Open this in UX Builder to add and edit content

Một số kinh nghiệm dạy môn toán lớp 3 theo mô hình VNEN

Phương pháp dạy học theo EN là một cách tổ chức trường học, tổ chức dạy học theo một quan điểm giáo dục mới. Đây là một mô hình trường học hỗ trợ học sinh nâng cao năng lực tự học; hỗ trợ giáo viên hướng dẫn học sinh học tập, liên kết nhà trường với cộng đồng. Mô hình này đã được áp dụng ở Columbia và một số nước trong mấy chục năm qua. Năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thử nghiệm mô hình giáo dục tiên tiến này ở một số nước lơn các trường tiểu học trên phạm vi toàn quốc. Để có thể thực hiện dạy học theo mô hình này, nhà trường cần có 5 yếu tố:

  • Hội đồng tự quản của học sinh ở các lớp học;
  • Góc học tập và Trung tâm cung cấp tài liệu học tại lớp;
  • Thư viện lớp học và tổ chức sử dụng thư viện;
  • Mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và cộng đồng;
  • Sách Hướng dẫn học.

Đặc điểm của phương pháp dạy học theo EN là:

  • Học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học, giáo viên có vai trò hỗ trợ, thúc đẩy, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập để các em phát triển.
  • Hoạt động học tập của học sinh diễn ra chủ yếu bằng hình thức tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên và dưới sự quản lý của Hội đồng tự quản học sinh trong mỗi lớp: cá nhân tự học, tự học theo cặp và nhóm. Hoạt động học tập không chỉ giới hạn trong sách mà còn mở rộng thực tế cuộc sống của chính học sinh ở cộng đồng.
  • Cộng đồng gắn bó chặt chẽ với trường học và tham gia vào quá trình dạy học thông qua sự hỗ trợ của người lớn ở gia đinh, ở địa phương đối với việc học của học sinh.
  • Việc triển khai nội dung học tập, kế hoạch dạy học được thực hiện linh hoạt bằng sách Hướng dẫn học (với 3 chức năng: sách giáo khoa, sách giáo viên, vở thực hành), bằng thời khóa biểu linh hoạt.

     Phương pháp dạy học theo EN là sử dụng cùng chương trình cấp Tiểu học của một quốc gia thể hiện trên sách giáo khoa (SGK) các môn học của quốc gia đó, nhưng thiết kế lại nội dung học ở SGK từng môn thành các tổ hợp bài học dành cho học sinh tự học có hướng dẫn. Trong quá trình học, mỗi bài đều có đánh giá kết quả học tập bằng cách phản hồi của giáo viên với học sinh.

   Thông qua học tương tác, học sinh phát triển khả năng tư duy lô-gíc, học sinh được khuyến khích và tạo cơ hội để trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến, giải pháp. Các hoạt động học tương tác trong sách rất đa dạng:

  • Hỏi – đáp giữa giáo viên – học sinh, giữa học sinh – học sinh;
  • Cùng bạn làm việc trên cơ sở các chỉ dẫn, gợi ý;
  • Cùng trao đổi về kết quả;
  • Cùng chơi các trò chơi học tập;
  • Cùng thảo luận.

      Hoạt động hợp tác được thể hiện qua các hình thức làm việc tương tác trong từng cặp, tương tác trong nhóm, tương tác trong toàn lớp.

        *   Ban giám hiệu nhà trường:

  Tạo điều kiện cho giáo viên phát huy năng lực của mình, có thời gian nghiên cứu bài dạy, Tạo cho giáo viên có tâm lí phấn khởi vì khẳng định được mình trước tập thể. Ban Giám hiệu mua sắm thêm một số trang thiết bị phục vụ dạy và học.

  *  Đội ngũ giáo viên: Giáo viên phải luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, luôn học tập để nâng cao trình độ, đổi mới phương pháp để các em không nhàm chán. Giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh thảo luận nhóm, tăng cường tổ chức các trò chơi học tập để các em không phải ngồi học thụ động dễ gây mệt mỏi. Giáo viên cần biết kết hợp nhiều phương pháp trong một hoạt đông như thế hiệu quả mới cao. Bởi thế, bên cạnh việc chủ động chọn nội dung, thời lượng thích hợp thì giáo viên quan tâm đến việc làm phong phú các hình thức dạy học nhằm chống chán, tạo nhu cầu học cho học sinh và để phát huy tốt nhất vai trò chủ động sáng tạo, ý thức tự học, tự rèn của học sinh.

  Chẳng hạn, trong một tiết học, giáo viên có thể đan xen giữa hình thức học cá nhân, học nhóm, học cả lớp, thay đổi giữa các bài tập dạng trắc nghiệm, bài tập tự luận, xen kẽ giữa việc dùng các đồ dùng học tập như bảng con, phiếu bài tập, vở ô ly.

  Trang trí lớp: Giáo viên cùng học sinh trang trí lớp học của mình đồng thời xây dựng góc toán. Giáo viên luôn quan sát xem học sinh của mình thích học Toán theo cách nào: đọc, nghiên cứu từ các tài liệu, hay thực hiện các phép tính từ các đồ vật được mang đến từ cộng đồng, hay làm tính từ việc trao đổi với các bạn trong lớp… Em nào có kêt qua học tập tốt hơn? Giáo viên có thể nâng cao lòng yêu thích công việc mà học sinh đang thực hiện. Học sinh có thể vừa thực hiện phép tính vừa xếp riêng các loại đồ vật vào từng nhóm rồi làm toán có lời văn. Giáo viên có thể kiểm tra xác định xem các em mong muốn, quan tâm và cần pháp huy cái gì.

  Giáo viên tổ chức cuộc thi: Nhà toán học tương lai

 Để chuẩn bị cho cuộc thi “ Nhà toán học tương lai”, các em học sinh cùng nhau tìm kiếm những đồ vật như: nhưng viên đá tròn nhỏ, những ống hút nước giải khát, những chiếc nắp chai bia, những mẫu chuyện cắt từ những tờ báo nói về các nhà toán học nổi tiếng trên thế giới, rồi những con giống được gấp từ những mảnh giấy màu …đến góc Toán sắp xếp những đồ vật thành phép tính cộng số có hai chữ số với số có một chữ số là 26+7.

 * Học sinh:  Học sinh phải có ý thức tự học có hướng dẫn của giáo viên; Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống; hoạt động văn nghệ, thể thao… theo kế hoạch của nhà trường. Phân nhóm học sinh theo đối tượng. Dựa vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm và kết quả kiểm tra giáo viên chủ nhiệm lớp phân loại học sinh  thành 3 nhóm đối tượng.

 * Cha mẹ học sinh: Quý phụ huynh phải luôn quan tâm đến việc học tập và đạo đức của con em mình. Luôn chú ý đến bài vở của con em để kịp thời phản ánh cho thầy cô giáo.

   – Sau từng buổi dạy, tôi ghi cụ thể về từng học sinh cần đặc biệt quan tâm như: em có tiến bộ vượt trội trong học tập, những em học sa sút, nguy cơ học yếu… điện thoại trao đổi với từng gia đình phụ huynh. Làm tốt việc phối hợp với cha mẹ học sinh tôi  thấy phụ huynh rất vui và tin tưởng ở giáo viên, học sinh tiến bộ rõ rệt.

 * Cơ sở vật chất:       

   Để tổ chức tốt dạy theo mô hình Vnen, cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng. Trường Nguyễn Văn Trỗi đã có đủ phòng học, trang trí đẹp. Có phòng học bộ môn, thư viện, sân chơi, đáp ứng cho các hoạt động dạy và học. Với cơ sở vật chất hiện có cần bố trí phù hợp với mô hình dạy Vnen. Thường xuyên mua sắm các trang thiết bị bổ sung theo mô hình dạy học. Tuy nhiên phòng học xây đã lâu nên quá hẹp so với yêu cầu của phòng học mô hình VNEN.

     – Các giải pháp cụ thể cho các tiết học toán:

         Chương trình Toán lớp 3 gồm có 9 chủ đề. Sau đây tôi sẽ nêu một số giải pháp cụ thể cho từng chủ đề:

          Chủ đề 1: Các số trong phạm vi 100.000   

           VD: Bài 76. Số 100.000 ( T14 tập2B)  Hoạt động thực hành

       Tôi cắt nhiều băng giấy nhỏ cho mỗi nhóm 2 băng giấy như sau:

2 100 2.110   2.130     2.160     2.190

 

17.000 17.100       17.500     17.800

       Các nhóm viết số thích hợp vào chỗ trống. Nhóm nào làm nhanh, làm đúng sẽ được tuyên dương trước lớp.

             VD: Bài 78. Số Luyện tập ( T21 tập2B)  Hoạt động ứng dụng

 Tôi phát cho mỗi học sinh một phiếu học tập, nhắc học sinh về nhà làm bài tập vào vở ứng dụng như sau:

          Bảng dưới đây cho biết độ cao của một số đỉnh núi ở Việt Nam, hãy chỉ ra đỉnh núi nào cao nhất, đỉnh núi nào thấp nhất. Viết tên các đỉnh núi theo thứ tự giảm dần về độ cao.

Tên Độ cao
Phan – Xi – Păng 3143m
Bạch Mã 1444m
Tam Đảo 1590m
Tây Côn Lĩnh 2419m
Ba Vì (núi Vua) 1296m
Bà Nà (núi Chúa) 1487m

           Chủ đề 2:  Phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10 000; 100 000.  

       VD: Bài 56. Phép cộng các số trong phạm vi 10.000. Hoạt động cơ bản

        Điều quan trọng khi dạy chủ đề này là cần khắc sâu cách đặt tính và các bước thực hiện trong phép tính cộng. Tôi hướng dẫn học sinh các bước thực hiện, sau đó gọi nhiều học sinh lên bảng vừa làm vừa nói to cách làm. Để tất cả học sinh đều thuộc các bước thực hiện phép tính cộng. 

     Chủ đề 3:  Phép nhân và phép chia.

     Ở chủ đề này chú ý dạy kĩ phép nhân và phép chia. Cho học sinh thuộc lòng các bảng nhân và chia. Tổ chức trò chơi tạo sự phấn khởi trong học sinh.

      VD: Bài 18. Bảng nhân 7( T55 tập1A)

     Hoạt động cơ bản: Học sinh chơi trò chơi “Đố bạn”: Ôn lại bảng nhân 5, bảng nhân 6. Gọi từng cặp học sinh lên, em này hỏi em kia trả lời và ngược lại.

    Chủ đề 4:  Biểu thức và tính giá trị của biểu thức

     Bài:  Làm quen với biểu thức, tính giá trị của biểu thức( T65 tập1B)

     Giúp học sinh làm quen với biểu thức qua trò chơi” Ghép thành phép tính” sau đó giới thiệu một số phép tính. Cần nhắc học thuộc phần đóng khung:

       Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta

  thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Ví dụ: 60 + 20 – 5 = 80 – 5

                              =  75

 

Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính nhân, chia thì ta

  thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

                               Ví dụ: 49 : 7 x 5 = 7 x  5

                                                          =  35

 Chủ đề 5:       Đọc và sắp xếp số liệu thống kê.

     VD: Bài:  Làm quen với thống kê số liệu . Hoạt động cơ bản

     Tôi cho học sinh hoạt động nhóm theo lô gô để tìm hiểu về bảng số liệu thống kê. Tôi phát cho mỗi nhóm một bảng thống kê.

Số học sinh giỏi của các lớp 3 ở trường Tiểu học Nguyễn Văn trỗi:

Lớp 3A 3B 3C 3D
Số học sinh giỏi 15 12 14 13

    Tôi gọi lần lượt từng học sinh trả lời câu hỏi:

     + Nội dung hàng trên nói về điều gì?

     + Bảng trên gồm mấy hàng?

     + Hàng trên ghi những lớp nào?

     + Hàng dưới cho ta biết gì?

   Giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh.

   Chủ đề 6:  Đại lượng và đo đại lượng

   VD: bài 84: Tiền Việt Nam ( T42 tập 2B)  Hoạt động cơ bản

      Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “ đố bạn”

      Mỗi nhóm cử đại diện lên, nhóm này hỏi nhóm kia trả lời và ngược lại:

  1) Muốn có 1000 đồng, cần lấy:                        2) Muốn có 1000 đồng, cần lấy:

a) Mấy tờ 500 đồng? a) Mấy tờ 5000 đồng?

b) Mấy tờ 200 đồng ? b) Mấy tờ 2000 đồng?

c) Mấy tờ 100 đồng ?                                                 

d) Mấy tờ 1000 đồng?

      Nhóm trả lời nhanh, chính xác sẽ được khen thưởng.

   Chủ đề 7:  Các yếu tố hình học

            VD1.Chơi trò chơi “Kể tên các vật có dạng hình tròn”: (chơi theo nhóm)

  Ví dụ: Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm.

          Diện tích hình chữ nhật đó là:                    5 x 3 = 15 (cm2 )                        

        Chủ đề 8:          Giải bài toán có lời văn

         Hoạt động cơ bản: Học sinh làm việc theo nhóm

HĐ 1. HS làm việc theo nhóm, quan sát hình vẽ, đọc kĩ nội dung và nghe GV hướng dẫn để nhận biết, HS sẽ giải thích cho nhau ý nghĩa của từng hình.

của 15 bông hoa là bao nhiêu bông hoa?HĐ 2: Củng cố nhận biết về cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số – HS đọc và trả lời các câu hỏi:

  1. của 12 cái kẹo là bao nhiêu cái kẹo?
  2. của 16 cái bút chì là bao nhiêu cái bút chì?

Từng bạn trong nhóm trả lời và giải thích:  của 15 ngôi sao là 5 ngôi sao (vì 15:3 = 5);   của 12 cái kẹo là 6 cái kẹo (vì 12: 2 = 6);  của 16 cái bút chì là 4 cái bút chì (vì 16:4 = 4).

     GV kiểm soát hoạt động nhóm của HS; hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn :

+  Có 12 ngôi sao, chia thành 3 phần bằng nhau; ở đây người ta chia bằng cách nào? (dùng các gạch thẳng đứng, dùng các đoạn thẳng…); được 3 phần bằng nhau, hãy chỉ từng phần bằng nhau (HS chỉ vào từng phần).

+ Khi chia số ngôi sao thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần bằng nhau đó sẽ là mấy phần của số ngôi sao? (mỗi phần là  ngôi sao).

  • Để tìm của 12 ngôi sao ta làm phép tính gì? (Phép tính chia; ta lấy 12 chia cho 3).
  • Với các nhóm khác, không gặp khó khăn, GV vẫn kiểm soát kết quả làm việc nhóm, tập trung kiểm tra HS học yếu, nhưng hỏi với các câu hỏi khác:

Để tìm  của 12 ta làm thế nào? (HS trả lời: “Để tìm  của 12 của 12 ta lấy 12 chia cho 3”); GV hỏi tiếp với các câu hỏi tương tự như: “Để tìm  của 15 ta làm thế nào?; để tìm  của 20 ta làm thế nào?” … Nếu HS trả lời được thì tức là nhóm đã hoàn thành công việc. GV có thể yêu cầu HS đố nhau trong nhóm câu hỏi tương tự để chờ làm việc chung cả lớp ở hoạt động tiếp theo.

HĐ 3. HS nghe thầy/ cô giáo hướng dẫn giải bài toán

-GV cho HS đọc bài toán, giải thích tóm tắt:

Lan có 12 cái kẹo. Lan cho Liên số kẹo. Hỏi Lan cho Liên bao nhiêu cái kẹo?

   GV gợi ý cho HS viết bài giải:

Bài giải:

                                                Lan cho Liên số kẹo là:                                        

12 : 3 = 4 (cái kẹo)

Đáp số : 4 cái kẹo

-HS làm việc theo cặp giải bài toán : Lớp 3A có 32 bạn,  số bạn trong lớp được khen. Hỏi lớp 3A có bao nhiêu bạn được khen ?

(HS thảo luận cách làm theo cặp và từng HS viết bài giải vào vở).

          Ở hoạt động thực hành: HS làm việc cá nhân :

HS thực hành giải toán tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

BT 2. HS viết câu trả lời vào vở:

a) của 18cm là 6cm;

b) của 24l là 4l;

c) của 32 ngày là 8 ngày.

Chủ đề 9:  Một số dạng bài về ôn tập.

   Trò chơi:   Ong đi tìm nhụy   Bài: Em đã học được những gì (T61 tập 2B).   

– Chuẩn bị :  2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.

+ 5 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm

– Cách chơi :    Chọn 5 đội, mỗi đội 1 em

+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi: Cô có 5 bông hoa trên nhụy hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình, các con giúp các chú ong nhé.

– 2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết  các phép tính. Đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.

* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên hỏi thêm một số câu hỏi để khắc sâu bài học. Với các trò chơi đơn giản đã kích thích học sinh ham mê học Toán, các em hào hứng với những phép tính và trò chơi ngộ nghĩnh đã giúp các em ham thích môn toán,  nhờ vậy nên các em nắm kiến thức toán vững hơn. Đây chính là mục tiêu mà đề tài mong muốn đạt được.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng