Nâng cao công tác kiểm tra chuyên môn ở trường mẫu giáo

Nâng cao công tác kiểm tra chuyên môn ở trường mẫu giáo

  1. PHẦN MỞ ĐẦU:
  2. Lý do chọn đề tài :

     Trong quản lý giáo dục kiểm tra luôn giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong từng cơ sở giáo dục mầm non  nói riêng. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, thì đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo là tất yếu và cấp bách mà trước hết đổi mới quản lý giáo dục, trong đó có đổi mới công tác kiểm tra.

      Hiệu quả của công tác kiểm tra bao gồm: Các biện pháp quản lý của lãnh đạo tổ chức kiểm tra, nhằm đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra từ trước với chi phí thời gian và vật chất ít nhất. Hiệu quả kiểm tra còn phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ kiểm tra viên, và tổ chức thực hiện của đội ngũ đó.

       Qua ba năm học,với vốn kinh nghiệm nhỏ bé đã đúc rút từ thực tế công việc cũng như từ các biện pháp đã thực hiện, tôi đã  nghiên cứu một số biện pháp  trong  đề tài:      “ Nâng cao công tác kiểm tra chuyên môn ở trường mẫu giáo”

  1. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp:

            *Giải pháp thứ nhất: Tổ chức thực hiện : “ X©y dùng kÕ ho¹ch kiÓm tra chuyên môn hiÖu qu¶.

          * Nội dung:

    Trên cơ sở làm tốt công tác dự báo và thông qua quy chế dân chủ xây dựng được bản kế hoạch phù hợp khả thi tránh hiện tượng bị động thay đổi trong kế hoạch kiểm tra chuyên môn.

     Hiệu trưởng khi xây dựng kế hoạch kiểm tra kiểm tra nội bộ phải làm tốt công tác điều tra, dự báo, đánh giá tình hình để có cơ sở lựa chọn hình thức, nội dung, phương pháp kiểm tra phù hợp với các yếu tố, các điều kiện cụ thể của nhà trường  và có tính khả thi cao.

          * Cách thực hiện:

    – Xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học. Dựa trên kế hoạch chung của nhà trường, thông qua hội nhị công chức ngay từ đầu năm học, ban giám hiệu chúng tôi đã xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, rõ ràng khoa học và thông qua hội nghị cho giáo viên được thảo luận, góp ý bổ xung và nhất trí.

– Kế hoạch được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và được công khai ở văn phòng nhà trường, trong đó ghi rõ mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp tiến hành, hình thức tổ chức nhóm, cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra, đảm bảo tính ổn định của kế hoạch. Nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục, hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng.

   – Phải có kế hoạch kiểm tra cho từng hoạt động, từng bộ phận và có kế hoạch cho từng kỳ, từng tháng, từng tuần.

    – Những buổi họp hội đồng sư phạm tôi thường đưa ra những việc chưa thành công để các cô cùng thảo luận. Phân tích cho giáo viên việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Làm thế nào để đúng với lương tâm đạo đức nhà giáo. Đó chính là  công việc gần gũi, hàng ngày mà giáo viên đang làm.

       * Giải pháp thư hai: Xây dựng hệ thống kiểm tra hiệu lực hiệu quả ”:

       * Nội dung:

    Cơ cấu tổ chức bộ máy lãnh đạo và quản lý trường Mầm non gồm  phó HT và tổ trưởng chuyên môn. Để công tác kiểm tra của đạt hiệu quả cao, đều thiết yếu là phải ” tạo ra hệ thống kiểm tra”-  với mục đích: Xây dựng hệ thống kiểm tra từ trên xuống dưới. Xây dựng lực lượng kiểm tra nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ cũng là một yêu cầu để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

     Để hỗ trợ cho hệ thống kiểm tra cần xây dựng ” Quy chế làm việc“. ” Quy chế làm việc” có những qui định sau: qui định chung đối với cán bộ- giáo viên- nhân viên; qui định của từng bộ phận như ban giám hiệu, tổ chuyên môn, tổ hành chính, qui định chức năng giáo viên,  khen thưởng và kỷ luật. Thông qua kết quả kiểm tra, cán bộ quản lý sẽ đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên.

        *Cách thực hiện:

   Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là:

    Hiệu trưởng quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng. Thành viên ban kiểm tra phải là người có chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín, sáng suốt và linh hoạt trong công việc.

    Phẩm chất của kiểm tra viên có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện công tác kiểm tra nội bộ nhà trường. Khi lựa chon kiểm tra viên chúng tôi căn cứ vào các cặp  phẩm chất cá nhân dưới đây:

Dám nghĩ, dám làm                     Ý thức tổ chức kỷ luật cao

Nhã nhặn                                     Trung thực, thẳng thắn

Vui vẻ, hòa đồng                          Nhạy cảm

Tận tụy                                         Nhiệt tình

Thông cảm                                   Nghiêm khắc

Thận trọng                                    Bản lĩnh

Không ngại va chạm                    Tế nhị trong giao tiếp

  Quá trình kiểm tra phải được ghi chép đầy đủ, đối chiếu với các tiêu chí đánh giá. Kết quả được đánh giá công khai và phải được lưu lại, đó là nguồn thông tin quan trọng giúp cho trong công tác quản lý hoạt động chuyên môn. Các nhóm trưởng là người sát sao nhất, họ có khả năng kiểm tra thường xuyên nhất giáo viên trong nhóm của mình. Những nhận xét, đánh giá của các nhóm trưởng sẽ là nguồn thông tin ngược quan trọng trong quá trình kiểm tra chuyên môn. Sự phối kết hợp của mạng lưới kiểm tra từ trên xuống dưới sẽ giúp cho việc kiểm tra được sát sao và hiệu quả.

   *Giải pháp thứ ba:  : Tổ chức kiểm tra một cách khoa học hợp lý thông qua việc thực hiện dạy và học của giáo viên và trẻ”

   * Nội dung:

    – Nhằm phát huy hiệu quả của công tác kiểm tra phát hiện ưu nhược điểm trong chuyên môn từ đó có biện pháp tư vấn và điều chỉnh kịp thời.

    – Phải có một đội ngũ kiểm tra viên có trình độ và nắm vững các nghiệp vụ kiểm tra.

     – Đi sâu vào các nội dung công việc và năng lực sư phạm của GV và giúp GV làm tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm thực hiện mục tiêu đào tạo một cách đồng bộ.

    * Cách thực hiện:

    +  Kiểm tra kế hoạch của giáo viên.

Ngay từ đầu năm BGH tiến hành kiểm tra kế hoạch giáo viên với 3 nội dung chính:

– Kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ: Để tiến hành kiểm tra kế hoạch này BGH dựa vào mục tiêu giáo dục theo từng lứa tuổi cho từng giai đoạn của bộ giáo dục và đào tạo.

– Kế hoạch giảng dạy: Khi kiểm tra chú ý xem xét giáo viên khi lên kế hoạch chủ nhiệm có thiết thực phù hợp với lớp của mình và kế hoạch chung của nhà trường được cụ thể hoá vào từng lớp học.

 

 

 

– Kế hoạch tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: Sau khi nhà trường kiểm tra xong kế hoạch được xem là pháp lệnh lao động, giáo viên không được tuỳ tiện thay đổi kế hoạch của mình.

               + Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.

        *Ban giám hiệu tiến hành kiểm tra 3 khâu: Chuẩn bị lên lớp, lên lớp, đánh giá kết quả trên trẻ.

 Khâu chuẩn bị lên lớp: Việc thành công của mỗi tiết dạy trên lớp phụ thuộc rất nhiều vào khâu chuẩn bị chúng tôi dùng các hình thức sau:

Khi kiểm tra khâu này chúng tôi dùng phương pháp trao đổi phòng ngừa đã đạt được hiệu quả tốt, vì qua trao đổi với giáo viên nắm vững bài dạy và tránh được những khuyết điểm mắc phải.

Kiểm tra giáo án:

Đây là một hình thức kiểm tra thiết thực nhất có tác động thường xuyên và mạnh mẽ nhất đối với giờ dạy của giáo viên, song việc kiểm tra giáo án là cần thiết nhưng rễ dẫn đến tình trạng nặng về hình thức, do vậy tôi cải tiến phương pháp, dùng phương pháp kiểm tra xác suất, kiểm tra có lựa chon, kiểm tra theo chuyên đề và kiểm tra các giáo án mà tôi sẽ đến dự giờ thăm lớp, chúng tôi giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn hàng tháng phải có kế hoạch chéo kế hoạch và giáo án nhằm phát huy những bài soạn tốt, chỉnh lý kịp thời những giáo án còn sai lệch sơ sài.

Kiểm tra giờ lên lớp:

Giờ học chính là tấm gương phản ánh đời sống nhà trường, phản ánh trình độ giáo dục phong phú và sâu sắc.

Trong quá trình kiểm tra dự giờ, chúng tôi không chỉ dự giờ của các nhân giáo viên giỏi có nghiệp vụ sư phạm vững vàng, việc kiểm tra làm cho kinh nghiệm của những người giỏi trở thành tài sản chung của tập thể sư phạm, chúng tôi dùng 5 hình thức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên.

–  Kiểm tra có báo trước:

Kiểm tra khảo sát chất lượng giáo viên đầu năm, kỷ niệm các ngày lễ lớn như 20/11, ngày 8/3, ngày 26/3 nhà trường thông báo về kiểm tra để các lớp lập thành tích chào mừng.

–  Kiểm tra theo định kỳ :

Hình thức này giúp xác định rõ năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của tựng giáo viên. Vì kiểm tra có báo trước giáo viên chủ động chuẩn bị bài giảng và bộc lộ hết khả năng của mình.

– Kiểm tra không báo trước: Là loại kiểm tra đột xuất giúp cho tôi thấy được tình hình hoạt động của giáo viên thường ngày, có tác dụng duy trì kỷ luật lao động một cách tự giác. Những hình thức này không sử dụng thường xuyên vì giáo viên dễ mất bình tĩnh, hạn chế chất lượng giờ dạy.

Kiểm tra giờ lên lớp song song: Đây là hình thức dự giờ nhằm so sánh chất lượng giờ dạycủa một số giáo viên dạy cùng một bài ở các cấp khác nhau trong cùng một thời điểm của cùng một lứa tuổi, hình thức này giúp người quản lý có những kết luận đầy đủ về đối tượng quản lý trên cơ sở đó giúp cho việc phân loại đánh giá giáo viên thật chính xác.

– Kiểm tra liên tục các buổi vui chơi học tập ở cùng một lớp.

–  Dự giờ theo chuyên đề:

Nắm hình thức kiểm tra trên đều có những ưu điểm và hạn chế trong quá trình kiểm tra, tôi đã vận dụng phối hợp các hình thức kiểm tra đẻ có những thông tin đầy đủ về đối tượng quản lý trên cơ sở đó giúp cho việc phân loại đánh giá giáo viên thật chính xác.

     * Kiểm tra chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục.

– Để tránh tình trạng giáo viên chỉ chú ý đầu tư cho giờ dạy mà coi nhẹ các hoạt động giáo dục khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Chúng tôi căn cứ vào yêu cầu đối với từng lứa tuổi để đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện của từng giáo viên , từng nhóm lớp về các hoạt động cụ thể là:

   

     + Hoạt động vui chơi.

     + Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

     + Thăm quan dạo chơi.

     + Tổ chức ngày lễ hội.

     * Kiểm tra khâu vệ sinh chăm sóc trẻ.

         – Giáo dục và chăm sóc là hai nhiệm vụ chính không tách rời đối với giáo viên mầm non, chăm sóc tốt sẽ tạo điều kiện giáo dục trẻ tốt và ngược lai. Khi tiến hành kiểm tra công tác chăm sóc trẻ của giáo viên cần kiểm tra những mặt sau:

* Kiểm tra việc thực hiện chế độ vệ sinh.

Vệ sinh cá nhân trẻ: Kiểm tra việc thực hiện các thao tác vệ sinh của cô và trẻ thực hiện có đúng không, vệ sinh phòng học, vệ sinh đồ dùng đồ chơi muốn giáo viên thực hiện tốt công tác này nhà trường phải trú trọng vào việc đầu tư đủ đồ dùng phục vụ cho công tác vệ sinh.

* Kiểm tra vệc đánh giá kết quả trên trẻ.

Đây là một biện pháp có tác động tích cực trong việc kiểm tra tính thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục của cô đối với trẻ. Kết quả đạt được trên trẻ là thước đo năng lực sư phạm của từng giáo viên.

      – Thời gian kiểm tra đánh giá kết quả trên trẻ nhà trường tiến hành vào đầu năm, giữa năm và cuối năm học. Khi tiến hành kiểm tra cần căn cứ vào chương trình và những yêu cầu cần đạt theo từng lứa tuổi mà đề ra những nội dung kiểm tra thích hợp đó là:

+ Quan sát trẻ tham gia vào các hoạt động

+ Trò truyện cùng với trẻ để kiểm tra sự nhận thức của trẻ

+ Nghiên cứu, quan sát các sản phẩm của trẻ giờ vui chơi, vẽ, nặn, xếp hình, tập tô, nhận biết chữ cái.

Đây là phương pháp đánh giá chắc chắn tiến độ thực hiện kế hoạch chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, việc đánh giá giáo viên cũng có cơ sở vững vàng.

 *Giải pháp thứ tư:  “Kết hợp kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn”

  * Nội dung:

    Công tác kiểm tra tổ chuyên môn giúp người quản lý thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mối tương tác của các thành viên trong tập thể. Giúp người quản lý hiểu đúng được năng lực của tổ trưởng, nhóm trưởng, trên cơ sở này người quản lý có biện pháp bồi dưỡng giúp đỡ thêm tổ chuyên môn thực sự là hạt nhân trong công tác chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng

 *Cách thực hiện:

         + Kiểm tra tổ chuyên môn: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của tổ trưởng

+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ có thực hiện đầy đủ không?

+ Kiểm tra nề nếp sinh hoạt của tổ: Làm đồ dùng trong tháng, họp sinh hoạt của tổ.

+ Kiểm tra công tác bồi dưỡng nghiệp vụ của tổ

+ Hiệu trưởng phái thấy được mối quan hệ giữa hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn đối với hoạt động của giáo viên là một mối quan hệ tỷ lệ thuận từ đó quan tâm kiểm tra hoạt động của tổ nhóm chuyên môn

     *Giải pháp thứ năm:   “Khuyến khích việc tự  kiểm tra.”

     * Nội dung:

Biện pháp được xây dựng nhằm mục đích: Phát huy khả năng, ý thức tự kiểm tra của mỗi giáo viên trong nhà trường .

Một thực tiễn đặt ra trong các nhà trường là dù mạng lưới kiểm tra có sát sao đến đâu thì cũng không thể theo sát từng việc làm, từng tiết dạy của giáo viên. Phải làm sao cho mỗi giáo viên tự giác, chủ động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình. Điều đó phụ thuộc vào quá trình bồi dưỡng đào tạo giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tư tưởng đúng đắn, kết hợp với ý thức tổ chức kỷ luật trong quá trình được kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính mình.

    * Cách thực hiện:

  Biện pháp ” Khuyến khích việc tự kiểm tra” thể hiện qua các bước sau:

       – Tin tưởng vào ý thức làm việc của đội ngũ giáo viên. Tạo điều kiện để phát triển nội lực của mỗi giáo viên. Giúp giáo viên hiểu tiêu chí đánh giá giờ dạy. Giáo viên nhận thấy trách nhiệm trước công việc, cố gắng hoàn thành tôt nhiệm vụ được giao. Giáo viên tự giác xây dựng nề nếp chuyên môn.

      – Giáo viên tự phấn đấu, phát huy nội lực trong quá trình chăm sóc- giáo dục trẻ.  Phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Tự tin trong quá trình được kiểm tra.

      Khi đạt được mục đích trên như vậy giáo viên mới tự tin trong khi được kiểm tra. Qua các lần kiểm tra, khả năng tự nhận xét đánh giá của giáo viên ngày càng được nâng lên tốt hơn, thậm chí còn có thể đánh giá khả năng chuyên môn của giáo viên khác. Từ đó giáo viên cố gắng hoàn thiện trình độ chuyên môn, nâng cao khả năng tự kiểm tra. Nếu đạt được điều đó thì đội ngũ giáo viên Mầm non gồm những giáo viên biết tự kiểm tra năng lực trình độ chuyên môn của chính bản thân mình là một đội ngũ giáo viên biết tự quản lý. Trường Mầm non có đội ngũ giáo viên biết tự quản lý là một nhà trường lý tưởng.

    * Các biện pháp hỗ trợ khác:

+ Dùng biện pháp thi đua để đánh giá kiểm tra

    Đây là một biện pháp thức đẩy mọi người hoàn thành nhiệm vụ bằng hình thức động viên khen thưởng; động viên sự cố gắng nỗ lực của nhiều người, có sự thi đua với nhau giữa các giáo viên và các tổ khối để hoàn thành vượt mức kế hoạch. Thực hiện biện pháp này đòi hỏi người kiểm tra làm việc với tinh thần vô tư, khách quan, đánh giá kiểm tra khách quan công bằng để giáo viên tin tưởng, yên tâm mà hết lòng với công việc, nghề nghiệp của mình, chúng tôi đã áp dụng biện pháp này để đánh gia các đợt dự giờ, thao giảng kiểm tra hồ sơ sau mỗi đợt kiểm tra như vậy, giáo viên nào đạt loại giỏi, các khối chuyên môn thực hiện tốt thì đều khen thưởng kịp thời.

     +  Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường:

Trong công tác kiểm tra chỉ đạo đội ngũ tổ trưởng phối hợp với các tổ chức trong trường đó là Chi bộ, Chi đoàn thanh niên, tổ chức công đoàn cùng với ban giám hiệu cùng theo dõi giám sát các hoạt động chuyên môn cùng các hoạt động khác trong nhà trường, có thể dùng hình thức kiểm tra đột xuất thông qua sổ liên lạc của trẻ để kiểm tra nắm bắt thông tin kiểm tra.

Qua các hình thức phối hợp đó tất cả các tổ chức và ban giám hiệu nhà trường đánh giá được kết quả hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của toàn trường kịp thời phát hiện những mặt còn tồn tại, thiếu sót để kịp thời nhắc nhở, giúp đội ngũ giáo viên phấn khởi tin tưởng vào hiệu quả công tác kiểm tra của nhà trường.

  1. Điều kiện thực hiện các giải pháp trên

   – Hiệu trưởng phải là người dám đặt niềm tin vào đội ngũ giáo viên; có nghệ thuật trong ứng xử có nghĩa là biết khuyến khích động viên giáo viên hình thành ý thức tự giác cho họ. Đối xử công bằng, khách quan với đội ngũ giáo viên.

    – Luôn xây dựng khối đoàn kết chung sức, chung lòng, giúp đỡ lẫn nhau. Có ý thức tổ chức, hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi cá nhân, đoàn thể trong đơn vị trường.

    – Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên, các ban nghành trong thôn buôn cùng phối kết hợp để tổ chức thực hiện. Cụ  thể là hiệu trưởng phải chỉ đạo  và vận dụng tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thông qua các đợt sinh hoạt chính trị, văn hóa do ngành triển khai. Làm tốt công tác thực hiện phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Không vi phạm đạo đức nhà giáo, mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phấn đấu làm tốt mọi chỉ tiêu, kế hoạch đề ra cụ thể là để đạt hiệu quả cao nhất.

    – Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, công tác tuyên truyền vận động. Giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị trường có mối liên hệ, quan hệ tốt với các bậc phụ huynh, với chính quyền địa phương và các ban nghành khác. Giáo viên là nhịp cầu nối đại diện cho nhà trường trên các mối liên hệ mật thiết đó.

III.  PHẦN  KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

  1. Kết luận:

  – Vận dụng một số biện pháp “ Nâng cao công tác kiểm tra chuyên môn ở trường Mẫu Giáo Hoa Thủy Tiênbản thân tôi đã nghiên cứu những nội dung nào và áp dụng linh hoạt trong công tác chỉ đạo, quản lý nhà trường cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của đơn vị, của địa phương mình phụ trách.

  – Sau một thời gian được học tập và nghiên cứư đề tài  thực hiện công tác kiểm tra chuyên môn tại trường chúng tôi đã đạt được những kết quả rất tốt đẹp. Đội ngũ giáo viên nắm vững nghiệp vụ chuyên môn, tập thể sư phạm chúng tôi đã tạo được niền tin đối với cha mẹ học sinh, nâng cao chất lượng của nhà trường về mọi mặt.

   – Kiểm tra vừa là chức năng quan trọng vừa là biện pháp quản lý có hiệu quả của người hiệu trưởng. Để làm tốt công tác kiểm tra và hoạt động kiểm tra, người hiệu trưởng phải nhận thức đúng đắn, vị trí vai trò của công tác kiểm tra, biết vận dụng sáng tạo nguyên tắc, nội dung, phương pháp kiểm tra vào tình hình thực tế của nhà trường, làm cho công tác kiểm tra thực sự có hiệu quả, kiểm tra có tác dụng tích cực trong công tác quản lý và làm cho con người trong tập thể nhà trường ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng