Một số kinh nghiệm về phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2
I.1. Lý do chọn đề tài.
Như chúng ta đã biết, Đạo đức là một vấn đề hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Vì vậy việc cung cấp cho học sinh đầy đủ về những tri thức đạo đức cần thiết của các chuẩn mực hành vi là một điều thiết yếu mà mỗi giáo viên chúng ta cần hết sức quan tâm. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta phải đổi mới căn bản, toàn diện và mạnh mẽ. Đặc biệt là coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức lối sống, ý thức trách nhiệm cho học sinh. Đúng như sự đánh giá khái quát chung của toàn nhân loại về vị trí xã hội của trẻ em: “ Trẻ em hôm nay – thế giới ngày mai”. Chúng ta phải đào tạo ra những con người vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời Bác Hồ kính yêu đã dặn.
Mặc dù môn Đạo đức cũng được nâng dần kiến thức lĩnh hội theo từng cấp, bậc, lớp, nhưng nhìn chung trào lưu giáo dục hiện nay chúng ta quá đặt nặng chất lượng kiến thức nên việc chăm chút hạnh kiểm của các em chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy, học sinh hiện nay kể cả học sinh Trung học cơ sở-Trung học phổ thông hành vi đạo đức không lễ phép bằng học sinh xưa kia, mọi ứng xử trong các hoàn cảnh được thực hiện một cách lấy lệ, hình thức. Nguyên nhân do đâu? Tại giáo viên, tại gia đình hay tại xã hội?
Có lẽ chúng ta không nên vội trả lời câu hỏi này mà phải cần bắt tay vào việc liên kết chặt chẽ mối quan hệ “tay ba” này để thực hiện nhiệm vụ là đào tạo ra những công dân tốt. Hơn bất kỳ cấp học nào, học sinh ở bậc Tiểu học là một thực thể hồn nhiên, tiềm tàng khả năng phát triển, mỗi học sinh tiểu học là một nhân cách đang hình thành. Đặc biệt đây là một cấp học mang tính quyết định cho một con người phát triển toàn diện sau này. Vì giai đoạn 6 đến 10 tuổi là giai đoạn các em đang có xu hướng bộc lộ một cách rõ rệt “cái tôi” của mình. Nên học sinh Tiểu học dễ tiếp thu sự nuôi dưỡng, dễ tiếp
thu sự giáo dục và dễ thích nghi với điều kiện sống và học tập của các em. Vì vậy giáo dục để nâng cao hành vi đạo đức cho học sinh tiểu học. Có một có một ý nghĩa chiến lược rất quan trọng nhất là đối với học sinh lớp 1, lớp 2. Bởi vì đối với học sinh lớp 1, lớp 2 là hai năm học đầu tiên của bậc học tiểu học về mặt kiến thức, đầu năm lớp 1 các em chưa biết đọc chưa biết viết và lên đến lớp 2 đọc, viết đã tương đối thành thạo đối với các em nhưng về vốn kinh nghiệm đạo đức các em tích lũy còn ít so với lớp 3, lớp 4 hay lớp 5. Phạm vi tri thức còn hẹp, tư duy chưa có tính khái quát, tổng hợp, năng lực hành động chưa cao, chưa hành động vì người khác. Trong giai đoạn này là sự khởi đầu quyết định sự hình thành nhân cách cho các em sau này. Vì thế gia đình, xã hội và nhà trương phải có trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cho học sinh như lời Bác đã dạy. “Có tài mà không có đức là người vô dụng – Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
Thực tế qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em ngày càng xuống cấp về đạo đức. Làm thế nào để các em ngoan hơn, các em phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất và thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đó là điều mà bản thân tôi hằng đêm trăn trở, suy ngẫm ,nghiên cứu. Từ những ý chí và thực tế nêu trên, tôi mong muốn góp phần giải quyết thực tế đó nên năm học 2013- 2014 tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu về ” “ Một số kinh nghiệm về phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 ”. Đó là lý do mà bản thân tôi chọn đề tài này.
b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
* Giải pháp thứ nhất.
Giáo viên phải nắm vững mục tiêu và nội dung giáo dục về chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh lớp 2 để lựa chọn, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, đúng về hành vi đạo đức.
Để giáo dục các em nâng cao chuẩn mực hành vi đạo đức thì trước hết người giáo viên phải nắm thật vững về mục tiêu và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung để từ đó hướng các em tới những tri thức cơ bản về nền nếp, về đạo lý làm người. Giúp các em biết hành động và cư xử đúng trên mọi hoàn cảnh, mọi nơi, mọi công việc. Không chỉ ở trường mà còn ở gia đình và ngoài xã hội. Cụ thể là giúp trẻ hình thành năng lực định hướng giá trị đạo đức; biết phân biệt cái tốt, xấu, thiện, ác. Để bồi dưỡng cho học sinh cảm xúc đạo đức tích cực yêu cái đúng, tốt, ghét cái xấu. Tin tưởng và ham muốn theo cái tốt, cái đúng. Xây dựng cho học sinh kinh nghiệm thói quen đơn giản thực hành những hành vi đạo đức trong sinh hoạt hàng ngày. Để đạt được điều đó khi dạy một bài đạo đức giáo viên phải chuẩn bị chu đáo về thiết kế bài dạy phải biết kết hợp giữa phương pháp dạy học và phương pháp giáo dục làm sao cho học sinh dễ hiểu, có tính thực tế tức là phải biết gắn bó chặt chẽ với cuộc sống thực của học sinh, phải lấy những tấm gương, truyện kể từ cuộc sống thực. Điều đó sẽ giúp cho bài học đạo đức thêm phong phú, gần gũi, sống động với trẻ như vậy sẽ giúp cho các em có cảm giác thoải mái, tích cực chủ động tiếp thu kiến thức. Từ đó mới mang lại hiệu quả cao cho tiết học.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Giúp đỡ người khuyết tật”. Giáo viên nên kể cho học sinh những tấm gương trên thực tế ở địa phương cho học sinh noi theo đồng thời kể cho các em nghe những câu chuyện như “Sức mạnh của tình thương” cho học sinh nghe.
Đặc biệt bài học đạo đức không phải là kết thúc ngay sau tiết dạy mà học sinh cần được tiếp thu rèn luyện những chuẩn mực hành vi vừa học xong trong nhà trường, gia đình và Xã hội. Đây là công việc hết sức khó khăn, song nhất thiết phải làm, có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì những tri thức đạo đức mà học sinh mới được lĩnh hội trong giờ học phải biết biến thành hành động, kĩ năng hành vi và thói quen đạo đức.
Vì vậy để đạt những vấn đề này khi dạy đạo đức cần hết sức chú trọng đến luyện tập thực hành. Mỗi bài tập cần đưa ra tình huống để các em tự giải quyết cái đúng. Tổ chức nhiều hình thức sắm vai để các em luyện tập giáo viên uốn nắn hành vi. Có như thế tiết học mới bộc lộ rõ nhất hành vi tính cách của các em.
Ví dụ: Khi dạy bài: “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”. Giáo viên có thể đưa ra một tình huống như: Trong giờ ra chơi Minh và Nam chơi trò chơi thi phóng máy bay giấy, khi em và Nam cùng đang phóng chiếc máy bay thì có tiếng trống vào học. Vì sợ vào muộn bị cô giáo phạt nên Nam đã rủ Minh không nhặt chiếc máy bay giấy đó nữa để mặc nó nằm giữa sân trường. Nếu em là Minh thì em sẽ làm gì trong tình huống đó? Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm để xử lý tình huống đó sao cho phù hợp với chuẩn mực hành vi đạo đức. Qua ví dụ đó giáo dục các em ý thức giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Đó là việc mà các em cần tự giác làm.
Đồng thời sau khi học bài ” Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.” Giáo viên thường xuyên tổ chức những hoạt động như lao động tự lau chùi chỗ ngồi, lao động vệ sinh sân trường, chăm sóc cây xanh…hàng ngày và hàng tuần. Từ những công việc đó dần dần tạo cho các em thói quen biết lao động, yêu lao động và ý thức giữ gìn môi trường sống, môi trường học tập ngày càng cao.
* Giải pháp thứ hai. Giáo viên phải biết động viên, tuyên dương học sinh kịp thời.
Khi dạy học sinh giáo viên cần chú ý tuyên dương kịp thời những em học tốt, xử lý đúng và hay các tình huống trong giờ học, có những hành vi đạo đức tốt trong cuộc sống đồng thời động viên nhắc nhở những em chưa nhận thức được cái đúng, cái sai trong giao tiếp, trong hành động và việc làm. Nhưng khi nhắc nhở cũng thật phải khéo léo, tránh gây tự ti và làm cho học sinh chán học. Có như vậy mới kích thích được sự tiến bộ của học sinh. Ví dụ: Vào ngày 12 tháng 2 năm 2013. Trong giờ ra chơi, cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ. Tôi quan sát thấy học sinh lớp tôi chia thành các nhóm trò chơi nhảy dây. Tôi cũng xem các em chơi. Nhóm của Châu đang chơi thì Hà đến xin vào chơi cùng. Châu trả lời là không cho Hà chơi. Mai là một bạn chơi trong nhóm đã mạnh dạn lên tiếng vừa phản đối Châu vừa đến cầm tay kéo Hà vào chơi. Nhưng Châu vẫn một mực nói với cả nhóm: ” Nó vừa bẩn vừa lại Nhà nghèo, mẹ nó phải đi làm thuê rửa chén, lau nhà cho người khác”. Vì thế nên Châu không đồng ý chơi với Hà. Nghe xong Mai vẫn phản đối Châu. Lúc đó tôi đã đến và giải thích cho Châu hiểu rằng: Mỗi các con đều có quyền chơi bình đẳng với nhau, không nên phân biệt và đối xử không tốt với nhau. Mọi người cần được quan tâm giúp đỡ nhau, nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn như bạn Hà. Bạn Mai thật đáng khen vì em có trái tim nhân ái. Tôi nói vừa dứt lời thì Châu đã nói ngay sau lời của tôi. Thưa cô, con xin lỗi cô và các bạn. Con đã nhận ra con chưa đối xử tốt với bạn. Con xin hứa từ nay con sẽ sống tốt hơn, con sẽ không đối xử phân biệt với mọi người nữa. Từ hôm đó tôi theo dõi Châu thấy em thay đổi hẳn về mối quan hệ với các bạn, nhất là những bạn nghèo. Chỉ với một câu chuyện nhỏ vậy thôi nhưng giá trị về hành vi đạo đức của các em rất lớn. Nếu chúng ta không kịp thời giáo dục các em từ những suy nghĩ, hành vi nhỏ nhất sẽ ảnh hướng rất lớn đến chuẩn mực đạo đức, nhân cách của các em trong tương lai. Và còn có rất nhiều câu chuyện khác tương tự như thế nữa nên là người giáo viên chúng ta cần quan tâm đến từng lời nói, hành động của học sinh để kịp thời uốn nắn các em. Có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục nhân cách cho thế hệ tương lai.
* Giải pháp thứ ba. Giáo viên phải thân thiện và luôn luôn là tấm gương sáng và mẫu mực về đạo đức cho học sinh noi theo.
Học sinh lớp 2 phạm vi tri giác còn hẹp, tư duy chưa có tính khái quát- tổng hợp, năng lực hành động chưa cao là chủ yếu là bắt chước và làm theo. Các em luôn xem cô giáo dạy mình và đặc biệt, cô giáo chủ nhiệm là thần tượng của các em. Các em luôn tin theo lời thầy cô và bắt chước theo các hành động của cô. Chính vì vậy hơn ai hết bản thân tôi luôn thận trọng trong từng cử chỉ, lời nói và việc làm, đặc biệt là khi giao tiếp với các em. Nên tôi luôn tạo ra sự thân thiện với các em học sinh và tâm niệm mình phải là tấm gương lao động, tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo.
Ví dụ: Khi cô giáo yêu cầu học sinh làm bài và hứa với cả lớp là cô sẽ chấm điểm cho các em thì cho dù có hết thời gian cô giáo cũng phải chấm bài cho học sinh để giữ đúng lời hứa với học sinh. Từ những việc nhỏ và đơn giản như thể giáo viên chúng ta cũng phải mẫu mực. Có như vậy học sinh mới học được nhân cách tốt từ cô và chắc chắn các em sẽ bắt chước theo cô.
* Giải pháp thứ tư. Phối hợp giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh bản thân tôi không chỉ dạy và giáo dục các em trong môn học đạo đức mà tôi luôn tích hợp và liên hệ giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học khác.
Ví dụ: Trong môn “Tập đọc”, khi dạy bài: ” Có công mài sắt, có ngày nên kim “. Khi cậu bé chán học đi chơi và gặp một bà cụ đang ngồi mài thỏi sắt to thành một chiếc kim để khâu vá quần áo. Cậu bé ngạc nhiên và hỏi bà cụ. Khi bà cụ giảng giải cho cậu bé hiểu được là không có việc gì khó, chỉ cần có tính kiên trì, chịu khó thì việc gì cũng sẽ thành công. Cậu bé đã hiểu ngay và quay về nhà học bài. Qua đó tôi liên hệ và giáo dục các em học sinh của tôi là phải biết chịu khó, kiên trì thì làm việc gì cũng thành công.
* Giải pháp thứ năm. Phối hợp với phụ huynh học sinh- Nhà trường- xã hội để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
Để thực hiện có hiệu quả việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ một mình bản thân cô giáo mà phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường- Gia đình – Xã hội. Đây là một trong những biện pháp hết sức quan trọng góp phần quyết định đến sự thành công của việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì ý thức được điều đó nên đối với phụ huynh trong cuộc họp phụ huynh đầu học kỳ II. Tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi đạo đức cho các em trong độ tuổi này. Đồng thời hướng dẫn các bậc phụ huynh cách giáo dục các em và bố mẹ phải luôn là tấm gương sáng cho các con noi theo. Tôi phát cho mỗi phụ huynh một quyển phiếu liên lạc kèm theo mẫu theo dõi các hành vi của các em theo từng ngày, từng tuần. Cứ mỗi hành vi chưa đúng của các em là phụ huynh phải đánh vào một dấu nhân (X) và cuối tuần nộp lên cho cô giáo chủ nhiệm. Căn cứ vào sự theo dõi của bố mẹ cuối tuần cô giáo sẽ nhắc nhở và giáo dục các em kịp thời.
* Mẫu theo dõi dành cho phụ huynh học sinh lớp …….năm học ……….. Trường TH …………….
Tên học sinh:…………………..
Tháng …………………………
- Tuần 1:
THỨ |
NỘI DUNG THEO DÕI | ||||||
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập | Đi học đều và đúng giờ | Thực hiện tốt an toàn giao thông | Lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ | Giúp đỡ người khi gặp khó khăn | Ý thức giữ vệ sinh nhà ở | Thật thà | |
Thứ 2 | |||||||
Thứ 3 | |||||||
Thứ 4 | |||||||
Thứ 5 | |||||||
Thứ 6 |
Ví dụ: Đây là phiếu theo dõi của phụ huynh em Hoàng nộp cho cô giáo cuối tuần 1:
Tên học sinh: ………….
Tháng 1. Năm học ……………….
- Tuần 1:
THỨ |
NỘI DUNG THEO DÕI | ||||||
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập | Đi học đều và đúng giờ | Thực hiện tốt an toàn giao thông | Lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ | Giúp đỡ người khi gặp khó khăn | Ý thức giữ vệ sinh nhà ở | Thật thà | |
Thứ 2 | |||||||
Thứ 3 | X | ||||||
Thứ 4 | X | ||||||
Thứ 5 | |||||||
Thứ 6 | X |
* Mẫu theo dõi dành cho phụ huynh học sinh lớp 2A6 năm học 2014-2015. Trường TH Nguyễn Viết Xuân.
Tên học sinh:…………………..
Tháng …………………………
- Tuần 1:
THỨ |
NỘI DUNG THEO DÕI | ||||||
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập | Đi học đều và đúng giờ | Thực hiện tốt an toàn giao thông | Lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ | Giúp đỡ người khi gặp khó khăn | Ý thức giữ vệ sinh nhà ở | Thật thà | |
Thứ 2 | |||||||
Thứ 3 | |||||||
Thứ 4 | |||||||
Thứ 5 | |||||||
Thứ 6 |
Ví dụ: Đây là phiếu theo dõi của phụ huynh em Thảo nộp cho cô giáo cuối tuần 1:
Tên học sinh: Dương Thị Phương Thảo.
Tháng 1. Năm học 2014- 2015.
- Tuần 1:
THỨ |
NỘI DUNG THEO DÕI | ||||||
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập | Đi học đều và đúng giờ | Thực hiện tốt an toàn giao thông | Lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ | Giúp đỡ người khi gặp khó khăn | Ý thức giữ vệ sinh nhà ở | Thật thà | |
Thứ 2 | |||||||
Thứ 3 | x | ||||||
Thứ 4 | x | ||||||
Thứ 5 | |||||||
Thứ 6 | x |
Dựa vào phiếu theo dõi của phụ huynh em Hoàng và em Thảo tôi đã gặp phụ huynh em để biết em chưa lễ phép vâng lời ông bà, cha mẹ như thế nào? Cụ thể về việc em chưa có ý thức giữ vệ sinh nhà ở ra sao? Nắm được nội dung về hành vi đạo đức của em Hoàng và em Thảo. Cuối tuần tôi sẽ nhắc nhở và giáo dục các em. Tương tự các em khác cũng như vậy, cứ cuối tuần là tôi nhận xét khen những em thực hiện tốt và nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt về hành vi đạo đức để các em kịp thời khắc phục.
* Giải pháp thứ sáu : Giáo viên chủ nhiệm lập bảng thi đua theo dõi hạnh kiểm, đạo đức của từng cá nhân học sinh theo từng ngày, từng tuần
Là giáo viên chủ nhiệm từ đầu học kỳ II bản thân tôi đã lập bảng theo dõi thi đua hạnh kiểm của từng cá nhân học sinh treo ngay trong lớp học. Ví dụ:
* Mẫu bảng theo dõi cờ thi đua học sinh …………. Trường TH ……………. Năm học ……………..
TỔ | TÊN HỌC SINH | CỜ THI ĐUA | GHI CHÚ | ||||
Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần
3 |
Tuần
4 |
Tháng
1 |
|||
1 |
|||||||
2 |
|||||||
3 |
|||||||
* Mẫu bảng theo dõi cờ thi đua học sinh lớp ……….. Trường TH …………….- Năm học ………………
TỔ | TÊN HỌC SINH | CỜ THI ĐUA | GHI CHÚ | ||||
Tuần 1 | Tuần 2 | Tuần
3 |
Tuần
4 |
Tháng
1 |
|||
cuối tuần sẽ được tặng 1 cờ đỏ cho tổ.
- Mẫu theo dõi dành cho Ban cán sự lớp và các tổ trưởng lớp ……….. Năm học ………. và lớp ……….. Năm học ……………. Trường TH …………...
- Lớp ………
Tên học sinh:…………………..
Tháng ………………………….
Thứ |
NỘI DUNG THEO DÕI | |||||||
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập | Đi học đều và đúng giờ | Thực hiện tốt an toàn giao thông | Lễ phép vâng lời thầy cô | Thật thà | Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn | Ý thức giữ vệ sinh lớp học, khuôn viên trường… | Chào cờ nghiêm túc. | |
Thứ 2 | ||||||||
Thứ 3 | ||||||||
Thứ 4 | ||||||||
Thứ 5 | ||||||||
Thứ 6 |
- Lớp ………..
Tên học sinh:…………………..
Tháng ………………………….
Thứ |
NỘI DUNG THEO DÕI | |||||||
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập | Đi học đều và đúng giờ | Thực hiện tốt an toàn giao thông | Lễ phép vâng lời thầy
cô |
Thật thà | Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn | Ýthức giữvệ sinh lớp học, khuôn viên trường… | Chào cờ nghiêm túc. | |
Thứ 2 | ||||||||
Thứ 3 | ||||||||
Thứ 4 | ||||||||
Thứ 5 | ||||||||
Thứ 6 |
*Ví dụ: Ban cán sự lớp theo dõi bạn Châu lớp 2A4 Tuần 1 năm 2013- 2014 như sau: Tên học sinh: Võ Thị Bảo Châu.
Tuần: 1
Thứ |
NỘI DUNG THEO DÕI | |||||||
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập | Đi học đều và đúng giờ | Thực hiện tốt an toàn giao thông | Lễ phép vâng lời thầy cô | Thật thà | Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn | Ý thức giữ vệ sinh lớp học, khuôn viên trường… | Chào cờ nghiêm túc. | |
Thứ 2 | ||||||||
Thứ 3 | ||||||||
Thứ 4 | X | |||||||
Thứ 5 | ||||||||
Thứ 6 |
*Ví dụ: Ban cán sự lớp theo dõi bạn Ngọc lớp 2A6 Tuần 1 năm 2014 – 2015 như sau:
Tên học sinh: Lương Bích Ngọc.
Tuần: 1
Thứ |
NỘI DUNG THEO DÕI | |||||||
Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập | Đi học đều và đúng giờ | Thực hiện tốt an toàn giao thông | Lễ phép vâng lời thầy cô | Thật thà | Giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn | Ý thức giữ vệ sinh lớp học, khuôn viên trường… | Chào cờ nghiêm túc. | |
Thứ 2 | ||||||||
Thứ 3 | ||||||||
Thứ 4 | X | |||||||
Thứ 5 | ||||||||
Thứ 6 |
Như vậy nhìn vào bảng trên ta thấy được bạn Châu và bạn Ngọc vi phạm lỗi ở tuần 1. Đó là: ý thức giữ vệ sinh lớp học, khuôn viên trường và chào cờ chưa chưa nghiêm túc . Cuối tuần bạn Châu và bạn Ngọc bị trừ 1 cờ xanh, Như vậy một hành vi chưa tốt của học sinh theo nội dung theo dõi sẽ bị đánh 1 dấu nhân và cuối tuần trừ một cờ xanh và cuối tuần tổ có cá nhân vi phạm hành vi chưa tốt sẽ bị trừ 1 điểm. Cuối Tháng tổng kết lại học sinh nào được nhiều cờ đỏ nhất sẽ được thưởng một món quà tùy theo giáo viên chọn. Cuối kỳ và cuối năm học giáo viên khen cá nhân, tổ có thành tích cao nhất trong phong trào thi đua nâng cao hành vi đạo đức chuẩn mực của học sinh. Và để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì không được gián đoạn.
III.1. Kết luận.
Từ kết quả thu được về sự tiến bộ của học sinh trong việc nâng cao hành vi đạo đức của các em, tôi đã rút ra được một số giải pháp của việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh lớp 2 đó là:
– Giáo viên phải nắm vững mục tiêu và nội dung giáo dục về chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh lớp 2 để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản, đúng về hành vi đạo đức.
– Giáo viên phải biết động viên, tuyên dương học sinh kịp thời.
– Giáo viên luôn luôn là tấm gương sáng và mẫu mực về đạo đức cho học sinh noi theo.
– Phối hợp giáo dục đạo đức thông qua các môn học khác.
– Phối hợp với phụ huynh học sinh- Nhà trường- xã hội để giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh.
– Giáo viên chủ nhiệm lập bảng thi đua theo dõi hạnh kiểm, đạo đức của từng cá nhân học sinh theo từng ngày, từng tuần.
Như vậy chung ta thấy được rằng. Xây dựng hành vi đạo đức cho học sinh lớp 2 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung là bồi dưỡng cho các em một tâm hồn trong sáng, hướng thiện, là biểu hiện của con người có nhân cách văn minh theo truyền thống của dân tộc ta. Muốn các em trở thành người công dân tốt- người công dân của xã hội chủ nghĩa ngay từ bây giờ chúng ta phải giáo dục các em trở thành người có hành vi đạo đức tốt.
Từ đầu năm học một số học sinh có những biểu hiện đạo đức chưa tốt nhưng sau một thời gian áp dụng các phương pháp rèn luyện, giáo dục dần dần các em đã đi vào nền nếp, biết nhận ra cái chưa đúng, cái xấu và có hướng khắc phục, sửa chữa.
Qua kết quả đạt được không chỉ bản thân tôi mà đồng nghiệp trong tổ khối cũng hết sức phấn khởi khi nhìn thấy biểu hiện đạo đức của lớp ngày một tiến triển tốt .
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không phải là ngày một ngày hai mà phải thường xuyên, liên tục, hết sức chăm chút từng cử chỉ, lời nói của các em để kịp thời uốn nắn. Việc làm đó tuy vất vả nhưng nếu mỗi giáo viên chúng ta kiên trì, nhấn nại thì mọi việc sẽ thành công. Như ông cha ta đã từng nói :
” Uốn cây uốn thưở còn non
Dạy con dạy thưở con còn thơ ngây”
Người giáo viên chúng ta phải biết tận dụng hết thời kỳ độ dẻo của cây để uốn thành những tác phẩm mà mình mong muốn.
– Bản thân người giáo viên phải luôn kiên trì, nhẫn nại, gần giũi với các em để thể hiện đúng vai trò “Người mẹ ở trường“
– Tích cực hóa vai trò của ban cán sự lớp để việc theo dõi các em khi đến trường được chặt chẽ và sâu sắc hơn.
– Mối liên hệ trao đổi giữa giáo viên và phụ huynh học sinh thường xuyên là vô cùng quan trọng trong việc hình thành những hành vi đạo đức tốt cho các em.
Tuy nhiên sự trải nghiệm của bản thân cũng chưa nhiều nên chắc chắn đang còn có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên bản thân rất muốn chia sẻ với tất cả các bạn đồng nghiệp để chúng ta có thêm một số kinh nghiệm trong quá trình dạy học, đặc biệt là có thêm một số giải pháp giáo dục nhằm nâng cao hành vi đạo đức chuẩn mực cho học sinh lớp 2 và có thể áp dụng cho cả các cấp học. Tuy nhiên mỗi ngày dạy trên lớp mỗi giáo viên chúng ta lại có thêm những kinh nghiệm cho bản thân trong việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh. Vì vậy mỗi giáo viên chúng ta cần hòa mình vào tâm lý của mỗi học sinh và biết được nguyện vọng của học sinh mình để giáo dục đạo đức cho các em nhằm đạt một kết quả cao nhất.