Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp

     1. Cách học tập trên lớp:

     Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh ở các trường, dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Đăklăk đã đặt ra trách nhiệm phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục. Do vậy ở trường đã tập huấn cho giáo viên dạy lồng ghép vào một số môn học nhằm trang bị những năng lực cần thiết cho các em.

          Từ ngôi nhà này lại đưa chúng ta trở về với chiến khu, nơi đó chủ nhân của ngôi nhà sàn đơn sơ vách nứa không con mà có triệu con. Nhân dân ta gọi Người là Bác. Cả dời Người là của nước non, thấm nhuần lời dạy của Bác “Trẻ em như búp trên cành” Gia đình – nhà trường – xã hội phải có trách nhiệm chăm sóc, bồi dưỡng, bảo vệ  để những búp non ấy nở hoa tươi thắm. Có trách nhiệm đối với thế hệ tương lai. Vì vậy khi đến lớp, phải tạo cho các em không khí thoải mái, gần gũi, thân mật như những người thân trong gia đình, giúp cho các em không bị áp lực phải đi học. 

     Mỗi người hãy áp dụng câu nói: “Hãy mỉm cười trong cuộc sống. Nụ cười của bạn mang lại hạnh phúc cho người xung quanh và do đó cũng mang hạnh phúc cho chính bạn”. Do đó khi nhận danh sách lớp việc đầu tiên là giáo viên phải đọc kỹ để nhớ tên các em. Vì ai cũng muốn mình quan trọng đối với người khác, được người khác quan tâm, tôn trọng khi nghe cô tươi cười gọi tên mình các em rất vui và sẽ để lại ấn tượng sâu sắc.

     Tranh thủ những lúc ra chơi giáo viên cùng tâm sự, hỏi han về hoàn cảnh gia đình của các em, lấy số điện thoại để tiện cho việc liên lạc. Chọn những học sinh năng động, nhiệt tình và có lực học tốt để bầu ban cán sự lớp, phân công từng việc cụ thể, phù hợpvới từng em nhằm đưa tập thể lớp ngày càng đi lên. Hàng ngày giáo viên theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở với vai trò vừa là cha, là mẹ, là anh, là chị, là người bạn tốt của các em.

     Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.

     VD: Nhiều người biết hút thuốc có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đến ung thư vòm họng, ung thư phổi nhưng họ vẫn hút thuốc. Có những người là luật sư, công an…có hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng họ vẫn vi phạm pháp luật. Đó chính là họ thiếu kỹ năng sống.

     Có thể nói kỹ năng sống là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Người có kỹ năng sống  phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những thử thách, họ luôn yêu đời, luôn thành công, luôn làm chủ cuộc sống của mình. Do đó giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh là việc làm cấp thiết, làm ngay và làm lâu dài.

  –  Kỹ năng tự nhận thức: Là tự nhìn nhận tự đánh giá về bản thân về cơ thể, tư tưởng, sở thích, tình cảm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Quan tâm và ý thức được mình đang làm gì, kể cả những lúc bản thân thấy căng thẳng. Là kỹ năng sống rất cơ bản của con người, là nền tảng để con người giao tiếp, ứng xử phù hợp, cảm thông với người khác. Từ đó có những quyết định, lựa chọn đúng, phù hợp với điều kiện gia đình và xã hội. Ngược lại nhận thức không đúng về bản thân có thể dẫn đến những hạn chế, sai lầm trong giao tiếp và cuộc sống.

   Ví dụ: Bạn Lan trong bài “Chiếc áo len”

    Nằm trong chăn Lan vờ ngủ và em đã nhận thức ra. Lan cảm thấy ân hận vì đã làm mẹ phải buồn, thấy mình quá ích kỷ, anh trai luôn nhường nhịn thương yêu mình. Cuối cùng Lan nói với mẹ “ Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em”

      Vệ sinh môi trường là được Bác Hồ coi là một trong những công việc quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho mọi người nhất là đối với thế hệ trẻ. Có sức khỏe mới lao động tốt, có sức khỏe mới học tập tốt. Hơn lúc nào hết những lời dạy của Bác về vệ sinh môi trường hôm nay chúng ta cần tự nhận thức tốt hơn, cần học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Dạy các em 5 điều Bác Hồ dạy chính là dạy trẻ có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, biết yêu thiên nhiên, biết kính trọng mọi người, yêu Tổ Quốc, yêu lao động… Nhờ đó mà các em sẽ phòng được một số bệnh về đường hô hấp, bệnh giun sán… tiết kiệm điện, tiết kiệm nước và thực hiện tốt phong trào vở sạch chữ đẹp, phong trào môi trường xanh – sạch – đẹp, đây cũng là một trong những tiêu chí trong phong trào xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực.

     Hiện nay đất nước ta đang đứng trước những thách thức lớn, xu thế toàn cầu hóa  ngày một phát triển và lan nhanh. Đòi hỏi giáo viên phải hiểu sâu sắc đặc thù của từng môn học nhằm đúc rút được những kỹ năng sống sát thực để dạy tốt môn học đó.

     – Kỹ năng xác định giá trị: Là những gì con người cho là quan trọng, có ý nghĩa đối với bản thân. Giá trị có thể là vật chất, tinh thần, nó không thể bất  biến mà nó có thể thay đổi theo thời gian, theo sự trưởng thành của con người.

      Ví dụ: Trong bài “Người mẹ”

      Khi thần chết cướp đi đứa con của mình. Bà quyết tâm đi tìm con. Bà ôm ghì bụi gai và máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Bà khóc cho đến khi đôi mắt rớt xuống hồ. Vì con bà có thể hy sinh tất cả.

     Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, nếu gia đình giáo dục các em kỹ năng sống tốt, các em sẽ được thừa hưởng những điều đó. Các em sẽ luôn ý thức được việc học của mình. Có học tập ở nhà tốt thì lên lớp các em sẽ hiểu bài nhanh, tiết học trở nên nhẹ nhàng. Cuối mỗi buổi học phải nhắc các em về nhà phải rửa chân tay sạch sẽ rồi mới ăn cơm trưa, sau đó ngủ một lúc, thức dậy để đi học. Nếu các em thường xuyên  làm như vậy sẽ tạo được thói quen tốt trong học tập và trong rèn luyện. Đúng với điều Bác nói:

               “Hiền dữ đâu phải là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”

                                                                        (Hồ Chí Minh)

    Khi đi học về quần áo, mũ treo lên móc, theo quy định của mình, để không mất thời gian tìm kiếm sau mỗi lần sử dụng. Đồng thời cần giúp đỡ cha mẹ sắp xếp đồ dùng cá nhân, đồ dùng của gia đình mình, làm những việc vừa với sức của mình sao cho gọn gàng, ngăn nắp. Như vậy có ý thức tốt ngay từ nhỏ có lợi cho các em khi học các lớp sau. Có câu: “Cái tháp cao nào cũng xây từ mặt đất” 

    – Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Là khả năng con người nhận thức rõ cảm súc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được cảm súc đối với bản thân và người khác như thế nào. Biết điều chỉnh cảm súc một cách phù hợp, góp phần giảm bớt căng thẳng, giúp giao tiếp hiệu quả hơn.

   Ví dụ: Trong bài “Trận bóng dưới lòng đường”

     Quang sút bóng mạch và đập vào đầu một cụ già. Quang sợ tái cả người, cậu bé vừa chạy theo chiếc xích lô vừa mếu máo: Ông ơi…cụ ơi…! Cháu xin lỗi cụ. Quang rất ân hận trước tai nạn do mình gây ra.

     – Kỹ năng ứng phó với căng thẳng: Trong cuộc sống con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên có những tình huống gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thẳng cho người khác và ngược lại. Giáo dục học sinh ứng phó với căng thẳng là rất quan trọng các em có thể ứng phó tích cực, không làm tổn hại đến sức khỏe, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, không ảnh hưởng đến các bạn xung quanh.

    Ví dụ:  Khi gọi học sinh lên bảng. Một số học sinh thì cảm thấy rất thích. Một số bạn cảm thấy run, tuy ở nhà có học bài nhưng lên bảng lại không trả lời được. Không riêng gì học sinh mà kể cả người lớn cũng vậy lúc đứng trước đông người cảm thấy lúng túng khi trình bày một vấn đề nào đó.

     – Kỹ năng thể hiện sự cảm thông: Tiếng Việt có nhiệm vụ rèn cho học sinh 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Hướng tới và giáo dục các em tình yêu quê hương xứ sở, yêu con người, biết cái thiện, cái đẹp làm cho tâm hồn phong phú và cuộc sống bay bổng hơn, các em biết cảm thông trước những hoàn cảnh khó khăn. Nhất là trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển mạnh các em càng cần đọc nhiều để nắm bắt và hiểu rõ mọi việc. Biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để hiểu rõ cảm súc của người khác và thông cảm với hoàn cảnh của họ. Kĩ năng này tăng cường hiệu quả trong giao tiếp, ứng xử với người khác. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội văn hóa đa sắc tộc càng cần sự thân thiện, gần gũi với những người cần sự giúp đỡ.

     Cần đề cao công tác thi đua khen thưởng. Chia lớp thành các tổ, thi đua học giữa các tổ, xây dựng đôi bạn cùng tiến, hoa điểm 10, để các em có ý thức phấn đấu vươn lên, hăng hái hơn trong các hoạt động ở lớp. Học sinh rất thích được khen, giáo viên cố gắng tìm những điểm tốt của các em để khen ngợi. Luôn động viên, nhắc nhở khéo những em thực hiện chưa tốt. Tránh những lời nói làm tổn thương học sinh. Trong giáo dục nếu giáo viên không biết khuyến khích học sinh học tập thì bị phản tác dụng, vô tình trở thành con dao hai lưỡi. Học sinh bị gò bó trong một nguyên tắc cứng nhắc, dập khuôn, bị nhồi nhét kiến thức. Từ đó các em trở nên bướng bỉnh, chây lười, ỉ lại và tiếp thu bài một cách thụ động. Cho nên: “Hãy luôn đặt mình vào vị trí người khác, nếu điều đó làm tổn thương bạn thì nó cũng sẽ tổn thương người khác”

     Hằng năm từng lớp thường phát động phong trào “Mua tăm ủng hộ người mù” Quỹ vì bạn nghèo” Đây là một nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự giúp đỡ, tinh thần tương thân, tương

ái đối với những người tàn tật, giúp đỡ những bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, có ý thức vươn lên trong học tập.

     Kỹ năng hợp tác và đảm nhận trách nhiệm: Là cùng chung làm một việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau để đạt được kết quả cao nhất.

     Ví dụ: Trong bài tập đọc “ Hai bà Trưng”: Vì yêu nước thương dân, căm thù quân giặc tàn bạo đã giết hại ông Thi Sách và gây bao tội ác với nhân dân. Hai Bà mặc giáp phục thật đẹp, bước lên bành voi rất oai phong. Đoàn quân rùng rùng lên đường, giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn trào lên theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Bao đời nay nhân ta tôn kính Hai Bà Trưng  vì Hai Bà là người lãnh đạo nhân dân giải phóng đất nước, là hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

     Khi các em hoạt động nhóm: Cả nhóm đều đồng lòng, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau tạo sức mạnh vế trí tuệ, tinh thần, thể chất, vượt qua những khó khăn thì sẽ  đạt được mục tiêu mà mình mong muốn.

     Để học sinh hứng thú trong giờ học, đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị kỹ bài dạy, thực hiện đầy đủ các môn học, các tiết học không quá kéo dài, gây cho học sinh mệt và chán nản, cần hướng dẫn các em chú ý nghe giảng, cách trả lời câu hỏi. Xen kẽ các tiết học giáo viên cũng cần tổ chức trò chơi hợp lý đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với nội dung bài dạy, làm tăng tốc độ truyền thông tin, tạo sự lôi cuốn hấp dẫn, giúp giờ học thêm sinh động giúp các em thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự mạnh dạn, tự tin, bớt căn Hướng dẫn các em trò chơi “Em làm phóng viên”

   Ngoài việc ôn lại, khắc sâu các kiến thức, kỹ năng  đã học. Qua đó rèn luyện tính cách mạnh dạn, tự tin, rèn kỹ năng quyết định lựa chọn ngôn ngữ nói và khả năng trình bày ý kiến của mình một cách tự nhiên, rõ ràng, mạch lạc.

   Cách chơi: Giáo viên hướng dẫn cho cả lớp cách  làm phóng viên để đều có thể thay nhau làm phóng viên.

   Cách chào mọi người:

  (Xin chào tất cả các bạn. Chúc các bạn một buổi sáng tốt lành. Tôi xin giới thiệu tôi tên là: H Hoa Niê hiện đang là phóng viên báo măng non…)

  Cách cầm micrô

   Cách cảm ơn sau mỗi lần phỏng vấn( Xin cảm ơn bạn, chúc bạn học giỏi…)

  Người được phỏng vấn: Lắng nghe, bình tĩnh, tự tin, lựa chọn cách trả lời sao cho  thông minh nhất .

      Kỹ năng ra quyết định: Mỗi người luôn phải đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần giải quyết. Bắt buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra những quyết định tối ưu nhất. Nếu đưa ra những quyết định đúng đắn thì sẽ thành công như mong muốn. Nếu quyết định sai lầm hoặc chậm trễ thì ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai cuộc sống của bản thân, gia đình, bạn bè và những người liên quan.

  1. Cách học ở nhà:

      Kỹ năng quản lý thời gian: Giúp các em biết sắp xếp công việc một cách hợp lý. Hàng ngày em ngủ dậy, đi học, học bài, làm việc giúp gia đình vào lúc nào phù hợp nhất.

      Qua việc học tập hàng ngày của các em, tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để kịp thời nắm bắt nhắc nhở, đôn đốc học sinh học tập ở lớp cũng như ở nhà.

      Trước hết người lớn phải gương mẫu, tôn trọng, đối xử công bằng với các em, tạo điều kiện cho con em mình học tập và vui chơi. Động viên, tạo cơ hội để con cái nói lên ý thích của mình, hỗ trợ để con mình thực hiện được sở thích đó.

     Ví dụ: Con thích vẽ. Phụ huynh mua đủ màu và giấy vẽ cho con.

     Nhắc nhở, hướng dẫn, kiểm tra con học và làm bài tập.

     Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập theo thời khóa biểu.

     Biết giữ vệ sinh cá nhân, giữ vệ sinh nơi công cộng.

     Biết cách ăn uống, chào hỏi, giữ gìn đồ dùng trong gia đình

     Giáo dục con ý thức gọn gàng, ngăn nắp.

  1. Giáo viên đối với học sinh:

    Trẻ em rất hiếu động thường hay bắt chước. Nên giáo viên phải gương mẫu từ lời nói đến việc làm, cái chính là để các em nhìn thấy những việc giáo viên đã nói, đã làm, do đó tấm gương thực tế là rất quan trọng.

    Người giáo viên luôn rèn luyện tác phong gương mẫu giờ nào việc nấy tạo ấn tượng tốt cho học sinh. “Sự gương mẫu của người thầy giáo là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được”. Đồng thời biết định hướng, biết tổ chức, biết khai thác, biết phát huy năng khiếu, sự sáng tạo của họa sinh, phải dạy thật, dạy đúng chương trình, đủ tiết, tìm tòi phương pháp phù hợp, chuẩn bị nội dung, đồ dùng học tập không dạy theo thành tích mà dạy để học sinh nắm được kiến thức một cách hiệu quả nhất.

     Trong 15 phút sinh hoạt đầu giờ giáo viên hướng dẫn cán sự lớp kiểm tra từ việc học bài cũ, chuẩn bị sách vở, vệ sinh cá nhân, vệ sinh  lớp học…Cái chính là rèn cho các em tinh thần tự quản, tinh thần tập thể, tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn tự tin trong mọi hoạt động. Có như vậy mới phát huy tác dụng trong việc rèn các em vào nề nếp học tập.

   Trong các buổi sinh hoạt chi bộ được nghe đồng chí bí thư quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, mọi quy định của ngành, của trường đề ra. Bản thân tôi, các đồng chí khác trong chi bộ luôn học hỏi để bổ sung vào vốn kinh nghiệm của mình và triển khai để mọi người cùng thực hiện.

  1.  Kết hợp với giáo viên bộ môn:

   Hiện nay ở tất cả các trường học sinh ngoài giáo viên chủ nhiệm các em còn được học các thầy cô giáo bộ môn như: Hát, Thể dục…giáo viên chủ nhiệm kết hợp với giáo viên bộ môn cùng hướng dẫn các em. Được sự ủng hộ nhiệt tình của các đồng chí cho nên việc học tập của lớp được xuyên suốt và trở thành thói quen hàng ngày. Các giáo viên bộ môn hài lòng khi các em ngoan, chăm học nên có thời gian truyền đạt tốt tiết dạy của mình

  1. Kết hợp với các đoàn thể khác:

   Trong các buổi chào cờ đầu tuần được thầy tổng phụ trách, Ban giám hiệu tuyên dương, nhắc nhở những việc đã làm được, chưa làm được trong tuần vừa qua và triển khai kế hoạch thời gian tới các em chú ý lắng nghe tiếp thu và tiến bộ.

   Giáo dục ngoài giờ lên lớp: Đây là hình thức “Học mà chơi – chơi mà học”. Phải xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tạo sự thân mật giữa nhà trường với học sinh, tạo sự thân mật giữa giáo viên và học sinh, qua đó giáo viên phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, sở thích của các em như vậy thì công việc mới hiệu quả được. Nhà trường, giáo viên, phụ huynh và cả học sinh rất phấn khởi.

       Nhà trường cần tổ chức các hoạt động vui chơi như: Tham gia thi giao lưu Tiếng Việt, diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Nhằm khuyến khích sự mạnh dạn, tự tin, sự sáng tạo, lòng yêu thiên nhiên môi trường, yêu quê hương, đất nước, biết bảo vệ tài sản của nhà trường, của cộng đồng và tài sản của bản thân.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng