Một số phương pháp bồi dưỡng – nâng cao các tố chất thể lực cho đội tuyển môn Thể dục bậc THCS

Một số phương pháp bồi dưỡng – nâng cao các tố chất thể lực cho đội tuyển môn Thể dục bậc THCS

I.1. Lý do chọn đề tài : 

          Ngày nay giáo dục thể chất trong trường học có vai trò rất quan trọng không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục con người mới phát triển toàn diện. Nhiệm vụ chiến lược của công tác giáo dục thể dục thể thao ở nước ta hiện nay là phải tập trung thực hiện công tác giáo dục thể chất trong trường học có chất lượng ngày càng cao hơn, từng bước đi vào hoàn thiện chương trình nội khoá của bài học tăng cường hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá.

Muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục thể chất bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của học sinh, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và sự phát triển theo giai đoạn để công tác giảng dạy, huấn luyện cho đúng đắn nhằm nâng cao khả năng của học sinh, nếu hiểu rõ đặc điểm và sử dụng đúng năng lực các em thì tuổi này đóng góp tốt, có nhiều tài năng, kể cả tài năng thể  thao.

          Chỉ thị 36 CT/TW của Ban Bí thư trung ương Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn  mới đã có nhận định: Công tác thể dục thể thao đã có tiến bộ, phong trào thể dục thể thao từng bước được mở rộng với nhiều hình thức, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của thế hệ trẻ, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện nhiều môn thể thao được khôi phục và phát triển; một số môn thể thao đạt thành tích đáng khích lệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật thể dục thể thao ở một số địa phương và ngành đã được chú ý đầu tư nâng cấp, xây dựng mới. Đạt được những tiến bộ đó là do sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các ban ngành đoàn thể, do sự cố gắng của đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên và sự tham gia của nhân dân trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.

        Giáo dục thể chất là một môn học trong các cấp học, ngành học của hệ thống giáo dục từ Tiểu học đến Đại học .

        Trong hệ thống giáo dục thì giáo dục thể chất ngoài việc hổ trợ cho tiếp thu tri  thức nó còn góp phần hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, đưa tuổi trẻ vào hoạt động tích cực. Chính vì vậy mà trong ngành giáo dục ở nước ta hiện nay, giáo dục thể chất đã trở thành môn bắt buộc quan trọng để giáo dục cho thế hệ trẻ.

       Giáo dục thể chất là một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận  không thể tách rời của sự nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng.

        Tầm quan trọng của TDTT thể hiện rõ trong tư tưởng và việc làm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh – Người dạy: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần đến sức khỏe mới thành công”.

          Trong các nội dung của môn điền kinh, nhảy cao, nhảy xa là một trong số các nội dung có lịch sử phát triển lâu đời. Từ phương pháp để người xưa vượt qua các hào rào trong săn bắn, hái lượm… nhảy cao, nhảy xa dần trở thành một phương tiện rèn luyện để phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc độ, sự phát triển linh hoạt, khéo léo và trở thành một môn thể thao. Điền kinh là nội dung cơ bản, là nền tảng để phát triển các tố chất thể lực cơ sở cho các môn thể thao khác. Trong đó nhảy cao, nhảy xa là một nội dung cơ bản để phát triển các tố chất thể lực. Trước yêu cầu này đòi hỏi giáo viên lên lớp phải có những phương pháp giảng dạy, những bài tập hợp lí phù hợp với sách giáo khoa, phù hợp với lứa tuổi và đặc biệt là phát triển thành tích môn nhảy cao.

         Trường THCS Quang Trung nằm trên địa bàn Thị trấn Krông Năng, nền tảng thể lực của học sinh vẫn còn hạn chế. Đặc biệt thành tích môn nhảy cao, của học sinh còn thấp so với thành tích của các trường trong địa bàn huyện Krông Năng  Xuất phát từ những lý do trên là giáo viên giảng dạy tại trường cần phải có những phương pháp và những bài tập phù hợp với lứa tuổi nhằm nâng cao thành tích cho đội tuyển môn thể dục tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài:

Một số phương pháp bồi dưỡng – nâng cao các tố chất thể lực cho đội tuyển môn Thể dục bậc THCS.

  1. b) Nội dung và cách thực hiện giải pháp biện pháp:

Hiện nay tình trạng thể lực của học sinh nói chung và của học sinh THCS nói riêng đã có nhiều tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên để đạt được những thành tích cao hơn nữa trong các kỳ thi Học sinh giỏi TDTT và Hội khoẻ phù đổng các cấp ngoài năng khiếu bẩm sinh của các em Học sinh, các chương trình, phương pháp của giáo viên đã được học trong trường Sư phạm cần phải có những phương pháp phù hợp với tưng đối tượng, vùng miền, điều kiện cơ sở vật chất để nâng cao hiêu quả công tác giảng dạy – huấn luyện các em.

Đặc biệt theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà chuyên môn trong lĩnh vực thi đấu TDTT đỉnh cao thì Thành tích của các Vận Động Viên có được nhờ ngoài  các yếu tố rèn luyện về Kỹ thuật , Chiến Thuật, Tâm Lý thì điều quyết định thành công nhất trong nhiều môn Thể thao đó chính là yếu tố Thể Lực.

           Ở cấp Trung học cơ sở các em được làm quen và tập luyện với kĩ thuật nhảy cao ở mức độ đơn giản. Việc giảng dạy môn nhảy cao trong nhiều năm qua đã được chú trọng và đạt kết quả nhất định, song vẫn còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được phong trào ngày càng mạnh mẽ. Để giảng dạy tốt hơn nữa môn nhảy cao cho học sinh, cần phải nắm chắc được đối tượng và không ngừng chọn lựa cải tiến, các biện pháp, nội dung giảng dạy cho phù hợp, gây ảnh hưởng tốt đến sự phát triển toàn diện các bộ phận cơ thể học sinh.

          Nhảy cao là một môn thể thao khá phổ biến, được nhiều người ưa thích và tham gia tập luyện.

Tập luyện nhảy cao có tác dụng rất lớn trong việc phát triển các tố chất thể lực, nâng cao khả năng tập trung sức, tự chủ và rèn luyện lòng dũng cảm, tính kiên trì và khắc phục khó khăn trong rèn luyện. Thông qua các bài tập kĩ thuật của chạy đà và giậm nhảy, làm tăng cường và phát triển các tố chất sức nhanh, sức mạnh và sức mạnh tốc độ của người tập. Thực hiện tốt các kỹ thuật trên không và rơi xuống đất, đã rèn luyện được sự khéo léo, tính chính xác, nâng cao khả năng phối hợp vận động, giúp cho người tập nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần, phục vụ đắc lực cho lao động sản xuất và chiến đấu.

 */ Lập Kế hoạch tập luyện.

 Sau khi có danh sách thành lập đội tuyển môn thể dục, những em có khả năng về các tốt chất Thể thao, chúng ta cần phải có một kế hoạch tập luyện cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm để phù hợp với điều kiện của trường, thời gian tham gia của  học sinh, đặc biệt là để canh “điểm rơi phong độ” cho các em vào những ngày thi đấu.

 */ Hình thức –Tổ chức.

Phải phong phú, hấp dẫn luôn đổi mới giúp các em có hưng phấn khi tham gia tập luyện, khắc phục tâm lý nhàm chán, đỡ mệt mỏi  khi thực hiện những bài tập phát triển thể lực nặng trong giáo án huấn luyện.

 */ Phương pháp huấn luyện.

Ngoài những phương pháp tập luyện thông thường như: Làm mẫu, thị phạm, sử dụng tranh, hình ảnh.

Hình thức tập luyện: Phân nhóm, tập trung, Làn sóng, cuốn chiếu, xoay vòng ….Phải đa dạng, phù hợp đặc biệt lưu ý đế các hình thức tập luyện như: Trò chơi, Biểu diễn và Thi đấu.

Đặc biệt trong phương pháp huấn luyện thể lực, sau những buổi tập căng thăng về tâm lí, mệt mỏi về thể chất người giáo viên huấn luyện cần phải có những bài tập, động tác thả lỏng, hồi tĩnh tích cực cho các em để giúp các em không bị mệt mỏi, và chuẩn bị tốt cho những buổi tập tiếp theo như sử dụng những trò chơi thả lỏng, các động tác mát xa, hoặc câu chuyện vui.

* Một số bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao tốt chất thể lực và thành tích nhảy xa trong môn điền kinh cho đội tuyển .

Để xác định một cách khách quan, chúng tôi dùng phiếu phỏng vấn để lấy ý kiến của các giáo viên thể dục ở các trường THCS trong huyện để xem xét đánh giá mức độ quan trọng của hai tố chất thể lực (Sức mạnh tốc độ và Sức mạnh bộc phát). Câu hỏi được đưa ra gồm hai yếu tố về mặt tố chất thể lực được đánh giá theo ba mức sau:

+ Rất quan trọng.

+ Quan trọng.

+ Bình thường.

            Phỏng vấn tiến hành một lần đối với 20 giáo viên thể dục ở các trường THCS trên địa bàn Huyện Krông Năng.

     Bảng1: Kết quả phỏng vấn vai trò các tố chất thể lực trong phát triển thành tích  nhảy cao.

NHÓM NỘI DUNG Rất quan trọng Quan trọng Bình thường
SL TL % SL TL % SL TL %
Các tố chất Sức mạnh tốc độ 17 85% 2 10% 1 5%
Sức mạnh bộc phát 19 95% 1 5% 0 0%

           

  Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 1, chứng tỏ hầu hết đều cho rằng các tố chất phát triển sức mạnh bột phát và sức mạnh tốc độ có tác động lớn đến việc nâng cao thành tích nhảy cao  Dựa trên cơ sở hai tố chất thể lực phát triển sức mạnh trên, chúng tôi xác định được một số bài tập sau:

STT Bài tập về sức mạnh tốc độ STT Bài tập về sức mạnh bộc phát
1 Chạy 30m xuất phát cao. 1 Bật xa tại chỗ
2 Chạy 30m tốc độ cao 2 Bật cao tại chỗ
3 Chạy 60m xuất phát cao 3 Bật cóc 15m
4 Chạy đạp sau 30m 4 Lò cò nhanh một chân 30m

          Xong để xác định được các bài tập này có độ tin cậy và có giá trị sử dụng hay không chúng tôi tiến hành phỏng vấn các giáo viên thể dục để đánh giá xác định độ tin cậy của các bài tập đã đưa ra.

  Bảng 2: Kết quả phỏng vấn các bài tập phát triển sức mạnh để nâng cao thành tích nhảy cao cho học sinh.

 TT NỘI DUNG SỐ PHIẾU ĐỒNG Ý KHÔNG ĐỒNG Ý
PHÁT RA THU VÀO SL TL% SL TL%
1 Bật cao trên cát 20 20 17 85% 3 15%
2 Bât xa tại chổ 20 20 19 95% 1 5%
3 Chạy tăng tốc 30m 20 20 17 85% 3 15%
4 Nhảy lò cò 20m 20 20 20 100% 0 0%
5 Chạy đà 3 bước 20 20 18 90% 2 10%

  Căn cứ vào kết quả phỏng vấn tôi nhận thấy rằng trong 5 bài tập trong phiếu phỏng vấn đưa ra các bài tập được các giáo viên và học sinh đồng ý với tỷ lệ % cao nhất và do điều kiện cơ sở vật chất thực tế tại trường tôi đang công tác, tôi đã được lựa chọn các bài tập.

             Qua kết quả phỏng vấn thấy rằng trong 5 bài tập ở phiếu phỏng vấn đưa ra có tỷ lệ đồng ý cao. Điều đó cho thấy độ tin cậy của các bài tập có giá trị thực tiễn trong huấn luyện và giảng dạy. Từ kết quả trên chúng tôi đưa toàn bộ 5 bài tập phát triển sức mạnh này vào thực nghiệm.

III.1.Kết luận:

Để có những kết quả cao trong công tác bồi dưỡng –huấn luyện các em học sinh tham gia thi đấu đạt thành tích cao ở các kì  thi HSG môn thể dục và HKPĐ các cấp ngoài các yếu tố như tinh thần, tâm lí, kĩ thuật, chiến thuật cần phải trang bị cho các em có một nền tảng thể lực tốt và muốn vậy chúng ta cần phải có những phương pháp bồi dưỡng – huấn luyện, hình thức tổ chức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, tâm sinh lí học sinh, giai đoạn tập luyện, môn thi đấu, điều kiện cơ sở vật chất vv…luôn gây hứng thú, phát huy tính tự giác tích cực cho các em thì chúng ta mới có những thành tích như mong muốn.

            Từ  những kết quả nghiên cứu trên cho phép rút ra những kết luận như sau:

*. Qua các bước nghiên cứu đề tài đã xác định được 5 bài tập phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích nhảy xa cho đội tuyển trường THCS Quang Trung.

*. Sau 04 tháng tập luyện thành tích của cả 2 nhóm đều tăng với nhịp tăng trưởng Tuy nhiên nhóm thực nghiệm tăng cao và đồng đều hơn nhóm đối chứng.

Bấm vào đây để tải về

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng