Một số giải pháp giúp học sinh học tốt hơn môn Mĩ thuật ở cấp học Tiểu học

Một số giải pháp giúp học sinh học tốt hơn môn Mĩ thuật ở cấp học Tiểu học

I.1. Lý do chọn đề tài :

             Như chúng ta đã biếtGiáo dục là quốc sách hàng đầu”, đó là mục tiêu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra,  nhằm để đáp ứng được mục đích yêu cầu của giáo dục nước nhà. Đưa nền giáo dục nước nhà xứng tầm với quốc tế, thì việc đầu tiên là phải tìm ra những biện pháp, giải pháp cụ thể về Chân – Thiện –Mĩ giúp học sinh có cái nhìn bao quát chung và học tốt hơn, hiểu hơn về cái đẹp Môn Mĩ thuật ở bậc học tiểu học .  

     Cùng với sự phát triển của giáo dục hiện nay, cộng thêm sự quan tâm của Nhà nước Việt Nam. Thì việc đưa môn Mĩ thuật vào trong 9 môn học bắt buộc trong nhà trường là rất quan trọng và cần thiết. Nhằm giáo dục thẩm mĩ cho học sinh trong những năm đầu đi học, và từng bước giúp học sinh hòa nhập thế giới xung quanh, cũng như biết suy xét và mong muốn làm theo cái đẹp chính là giúp học sinh tự hoàn thiện mình, và có tính độc lập cho bản thân để có nền tảng cho những nhân tài của đất nước, cũng như trở thành những công dân có ích cho xã hội. Giúp xã hội ngày càng vươn cao và vươn xa hơn nữa trong giáo dục thì việc hòa nhập với Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước cùng góp phần làm nên một xã hội vững mạnh, văn minh và giàu đẹp hơn.

   Là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong với kiến thức của mình có thể giúp học sinh nhìn nhận và thể hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ làm sao cho đúng và giống với mẫu hơn. Cũng như giúp các em tìm hiểu thêm về những cảnh thiên nhiên mà học sinh thấy được từ thực tế, từ những cuộc đi tham quan những danh lam thắng cảnh muôn màu, muôn vẻ mà vốn có từ trên mọi miền đất nước Việt Nam cũng như những cảnh vật xung quanh nơi mà học sinh sinh sống và học tập. Bên cạnh đó tôi muốn giúp học sinh nhận biết được những điều thú vị từ những dáng đi của các con vật cũng như những nét vẽ tự tin và hồn nhiên, ngây thơ của học sinh. là giáo viên dạy môn Mĩ thuật tôi rất trăn trở là làm sao để giúp học sinh có trí tưởng tượng phong phú và có óc sáng tạo, độc lập trong học tập, giúp cho các em có được sự tự tin trong cái nhìn tổng thể về cái đẹp từ thế giới thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Giúp cho học sinh vẽ được đúng, đẹp theo mẫu, cũng như là học sinh hiểu được cách chọn nội dung trong tiết vẽ tranh đề tài sao cho phong phú và biết cách vẽ hình ảnh chính, phụ trong bức tranh để cho nổi rõ được về hình cũng như màu sắc trong tranh. Song cũng nhằm giúp cho học sinh tìm hiểu thêm về các hoạ sĩ lớn trong làng hội hoạ Việt Nam cũng như trên thế giới chẳng hạn như phân môn thưởng thức mĩ thuật và tạo đựơc những gam màu đẹp cũng như tìm ra được những hoạ tiết phong phú và đa dạng trong tiết vẽ trang trí. Là giáo viên nhiều năm giảng dạy, được học hỏi ở thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp với chút kinh nghiệm tích lũy được xuất phát từ thực tế cũng như những gì tôi đã làm, tôi luôn tâm niệm làm sao để giúp cho học sinh có hứng thú học tập, không bị chán nản trong tiết học mĩ thuật. đó là nguyện vọng của bản than tôi muốn góp một phần nhỏ bé vào nhà trường hoàn thành tốt mục tiêu vào sự nghiệp giáo dục, đổi mới Đất nước hiện nay. Với ý tưởng như thế tôi đã nghiên cứu và viết đề tài: Một số giải pháp giúp học sinh học tốt hơn môn Mĩ thuật ở cấp học Tiểu học”.

  1. b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
  2. 1. Giải pháp thứ nhất: Giáo viên giúp học sinh đi từ vẽ đúng đến vẽ đẹp. Muốn học sinh vẽ đúng và vẽ đẹp thì người giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu

bài học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Nhằm giúp học sinh quan sát kĩ về mẫu vật, cũng như hình ảnh minh hoạ và các bước vẽ, để học sinh tìm ra cách vẽ tốt nhất cho một bài vẽ theo mẫu như: vẽ gần giống với mẫu, vẽ vừa với phần giấy quy định, vẽ đẹp và vẽ sao cho bố cục cân đối và không bị lệch. Ngoài ra giáo viên tự sáng tạo, sưu tầm thêm để chuyên đề phong phú hơn. Thế nên mỗi bài tập giáo viên cần hướng dẫn chi tiết có khoa học để giúp các em hiểu và làm được những bài tập tương tự. Dựa vào các kiến thức đã được học, tôi thấy mình có nhiệm vụ truyền thụ lại cho học sinh cách vẽ sao cho tốt với các biện pháp, phương  pháp như:

  • Vẽ theo các bước
  • Vẽ giống mẫu, vẽ đúng
  • Nét vẽ rự tin khoáng đạt
  • Hình vẽ được sắp xếp phù hợp cân đối với tờ giấy

Mục đích giúp học sinh vẽ đúng, vẽ đẹp ở trong mỗi bài vẽ, tạo sự hào hứng khi các em được học ở trong môn Mĩ thuật.

       Muốn hình thành được một bài  vẽ theo mẫu thì học sinh cần biết ®­îc c¸c b­íc vÏ nh­:

   Ví dụ: Bài 9 vẽ theo mẫu : Vẽ cái Mũ của lớp 2. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trình tự theo các bước sau:

   Bước 1: Phác khung hình                      

   Bước 2: Vẽ nét thẳng                                     

 Bước 3: Vẽ nét cong         

    Bước 4:  Vẽ chi tiết cho giống mẫu và hoàn chỉnh    

        

Bước 5: Vẽ màu       

                                               Tôi đưa ra ví dụ trên là nhằm chứng minh rằng với những phương pháp trên và áp dụng vào bài dạy sao cho phù hợp, hiệu quả hơn trong từng bài học.

        b.2:  Giải pháp thứ hai: Khích lệ học sinh trong các tiết học đúng lúc và kịp thời. 

     – Qua thực tế điều tra cơ bản, tôi thấy học sinh rất thích học vẽ, và hăng say phát biểu, có sự hứng thú được thể hiện trong bài vẽ của mình. Bên cạnh đó còn có một số học sinh còn nhút nhát, chưa mạnh dạn phát biểu những suy nghĩ mà mình muốn nói, một số học sinh còn chán nản với việc học môn này, nên có ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy của giáo viên cũng như việc học tập của các em. Vì vậy tôi đã tiến hành điều tra một số lớp nhìn chung các em chưa hoàn thành là khá cao, từ đó tôi đã tìm ra hướng khắc phục nhằm tạo ra không khí vui tươi thoái mái, nhẹ nhàng và có sức hấp dấn lôi cuốn trong sự hướng dẫn của giáo viên kèm theo những câu hỏi gợi mở tạo không khí vui tươi và hào hứng cho các em trong tiết học. Bên cạnh đó đồ dùng trực quan là cần thiết và quan trọng để giúp cho học sinh thích thú và làm bài có hiệu quả hơn.

     Ví dụ như: Bài thưởng thức Mĩ thuật xem tranh thiếu nhi vui chơi của hoc sinh lớp 1, giáo viên tạo những câu hỏi hấp dẫn như: Trong tranh vẽ những hình ảnh gì? Màu sắc trong tranh có những màu gì? Em cảm nhận như thế nào về bức tranh? Học sinh trả lời được giáo viên kịp thời khen gợi và gợi ý cho những học sinh khác cũng có tinh thần như bạn đó.   

       Tôi cũng thường xuyên cho học sinh ra ngoài lớp để vẽ thực tế như bài vẽ tranh trường em ở lớp 2, Để học sinh có cái nhìn thực tế hơn khi vẽ cảnh trường mà mình hằng ngày học sao cho đúng và đẹp.

     Giáo viên kịp thời động viên tinh thần học tập của các em trong tiết học, tạo cho học sinh có tính  mạnh dạn hơn khi xung phong phát biểu, xây dựng bài. Tránh tình trạng, chê những học sinh bài làm chưa được tốt. Mà giáo viên cần trao đổi riêng với học sinh đó, và chỉ ra những điểm tốt ở trong bài của em để khích lệ động viên em làm bài sau cho tốt hơn.   

    Với môn học này yêu cầu giáo viên phải là người trực tiếp và giúp học sinh có cái nhìn tổng thể, từ hình vẽ cũng như cách sắp xếp bố cục sao cho vừa với phần giấy quy định            

– Giúp học sinh có hứng thú trong khi vẽ, cũng như có tinh thần hăng say phát biểu ở những bài như thưởng thức mĩ thuật..

– Tạo được sự thoải mái trong khi vẽ, cũng như giúp học sinh có óc tư duy, sáng tạo,

cũng như óc tưởng tượng của học sinh, nhằm giúp học sinh có những bài vẽ có kết quả cao, cũng như sự tự tin trong các sản phẩm mà mình làm ra.

         Vì thế trong mỗi bài dạy, tôi phải tìm ra những biện pháp sao cho học sinh có sức hấp dẫn, cũng như giúp học sinh thèm muốn được học vẽ trong mỗi giờ học vẽ.

 Như các phân môn vẽ tranh đề tài, thưởng thức mĩ thuật tuỳ theo bài học giáo viên có thể chia nhóm ra để học sinh tích cực hơn, và muốn thể hiện trước nhóm một cách thật tốt để mỗi nhóm có sự tư duy sáng tạo một cách bất ngờ trong mỗi phân môn đó.

          Với cách làm này, thì mỗi học sinh tự phân ra nhóm trưởng, cũng như tạo được một guồng máy làm việc của nhóm, có sự lôgic hơn trong cùng một nhóm, và tôi tin rằng cách làm việc nhóm có hiệu quả hơn vì ai cũng muốn thể hiện mình một cách tốt nhất.

        Trong thực tế nếu muốn đạt được một tiết học lôi cuốn, hấp dẫn cũng như sự tìm tòi, khám phá thì người giáo viên cần phải biết cách giúp học sinh tìm ra cũng như vận dụng vào bài học một cách hiệu quả và truyền thụ cho học sinh hiểu thêm về mục đích, yêu cầu cũng như mục tiêu của đề bài thì mới có một sản phẩm tốt. Và giáo viên cần phải khích lệ và động viên kịp thời để cho bài vẽ của học sinh đạt hiệu quả một cách tốt nhất.    

     b.3. Giải pháp thứ ba: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, để giúp học sinh có những hình ảnh học tốt hơn môn Mĩ thuật.  

Với Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước hiện nay, thì công nghệ thông tin không thể thiếu trong giáo dục, nhất là trong giảng dạy Mĩ thuật cũng như một số môn học khác. Với bản thân tôi qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy được việc ứng dụng, công nghệ thông tin vào môn Mĩ thuật rất hiệu quả như: giáo viên không phải hoạt động nhiều như khi dạy bằng bảng, mà giáo viên có thể dạy bằng giáo án điện tử để giúp học sinh có sự thích thú, say mê với tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin vì có rất nhiều hình ảnh phong phú, đa dạng và đẹp mắt tạo được sự chú ý cho học sinh nên bài vẽ của học sinh cũng như sự truyền thụ của giáo viên rất hiệu quả. Giúp cho giáo viên cũng như học sinh thấy thoải mái và có nhiều hình ảnh đẹp để học sinh thích thú hơn.

   III. 1. Kết luận

          Dạy học là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người giáo viên. Muốn dạy học trở thành niềm vui, niềm đam mê thì người thầy cần phải có tâm huyết với nghề. Vì vậy, chúng ta phải luôn tìm tòi phát hiện những phương pháp mới, tích cực và có tính điển hình để giảng dạy nhằm trang bị cho mọi đối tượng học sinh. Cần tìm tòi và nghiên cứu thêm nhiều phương pháp để giúp học sinh học tốt hơn  và vận dụng vào làm thực hành có hiệu quả thì giáo viên sẽ thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình.

         Người giáo viên cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và có sự phối hợp nhẹ nhàng trong mỗi bài học

           Tạo không khí thoải mái và vui tươi trong giờ học

           Luôn tạo cho học sinh thành lập nhóm để học sinh trong nhóm có cơ hội thể hiện khả năng của mình trong nhóm.

           Có những đồ dùng trực quan hấp dẫn cũng như những vật mẫu thật đẹp mắt…

           Nhằm hướng cho học sinh từ cái nhìn tổng thể và giúp học sinh hướng đến Chân – Thiện –Mĩ.

          Hướng cho học sinh có tính tự lập, cũng như giúp các em dần dần hình thành về cái đẹp, và tạo cho học sinh có cách sống, cách nhìn thế giới xunh quanh một cách tích cực và người giáo viên phải là một tấm gương sáng để cho học sinh noi theo.

          Cũng như trước kghi lên lớp cần phải tìm hiểu bài thật kĩ từng mục tiêu cũng như đồ dùng trực quan đẹp mắt và hấp dẫn.

         Phải nghiên cứu và tìm ra những biện pháp, giải pháp cụ thể để truyền đạt cho học sinh một cách tối ưu nhất cũng như những kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm qua.

        Phải biết khai thác và gợi mở cho học sinh trả lời những câu hỏi mà giáo viên đưa ra sao cho phù hợp với nội dung của từng bài học.

        Giúp học sinh nắm được các bước vẽ cơ bản cũng như cách vẽ thể nào cho phù hợp với phần giấy qui định, màu sắc hài hòa và tạo được những hình chính, phụ cho sinh động trong mỗi bài vẽ.

         Kịp thời động viên, khích lệ học sinh khi học sinh nhận xét sản phẩm  của bạn cũng như khi học sinh trả lời đúng những câu hỏi mà giáo viên nêu ra.

        Cũng cần tránh chỉ trích học sinh trong khi học sinh trả lời những câu hỏi mà giáo viên nêu ra. Giáo viên cần phải gọi một học sinh nhắc đúng và cho học sinh đó nhắc lại cho đúng.

           Giáo viên cần phải biết phối hợp tích hợp môi trường biển đảo quê hương cũng như nói thêm cho học sinh hiểu về biển đối khí hậu.

          Tôi còn hướng cho học sinh thực hiện đúng với khẩu hiệu “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cưc”.

          Trong những bài học về giữ gìn vệ sinh sạch sẽ tôi còn nhắc nhở học sinh rằng hãy thân thiện với môi trường và tạo một không khí trường học “ Xanh – Sạch – Đẹp” hướng tới cho học sinh có sự tích cực trong việc giữ gìn vệ sinh hơn.

        Giáo viên cũng phải là người tìm hiểu về sở thích cũng như niềm đam mê học vẽ của các em và nhằm nâng cao được tầm quan trọng của môn Mĩ thuật trong 9 môn học mà Bộ Giáo Dục đã đưa vào để giúp học sinh cũng như một số phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm quan tâm hơn về môn học này. Và không xem môn học này là môn phụ nữa.

             Ngoài những kiến thức mà tôi giảng dạy, thì tôi cũng giúp học sinh hiểu thêm về kĩ năng sống cho học sinh để học sinh hình thành được một nhân cách tốt cho mình cũng như xã hội tốt hơn. Nhằm lồng ghép, tích hợp dạy học với môi trường biển đảo, biến đổi khí hậu…

        Giáo viên cần phải nắm rõ được kĩ phương pháp dạy học một cách tốt nhất để giúp học sinh nắm rõ được các bước cũng như cách tìm tòi và sáng tạo theo cách học với phương pháp mới nhất để đạt hiệu quả tốt nhất.

             Trên đây là một sáng kiến nhỏ của cá nhân tôi về  “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt hơn môn Mĩ thuật ở cấp học Tiểu học”. Mặc dù rất cố gắng đầu tư, nghiên cứu nhưng không tránh khỏi thiếu sót. Vậy tôi rất mong sự tham gia đóng góp, ý kiến của các cấp quản lý giáo dục, các bạn đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn.

     Cho học sinh tham gia vẽ tranh với chủ đề như cuộc thi vẽ tranh ý tưởng trẻ thơ…

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng