung chung dễ làm học sinh mất hứng thú, chán nản và không thích học vẽ. Bởi vậy khi đánh giá kết quả bài vẽ của các em, giáo viên cần chú ý lấy khen ngợi để động viên khích lệ là chính, tránh chê bai học sinh trước lớp, tất cả các bài thực hành đều được nhận xét theo thông tư mới, thông tư 30 như đã hướng dẫn.
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1. Kết luận:
MĨ thuật là môn học có đặc thù riêng, đây là môn hoc nghệ thuật, đòi hỏi người học phải có sự hứng thú, say mê từ đó sáng tạo ra cái đẹp. Với khả năng của học sinh ở bậc tiểu học, chúng ta chủ yếu bước đầu khơi gợi cho học sinh những khái niệm cơ bản về cái đẹp, bước đầu cảm nhận giá trị về cái đẹp. Từ những điều cơ bản ban đầu này, các em vận dụng và tập tạo ra những tác phẩm đầu tay để thể hiện khả năng của riêng mình. Thực hiện được điều này, đòi hỏi người giáo viên phải khơi gợi được niềm đam mê của các em. Uốn nắn các em đi đúng hướng, để từ đó các em thả sức sáng tạo trong thế giới tưởng tượng của con trẻ, nhằm dần hoàn thiện và vươn tới cái chân thiện mĩ.
Cảm thụ màu sắc và kĩ năng vẽ màu là phân môn khó của bộ môn Mĩ thuật. Là giáo viên bộ môn, hơn ai hết, tôi hiểu trách nhiệm của mình đối với những học sinh, thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy, bản thân không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để truyền đạt kiến thức cho các em với những khái niệm dễ hiểu và ngắn gọn. Tuy nhiên là môn học đặc thù nên ít nhiều cần có khả năng về năng khiếu ở mỗi học sinh. Tuy vây, khả năng thiên bẩm ấy không phải ai cũng có mà ở đây vai trò của thầy, cô khơi gợi niềm đam mê và sáng tạo là quan trọng. Chính vì vậy phương pháp của thầy, cô giáo có thể nói là thước đo quan trọng góp phần vào việc cảm thụ và sáng tạo cái đẹp, góp phần hình thành nhân cách của mỗi học sinh.
Bản thân không có tham vọng, tất cả học sinh đều biết sáng tạo cái đẹp. Tuy nhiên có thể cho các em biết cảm nhận và chân trọng giá trị cái đẹp. Góp phần tạo nên một xã hội văn minh.