Một là : Tạo niềm say mê khám phá kiến thức, tạo không khí vui vẽ, sôi động, hào hứng trong tiết học:
Dạy học là truyền thụ kiến thức cho người học, để chuẩn bị cho một tiết dạy, GV cần kết hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp, sinh động, sáng tạo trong mỗi tiết học. Để tạo nên một không khí sinh động và lôi cuốn HS thì không dễ dàng. Nhưng làm được điều đó GV không chỉ làm chủ kiến thức trong lĩnh vực dạy học của mình mà cần có phương pháp sư phạm thích hợp để phát huy tính chủ động của HS. Tôi nghĩ rằng, Là một GV có trình độ chuyên môn, nhưng bên cạnh đó phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ, phải có năng lực sư phạm. Năng lực về khoa học; hiểu biết ngôn ngữ diễn đạt, cách tổ chức, trình bày bài giảng,…Đổi mới phương pháp là đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tạo một sự tương ứng cần thiết. Mỗi hình thức tổ chức dạy học đều có tác dụng tích cực để phát triển học sinh ở một khía cạnh nào đó. Vì vậy mỗi GV cần biết kết hợp nhiều hình thức tổ chức để phát huy thế mạnh của từng học sinh. Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn… nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh. Khi dạy bài Tập làm văn Nghe – kể: Dại gì mà đổi
Hai là: Sử dụng tranh ảnh và dụng cụ học tập trong tiết dạy :
Tranh ảnh và đồ dùng dạy học rất quan trọng không thể thiếu được trong việc dạy học nhất là ở phân môn tập làm văn. Càng có tranh ảnh, đồ dùng thì càng tạo nên sự tích cực của học sinh trong tiết học. Chính vì vậy, mỗi tiết học, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, năm được mục tiêu của từng bức tranh, cách sử dụng đồ dùng,…
Khi dạy Tập làm văn ở lớp 3, Có những tiết cần tranh ảnh để hình thành nội dung bài như : Tuần 3 và tuần 5 học sinh được kể về gia đình minh và gia đình bạn.
Sự chuẩn bị của các em cần có tranh hoặc hình ảnh minh họa để kể cho bạn nghe về gia đình mình. Đồng Thời có thể cho các em quan sát một số bức tranh, hình ảnh có thật liên quan đến bài dạy để các em có thêm vốn sống tạo cho bài văn thêm sinh động
Ba là: Lồng ghép các phương pháp dạy học ở nhiều phân môn:
Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Muốn học sinh chủ động trong học tập, GV không dạy học theo lối rập khuôn mà cần người GV phải linh động trong tiết dạy, tạo không khí lành mạnh trong lớp, cần phải sử dụng các phương pháp đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, đàm thoại và thảo luận, cùng phối hợp nhịp nhàng tạo không khí hứng thú, kích thích trí tò mò của học sinh. Chính vì vậy, khi dạy phân môn này, người giáo viên cần lồng ghép giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, kể chuyện, Chính tả, luyện từ và câu, tập viết để giảng dạy và tạo đà cho học sinh học tập tốt phân môn Tập làm văn. Mối quan hệ này thể hiện rõ trong cấu trúc của sách giáo khoa: Các bài học được biên soạn theo chủ đề, chủ điểm, hai đơn vị học xoay quanh một chủ điẻm ở tất các các phân môn. Khi dạy ở các tuần, mỗi chủ điểm của từng tuần có sự liên kết với nhau giữa các phân môn trong môn Tiếng việt.
Bốn là: Phương pháp thực hành theo nhóm và cá nhân.
Dạy học nhằm phát huy tinh thần tự học và sáng tạo của học sinh là tập trung vào học sinh không phải chỉ tìm ra một câu trả lời có sẵn mà học sinh phải đưa ra được câu trả lời trên cơ sở suy nghĩ và hiểu biết của chính mình. Quá trình tư duy đó đòi hỏi học sinh phải vận dụng những vốn tri thức, hiểu biết phù hợp với vấn đề đặt ra trong câu hỏi; phân tích, sắp xếp những tri thức đưa ra với vấn đề trong câu hỏi trả lời, kết luận và chọn phương án trả lời tốt nhất. Tóm lại, học sinh tự tìm ra câu trả lời qua việc thu thập, sàng lọc thông tin và phân tích dữ liệu.