*Việc thiết kế một bài dạy phù hợp với kiểu bài tích hợp giáo dục kiến thức và giáo dục kĩ năng sống cần thực hiện những việc sau:
– Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng thái độ tình cảm theo chuẩn kến thức kĩ năng và những vấn đề cần tích hợp để giáo dục kĩ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường. Tìm ra được những kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải tiếp thu qua bài học.
– Khi đã nắm được trọng tâm được kiến thức nội dung kiến thức, kĩ năng cần tích hợp thì cần tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bản chất của đơn vị kiến thức, giúp giáo viên nắm một cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.
– Nắm được ý đồ của sách giáo khoa, các tài liệu hướng dẫn tích hợp các kĩ năng để xây dựng và thiết kế một tiến trình đi trong giờ dạy hợp lý, đồng thời cũng có thể biến ý đồ đó thành ý đồ chủ quan của mình cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, lớp, đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học.
– Nêu được các tình huống có vấn đề để kích thích tính tích cực của học sinh, và các tình huống kĩ năng thường gặp yêu cầu học sinh giải quyết có hiệu quả.
– Đề ra được các phương án giải quyết để đi đến kiến thức cơ bản của bài học và những kiến thức kĩ năng cần rèn luyện và giáo dục.
– Cuối cùng làm hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động và thời gian ấn định phù hợp, nội dung tích hợp phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến kiến thức cần truyền tải của tiết học theo chuẩn kiến thức kĩ năng.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ dạy và đã thành công bước đầu.
* Chuẩn bị thiết bị đồ dùng, phương tiện dạy học, hình ảnh về tình huống giáo dục kĩ năng.
* Đây là một khâu không trực tiếp làm ngay trong một tiết học, nhưng nó là khâu cũng không kém phần quan trọng. Nhưng quan trọng trong khâu này là khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị, hình ảnh tranh vẽ tình huống giáo dục kĩ năng thì giáo viên có điều kiện thao tác thành thạo các kỹ năng thuần thục trong khi làm thí nghiệm, giải thích các tình huống. Điều này thực sự rất có ích cho giáo viên, bởi giáo viên có làm thành thạo các thao tác, giải thích thuần thục các tình huống mới có thể hướng dẫn học sinh một cách rành mạch, rõ ràng không còn lúng túng và giảm bớt nhiều động tác thừa và thời gian lãng phí. Trong qua trình chuẩn bị giáo viên cần chuẩn bị hình ảnh tranh vẽ tình huống giáo dục kĩ năng một cách đầy đủ, đa dạng. Do đó khi tiếp xúc và chuẩn bị trước thiết bị, tình huống giáo viên cần làm được những việc sau:
– Kiểm tra thiết bị (đủ hay thiếu) tình trạng sử dụng tốt hay xấu để đưa ra phương án bổ sung.
– Giáo viên phải làm trước thí nghiệm và thực hiện các thao tác một cách thành thạo.
– Chuẩn bị nhiều các tình huống câu hỏi có thể xẩy ra khi giải thích các tình huống kĩ năng sống, kĩ năng bảo vệ môi trường trong thực tế của bài học.
* Việc thiết kế tốt phương pháp, giảng dạy bài “ an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện” theo hướng tích hợp lồng ghép giáo dục kiên thức với giáo dục kĩ năng sống ở chương trình khoa học tự nhiên xem như đã thành công bước đầu nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công chính là ở khâu tổ chức điều khiển hoạt động học tập của học sinh trên lớp. Nhưng để điều hành trong một giờ học thì giáo viên cần phải thực hiện như thế nào?
Một là: Việc giáo viên phải xâm nhập giáo án một cách thuần thục, nắm được các nội dung cơ bản trọng tâm của bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng và những nội dung cần tích hợp trong việc giáo dục kĩ năng theo yêu cầu của chương trình.
Hai là: Giáo viên tạo tình huống có vấn đề ngay từ đầu để kích thích hứng thú học tập của học sinh trong suốt giờ học, đặc biệt là những tình huống thực tế trong qua trình sinh hoạt, học tập, lao động… liên quan đến việc sử dụng an toàn tiết kiệm điện năng, và sự ảnh hưởng của việc sử dụng lãng phí tài nguyên làm ảnh hưởng đến môi trường.
Ba là: Giáo viên nắm chắc ý đồ SGK và hướng dẫn SGV, mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, nội dung yêu cầu cần phải tích hợp trong việc giáo dục rèn luyện kĩ năng sống, trình tự thiết kế, tích hợp… từ đó giáo viên chủ động đưa ra phương án cho phù hợp.
Chú ý :
* Tuỳ theo đối tượng học sinh trong lớp giáo viên có thể đề ra phương án khác nhau cho linh hoạt phù hợp.
* Hoặc tuỳ từng loại thí nghiệm hay trả lời câu hỏi hoặc bài tập GV có thể tổ chức cho học sinh làm ngay ở lớp hoặc cho về nhà tự làm nhưng đối với HS yếu kém thì GV đưa ra yêu cầu nhẹ hơn.
* Đối với cách đặt câu hỏi yêu cầu học sinh thực hiện hay trả lời câu hỏi thì giáo viên cũng cần chú ý đến các đối tượng học sinh để đưa ra câu hỏi phù hợp để học sinh dễ hiểu và trả lời đạt kết quả cao.
Như vậy tuỳ theo yêu cầu kiến thức, kĩ năng, từng loại câu hỏi, đơn vi kiến thức cần tích hợp, hay những kĩ năng cần giáo dục giáo viên chủ động đề ra phương án tổ chức điều hành, tích hợp cho linh hoạt và phù hợp.
Vậy: Khâu điều hành tổ chức hoạt động của học sinh trên lớp là khâu rất quan trọng nó quyết định thành công hay thất bại của giờ học và cũng quyết định đến chất lượng của học sinh. Vì vậy giáo viên cần bám sát thiết kế, thiết bị, tình hình và đối tượng học sinh trong lớp để chủ động và linh hoạt trong điều hành.