Để học tốt môn tiếng việt,trước hết các em phải đọc và viết tốt,nói và viết cho trọn câu,dùng từ đặt câu cho phù hợp biết dùng các dấu câu trong đoạn văn phù hợp với nội dung cần thể hiện.Biết nghe và khi nhận thông tin xử lí thông tin nhanh chống .Vì vậy những nội dung tôi quan tâm nghiên cứu thực hiện đó là:
* Dạy học sinh biết ngắt nghỉ,đọc đúng,đọc trơn câu văn,đoạn văn,bài thơ và trả lời câu hỏi trong giờ tập đọc:
Khi dạy bài tập đọc hay bài học thuộc lòng trong chương trình tiếng việt lớp hai,trước hết giáo viên phải bám vào mục đích yêu cầu của bài soạn,bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng.Trong giờ dạy tập đọc chủ yếu rèn luyên cho học sinh hai kĩ năng: Kĩ năng đọc thành tiêng và kĩ năng đọc hiểu.Đối với từng bài dạy khi mở bài giáo viên dùng tranh ảnh,vật thật để giới thiệu bài có nội dung hướng học sinh vào bài học hôm nay,khi đọc giáo viên đọc mẫu bài giọng đọc rõ ràng,đọc đúng từng câu biết cách ngắt nghỉ sau những câu văn có cụm từ dài hay sau những dấu câu.Biết nhấn giọng những câu đối thoại giữa nhân vật hay sự vật hiện tượng một cách tự nhiên không bị gò bó tạo cho học sinh thấy được sự hấp dẫn ở phần đọc.Sau đó người giáo viên điều khiển cách đọc cho học sinh,học sinh biết dấu hiệu một câu,dấu hiệu một đoạn,hay một bài thơ có mấy khổ thơ.Khi đọc các em phải đọc ngắt, nghỉ ở dấu câu,đọc đúng từ ngữ trong câu .
Chẳng hạn,trong quá trình học học sinh hay mắc lỗi đọc sai từ có phụ âm s/x ;tr/ ch; l/n và vần iêt/ iêc; oi/ oai; ưu/ ươu; ât/âc; um/uôm….. Để đọc đúng các âm vần trong từ ngữ thì giáo viên phải dùng phương pháp làm mẫu phối hợp răng, lưỡi, miệng để học sinh quan sát cách phát âm của giáo viên mà đọc.Ngoài ra giáo viên dùng các đồ dùng trực quan để đi sâu khai thác kênh hình và kết hợp kênh chữ gây hứng thú học tập cho các em .Khi đọc đoạn văn có nhiều câu đối thoại của nhân vật hay những câu có dấu chấm than thì giáo viên phải nhấn giọng để tạo ra hình ảnh gợi hình gợi cảm lôi cuốn người đọc.Trong khi luyện đọc cho học sinh giáo viên theo dõi cách đọc câu,đoạn, cách ngắt nghỉ trong câu để phát hiệncái sai, kịp thời sửa cho các em.Giaó viên không để cho học sinh đọc tự do,mà phải hướng dẫncho các em đọc . Học sinh đọc phần luyện đọc thì tiếp đến giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài, những bài có câu hỏi khó giáo viên có thể tách ra những câu hỏi nhỏ và gợi ý cho các em trả lời tránh tình trạng dùng câu hỏi lặp đi lặp lại nhiều lần để hỏi học sinh .Gây hứng thú cho các em khi trả lời nội dung câu hỏi.Giáo viên phải đầu tư cả hình thức nội dung để tiết học có hiệu quả chọn phương pháp sử dụng cho phù hợp mang lại kiến thức mới cho học sinh đạt hiệu quả nhất.Khi luyện đọc lại bài thường đọc theo cách phân vai có thể các em chọn vai và nhập vai đọc chọn vai và nhập vai theo nhân vật có thể các em chọn vai và đọc thành từng nhóm.Nhóm nào đọc tốt nhất thì đọc mẫu,giáo viên nhận xét sau đó rút kinh nghiệm để các nhóm đọc sai thì đọc cho đúng .Cho các nhóm thi đọc lại với nhau rồi tự nhận xét giữa các nhóm và giáo viên nhận xét đánh giá khả năng đọc của từng nhóm .
* VÍ DỤ: Tập đọc: Người mẹ hiền ( SGK Trang 63 tập một lớp 2 )
Khi dạy tiếthai phần luyện đọc theo đoạn . Giaó viên chọn đoạn 2 và đoạn4.
Ở đoạn2 ( văn bản SGK)
Hết giờ ra chơi,hai em đã ở bên bức tường.Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ vừa tới, nắm chặt hai chân em: “ Cậu nào đây ? trốn học hả? “ Nam vùng vẫy. Bác càng nắm chặt cổ chân Nam . Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
Giaó viên hướng dẫn cách đọc đoạn trên: cách ngắt,nghỉ ở chỗ câu có dấu phẩy thì nghỉ ngắn hơi hơn so với dấu chấm và ngắt nghỉ nhấn giọng đúng chỗ ở câu hỏi và câu trả lời của nhân vật . Cách ngắt nghỉ ở đoạn văn trên là .
Hết giờ ra chơi,hai em đã ở bên bức tường.Minh chui đầu ra. Nam đẩy Minh lọt ra ngoài. Đến lượt Nam đang cố lách ra / thì bác bảo vệ vừa tới,/ nắm chặt hai chân em: // “ Cậu nào đây ?/ trốn học hả?// “ Nam vùng vẫy. Bác càng nắm chặt cổ chân Nam . Sợ quá, Nam khóc toáng lên.
Đoạn 4: (Văn bản sgk)
Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào, nghiêm giọng hỏi:
- “Từ nay các em có trốn học đi chơi nữa không?”
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.
Giáo viên hướng dẫn cách ngắt nghỉ ở đoạn văn trên
Vừa đau vừa xấu hổ, Nam bật khóc. Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào,/ nghiêm giọng hỏi://
- “Từ nay các em có trốn họcđi chơi nữa không?”//
Hai em cùng đáp:
- Thưa cô, không ạ. Chúng em xin lỗi cô.
Cô hài lòng, bảo hai em về chỗ, rồi tiếp tục giảng bài.
Sau khi đã hướng dẫn hai đoạn văn trên, giáo viên cho học sinh đọc cá nhân, chú ý cách đọc của từng học sinh, học sinh đọc sai từ ngữ, cách nhấn giọng giữa nhân vật, giáo viên hướng dẫn lại cho học sinh đọc lại đoạn đó, từ đó khắc phục học sinh đọc sai.
Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc cách phân vai: người dẫn chuyện; bác bảo vệ, cô giáo, Nam, Minh. Tổ chức cho học sinh thi đọc theo nhóm ( mỗi nhóm 5 em tập đọc phân vai ) sau đó cho các nhóm đọc thi với nhau, giáo viên nhận xét bổ sung. Nhóm nào đọc hay nhất tuyên dương trước lớp, các nhóm còn lại đánh giá để các em rút kinh nghiệm.
Song song với việc dạy luyện đọc cho học sinh thì kĩ năng thực hành viết, nghe viết không kém phần quan trọng
*.Thực hành luyện viết:
Trong phần cơ sở lí luận chúng ta đã biết phương pháp luyện tập là rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Thật vậy,trong giờ dạy tập viết,chính tả kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được phải thể hiện thành kĩ năng, kĩ xảo.Muốn vậy, cần phải thường xuyên luyện tập thực hành cho học sinh. Việc luyện tập ở đây có nghĩa là luyện đọc và luyện viết.Khi học sinh luyện tập chữ viết giáo viên cần uốn nắn cách ngồi viết với nhiều hình thức luyện tập
Tập viết chữ vào bảng con học sinh luyện tập viết bằng phấn hoặc bút bảng để trước khi viết vào vở, những chữ cái vần khó giáo viên hướng dẫn kĩ cách viết , những chữ viết sai để dễ sữa chữa bằng dẻ lau từ đó học sinh luyện viết vào vở. Muốn học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết giáo viên cần hướng dẫn tỉ mĩ nội dung và yêu cầu về kĩ năng . Viết ở từng bài ( mẫu chữ,các dấu chỉ khoảngcách giữa các chữ,dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét) giúp các em viết đủ,viết đúng số dòng quy định.
Ngoài ra,giáo viên cho học sinh viết thêm các tiếng ngoài bài. cho học sinh viết càng nhiều càng tốt . Giáo viên có thể quán xuyến được lớp, bám sát học sinh yếu.Giáo viên phân nhóm cho học sinh viết ở nhà, khi học sinh viết đúng được từ ngữ, câu, chuyển sang giai đoạn viết chính tả học sinh viết đúng một đoạn văn,bài thơ học sinh nhìn bảng giáo viênviết mẫu học sinh viết vào vở . Đối với những loại bài nghe viết học sinh viết một bài hoặc một đoạn văn dài trên 50 tiếng,học sinh viết đúng chính tả, trình bày chữ viết đẹp và cẩn thận. Khi dạy chính tả giáo viên đọc to chậm rãi từ ngữ,câu,phát âm đúng những từ ngữ học sinh hay mắc lỗi có phụ âm ( c/ k; g/gh; ng/ g; l/n; s/x ) Cùng với một số vần như ( an/ ang;ac/at; ưu/ ươu; ât/ ăc…và những tiếng lẫn lộn giữa dấu hỏi và dấu ngã )để các em viết đúng. khi học sinh viết giáo viên cho học sinh đánh vần trước các âm,vần khó và luyện viết ở bảng con nhiều lần.Có thể kết hợp giáo viên nhắc lại các quy tắc chính tả: Đối với phụ âm c/k; chữ k có thể đi với chữ i,ê ,e nhưng chữ c không khép được với i,ê ,e còn g/ gh, phân biệt gh được ghép với i,ê ,e,còn g đơn không khép được với i,ê ,e … Đối với học sinh nghe viết tốt thì khả năng viết bài nhanh,ít sai lỗichính tả. Bên cạnh đó còn một số học sinh chưa đọc thành thạo, khả năng nghe và viết còn sai .Để giúp các em viết đúng giáo viên đánh vần từng tiếng từ rõ ràng đọc chậm từng câu nhiều lần khi đó các em mới hoàn thành bài viết . Cuối giờ chính tả, còn thời gian làm lại các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu và vần để tạo thành tiếng, từ, viết đúng chính tả . Mục đích giúp các em viết đúng chính tả.
Ngoài hai giải pháp vừa nêu trên,giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, biết nghe và trả lời câu hỏi phục vụ cho việc học tập và giao tiếp .
* Thực hành kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các dấu câu khi nói và viết và học tốt môn tập làm văn:
Ở lớp hai, phân môn luyện từ và câu giúp các em mở rộng vốn từ ,biết đặt các kiểu câu Ai là gì? Ai làm gì ? Ai thế nào? Và những bộ phận chính của các kiểu câu ấy. ngoài ra , có những bộ phận câu trả lời cho các câu hỏi khi nào? ở đâu ? như thế nào? Và các dấu câu,dấu chấm,dấu chấm hỏi,dấu chấm than,dấu phẩy….Khi dạy các dạng bài trên đặt câu thì giáo viên luôn hướng cho học sinh biết mỗidạng có cách đặt câu khác nhau .Khác ở cách dùng từ,nghĩa của các từ trong câu .Để hỏi và trả lời câu hỏi có nội dung cần trả lời.
Kiểu câu Ai là gì? ( cái gì ? Con gì ? )
* VÍ DỤ: Câu mẫu : Bạn vân Anh là học sinh lớp hai.
Giáo viên gọi học sinh đọc câu trên.
Đặt câu hỏi Trong câu nói về Ai ? nói về người hay con vật,đồ vật ?
Học sinh trả lời :Trong câu nói về người có tên là bạn vân Anh
Giáo viên giải thích:
Vế thứ nhất nói về bạn vân Anh . Vế thứ hai là gì ? Học sinh trả lời :Là học sinh lớp hai
Vậy câu trên thuộc kiểu câu gì?Học sinh trả lời :Câu trên thuộc kiểu câuAI là gì ?
Sau đó giáo viên chỉ định từng cặp học sinh khá giỏi nêu vế câu rồi các cặp đối đáp với nhau dưới sự hướng dẫn của giáo viên .Như bạn thứ nhất nêu Mẹ Lan bạn thứ hai nêu là công nhân .Cặp thứ hai bạn thứ nhất nêu Con Mèo bạn thứ hai nêu là có bốn chân .Học sinh tập nói câu theo mẫu nhiều lần cho thành thạo .Giáo viên cho các cặp thi đua cặp nào nói đúng câu theo mẫu nhanh nhất thì cặp đó thắng cuộc.
Cách dạy các kiểu câu còn lại giáo viên luôn hướng học sinh hiểu cách nói của từng vế câu khơi dậy cho học sinh thấy được được sự khác nhau giữa các kiểu câu.Học sinh dựa vào một số câu mẫu tập nói và đặt câu phù hợp tương ứng với từng loại kiểu câu .
Khi học sinh đặt thành câu nói và viết thành đoạn thì lúc này biết dùng các dấu câu để phân biệt từng ý và nội dung của mỗi ý cho phù hợp.Các em biết cách dùng các dấu để ngắt nghỉ khi đọc hoặc khi viết .
VÍ DỤ : Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống ?
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp một,chưa biết viết ……Viết thư xong, chị hỏi :
– Em muốn còn nói thêm gì nữa không ……
Cậu bé đáp :
– Dạ có …….. Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả .”
Học sinh dựa vào đoạn văn trên biết cách dùng dấu câu để đặt vào ô trống sao cho đúng với từng câu tương ứng với mỗi ô trống .Học sinh làm đúng đoạn văn giáo viên gọi từng em đọc thể hiện cách đọc sau mỗi câu có dùng dấu chấm hay dấu chấm hỏi.
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp một,chưa biết viết ……Viết thư xong, chị hỏi :
Cậu bé đáp :
– Em muốn còn nói thêm gì nữa không ……
Sau khi học sinh làm xong bài tập trên giáo viên gọi học sinh thể hiện cách đọc và đọc lại đoạn văn trên rồi giáo viên nhận xét, sửa sai– Dạ có …….. Chị viết hộ em vào cuối thư : “ Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả .”
Học sinh học tốt môn luyện từ và câu thì phân môn tập làm văn giúp các em biết hỏi và trả lời câu hỏi. Dùng các nghi thức tối thiểu để chào hỏi, cảm ơn,xin lỗi,biết chia buồn trong những tình huống giao tiếp đối với người thân trong gia đình và nơi công cộng .Giáo viên phải có vốn từ phong phú và sinh động để dẫn dắt các em biết dùng từ rõ ràng và diễn đạt ý trọn vẹn hơn . Bên cạnh đó người nghe thấu hiểu những điều mà mình định nói về cái gì. Trong đời sống hằng ngày biết viết bản tự thuật ngắn,viết bức thư ngắn để nhắn tin nghe và gọi điện thoại ..v..v. ngoài kĩ năng dùng ngôn ngữ nói và viết thông qua hình thức nghe kể chuyện – trả lời câu hỏi theo nội dung kể chuyện .
Để học tốt môn tiếng việt ngoài việc dùng các biện pháp luyện đọc đúng,viết đúng,thực hành luyện viết,giáo viên còn dùng biện pháp thực hành kể chuyện
*Thực hành kể chuyện
Kể chuyện là môn giúp học sinh phát huy trí nhớ,óc sáng tạo ,nhớ và kể một câu chuyện . Sau đó học sinh kể tốt câu chuyện , giúp học sinh kể thành thạo câu chuyện ,giáo viên phải có giọng kể truyền cảm ,kể theo nhịp điệp ngắt giọng của câu chuyện. Khi mở đầu truyện kể giáo viên phải tạo sự hứng thú kích thích tính tò mò của trẻ. Kể chuyện lớp hai giúp học sinh phát triển các kĩ năng đọc kể lại những câu chuyện ở tiết tập đọc
Kể theo tranh : Giáo viên cho học quan sát tranh minh họa biết khai thác mẫu tranh tương ứng với nội dung bài tập đọc,giúp các em nhớ lại nội dung từng đoạn câu chuyện làm cơ sở để cho các em kể được từng đoạn theo thứ tự của mỗi tranh,kết hợp cử chỉ điệu bộ,giọng kể,các em kể được từng đoạn bằng ngôn ngữ của mình . Sau đó các em phân vai và biết nhập vai đối với từng nhân vật .
VÍ DỤ : Kể chuyện: Người mẹ hiền( Trang 64 sách tiếng việt lớp hai tập 1)
Yêu cầu của tiết kể chuyện :Dựa theo tranh vẽ,kể lại từng đoạn câu chuyện .Người mẹ hiền bằng lời của em
Học sinh đọc yêu cầu của bài,giáo viên gắn bốn bức tranh lên bảng tương ứng với bốn bức tranh có ghi mở đầu từng đoạn. Học sinh quan sát tranh và đọc lại từng đoạn bài tập đọc có nội dung tương ứng. Đọc xong từng đoạn trong bài ,các em dựa vào tranh thể hiện lời kể cho phù hợp với nội dung mổi đoạn .Trong bài tập đọc có đọc theo phân vai của nhân vật khi kể các em phải tập phân vai diễn đạt một đoạn hoặc cả câu chuyện.Trong bài có các nhân vật Minh , Nam, Bác bảo vệ ,và cô giáo.Mỗi học sinh đảm nhận một vai kể, các em tập lần một sau đó kể mẩu trước lớp giáo viên và học sinh nghe kể theo giỏi và nhận xét ,rút kinh nghiệm .Bước tiếp theo giáo viên chia lớp ra bốn nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm tập kể,sau đó mời đại diện nhóm kể, các nhóm khác có nhận xét đánh giá bổ sung cuối cùng giáo viên kết luận
Bên cạnh đó để phát huy cho các em biết cách kể chuyện bản thân đã áp dụng một số phương pháp như : Phương pháp trực quan ,đối với phương pháp trên giáo viên phải biết dùng tranh minh họa với mục đích làm cho học sinh nhớ truyện
kể chuyện lần 1, kể chuyện lần 2 kể từng đoạn kết hợp giới thiệu từng bức tranh minh họa sách giáo khoa bằng cách này giáo viên rèn luyện kĩ năng nghe kết hợp quan sát tranh để kể từng đoạn theo tranh . Ngoài ra dùng phương phap thực hành giao tiêp , phương pháp trên đòi hỏi giáo viên tạo điều kiện cho các đối tượng học sinhcó trình độ khác nhau ít nhiều đều được thực hành kể chuyện. có thể tổ chức hoạt động theo nhóm tham gia các trò chơi ,kể chuyện phân vai ,dựng hoạt cảnh.Khi học sinh tập kể chuyện điều quan trọng các em phải nhớ cốt truyện .Từ đó học sinh mới nhớ và kể được một đoạn hay một câu chuyện .
Song song với việc sử dụng các biện pháp trên trong dạy tiếng việt để tạo cho các em hứng thú ,vui vẻ trong học tập giáo viên kết hợp các phương pháp tổ chức trò chơi
*Phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học :
+ Mục đích :
Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức được học ,mở rộng vốn từ ,khắc sâu kiến thức được học , nắm chắc âm, vần biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể .
Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể
Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học,làm cho tiết học nhẹ nhàng và sôi nổi đem lại kết quả tốt .
*Nguyên tắc:
Tổ chức trò chơi phải phù hợp với thời điểm của từng tiết dạy .
Nội dung chơi phải đảm bảo kiến thức về mặt kĩ năng theo chuẩn kiến thức,các yêu cầu về kiến thức phải có tính hệ thống .
Trò chơi phải phù hợp, vừa sức ,không quá khó phải thu hút được sự ham thích của học sinh .Trò chơi phát huy được tinh thần tập thể, kích thích được tính thi đua học tập, giúp học sinh tăng khả năng khi nhận thông tin và giải quyết thông tin nghe,nói,đọc,viết.
* Phương pháp tiến hành:
Tổ chức trò chơi dẫn dắt các em chiếm lĩnh kiến thức mới cần đạt lúc đó để củng cố hệ thống hóa kiến thức trong một bài hay một chương.Giaó viên cần phổ biến tên trò chơi ,nội dung chơi, vật dụng phục vụ cho trò chơi ,luật chơi ,trước khi phổ biến trò chơi ,nên cho các em chơi thử để các em tự tin .
* Sau đây là những trò chơi mà tôi thường sử dụng ở lớp có hiệu quả .Trò chơi :
- a) Trò chơi tiếp sức (Điền vào chỗ trống )
Mục tiêu: Giúp học sinh chọn vần đã học ghép vào chổ trống để tạo thành từ ngữ có nghĩa( Trong phần bài tập,cuối giờ viết chính tả)
Cách chơi : Giáo viên chọn hai đội chơi,lớp cử đại diện mỗi đội 03 bạn đặt tên cho đội mình.Trong vòng một phút hai đội thi đua tìm vần phù hợp và điền vào chổ trống theo thứ tự từng vần tương ứng rồi ghi trên bảng lớp.Hết thời gian mỗiđội cử đại diện của đội mình lên.đọc kết quả đã ghi cả lớp bổ sung và nhận xét.giáo viên đánh giá, nhận xét hai đội và kết luận đội thắng cuộc và tuyên dương đề nghị các bạn cho tràng vỗ tay khích lệ hai đội .
VÍ DỤ: Môn:Chính tả
BÀI : Mẫu giấy vụn
Bài tập : Điền vào chổ trống ai hay ay…
+ m … nhà m…. cày
+ thính t … giơ t…
+ ch … tóc nước ch…
* Hai đội thi điền được kết quả như sau:
mái nhà máy cày
thính tai giơ tay
chải tóc nước chảy
b : Trò chơi thi ghép tiếng :
Mục tiêu: Giúp học sinh biết chon những tiếng đã cho ghép lại với nhau để tao thành từ mới có nghĩa tương đương nhau ( môn luyện từ và câu)
Chuẩn bị phấn viết ,bảng con ,giẻ lau.
Cách chơi: Giáo viên cho học sinh chơi cá nhân,trong vòng một phút, học sinh chọn tiếng ghép vào tiếng đã cho để tạo thành từ ngữ có nghĩa gần giống nhau để ghi vào bảng con hết thời gian học sinh trình bày,em nào ghép đúng giáo viên chọn gắn lên bảng .
Đánh giá theo điểm: Tìm và ghép được tiếng trong bài đúng thì đạt điểm 10
VÍ DỤ : Bài : Mở rộng vốn từ: từ ngữ về tình cảm. Dấu phẩy
Bài 1: Ghép các tiếng sau thành những từ có hai tiếng: yêu, thương, quý, mến, kính.
Các em chọn tiếng cần điền đúng : yêu mến ; quý mến ,kính mến ; yêu thương, mến yêu , thương yêu…