Một số hình thức hoạt động ngoại khoá kĩ thuật cho học sinh lớp 4 theo định hướng đổi mới

Đối với môn Kĩ thuật lớp 4, có nhiều bài học liên quan đến vấn đề xung quanh cuộc sống hàng ngày của các em, chính vì vậy giáo viên cần tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm bổ sung thêm về kiến thức thực tế được rút ra bài học lý thuyết của các em.

Ví dụ 1: Sau khi dạy bài : “Trồng cây rau , hoa” (tiết 2). Để giúp các em hiểu và ứng dụng những kiến thức của bài học vào thực tế giáo viên cần tổ chức hoạt động ngoài trời để bổ trợ kiến thức cho các em. Tổ chức cho đi thăm vườn rau gần nhất (Đây là hoạt động rất dễ thực hiện vì ở môi trường nông thôn) thông qua bài học. Giáo viên cần thực hiện các bước sau :

  1. Xây dựng kế hoạch tham quan :

Bước xây dựng kế hoạch tham quan nhằm mục đích giúp cho giáo viên định hình tốt việc tổ chức cho các em đi tham quan

* Về yêu cầu:

– Bước 1: Giáo viên phải nắm chắc nội dung và yêu cầu của bài học, tìm hiểu kỹ về địa điểm để tổ chức cho các em đến tham khảo, trong đó cần kiểm tra kỹ các hoạt động cần thiết cho buổi tham quan như đường sá, phương tiện đi lại vì các em học sinh ở tiểu học đặc biệt là các em lớp 4 rất hiếu động và ngây thơ nên giáo viên cần chú ý.

Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch về thời gian tham quan, những nội dung chủ điểm khi tham quan. Bài học rút ra từ buổi tham quan

Bước 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức, sao cho phù hợp và thiết thực. Đảm bảo tính khoa học trong kế hoạch đồng thời đảm bảo giá trị thiết thực của buổi hoạt động ngoại khoá, xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để có cơ sở về mặt pháp lý khi đi.

  1. Tổ chức tiến hành thực hiện:

Từ kế hoạch đã xây dựng, giáo viên sắp xếp thời gian để tổ chức cho các em đi tham quan một cách hiệu quả và an toàn. Để có hiệu quả của buổi tham quan cần thực hiện các bước sau :

Bước 1: Cho các em quan sát về các loài rau trong vườn rau, các em được tự do nhìn ngắm những loại rau mà mình yêu thích (Quán triệt các em không được ngắt hay phá phách rau) 

Bước 2: Cho các em quan sát 4 loại rau : Loại rau không được bón phân; loại rau bón phân quá nhiều; loại rau có bón phân nhưng bón chưa đúng cách và đúng thời điểm và loại rau bón phân đúng cách  đúng quy trình và số lượng phân cần bón. Sau khi cho các em tự quan sát và nghiên cứu và nêu ra nhận xét của mình về kết quả quan sát các loại rau đó.

Bước 3: Sau khi cho các em nhận xét về các loại rau trên giáo viên giải thích thêm về tác dụng của việc bón phân cho rau. Giáo viên cho các em tự nêu ra các hình thức bón rau phù hợp nhất để có rau tốt và đảm bảo các yêu cầu như trong nội dung bài học

Bước 4: Đây là công việc cuối cùng cũng là công việc quan trọng nhất của buổi tham quan, sau khi thực hiện tất cả các công đoạn cần thiết giáo viên cho các em nêu kết quả của việc tham quan và bài học kinh nghiệm trong vấn đề kết hợp và ứng dụng từ lý thuyết với thực tế mà các em đã chứng kiến. Giáo viên tổng hợp ý kiến (khen ngợi, điều chỉnh) rút ra ý kiến tổng hợp để các em thực hiện.   

Ví dụ 2 : Sau khi dạy bài : “Chăm sóc rau,hoa”. Để giúp các em hiểu  về tác hại của sâu bệnh đối với rau và hoa. Giáo viên cần tổ chức một buổi hoạt động ngoại khoá để bổ trợ kiến thức cho các em. Tổ chức cho đi thăm vườn rau thông qua bài học. Giáo viên cần thực hiện các bước sau :

  1. Xây dựng kế hoạch tham quan :

Bước đầu xây dựng kế hoạch tham quan nhằm mục đích giúp cho giáo viên định hình tốt việc tổ chức cho các em đi tham quan theo nội dung bài dạy (thực hiện tương tự như ví dụ 1)

* Về yêu cầu :

– Bước 1: Giáo viên phải nắm chắc nội dung và yêu cầu của bài học các chi tiết quan trọng tương tự như ở ví dụ nêu trên.

Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch về thời gian tham quan, những nội dung chủ điểm khi tham quan. Bài học rút ra từ buổi tham quan.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức sao cho phù hợp và thiết thực. Đảm bảo tính khoa học trong kế hoạch đồng thời đảm bảo giá trị thiết thực của buổi hoạt động ngoại khoá, xin ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường để có cơ sở về mặt pháp lý khi đi.

  1. Tổ chức tiến hành thực hiện:

Từ kế hoạch đã xây dựng, giáo viên sắp xếp thời gian để tổ chức cho các em đi tham quan. Để có hiệu quả của buổi tham quan cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Lần này khác với buổi tham quan lần trước giáo viên cần cho các em quan sát trực tiếp về các loại rau, các em không được tự do nhìn ngắm những loại rau mà mình yêu thích như trước mà phải tiến hành vào công việc.

Bước 2: Cho các em quan sát 2 loại rau : Loại rau không bị sâu hại; loại rau bị sâu hại phá. Sau khi cho các em tự quan sát và nghiên cứu và nêu ra nhận xét của mình về kết quả quan sát các loại rau đó.

Bước 3: Sau khi cho các em nhận xét về các loại rau trên giáo viên cần lấy dẫn chứng từ thực tế giải thích thêm về tác hại của sâu bệnh phá hoại rau. Giáo viên cho các em tự nêu ra các hình thức trừ sâu bệnh phù hợp nhất (hình thức thủ công) để có cho rau tươi tốt và không có sâu bệnh.

Bước 3: Đây là công việc cuối cùng cũng là công việc quan trọng nhất của buổi tham quan, sau khi thực hiện tất cả các công đoạn cần thiết giáo viên cho các em nêu kết quả của việc tham quan và bài học kinh nghiệm trong vấn đề kết hợp và ứng dụng từ lý thuyết với thực tế mà các em đã chứng kiến. Giáo viên tổng hợp ý kiến (khen ngợi, điều chỉnh) rút ra ý kiến tổng hợp để các em thực hiện, điều quan trọng giáo viên phải quán triệt cho các em việc trừ sâu sao cho đúng với nội dung bài học và đảm bảo tính an toàn.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng