- Trò chơi “Truyền điện”:
Trò chơi “Truyền điện” là trò chơi yêu cầu nhiều học sinh tham gia chơi với hình thức trả lời nhanh nối tiếp nhau. Ưu điểm nổi bật của trò chơi này là luôn đặt học sinh vào tâm thế tập trung suy nghĩ cao độ, sẵn sàng trả lời câu hỏi, nhiều học sinh cùng tham gia chơi.
* Mục đích của trò chơi:
– Củng cố kiến thức của bài hay của một đơn vị kiến thức mới học.
– Kiểm tra học thuộc lòng các bài tập đọc; Kiểm tra các bảng cộng, trừ, nhân, chia,… Thường được thực hiện vào phần củng cố bài hay trong các tiết ôn tập, luyện tập.
– Trò chơi giúp học sinh rèn luyện kĩ năng phản ứng nhanh, rèn luyện sự chú ý
* Cách tổ chức: “Điện” bắt đầu truyền từ giáo viên, tức là giáo viên nêu câu hỏi hoặc yêu cầu sau đó giáo viên chỉ định một học sinh bất kì thực hiện yêu cầu hoặc lớp giới thiệu một học sinh nào đó thực hiện yêu cầu – Học sinh1, học sinh 1 trả lời đúng sẽ có quyền tiếp tục “truyền điện” cho học sinh khác ,…..Cứ tiếp tục như thế. Trò chơi chỉ dừng lại khi giáo viên “ngắt điện”, tức là ra hiệu dừng trò chơi.
Trường hợp học sinh được chỉ định chưa thực hiện được yêu cầu thì phải đứng tại chỗ và học sinh chỉ định sẽ có quyền chỉ định người khác thay thế.
Trò chơi này có thể sử dụng vào tất cả các môn học.
* Ví dụ : Môn luyện từ và câu. Bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa (SGKTV 5 tập 1 trang 13) ( bài 1)
Trò chơi truyền điện để củng cố kĩ năng tìm từ đồng nghĩa.
Giáo viên chỉ định một em bất kì tìm từ đồng nghĩa với từ chỉ màu “xanh” và em đó sẽ mời em khác trả lời, và nếu trả lời đúng em đó lại có quyền nêu một từ khác trong bài trong bảng để mời bạn khác trả lời,…
- Trò chơi “Tôi là ai”:
* Mục đích của trò chơi: Nhằm củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học và các bài ôn tập – luyện tập.
* Cách tổ chức: Cho học sinh đóng vai – giới thiệu về mình – các bạn đoán xem “Tôi là ai?”
* Ví dụ 1: Môn lịch sử – Lớp 5
Bài 11: Ôn tập
– Để giúp học sinh kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu, giáo viên tổ chức các em hoạt động theo nhóm 4. Học sinh sẽ chọn một nhân vật lịch sử nào đó trong giai đoạn lịch sử này sau đó thảo luận dưa ra những thông tin chính liên quan đến nhân vật lịch sử đó và đóng vai tự giới thiệu những thông tin đó và đố đội bạn xem “Tôi là ai?”
Nhóm 1: Tôi là người đã cương quyết cùng nhân dân chống lại quân xâm lược và được nhân dân tôn làm“ Bình Tây Đại nguyên soái ” đố các bạn biết “Tôi là ai?” ( Là Trương Định ).
Nhóm 2: Tôi là một người đã nhiều lần đề nghị với với vua quan nhà Nguyễn canh tân đất nước. Theo các bạn “Tôi là ai?” (Là Nguyễn Trường Tộ ).
Nhóm 3: Tôi là người cổ động và tổ chức phong trào “Đông Du”, vậy “Tôi là ai?” (Phan Bội Châu ).
Nhóm 4: Tôi là người đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước và sau đó đã chủ trì hội nghị thành lập “Đảng cộng sản Việt Nam” . Theo các bạn “Tôi là ai?”
(Là Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc ) .
*Ví dụ 2: Sử dụng trong dạy học toán.
– Tôi là hình có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau, “Tôi là ai?”
( là hình chữ nhật )
– Tôi là hình có 1 cặp cạnh đối diện song song , “Tôi là ai?” ( là hình thang )
– Tôi là hình có 6 mặt 8 đỉnh 12 cạnh , “Tôi là ai?” ( là hình hộp )
Trò chơi “Đố vui”:
Là trò chơi đưa ra một câu đố trong đó có chứa các kiến thức bài học nào đó. Các câu đố có thể viết dưới dạng các câu thơ, bài văn hay câu vè quen thuộc hay các tình huống được gắn với một nội dung hấp dẫn nào đó trong cuộc sống xung quanh các em mang tính chất dí dỏm, vui tươi, ngộ nghĩnh, dễ gây sự chú ý và tò mò của các em. Lời giải các câu đố vui thường ngắn gọn, dễ hiểu. Các em chỉ cần nêu đúng đáp án và giải thích đôi lời ngắn gọn, cơ bản là đã thể hiện được sự hiểu biết của mình.
* Mục đích của trò chơi: Nhằm củng cố các kiến thức, kĩ năng đã học vào các bài học, bài ôn tập – luyện tập: Sử dụng trong hoạt động ngoại khóa.
*Chuẩn bị : Các câu đố,
*Cách tổ chức: Giáo viên đọc câu đố – Học sinh lắng nghe phát tín hiệu xin trả lời. Ai trả lời đúng và nhanh thì sẽ được thưởng theo quy định nêu ra của trò chơi.
*Ví dụ : Câu đố về toán học .
Bài: So sánh hai phân số ( SGK toán 5 Trang 7)
- Thân em gồm có hai phần
Càng thêm vào dưới lại càng bé đi .
( Là gì? )
Bài: Ôn tập về giải toán
- Một đoàn du khách qua sông
Bốn nam, ba nữ thì vừa một ghe
Số người đếm đủ ba mươi
Hỏi ghe bao chuyến bạn thời tính ngay ?
Bài: Luyện tập chung ( SGK toán 5 Trang 176- 177)
- Khi gặp nước xuôi dòng
Nhẹ nhàng đến bến chỉ trong 6 giờ
Khi về từ lúc xuống đò
Đến khi cập bến 10 giờ hết veo
Hỏi rằng riêng một cụm bèo
Trôi theo dòng chảy hết bao nhiêu giờ?
Giáo viên nêu câu đố học sinh suy nghĩ và trả lời giáo viên nhận xét, phân tích kết quả .
- Trò chơi “Bạn của chúng mình”:
Là trò chơi giáo viên đưa ra các dữ kiện, trong các dữ kiện đó sẽ có những dữ kiện tương đồng hay có cùng kết quả và yêu cầu trong một khoảng thời gian nhất định các em có các dữ kiện tương đồng hay có kết quả giống nhau phải “Tìm được nhau”.
* Mục đích của trò chơi: Trò chơi này nhằm củng cố các kiến thức kĩ năng đã học sau khi dạy các bài mới hay bài luyện tập, ôn tập của tất cả các môn học.
* Cách tổ chức: Nghiên cứu bài, thiết kế các dữ kiện theo yêu cầu của trò chơi, tổ chức cho bao nhiêu em tham gia chơi tùy theo cách thiết kế các dữ kiện. Các học sinh còn lại sẽ làm ban giám khảo.
Ví dụ : Môn toán – Lớp 5
Bài “Ôn tập về tính chu vi, diện tích một số hình”
Để củng cố lại cách tính chu vi và diện tích một số hình trước khi vào luyện tập, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia chơi trò chơi “Bạn của chúng mình”. Các hình và các công thức được vẽ và ghi lại trên các thẻ. Trong khoảng thời gian nhanh nhất học sinh phải tìm được đúng công thức tính chu vi và diện tích của hình mà mình có và những học sinh có công thức phải tìm được hình mà mình có công thức. (Hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi, hình tam giác, hình thang, hình tròn,….). Sau khi có kêt quả yêu cầu các nhóm giới thiêu về nhóm mình.
VD: Học sinh cầm thẻ vẽ hình bình hành: “Tôi là hình bình hành. Tôi có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau”.
– Học sinh cầm thẻ công thức tính diện tích hình bình hành:”Diện tích hình bình hành bằng độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo)”.
- Trò chơi “Giải đáp nhanh”:
Là trò chơi mà các đội sẽ đưa ra yêu cầu và đề nghị đội kia giải đáp. Mỗi lần giải đáp đúng sẽ được tính số điểm theo quy định, sai sẽ không được tính điểm.
*Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức kĩ năng đã học trong các tiết dạy bài mới và các bài luyện tập, ôn tập của tất cả các môn học, kể cả trong dạy học buổi 2. Rèn kĩ năng phản ứng nhanh.
*Cách tiến hành: Tổ chức hai đội chơi, mỗi đội sẽ tự đặt tên cho đội mình (VD: Chăm ngoan, sạch sẽ,…). Lớp cử một ban giám khảo và thư kí (Có thể giáo viên làm luôn). Các nhóm bóc thăm xem nhóm nào sẽ đưa ra yêu cầu trước và tiến hành chơi. Nếu giải đáp đúng và trong khoảng thời gian quy định sẽ ghi điểm, nếu đội nào ghi được nhiều điểm thì đội đó sẽ chiến thắng.
*Ví dụ 1: Môn toán –Lớp 5
Bài “Nhân số thập phân với 10,100,1000…
Chia lớp làm hai nhóm. Học sinh trong nhóm được đánh số thứ tự. Hai nhóm bắt thăm giành quyền nêu phép tính trước để nhóm kia nêu kết quả, cứ luân phiên như vậy. Trong khoảng thời gian nhất định nhóm nào ghi được nhiều điểm sẽ thắng. VD : Chăm ngoan Đoàn kết
Nêu: 1,4 x 10 Trả lời : 14
Trả lời: 2508 Nêu : 25,08 x 100
…………. ……………
Trò chơi “Tiếp sức”:
Là trò chơi học sinh sẽ vận dụng ngay kiến thức kĩ năng của mình vào quá trình tham gia trò chơi.
* Mục đích của trò chơi: Củng cố kiến thức kĩ năng đă học sau khi học các bài mới và các bài luyện tập,ôn tập. Trò chơi này áp dụng cho tất cả các môn học. Rèn luyện tinh thần đoàn kết, tinh thần đồng đội.
* Cách tiến hành: Chia học sinh làm các đội, mỗi đội đều nhận một nhiệm vụ sau đó từng em một thực hiện nhiệm vụ đó, cứ như thế em số 1 thực hiện xong thì đến em thứ 2,… Cứ như thế cho đến hết thời gian quy định. Bên nào nhanh, nêu được nhiều đơn vị kiến thức theo yêu cầu thì bên đó thắng .
Ví dụ : Môn : Chính tả – Lớp 5: Bài “Hà Nội”
Bài tập 3 (Phần luyện tập): Viết một số tên người, tên địa lí mà em biết.
Sau khi cho học sinh nhắc lại quy tắc viết tên người, tên địa lí. Giáo viên sẽ tổ chức làm bài tập này dưới dạng “Trò chơi tiếp sức”. Các đội sẽ lần lượt lên thực hiện yêu cầu bằng cách “tiếp sức”. Tức là sẽ tìm và viết đúng tên một bạn nam hay một bạn nữ trong lớp, lượt khác viết tên một anh hùng nhỏ tuổi ,….đúng theo yêu cầu của bài tập.
- Trò chơi “Rung chung vàng”
* Mục đích của trò chơi: Giúp học sinh nhớ lại toàn diện bài học trong một tiết học.
* Chuẩn bị :
+ Một cái giá, trên cây có treo một quả chuông vàng.
+ Phiếu để ghi những phép tính, câu hỏi, bài tập ….. ( liên quan đến nội dung bài học )
+ HS bảng con .
- Cách tiến hành:
GV chia lớp thành các nhóm ( tổ ), Cử một đại diện đọc các phép tính, (câu hỏi,….) ghi trên phiếu. Cử tổ trọng tài .
Giáo viên hướng dẫn luật chơi.
Bạn đại diện đọc các phép tính, (câu hỏi,….) ghi trên phiếu. Các nhóm ( tổ )
Lắng nghe, tính nhẩm hay suy nghĩ ghi kết quả vào bảng con. Tổ trọng tài dựa vào đáp án kiểm tra kết quả ( nhóm, tổ nào nhiều bạn trả lời đúng). Cứ như thế đến phép tính, câu hỏi cuối cùng nhóm nào có số bạn trả lời đúng nhiều nhất nhóm đó sẽ lên rung chuông vàng.
Ví dụ:
Bài: Chính tả ( Nghe viết) Chuỗi ngọc lam
(SGK TV 5 tập 1 Trang 136-137)
Bài tập 2a.
Bạn đại diện đọc các phiếu:
Tìm từ chứa tiếng “ tranh” HS các nhóm ghi vào bảng: truyện tranh, đấu tranh,…..
Tìm từ chứa tiếng “ chanh” HS các nhóm ghi vào bảng: quả chanh, chanh chua, ….
Cứ tiếp tục đến hết BT 2a. Tổ trong tài tìm ra nhóm chiến thắng.những bạn chiến thắng lên rung chuông “vàng”
Các trò chơi mà tôi đã nêu trên, không những dạy được trong các tiết dạy trong chương trình lớp 5 mà nó còn thực hiện được đối với tất cả trong các khối lớp khác cũng như tất cả các môn học.