MÔN ĐẠO ĐỨC
Đối với phân môn đạo đức nội dung lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tôi đã tập trung chủ yếu giáo dục cho học sinh biết yêu quê hương, vùng biển, hải đảo của đất nước. Từ tình yêu đó khơi dậy cho các em ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của biển đảo, biết bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể của biển quê hương, Tổ quốc Việt Nam.
Xây dựng kế hoạch tích hợp nôi dung vào từng bài học cụ thể.
Bài dạy: Biết bày tỏ ý kiến.
Nội dung tích hợp:
– Biết bày tỏ, chia sẻ với mọi người xung quanh về giữ gìn, bảo vệ tài nguyên, môi trường, biển đảo Việt Nam.
– Vận động mọi người biết quan tâm giữ gìn bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo Việt Nam.
Phương pháp tích hợp:
– Xem hình ảnh về môi trường.
– Khám phá môi trường đối với đời sống con người.
– Đóng vai về sự bày tỏ chia sẻ với mọi người xung quanh.
– Tham gia các phong trào giữ gìn môi trường.
– Vẽ tranh cổ động.
Ví dụ khi dạy bài:
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN. ( Tiết 1)
I/ Mục tiêu: HS biết được :
– Trẻ em cần phải bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
– Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.
*GDKNS:- Kỹ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. Kỹ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến.
*GDMT: – Biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, với thầy cô với chính quyền địa phương về môi trường sống của em trong gia đình, về môi trường lớp học, về môi trường sống ở cộng đồng: bày tỏ ý kiến về tiết kiệm năng lượng.
– Có ý thức bảo vệ môi trường tiết kiệm năng lượng, biết lắng nghe và ủng hộ những ý kiến đúng đắn của mọi người về vấn đề môi trường về tiết kiệm năng lượng.
MÔN: KHOA HỌC
Đối với môn khoa học giáo dục các em biết việc khai thác không hợp lí là nguyên nhân chính dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển. Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết về bảo vệ môi trường biển đảo, yêu quý thiên nhiên, mong muốn bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển và hải đảo nói riêng để hình thành cho các em kĩ năng bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, tham gia một số hoạt động bảo vệ môi trường biển đảo phù hợp với lứa tuổi. Xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung vào từng bài học cụ thể
Bài dạy: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
Nội dung tích hợp:
– Liên hệ những lí do gây ô nhiễm nước biển: Rác thải từ đất liền, ô nhiễm do các hoạt động đánh bắt trên biển…
– Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Phương pháp tích hợp:
– Trò chuyện đối thoại về nguyên nhân của rác thải, cách phân loại rác.
– Hoạt động nhóm về biện pháp khắc phục.
– Tuyên truyền khuyên ngăn mọi người không vứt rác bừa bãi.
Ví dụ khi dạy bài:
NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC Ô NHIỄM
- Mục tiêu:
– Nêu được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước.
– Nêu được tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người.
* KNS: – Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
– Kĩ năng trình bày thông tin về nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm.
– Kĩ năng bình luận đánh giá về các hành động gây ô nhiễm nước.
* Tích hợp BVMT: – Chúng ta nên làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
– Có ý thức bảo vệ nguồn nước.
MÔN TIẾNG VIỆT
Đối với môn Tiếng Việt nội dung lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo tôi đã tập trung giáo dục cho học sinh hiểu biết về các cảnh quan thiên nhiên môi trường biển hải đảo. Giúp các em cảm nhận đầy đủ và sâu sắc nội dung bài học là góp phần giáo dục các em một cách tự nhiên về ý thức bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường biển đảo nói riêng. Từ đó các em sẽ có nhiều chuyển biến tích cực về tư tưởng, tình cảm và có những hành động tự giác bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ, yêu quý thiên nhiên. Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường mà các em đang sinh sống bằng những hành động cụ thể, tham gia ở mức độ phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải nắm vững những kiến thức về giáo dục tài nguyên môi trường biển đảo, có sự tìm tòi sáng tạo để việc tích hợp diễn ra một cách tự nhiên, không gượng ép để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, hình thành thói quen, thái độ đúng đắn và thân thiện với môi trường.
Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lí của học sinh để từ đó tìm ra đường đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp. Khi lên lớp, chúng ta biết tâm lí chung của học sinh tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện thói quen, óc tư duy sáng tạo.
Ví dụ khi dạy bài: Chính tả: Trung thu độc lập
Nội dung tích hợp
Liên hệ hình ảnh những con tàu mang cờ đỏ sao vàng giữa biển khơi và hình ảnh anh bộ đội đứng gác bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, giáo dục ý thức chủ quyền biển đảo.
Phương pháp tích hợp
Xem tranh về các chủ quyền biển đảo về các cảnh đẹp của quê hương đất nước, từ đó có ý thức bảo vệ giữ gìn.
Đảo Hòn Tằm (Nha Trang)
MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ
(Phần Địa lý)
Hiểu được tài nguyên môi trường biển đảo có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, học tập lao động của mỗi người dân chúng ta qua từng bài học, từ đó giáo dục lòng yêu thiên nhiên môi trường biển đảo, ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên biển đảo. Hiểu được lợi ích mà tài nguyên môi trường đem lại, những hiện tượng tự nhiên như nắng, mưa, gió, bão, lũ, nguyên nhân và tác hại của nó. Hiểu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tự nhiên. Từ đó các em có biện pháp bảo vệ môi trường mình đang sinh sống một cách hiệu quả.
Ví dụ khi dạy bài: Biển đảo và quần đảo
Nội dung tích hợp
– Biết những đặc điểm chính của biển, hải đảo Việt Nam.
– Biết những nguồn lợi to lớn từ biển, đảo: không khí trong lành, khoáng sản, hải sản, an ninh quốc phòng, phong cảnh đẹp….
– Biết một ngành nghề khai thác tài nguyên biển: nuôi trồng, đánh bắt hải sản, du lịch…
– Biết Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo lớn thuộc chủ quyền Việt Nam.
– Giáo dục tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Phương pháp tích hợp
Xem tranh các quần đảo trên đất nước như Trường Sa, Hoàng Sa.
Biết chia sẻ về chủ quyền biển đảo và có ý thức bảo vệ.
Đảo Trường Sa
Hiểu được đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4 và lực học của mỗi em từ đó muốn dạy lồng ghép tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đạt hiệu quả cao giáo viên không gây áp lực gò ép các em theo hướng dẫn của mình mà luôn phải động viên khuyến khích kịp thời, tạo cho các em sự hứng thú niềm đam mê, để tất cả các em đều hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, biển và hải đảo của đất nước mình. Gần một năm thực hiện dạy lồng ghép tài nguyên môi trường biển và hải đảo qua các môn học lớp 4 tôi đã đạt kết quả như mong đợi.