Nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi
I.1 Lý do chọn đề tài
Mẫu giáo tốt mở đầu cho một nền giáo dục tốt, ngành học mầm non là ngành học quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục việt nam, đo đó giấo viên mầm non có tầm quan trọng trong việc phát triển toàn diện của đúa trẻ trong tương lai, họ là nguqoqì thầy đầu tiên của các cháu và chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp trồng người.
Giáo viên mầm non là người đặt là người đầu tiên ươm mầm cho sự nghiệp trồng người vì sự nghiệp trồng người của mọi người, mọi nhà và toàn xã hội. Với một nhiệm vụ nặng nề và quan trọng như thế là một giáo viên mầm non ta phải lầm gì đây để góp phần vào sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ, giúp trẻ trở thành 1 người tốt trong xã hội hiện đại ngày nay.
Như chúng ta đã biết trẻ em như một tờ giấy trắng việc gieo vào đầu những điều hay, những ý đẹp là điều quan trọng , đây cũng là thời điểm thích hợp nhất để giáo dục trẻ? Ông bà xưa có câu: “dạy con từ thuở còn thơ” từ thuở còn ở trong nôi trẻ đã được nghe những lời ru ngọt ngào của bà của mẹ vôứi những giai điệu trầm bổng và các ca từ trong những thể loại đó sẽ đưa trẻ vào thế giới đẹp và đầy nhân ái.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật ra đời từ rất sớm và gắng bó mật thiết với đời sống con người, bản chất của âm nhạc là truyền tải những tâm tư mong muốn, những niềm vui, nỗi buồn mà tác giả muốn gửi đến cho người nghe thông qua những tác phẩm âm nhạc. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng trẻ trong bào hai được nghe nhạc cổ điển sẽ tăng kích thích sóng điện não, giúp trẻ phát triển tăng trí thông minh sau này
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non hoạt động âm nhạc là một trong những hoạt động cần thiết và quan trọng, âm nhạc phản ảnh mọi hoạt động của tự nhiên và xã hội. Thông qua giai điệu, tiết tấu, ngôn ngữ trong âm nhạc, đưa trẻ đến với những chuẩn mực đạo đức mà xã hội yêu cầu.
Âm nhạc còn là một hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc, khi nghe nhạc trẻ trẻ cảm thụ đựơc tính chất tình cảm của âm nhạc đòng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với nhưũng hiện tượng sống động của đời sống.
Như vậy để tíên hành giáo dục âm nhạc cho trẻ người giáo viên mầm non cần có khả năng âm nhạc như biết đàn, hát, vận động theo nhạc và khả năng tổ chức các trò chơi âm nhạc.
Qua thực tế công tác tại trường tôi nhận thấy các cháu rất thích rất hững thú với những trò chơi, những dụng cụ, những đồ dùng hay những đệu múa mới lạ. chinh vì điều này khiến tôi trăn trở và mạnh dạn chon đề tài “ nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi” Tôi viết đề tài này nhằm đưa ra những biện pháp mới giúp trẻ hứng thú và học tốt môn âm nhạc hơn.
- Nội dung và cách thực hiện các biện pháp giải pháp
Biện pháp1: Sáng tạo làm mới các trò chơi âm nhạc
Nội dung: Dựa trên các nền trò chơi cũ sáng tạo làm mới trò chơi thu hút trẻ.
Chuẩn bị:
– Các dụng cụ phù hợp với các trò chơi phiên bản mới.
Cách thức thực hiện:
– Trẻ ở lứa tuổi mầm non học tập thông qua hoạt động vui chơi. Các hoạt động âm nhạc như ca hát, vận động, nghe… tổ chức dưới dạng trò chơi là hình thức hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, thường được mọi trẻ yêu thích. Dù ở hình thức nào trò chơi âm nhạc cũng có quyết định nội dung và tính chất các hoạt động phát triển cảm giác nghe nhạy bén của trẻ vì thế chúng ta thấy trò chơi âm nhạc trong hoạt động âm nhạc rất quan trọng. Những trò chơi âm nhạc trong chương trình GD âm nhạc cho trẻ thường được các tiến sỹ, giáo sư học nghiên cứu và đưa vào rất phù hợp với trẻ song số lượng trò chơi có hạn chế. Nếu giáo viên chỉ biết áp dụng các trò chơi đó một cách rập khuôn. Lúc nào cũng chơi trẻ sẽ nhàm chán, trẻ sẽ không hoạt động tích cực nữa dẫn đến một thói quen không tập trung trong học tập. Để trẻ được tự do tìm cách thể hiện nhân vật, thể hiện bản thân, hoạt động tích cực sáng tạo thì việc làm mới trò chơi sẽ luôn lôi cuốn trẻ, trẻ sẽ rất hứng thú với những gì mới những gì chưa biết và chưa làm được. Đặc biệt là những trò chơi mới lạ khi trẻ tham gia chơi với nhau giúp các cháu có sự tưởng tượng phong phú, có tinh thần tập thể, rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn của trẻ cũng tùy vào độ tuổi của trẻ mà giáo viên nên chọn trò chơi phù hợp sau đó tìm cách phiên bản từ dễ đến khó tùy vào độ tuổi của lớp mình. Sau đây tôi nêu một vài trò chơi mới cho chị em cùng tham khảo:
Trò chơi 1: Ô số bí mật ( phiên bản mới từ trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát) Chủ đề động vật.
Chuẩn bị:
Cô chuẩn bị 9 ô số trên màn hình máy tính từ 1 đến 9, sau mỗi ô số là hình ảnh, tiếng kêu, câu hỏi về đặt điểm của các con vật trong chủ đề động vật.
Luật chơi: Đội nào đoán ra bài hát mà rung chuông trước sẽ dành quyền trả lời.
Cách chơi:
Tôi chọn 9 cháu ở 3 tổ chia ra thành 3 đội mỗi đội 3 cháu, mỗi đội chơi sẽ có 1 xắc xô để rung khi tìm được câu trả lời.
Trẻ lắng nghe tiếng kêu, chú ý xem hình ảnh và câu hỏi cô ghi âm bằng giọng nói của cô sau đó đoán tên bài hát và hát về bài hát đó và nếu 3 đội không trả lời được thì câu trả lời dành cho khán giả là những cháu còn lại trong lớp. Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà. Các đội lần lượt chọn ô số rồi trả lời và hát tất cả các bài hát trong các ô số cô đã chuẩn bị.
– Ô số 1: Là nhạc nền của bài hát “ Chú voi con ở bản đôn”.
– Ô số 2: Bức tranh: Chú cá vàng đang bơi.
– Ô số 3: Tiếng hót của con chim.
– Ô số 4: Là tiếng nói ghi âm của cô: Các con hãy giải giúp cô câu đó sau và hát bài hát nói về con vật đó “Con gì chân ngắn mà lại có màng
mỏ bẹt màu vàng hay kêu cạp cạp”
– Ô số 5: Là tiếng kêu của con mèo.
– Ô số 6: Hình ảnh của chú lừa con.
– Ô số 7: Cô ghi âm câu đố: Con gì bay thấp thì mưa, bay cao trời nắng bay vừa trời râm là con gì và hát bài hát về con vật đó.
– Ô số 8: Tiếng kêu của chú ếch ộp.
– Ô số 9: Hình ảnh con cò.
Qua mỗi ô số các đội sẽ nghe và rung chuông, đoán tên bài hát và hát – Sau mỗi câu trả lời đúng của trẻ cô kích vào ô số để trẻ nghe tiếng vỗ tay chúc mừng.
Trò chơi kết thúc tôi thấy trẻ rất vui vẻ và hứng thú và vẫn còn muốn tiếp tục chơi, với trò chơi này tôi thấy trẻ thật sự tự tin, thể hiện được sự đoàn kết và khả năng làm việc nhóm.
Trò chơi đã áp dụng ở nhiều chủ đề khác nhau như chủ đề thực vật, gia đình, phương tiện giao thông, chủ đề hiện tượng tự nhiên…
Trò chơi thứ 2: Những nốt nhạc vui. ( Phiên bản mới từ trò chơi: Nghe nhạc đoán tên bài hát) Chủ đề “Nước và hiện tượng tự nhiên”
Chuẩn bị:
– Giai điệu của những bài hát trong chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên
– Giai điệu của nhạc cụ, đàn ghita, organ.
– Ly uống nước bằng thuỷ tinh, bút và giấy vẽ cho trẻ.
Cách chơi: Tổ chức trong lớp học. Tôi tạo tình huống hứng thú cho trẻ sau đó giới thiệu trò chơi mới. Những nốt nhạc vui.
– Nốt nhạc thứ nhất: Tôi cho trẻ nghe âm thanh tiếng nước chảy từ dòng suối róc rách và hỏi trẻ tiếng nước chảy từ đâu?
Trẻ trả lời câu hỏi, nếu trẻ không trả lời được thì mời bạn khác trả lời và trả lời đúng được nhận một phần quà.
– Nốt nhạc thứ 2: Lắng nghe giai điệu và đoán xem bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác, yêu cầu trẻ hát bài hát sau khi trả lời đúng.
– Nốt nhạc thứ 3:Đoán xem đó là giọng hát của bạn nào? Gọi một bạn lên đội mũ chóp Cả lớp hát bài “Cùng chơi trốn tìm” đến câu “ Bạn ở đâu” cả lớp dừng hát cô sẽ chỉ vào 1 bạn và bạn đó sẽ hát thật to “Tôi sẽ ra ngay đây mà” vừa hát vừa chạy ra khỏi lớp, bạn đội mũ chóp phải đoán ra xem đó là ai hát và đi ra ngoài.
– Nốt nhạc thứ 4: Cô cho trẻ nghe tiếng gõ phát ra từ hai viên sỏi, cô gõ theo tiết tấu chậm và hỏi trẻ: Cô dùng nhạc cụ nào để gõ và gõ theo tiết tấu gì?
– Nốt nhạc thứ năm: Đoán xem âm thanh của ly nào? Tôi dùng 2 ly thuỷ tinh giống nhau nhưng tôi rót mức nước khác nhau, sau đó cho 1 trẻ lên đội mũ chóp, cô gỗ vào từng ly nước và hỏi trẻ cô vừa gõ vào ly nước nào? Hỏi trẻ vì sao con chọn đáp án đó.
– Nốt nhạc thứ 5: Lắng nghe và vẽ theo giai điệu. Tôi chuẩn bị các giai điệu khác nhau như: Cao, thấp, trầm bổng, lên cao dần, xuống thấp dần… Và tôi phát bút chì giấy vẽ cho trẻ, yêu cầu trẻ khi trẻ nghe giai điệu thấp vẽ 1 đường ngang, lên cao dần vẽ nét xiên, khi cao trẻ vẽ nét thẳng đứng…Sau khi kết thúc cho trẻ nghe nhạc và kiểm tra lại.
Ngoài 2 trò chơi trên tôi còn nhiều trò chơi khác cũng cuốn hút được sự chú ý của trẻ như trò chơi “ Nghe bài hát chọn địa danh”: Ví dụ: Khi nghe bài hát “ Yêu Hà Nội” thì trẻ chọn các địa danh có trong bài hát như: Sông Hồng, lăng Bác Hồ, tháp rùa… khi nghe bài hát “ Miền nam của em” cháu chọn các hình ảnh về các loại quả tượng trưng cho miền nam. Khi nghe bài hát “ Em nhớ tây nguyên” cháu chọn phong cảnh tây nguyên …Một trò chơi nhẹ nhàng, không cần nhiều đồ dùng đồ chơi nhưng tôi nhận thấy trẻ rất hứng thú với trò chơi tôi đưa ra và tỷ lệ trẻ chơi đạt kết quả khá cao.
– Trẻ trực tếp là người trải nghiệm với những trò chơi mới lạ đó là điều hứng thú đối với trẻ, khả năng tò mò ham khám phá ở đứa trẻ sẽ thể hiện qua các trò chơi âm nhạc nên giáo viên phải cho trẻ hoạt động được thử đúng và sai với những trò chơi mới, thông qua những trò chơi đó sẽ trả lời cho trẻ những câu hỏi vì sao? Thế nào? Mà trẻ đặt ra.
Biện pháp 2: Làm mới góc hoạt động âm nhạc:
Những đồ chơi phục vụ góc hoạt đọng âm nhạc của lớp tôi hầu hết làm các đồ dùng đồ chơi công nghiệp, những đồ chơi đó không còn hứng thú đối với trẻ nữa, ngày nào trẻ cũng nhìn thấy chúng, ở chủ đề nào cũng những đồ dùng đồ chơi cũ đó, nên tôi muốn bổ sung đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu mở và tôi cùng trẻ tạo ra những đồ chơi âm nhạc mới lạ từ các nguyên vật liệu mở theo chủ đề và phú hợp với từng chủ đề.
– Tôi đã sử dụng các nguyên vật liệu mở dễ tìm như các loại sỏi, các loại ống nước cũ có đường kính nhỏ, ống lớn 40 vỏ trai, sò, ly nhựa có nhiều màu sắc, các lon nuớc yến…tôi bố trí thời gian 1 tuần 1 buổi để tôi và trẻ cùng tạo ra những chiếc sáo từ chiếc ống nước nhỏ, tạo ra những chiếc trống cơm từ những đoạn ống lớn,vẽ hình con cá trên những viên sỏi, hay làm trống lắc từ lon bia, lon nước yến…
– Không những tôi bổ sung mà còn làm mới chúng theo từ chủ đề
Ví dụ: Ở chủ đề động vật: Tôi vẽ hình những chú cá ngộ nghĩnh trên những viên sỏi, vẽ hình những chú bọ cánh cam, Những chú ve sầu lên những võ sò… Chiếc trống cơm tôi cũng trang trí theo từng chủ đề như chủ đề thực vật tôi dán các loại quả, rau , củ, các con vật theo từng chủ đề nhỏ.
– Trang trí góc hoạt động âm nhạc theo chủ đề bổ sung các loại đạo cụ phục vụ cho giờ biễu diễn văn nghệ như: mũ, dây đeo tay, đeo chân, đeo cổ, quần áo phù hợp với chủ đề.
Biện pháp thứ 3: Sáng tạo ra các điệu múa từ những điệu múa của người dân tộc Bahna.
Như chúng ta đã biết Múa là một loại hình nghệ thuật ra đời rất sớm từ thời kỳ nguyên thuỷ trong quá trình trồng trọt săn bắn, hái lượm …các động tác được hình thành do nhu cầu truyền bá kinh nghiệm, biểu lộ tình cảm với nhau.
Hiện nay múa vẫn được xem là loại hình nghệ thuật quan trọng trong lĩnh vực đới sống văn hoá nghệ thuật của mọi lứa tuổi. Đặc biệt là trẻ mầm non. Múa có tác động mạnh mẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, trong sáng hơn và việc dạy múa cho trẻ Mầm non góp phần không nhỏ đôi với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thông qua các nội dung bài múa, động tác, điệu bộ của người múa, giúp trẻ nhớ được bài hát sâu sắc hơn, trẻ biết yêu, biết ghét, biết hành động đúng sai. ví dụ qua bài: Múa với bạn tây nguyên, Em nhớ tây nguyên Khơi gợi ở trẻ tình yêu thiên nhiên yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước ….Dạy trẻ biết yêu quý Bác Hồ, yêu cô giáo, yêu gia đình yêu bạn bè qua các bài múa như: Nhớ ơn Bác, Cô và Mẹ, Cháu Yêu Bà… Thông qua những bài múa trẻ ghét những thói hư tật xấu như: Thật đáng chê, Rửa mặt như mèo…Cũng như qua bài chiếc khăn tay, đi học về…Giáo dục nhắc nhở các cháu những hành vi tốt đẹp trong cuộc sống.
Ngoài ra trong quá trình múa tập thể giúp trẻ biết phối hợp cùng bạn, kiên trì tập luyện, tính tổ chức kỷ luật, mạnh dạn tự tin.
Vì vậy nên tôi muốn chọn biện pháp này để giúp trẻ khắc sâu nội dung bài hát thế nhưng tôi vẫn phân vân vì những động tác múa có trong chương trình không còn mới nên không thu hút nhiều sự hứng thú của trẻ vì lý do đó nên tôi chọn biện pháp thứ 3 là sáng tạo ra các điệu múa từ các điệu múa cơ bản của người Bahna nhằm tăng thêm phần hứng thú tham gia vào hoạt động âm nhạc của trẻ.
Chuẩn bị: Sưu tầm các thế tay cơ bản của người dân tộc Bahna
– Các bài múa
ĐỘNG TÁC 1: NHÚN THẲNG TẠI CHỖ
Chuẩn bị: Đầu người thẳng hướng 1 hai chân đứng thế 1 hẹp tự nhiên, hai tay xuôi xuống hai bên đùi, khung tay hơi nâng khuỳnh lên, khuỷu tay tròn, hai bàn tay nắm hờ lòng bàn tay hướng 5.
Tà: Như hít vào một hơi thở, lồng ngực hơi căng nâng vai lên theo và nâng cả khung tay theo hơi ra phía trước.
Nhịp 1: Hai chân nhún thẳng xuống, trọng lượng chủ yếu đổ xuống chân phải trụ, chân trái hơi bên nhẹ gót. Dầu gối trái hơi nhô lên phía trước cao hơn gối phải.
Hai tay giữ khung buông về sau cách đùi khoảng 20cm. Đầu mặt hơi xoay nhìn về phải. bụng bên trái hơi óp vào, giữ tạo hình.
Tà: Tiếp tục làm động tác nối tiếp.
Đổi bên nhún, làm ngược lại, mỗi bên nhún 4 lần rồi đổi.
* Phân tích động tác:
– Động tác chân 1: Hai chân nhún thẳng xuống, trọng lượng chủ yếu đổ xuống chân phải trụ,
– ĐTC2: Chân trái hơi bên nhẹ gót. Dầu gối trái hơi nhô lên phía trước cao hơn gối phải.
– Động tác tay 1: Hai tay xuôi xuống hai bên đùi, khung tay hơi nâng khuỳnh lên, khuỷu tay tròn, hai bàn tay nắm hờ lòng bàn tay hướng 5.
– ĐTT2: Nâng vai và nâng cả khung tay theo hơi ra phía trước.
– ĐTT3: Hai tay giữ khung buông về sau cách đùi khoảng 20cm.
– Đầu mặt hơi xoay nhìn về phải, giữ tạo hình.
* Nhận xét động tác:
Động tác nhún thẳng tại chỗ có tính chất đều đặn nhịp nhàng, liên tục, đường nét luật động đơn giản. Sắc thái tình cảm nhẹ nhàng phù hợp với trẻ mầm non, tiết tấu âm nhạc 2/4 phù hợp với mầm non..
* Ví dụ: Ứng dụng động tác nhún thẳng tại chỗ vào việc xây dựng bài múa “ Vui đến trường” cho trẻ mầm non lớp lá.
– Chân 1: Hai chân nhún thẳng xuống, trọng lượng chủ yếu đổ xuống chân phải trụ, kết hợp với hai tay đặt lên hai vai lắc qua trái lắc qua phải, đầu và người nghiêng theo tay.
– Chân 2: Chân trái hơi bên nhẹ gót. Dầu gối trái hơi nhô lên phía trước cao hơn gối phải. kết hợp với hai tay đặt lên hai vai lắc qua trái lắc qua phải, đầu và người nghiêng theo tay
ĐỘNG TÁC 2 : DI ĐỘNG TIẾN LÙI
Đi tiến : Chân phải bước thẳng lên trước cách chân sau khoảng một bàn chân lam trụ đồng thời chân trái sau kéo ngay lên cạnh chân phải, hơi bênh gót, đi nhẹ hơn, nhún xuống ghìm nhẹ.
Tay: Khi khung tay đưa ra trước thì hai tay hơi mở xế ra hai phía( gần chếch 45 độ).
Khi khung tay hạ xuống thì khuỷu tay cũng hạ nhẹ xuống, hai bàn tay vẫn nắm khum sấp bàn tay như hơi bị gìm lại, ngỏng nắm tay ra trước.
Đi lùi: Chân trái lùi về sau khoảng 1 bàn chân vừa đúng thế hai ( không rộng) làm trụ đồng thời chân phải kéo về ngay bên cạnh chân trụ( t 1 hẹp).
Hoàn thành động tác 1 nhịp 2/4 tốcđộ chậm rãi.
* Phân tích động tác
Tay: Động tác tay 1: Khi khung tay đưa ra trước thì hai tay hơi mở xế ra hai phía( gần chếch 45 độ).
Động tác tay 2: Khi khung tay hạ xuống thì khuỷu tay cũng hạ nhẹ xuống, hai bàn tay vẫn nắm khum sấp bàn tay như hơi bị gìm lại, ngỏng nắm tay ra trước.
Chân:
Động tác C1: Chân phải bước thẳng lên trước cách chân sau khoảng một bàn chân,
Động tác C2: chân trái kéo ngay lên cạnh chân phải,hơi bênh gót, đi nhẹ hơn, nhún xuống ghìm nhẹ.
Động tác C3: Chân trái lùi về sau khoảng một bàn chân vừa đúng thế hai làm trụ.
Động tác C4: Chân phải kéo về ngay cạnh chân trái.
* Nhận xét động tác:
Động tác di động tiến lùi có tính chất đàn hoàn chững chạt dẻo dai thư thái , đường nét luật động đơn giản, sắc thái tình cảm nhẹ nhàng phù hợp với trẻ mầm non, tốc độ chậm rãi. Động tác không thay đổi nhiều rất phù hợp với trẻ mầm non.
* Ví dụ: Ứng dụng động tác di động tiến lùi vào việc xây dựng bài múa “Vui đến trường” cho trẻ mầm non lớp lá.
– Động tác C1: Chân phải bước thẳng lên trước cách chân sau khoảng một bàn chân, kết hợp với 2 tay đưa lên cao trên đầu, lòng bàn tay ngửa, tay để tư thế chữ V.
– Động tác C2: chân trái kéo ngay lên cạnh chân phải,hơi bênh gót, đi
nhẹ hơn, nhún xuống ghìm nhẹ,hai tay hạ xuống xuôi vai, khuỷu tay hơi khuỳnh, lòng bàn tay hướng .Đầu và người nghiêng về bên trái.
– Động tác 3: Chân trái lùi về sau khoảng một bàn chân vừa đúng thế hai làm trụ.
– Động tác C4 chân phải kéo về ngay cạnh chân trái,kết hợp với đầu và người nghiêng sang bên phải, hai tay đặt úp trên vai.
ĐỘNG TÁC 3 : XÁT COONG
Chuẩn bị: 2 nhịp: chân đứng thế 3 hẹp, chân trái trước , mũi chân về hướng 7, người hướng 8, chân phải sau trụ, thân trên xoay ra hướng 8,
hơi ngả, vai phải hơi thấp.khung tay nâng khuỳnh, bàn tay hơi nắm( như
chuẩn bị của nhún thẳng). Đấu mặt xoay nhìn về hướng 1vẻ hãnh diện.
Tà: Hai bàn tay hơi nắm khum tròn đưa lên thế 6. Đầu hơi ngả phía vai phải , mặt nhìn lên hướng tay cát xoong( biểu hiện yêu thích những chiếc vòng).
Nhịp 1:Tay trái hạ khuỷu tay, đồng thời cát xoong xuống nhanh, miết dọc ở phía trong cẳng tay phải
– Tay phải ở bên ngoài hạ khuỷu tay đồng thời xát coong dưới lên, miết chéo bên ngoài cẳng tay trái. Cả hai tay xát coong điều hơi xoay cẳng tay hướng lòng bàn tay về phía măt. Chân nhún xuống.
– Tà: Tay phải bên ngoài nâng khuỷu tay đồng thời đưa nhanh lên cao( để chuẩn bị cho nhịp sau miết xuống)
Tay trái chỉ hơi đưa nhẹ khuỷu tay ra một chút ( để chuẩn bị cho nhịp sau miết lên)
Hai chân thẳng lên
Hoàn thành động tác một nhịp 2/4.
Mỗi chiều 4 lần nhún n + 4 lần xát coong( Trái, phải , trái , phải), rồi chuyển đổi sang hướng 2.3 ( Chân xoay chuyển giống cát xoong nam)
Chuyển 4 lần( Trái phải trái phải) vừa trọn 1 bài 16 nhịp
* Phân tích động tác:
Chân: C1: Chân đứng thế 3 hẹp, chân trái trước , mũi chân về hướng 7,chân phải sau trụ
C2: Chân nhún xuống
C3: Hai chân thẳng lên
Tay: T1: khung tay nâng khuỳnh, bàn tay hơi nắm( như chuẩn bị của nhún thẳng).
T2: Hai bàn tay hơi nắm khum tròn đưa lên thế 6.
T3: Tay trái hạ khuỷu tay, đồng thời cát xoong xuống nhanh, miết dọc ở phía trong cẳng tay phải
T4: Tay phaỉ ở bên ngoài hạ khuỷu tay đồng thời cát xoong dẩy lên, miết chéo bên ngoài cẳng tay trái
T5: Cả hai tay cát xoong điều hơi xoay cẳng tay hướng lòng bàn tay về phía măt
T6: Tay phải bên ngoài nâng khuỷu tay đồng thời đưa nhanh lên cao( để chuẩn bị cho nhịp sau miết xuống)
T7: Tay trái chỉ hơi đưa nhẹ khuỷu tay ra một chút ( để chuẩn bị cho nhịp sau miết lên)
Luật động đầu và người:
Đ1: Người hướng 8, thân trên xoay ra hướng 8, hơi ngả, vai phải hơi
thấp. Đấu mặt xoay nhìn về hướng 1vẻ hãnh diện.
Đ2: Đầu hơi ngả phía vai phải
* Nhận xét động tác:
Động tác xát coong mang sắc thái vui vẻ, biểu hiện sự yêu thích có tính chất đàn hoàn chững chạt dẻo dai thư thái, sắc thái tình cảm nhẹ nhàng phù hợp với trẻ mầm non, tốc độ chậm rãi. Rất phù hợp với trẻ mầm non.
* Ứng dụng động tác “xát coong” vào việc xây dựng bài múa “Vui đến trường” cho trẻ mầm non lớp lá.
– Chân 1: chân đứng thế 3 hẹp, chân trái trước , mũi chân về hướng 7,chân phải sau trụ kết hợp với hai cánh tay đưa vòng lên đầu co vào ngón tay về hướng 1 đầu hơi ngả phía vai phải.
– Tay 2: Hai bàn tay hơi nắm khum tròn đưa lên thế 6.
kết hợp với chân đi hơi nhanh, mắt nhìn theo tay, đầu và người nghiêng hướng ngược lại.
– Chân 2: Chân nhún xuống, kết hợp với hai tay bắt chéo trươc ngực người nghiêng qua phải, mắt nhìn hương 1
ĐỘNG TÁC 4 : NHẢY NHÍCH MỘT CHÂN
* Động tác nguyên mẫu:
Chân phải nhảy thấp lên trước khoảng 1 bàn chân, khi chân phải đặt xuông, đồng thời chân trái vòng vắt qua phía trước đầu gối chân phải, đầu gối cong, bàn chân tự nhiên.
Thân người xoay theo sang hướng 2, vai trái hơi thấp, 2 cẳng tay gập nâng lên ngang bụng vỗ vào 2 mặt trống, hai khủyu tay nâng mở ra 2 bên.
Mũi chân phải xoay cùng nhích gót 3 cái theo 3 phách xoáy trên chân trụ theo chiều về bên phải, chân trái giữ nguyên khung chân xoay theo đến hướng 1, khung chân tự nhiên chéo ở hướng 2, đầu người cũng xoay theo 1 vòng về hướng 1, mặt nhìn thẳng 2 tay vỗ trống 3 cái theo 3 phách.
Giữ nguyên dáng trên nhích chân tại chỗ có nhún nhệ đầu gối, 4cái nhích nhún vào 4 phách.
Cùng vào từng phách, hai tay vỗ vợt 2 bên mặt trống đuổi nhau 4 cái, tay trái vợt đưa ra trước, tay phải vợt về phía sau lần lượt.
Tay trái đưa trước, sau, trước, sau.Tay phải đưa sau, trước, sau, trước.
Đổi bên: nhịp 1 chân trái đang nâng khung chân chéo hướng 2 nhảy đặt thẳng xuống hươớng 1 cùng chân phải hất vòng bắt cheo chân qua phía trước, đầu gối chân trái
Hoàn thành động tác 4 nhip 2/4, tốc độ hơi nhanh.
* Phân tích động tác:
Chân: C1: Chân phải nhảy thấp lên trước khoảng 1 bàn chân,
C2: khi chân phải đặt xuống, đồng thời chân trái vòng vắt qua phía
trước đầu gối chân phải, đầu gối cong, bàn chân tự nhiên.
C3: Mũi chân phải xoay cùng nhích gót 3 cái theo 3 phách xoáy trên chân trụ theo chiều về bên phải
C4: chân trái giữ nguyên khung chân xoay theo đến hướng 1, khung chân tự nhiên chéo ở hướng 2
C5: nhích chân tại chỗ có nhún
C6: chân trái đang nâng khung chân chéo hướng 2 nhảy đặt thẳng xuống hươớng 1
C7: chân phải hất vòng bắt cheo chân qua phía trước đầu gối chân trái
Tay: T1: Hai cẳng tay gập nâng lên ngang bụng vỗ vào 2 mặt trống, hai khủyu tay nâng mở ra 2 bên.
T2: Hai tay vỗ vợt 2 bên mặt trống đuổi nhau 4 cái.
T3: Tay trái vợt đưa ra trước.
T4: Tay phải vợt về phía sau lần lượt.
T5: Tay trái đưa trước, sau, trước, sau.
T6: Tay phải đưa sau, trước, sau, trước.
Đầu và người:
Đ1: Thân người xoay theo sang hướng 2, vai trái hơi thấp.
Đ2: Đầu người cũng xoay theo 1 vòng về hướng 1, mặt nhìn thẳng
* Nhận xét động tác:
Động tác nhảy nhích một chân hầu hết các luật động tay chân điều phù hợp với trẻ mầm non.
* Ví dụ: Ứng dụng động tác nhảy nhích một chân vào việc xây dựng bài múa “ vui đến trường” cho trẻ mầm non lớp lá.
– Chân 1: Chân phải nhảy thấp lên trước khoảng 1 bàn chân, kết hợp với hai tay khum để trước miệng giả làm động tác gà gáy.
– Chân 7: Chân phải hất vòng bắt cheo chân qua phía trước đầu gối chân trái kết hợp với hai tay giơ ngang mặt rồi từ từ mở sang hai bên hướng 3 và hướng 7.
– Chân 3: Mũi chân phải xoay cùng nhích gót 3 cái theo 3 phách xoáy trên chân trụ theo chiều về bên phải kết hợp với hai bàn tay vỗ vào nhau đầu lắc theo nhịp vỗ tay.
– Chân 5: : Nhích chân tại chỗ có nhún, kết hợp với tay phải ngửa tay trái sấp mũi bàn tay theo đổi theo hướng 3 và hướng 7.
Cấu trúc bài hát “vui đến trường” được thể hiện trong chương trình
Nhạc dạo từ câu 1- câu 4: mỗi câu 4 nhịp
Câu 1- 3n Khi ông mặt trời thức dậy
Câu 2- 4n mẹ lên rẫy em đến trường.
Đoạn 2 Câu 3- 4n Cùng đàn chim rộn vang tiếng hót.
Lời 1 Câu 4- 4n Giọt sương long lanh nhẹ thắm trên vai
Câu 5- 4n Nụ hoa xinh tươi luôn hé môi cười
Câu 6 – 4n Đưa em vào đời đẹp những ước mơ
Câu 7- 4n Đưa em vào đời đẹp những ước mơ
Câu 1- 4n
Đoạn 3 Dãn tấu Câu 2- 4n
Câu 3- 4n
Câu 4- 4n
Câu 1- 3n Khi ông mặt trời đi ngủ
Câu 2- 4n mẹ lên lên lớp bên ánh đèn
Đoạn 2 Câu 3- 4n Bản làng em hòa vang khúc hát
Lời 2 Câu 4- 4n Niềm tin bao la mẹ viết trong đầu
Câu 5- 4n Vầng trăng lên cao trong sáng một màu
Câu 6 – 4n Ôi con gà rừng nào gáy đâu đây
Câu 7- 4n Em nghe lòng mình niềm vui đong đầy
Cấu trúc bài múa được dàn dựng:
Số lượng trẻ tham gia: 8 trẻ
Trang phục : quần áo dân tộc tây nguyên
Đoạn 1: ( 4C- 4N)
trẻ ngồi tại sân khấu chia làm 3 khối theo hình vẽ.
Chân: Nhún thẳng tại chỗ
– Câu 1- 4n:
Hai trẻ ngồi cánh gà trái thực hiện phần luật động chân 1Chân phải nhảy thấp lên trước khoảng 1 bàn chân, kết hợp với hai tay khum để trước miệng giả làm động tác gà gáy.
- Câu 2- 4n:
Hai trẻ ngồi cánh gà phải thực hiện phần luật động chân 7 của
động tác nhảy nhích 1 chân kết hợp với hai tay giơ ngang mặt rồi từ từ mở sang hai bên hướng 3 và hướng 7.
– Câu 3 – n4: trẻ ngồi ở giữa thực hiện phần luật động tay 2 của động tác di động tiến lùi kết hợp với chân đi hơi nhanh về hướng 1 đầu nghiêng theo tay.
– Câu 4 – 4n:
Tất cả trẻ đứng dậy đi vòng tròn 3 nhóm với nhau ( 4N) tay hai của động tác di động tiến lùi, kết thúc câu 4 trẻ về đội hình hai hàng ngang.
Đoạn 2:
– Câu 1- 3 n:
Cả đội cùng làm luật động chân 1 của động tác nhảy nhích một chân Chân phải nhảy thấp lên trước khoảng 1 bàn chân, kết hợp với hai tay khum để trước miệng giả làm động tác gà gáy.
– Câu 2- 4 n:
Tất cả trẻ cùng làm động tác nhún thẳng tại chỗ.
– Câu 3- 4n: – Cùng làm luật động chân 3 Mũi chân phải xoay cùng nhích gót 3 cái theo 3 phách xoáy trên chân trụ theo chiều về bên phải kết hợp với hai bàn tay vỗ vào nhau đầu lắc theo nhịp vỗ tay.mỗi bên 4 trẻ hướng vào nhau, 4 trẻ tiến lên, 4 trẻ lùi về và ngược lại, đối mặt vào nhau, chân đứng thế 1.
– Câu 4- 4 n: – Luật động chân 7 chân phải hất vòng bắt cheo chân qua phía trước đầu gối chân trái kết hợp với hai tay giơ ngang mặt rồi từ từ mở sang hai bên hướng 3 và hướng 7.
– Câu 5-4n: Trẻ đi vòng tròn và cầm tay nhau
– Câu 6-4n: Trẻ vẫn tiếp tục đi vòng và cầm tay nhau
-Câu 7- 4n– – Luật động tay 2 của động tác xát coong hai bàn tay hơi nắm khum tròn đưa lên thế 6, kết hợp với chân đi hơi nhanh, mắt nhìn theo tay, đầu và người nghiêng hướng ngược lại. kết thúc động tác trẻ đi về thành hai hàng ngang
Đoạn 3( 4c- 4n)
– Câu1: 4n 4 trẻ đi vòng tròn với nhau, hai bàn tay vỗ vào nhau đầu lắc theo nhịp vỗ tay.
– Câu 2: 4n
Hai vòng tròn tạo thành hai hàng ngang( người hướng về phía khán giả) hai hàng đứng so le nhau.
– Câu 3: 4n
Hai trẻ đi xoắn đôi từ trái qua phải, về vị trí cũ, nhún thẳng tại chỗ, hai trẻ đối mặt nhau tay thế 6 chân đi chậm.
– Câu 4- 4n:
Đi ngược lại và cuối cùng hướng mặt về khán giả về vị trí cũ
Đoạn4:
– Câu1- 3n:
Trẻ làm luật động chân 1 của động tác xát coong chân đứng thế 3 hẹp, chân trái trước , mũi chân về hướng 7,chân phải sau trụ kết hợp với hai cánh tay đưa vòng lên đầu co vào ngón tay về hướng 1 đầu hơi ngả phía vai phải.
kết hợp với hai cánh tay đưa vòng lên đầu co vào ngón tay về hướng 1 đầu hơi ngả phía vai phải.
– Câu 2- 4n
Trẻ thực hiện luật động chân 5 của động tác nhảy nhích một chân – nhích chân tại chỗ có nhún, kết hợp với tay phải ngửa tay trái sấp mũi bàn tay theo đổi theo hướng 3 và hướng 7.
– Câu 3-4n
Trẻ thực hiện tiếp tục một lần nữa giống câu 2.
– Câu 4- 4 n:
Trẻ thực hiện luật động tay 2 của động tác xát coong Hai bàn tay hơi nắm khum tròn đưa lên thế 6.kết hợp với chân đi hơi nhanh, mắt nhìn theo tay, đầu và người nghiêng hướng ngược lại.
– Câu 5- 4 n:
Trẻ làm luật động chân 7 của động tác nhảy nhích một chân, chân phải hất vòng bắt cheo chân qua phía trước đầu gối chân trái kết hợp với hai tay giơ ngang mặt rồi từ từ mở sang hai bên hướng 3 và hướng 7.
– Câu 6- 4n:
Trẻ thực hiện tiếp tục một lần nữa giống câu 5.
– Câu 7- 4n:
– Hai trẻ bên cánh gà tay trái quỳ gối mặt và người hướng 1 tay hướng 8 mắt nhìn theo tay.
– Hai trẻ bên cánh gà tay phải quỳ gối mặt và người hướng 1 tay hướng 2 mắt nhìn theo tay.
– 4 trẻ ở giữa:
Trẻ số 1: quỳ gối thấp hai tay bắt chéo trước ngực.
Trẻ số 3: quỳ gối thấp hướng 7 mặt và người nhìn hướng 7 hai tay vòng cung trên đầu lòng bàn tay ngửa.
Trẻ số 2: quỳ gối thấp hướng 3 mặt và người nhìn hướng 3 hai tay vòng cung trên đầu lòng bàn tay ngửa.
Trẻ số 4 đứng tay trái hướng 8 tay phải hướng 2( rộng) khủy tay gập một góc tù, bàn tay ngửa.
* Tóm lại: Các biện pháp kinh nghiệm tôi đưa ra sẽ tổ chức tốt hoạt động âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non Các trò chơi mới, các đồ chơi mới, các điệu múa đẹp sẽ đưa đến cho trẻ những trải nghiệm mới trong hoạt động âm nhạc. Xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn câu hỏi : Cô ơi! Tại sao người lớn lại biết nhiều trò chơi hay thế, có nhiêu đồ chơi lạ thế? lại có em nói cô ơi! em biết múa rồi, biết nhún rồi…, các cháu phán đoán và tìm ra câu trả lời, các cháu có thể tự biên đạo ra các điệu múa phù hợp với nội dung và làn điệu bài hát. Nhận thức của các cháu ngày được nâng cao, trí tưởng tượng của trẻ sẽ bay cao, bay xa. Học sinh thân yêu của chúng ta sẽ phát triển một cách tốt nhất đấy các bạn ạ.
III. KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ.
III.1 Kết luận
Qua phương pháp vận dụng các biện pháp mới vào việc dạy trẻ hoạt động âm nhạc đã đạt được kết quả như mong đợi tôi rút ra kết luận như sau:
Giáo viên cần có trách nhiệm chăm sóc giáo dục học sinh với tấm lòng “Cô giáo như mẹ hiền” mong cho con mình ngày một tiến bộ thì bất cứ một cô giáo nào cũng không ngừng, không nghỉ tìm tòi sáng tạo ra nhiều cách thức để học sinh tập trung học và chơi. Khi áp dụng thành công những phương pháp biện pháp mới thì giáo dục âm nhạc sẽ là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống tự nhiên và xã hội. Tổ chức cho các em hoạt động với âm nhạc trong trường mầm non là phương tiện giúp các em phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu gia đình, quê hương ,đất nước. Bằng những biện pháp tích cực có đầu tư nghiên cứu, khắc phục những hạn chế nhất định sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi, kích thích trẻ học tập tốt. Đề tài này được tôi nghiên cứu và thực hiện rất thành công ở trường tôi. Tôi đã viết lên kinh nghiệm của mình với hi vọng được các bạn đồng nghiệp khác đón nhận và cùng tôi áp dụng biện pháp mới vào dạy tốt bộ môn âm nhạc, góp phần thắng lợi trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.