Một số giải pháp dạy Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 4

b.1/ Xây dựng cách học tập đọc nhạc.

          Để mở đầu cho quá trình học phân môn tập đọc nhạc , người giáo viên phải có một cách riêng biệt để giúp cho học sinh làm quen cũng như nhớ lâu, rõ ràng , chính xác nhất về một nội dung cơ bản .Vì vậy tôi đưa ra trình tự cách ghi nhớ khái niệm về khuông nhạc và vị trí các nốt nhạc trên khuông như sau:

*Khuông nhạc : gồm 5 dòng kẻ song song và cách đều nhau, 5 dòng kẻ tạo nên 4 khe. Các dòng kẻ và các khe được tính từ dưới lên.

*Vị trí :

Nốt đô:   nằm dưới dòng kẻ phụ .

Nốt rê:    nằm dưới dòng 1

Nốt mi:   nằm giữa dòng 1

Nốt fa:    nằm giữa khe 1

Nốt son:  nằm giữa dòng 2

Nốt la :   nằm giưa khe 2

Nốt si :   nằm giữa dòng 3

Nốt đô:   nằm giữa khe 3

        Đây là những khái niệm  hết sức quan trọng vì vậy giáo viên không chỉ nhắc nhở học sinh học thuộc lòng mà còn phải dành thời gian ôn tập thường xuyên cũng như kiểm tra liên tục những kiến thức này trong quá trình học tập đọc nhạc.

        Học tập đọc nhạc ở lớp 4 cũng không quá nặng nề vì đây là năm học đầu tiên các em làm quen với phân môn tập đọc nhạc , các em bắt đầu làm quen với thang âm 5 âm :Đồ –rê-mi-son –la để dần dần  tiếp cận với mức  cao hơn là thang âm 7 âm :Đồ-rê-mi-fa-son-la-si.

         Để giúp học sinh nhớ lại các hình nốt: trắng ,đen , móc đơn, móc kép,…hay các dấu lặng như: lặng đen, lặng đơn. Giáo viên thường xuyên ôn tập , kiểm tra để học sinh khắc sâu và khi dạy những kiến thức này giáo viên có thể thay thế việc gọi tên các hình nốt bằng âm thanh vui nhộn của một số loại nhạc cụ gõ như: Trống (tùng), sênh (cách), mõ (cộc),…

        Cũng như dạy một bài hát mới, khi giới thiệu bài tập đọc nhạc giáo viên cho học sinh mở giọng bằng việc đọc cao độ các nốt có trong bài  giúp học sinh nắm vững các nốt nhạc chính có trong bài tập đọc nhạc, sau đó là gõ tiết tấu sẽ giúp học sinh định hình được giai điệu, tốc độ của bài tập đọc nhạc .Muốn các em thực hiện tốt bài tập, giáo viên nên đưa ra các câu hỏi liên quan giúp học sinh nhận xét bài học như: bài tập đọc nhạc viết ở nhịp gì? có những nốt nào (cao độ), có những loại hình nốt nào (trường độ), nốt nào cao nhất ? nốt nào thấp nhất?….để học sinh có sự so sánh, đánh giá về bài học, hay trong bài còn sử dụng kí hiệu âm nhạc nào không?…Giáo viên hướng dẫn cho học sinh gõ tiết tấu bằng nhiều hình thức khác nhau và có sự  xen kẽ giữa đọc – gõ nhạc cụ, đọc – vỗ tay, …và luân phiên giữa tổ , nhóm, cá nhân. Để học sinh có thể thực hiện tốt giai điệu, giáo viên nên sử dụng đàn phím điện tử đàn cho học sinh nghe giai điệu sau đó goi học sinh thực hiện lại . Người giáo viên nên chú ý để sửa lỗi cho học sinh khi các em thực hiện đọc bởi vì các em mới làm quen với việc học tập đọc nhạc nên không thể tránh khỏi sẽ có nhiều em đọc sai cao độ các nốt nhạc có trong bài.

        Việc chia câu đẻ đọc bài tập đọc nhạc cũng hết sức quan trọng , nó sẽ dẫn dắt học sinh từ từ đi từ những câu nhạc ngắn đến ghép thành bài tập đọc nhạc dài, hoàn chỉnh.

        Để học sinh có sự so sánh giữa việc đọc nốt nhạc và lời ca xem giữa chúng có sự thống nhất về cao độ hay không các thầy cô giáo nên chia lớp thành 2 nhóm: một nhóm đọc nốt nhạc, một nhóm đọc lời ca, giáo viên đệm đàn để 2 nhóm đọc cùng một lúc, từ đó ta sẽ thấy được sự thống nhất của bài tập đọc nhạc. Ở giai đoạn này giáo viên nên gọi từng cá nhân đọc lại từng câu hay cả bài  để sữa lỗi cho học sinh, giúp các em đọc thật chuẩn về cao độ. Sau mỗi tiết học điều quan trọng không kém là sự nhận xét, đánh giá của giáo viên đối với học sinh, cần tuyên dương các em học tốt cũng như động viên, khuyến khích học sinh đọc chưa tốt để mỗi học sinh tự cố gắng nêu cao tinh thần thái độ học tập nghiêm túc.

b2.Xây dựng ý thức chép tập đọc nhạc.

        Học tập đọc nhạc không chỉ là đọc được các bài tập đọc nhạc trong sách giáo khoa mà bên cạnh đó học sinh còn phải biết cách ghi chép một bài  nhạc cũng như bài tập đọc nhạc trong sách giáo khoa. Qua quá trình chép nhạc như thế sẽ giúp học sinh nắm chắc cũng như ghi nhớ được vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc, nhớ về hình nốt ,các kí kiệu âm nhạc đã học như: khóa son , nhịp , dấu lặng,…Nếu như học hát, học tập đọc nhạc giúp học sinh phát triển về tai nghe , tư duy thì ghi chép nhạc giúp học sinh kĩ năng viết , sự cẩn thận , tỉ mỉ qua từng nốt nhạc. Nhìn qua có thể nói chép tập đọc nhạc là công việc đơn giản, dễ làm nhưng thật ra không hẳn vậy. Để chép được bài nhạc hay bài tập đọc nhạc tốt , người giáo viên cần rèn luyện cho học sinh cách viết nốt, các kí hiệu một cách nhuần nhuyễn , thuần thục để thể hiện trên một bài nhạc một cách thẩm mĩ , tinh tế và cả sự chính xác tuyệt đối . Ở những năm trước vì chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nên tôi chưa chú trọng mấy đến việc xây dựng cho học sinh ý thức rèn luyện cách chép nhạc nên hầu hết học sinh thể hiện cẩu thả và sai sót rất nhiều nhất là việc chép sai vị trí nốt  nhạc trên khuông  ,vì vậy tôi đã rút ra được rất nhiều bài học bổ ích cho mình trong việc xây dựng phương pháp dạy học phù hợp đảm bảo về kiến thức cũng như rèn luyện các kĩ năng khác cho học sinh .Việc thường xuyên chép nhac, tập đọc nhạc cũng giúp cho học sinh ghi nhớ và làm quen với các kí hiệu âm nhạc khó hơn mà các em sẽ được học ở các lớp trên như: dấu quay lại , dấu nhắc lại , dấu luyến, chấm dôi , dấu hồi đoạn ,….Ngoài ra việc ghi chép nhạc còn hỗ trợ học sinh trong việc ghi nhớ tên các tác phẩm , tác giả….Như vậy ta có thể thấy được việc ghi chép nhạc cũng quan trọng không kém so với việc học hát hay học tập đọc nhạc.

3. Xây dựng ý thức làm bài tập thực hành .

        Từ năm 2010 bộ giáo dục và đào tạo đã phát  hành cuốn sách  “Bài tập thực hành” âm nhạc và đến nay đã tái bản lần thứ tư.Bản thân tôi là một giáo viên âm nhạc tôi thấy rất phấn khởi khi các em học sinh của mình có thêm cuốn sách này bởi hầu hết các em chỉ được học âm nhạc ngay trên lớp , đói với một số đối tượng học sinh thì các em hầu như không hề xem lại bài học khi về nhà nhưng từ khi có cuốn sách này , giáo viên có thể giao các bài tập có liên quan đến nội dung của tiết học trên lớp để về nhà học sinh ôn lại kiến thức cũng như hoàn thành được các bài tập trong sách thực hành .Việc rèn luyện thường xuyên như thế lâu ngày sẽ trở thành thói quen , mỗi em sẽ có ý thức hơn  trong việc học tập môn âm nhạc cũng như bất kì môn học nào hát .

        Riêng với phân môn tập đọc nhạc , học sinh chỉ nghe, chỉ đọc không là chưa đủ mà các em cần được thực hành trên sách vở .Trong cuốn sách bài tập thực hành , sau mỗi tiết học tập đọc nhạc , học sinh còn phải hoàn thành 1 số bài tập khác như : hoàn thành vào các cột tương ứng , hay chép lại bài tập đọc nhạc trong sách giáo khoa …Việc ghi chép hay trả lời các câu hỏi lien quan sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng ghi chép nhạc tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập đọc nhạc ở các lớp cao hơn.

        Người giáo viên cung cần phải kiểm tra một cách thường xuyên , nhắc nhở học sinh hoàn thành nhiệm vụ cũng như sữa sai những kiến  thức học sinh chưa năm vững .Công việc này cần được tiến hành thường xuyên tránh trường hợp một số học sinh cố tình không làm bài tập ảnh hưởng đến sự tiếp thu không đồng đều ở nhiều đối tượng học sinh .

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng