Những kinh nghiệm hay về nâng cao chất lượng môn Toán cho học sinh tiểu học

+ Kiểm tra bảng cửu chương:

Để học sinh làm được phép nhân, phép chia với số có một chữ số tiến đến hiểu và làm được tính nhân, tính chia số có hai, ba hoặc nhiều chữ số thì bắt buộc học sinh phải thuộc lòng bảng cửu chương. Do đó việc kiểm tra bảng cửu chương là việc làm thường xuyên ở mỗi tiết toán, có như vậy thì học sinh mới lo học và có thể thuộc được.

* Biện pháp: Trong mỗi tiết toán tôi đã dành khoảng 2 phút đầu để kiểm tra, những tuần đầu tôi kiểm tra đọc thuộc lòng, các tuần sau đó  lại kiểm tra theo cách chỉ bất kì. ví dụ: Hỏi 6 x 7= ?, 48 : 8? Yêu cầu học sinh phải trả lời ngay, nếu em nào trả lời chậm hoặc không trả lời được tức là chưa thật thuộc, mục đích ở đây là tránh cho các em thuộc một cách máy móc.

Để khuyến khích và bắt buộc học sinh học thuộc, tôi luôn kèm theo hình thức khen thưởng và trách phạt. Nếu thuộc bài thì được cộng thêm một điểm, nếu không thuộc bài các em phải về nhà chép lại bảng nhân, chia đó ít nhất là 5lần cho nhớ, kèm với việc liên hệ với gia đình để nhắc nhở thêm.

Đây là việc giáo viên phải làm thường xuyên cho đến khi nào biết chắc rằng cả lớp đã thật thuộc thì mới thôi.

+ Luyện cho học sinh tính nhẩm:

Tính nhẩm về cộng trừ hai chữ số trên dưới 10, học sinh đã học từ lớp Một nhưng đến lớp 2; 3 vẫn còn nhiều em tính quá chậm, tính chậm sẽ làm toán chậm do đó làm bài không kịp giờ.

Muốn học sinh tính nhanh thì phải rèn kĩ năng tính nhẩm cho các em.

                 Ví dụ :  5  +  7 =  5 + 5 + 2  =  10  +  2 = 12

 Trong mỗi tiết học đều cho học sinh yếu lên bảng, hướng dẫn cho em trên bảng tính và cả lớp cùng nghe. Đây cũng là việc giáo viên phải làm thường xuyên trong mỗi tiết học để cho học sinh khắc sâu, nhớ được cách tính, từ đó sẽ giúp các em làm tính nhanh hơn.

+. Cho học sinh nắm được qui tắc, tên số trong mỗi phép tính:

Muốn làm tốt dạng toán: Tìm x thì học sinh cần phải nắm được các thành phần trong mỗi phép tính thì mới áp dụng qui tắc để làm được bài, nếu không nắm được các thành phần chưa biết trong mỗi phép tính thì dù có thuộc qui tắc cũng sẽ không làm được bài.

Do đó, khi gặp loại toán này giáo viên phải thường xuyên ôn luyện . Mỗi lần ôn, luyện sẽ giúp học sinh vừa nhớ bài, vừa khắc sâu kiến thức hơn.

Khi đã thuộc được tên số và qui tắc thì chắc chắn học sinh sẽ làm bài một cách dễ dàng, không thể lẫn lộn.

Ví dụ: Tìm x:   85-  x   = 30                     ;       25 – x = 15

Khi gặp dạng này học sinh sẽ áp dụng một cách dễ dàng: Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu:                 

x   =  85 – 30           ;      x = 25 – 15

x  = 55                            x = 10

+. Luyện cách làm toán có nhiều phép tính:

Đến lớp 2;3 giải toán đã tiến lên bước cao hơn, ở lớp 1chỉ dừng lại ở giải bài toán có 1 phép tính với dạng đơn giản, nhưng đến lớp 2; 3 các em đã tiến đến giải bài toán có 2, 3 phép tính với rất nhiều dạng như: Toán về tìm chu vi, diện tích, tìm cạnh biết chu vi, diện tích, ..Nếu các em không biết cách suy luận để giải các bài toán đơn giản thì không giải được các bài toán phức tạp, vì vậy việc luyện cho các em giải bài toán có nhiều phép tính là việc cần thiết trong tiết dạy.

Trong lớp chỉ có 1/3 học sinh là theo kịp chương trình, còn lại 2/3 là làm tính giải chưa thành thạo. Nên muốn cho đạt chất lượng về giải toán có nhiều phép tính thì trước nhất phải luyện cho các em giải thành thạo bài toán có hai phép tính.

Trong mỗi tiết dạy đều phải khắc sâu cho học sinh biết cách tìm phép tính bằng cách sau:

Tìm cái này gấp cái kia một số lần là bao nhiêu (ví dụ số con bò gấp ba lần số con trâu …) ta làm phép nhân.

Tìm cái này gấp cái kia bao nhiêu lần hoặc tìm một phần mấy là bao nhiêu ta làm phép chia.

Đối vơi những bài toán có hai phép tính trở lên thì luyện cho học sinh tập phân tích đề toán theo hướng đi lên rồi tổng hợp lại tìm lời giải. Suy luận từ cái phải tìm đến cái đã có và tìm phép tính từ cái đã cho đến cái phải tìm.

Ví dụ: Bài 3:(Trang 58 sách Toán 3) Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 27kg cà chua,ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất.Hỏi thu hoạch ở cả hai thữa ruộng được bao nhiêu ki-lôgam cà chua?

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài toán trên bằng cách dùng phương pháp hỏi đáp, kết hợp với minh hoạ bằng tóm tắt đề toán.

Phân tích nội dung bài toán: Giáo viên dùng hai câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Để học sinh thấy rõ nội dung:

Thu hoạch ở thửa ruộng thứ nhất được 27kg cà chua.

ở thửa ruộng thứ hai được nhiều gấp 3 lần số cà chua ở thửa ruộng thứ nhất.

Hỏi thu hoạch ở cả hai thữa ruộng được bao nhiêu ki-lô gam cà chua?

Tóm tắt bài toán:  Theo những câu trả lời của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt như sau:

       

Tóm tắt trên chính là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tương ứng.

  Thiết lập trình tự giải: Giáo viên đặt câu hỏi: ” Muốn biết cả hai thửa ruộng thu được bao nhiêu ki-lô-gam cà chua ta làm thế nào?”  Học sinh trả lời: ” Ta phải biết được số ki-lô-gam cà chua thu được ở mỗi thữa ruộnglà bao nhiêu?”.

GV nói: Vậy ta phải đi tìm số ki-lô-gam cà chua thu được ở thữa ruộng thứ hai trước.

Tìm phép tính và thực hiện phép tính: Học sinh tự đặt lời giải và làm như sau:

Bài giải

                      Số ki-lô-gam cà chua thu được của thửa 2là:

                                    27   x   3   =    81 ( kg)

                      Số ki-lô-gam ngô xe ô tô đó chở được là :

                                       60  x   40   =     2400( kg)

                      Số ki-lô-gam cà chua thu được của cả hai thửa là:

                                       27  +  81 =  108( kg)

                                                       Đáp số: 108 kg.

+. Phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết dạy:

 Trong tiết toán giáo viên không nên áp đặt, nhồi nhét vào đầu óc trẻ những con số, những phép tính một cách máy móc, mà hãy để cho học sinh tự hoạt động một cách sáng tạo dựa trên những hiểu biết đã được học để đi đến những kết luận, những qui tắc, những công thức. Có được như vậy học sinh sẽ dễ hiểu bài, nắm bài kĩ hơn, có cơ sở từ đó sẽ nhớ bài lâu hơn.

  Ví dụ 1:      Hình thành quy tắc tính chu vi chữ nhật.

Bài toán:  Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 35m,chiều rộng 20m.Tính chu vi mảnh đất đó.

 Trước tiên GV cho HS đọc kĩ đề bài để hiểu được bài toán cho biết gì?bài toán hỏi gì?

GV hướng dẫn: Chu vi mảnh đất chính là chu vi hình chữ nhật có chiều dài 35m,chiều rộng 20m.

Thế ta sẽ giải bài toán này như thế nào? HS lam fbài giải:

Bài giải

Chu vi mảnh đất đó là:

        (35+20) x 2 = 110 (m)

     Đáp số: 110 m

 Vậy muốn tính chu vi hình chữ nhật ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng (cùng đơn vị đo)rồi nhân hai

+. Tìm biện pháp để giúp các em thuộc bài:

 Ở tuổi học sinh Tiểu học, bộ não đang phát triển, các em tiếp thu bài tương đối dễ nhưng nhớ bài, thuộc bài thì khó hơn, vì các em mau quên. Do đó phải có biện pháp giúp các em thuộc bài một cách vững chắc, khó quên, muốn thực hiện được điều đó, tôi đã cho các em học nhiều, xào kĩ, kiến thức được lặp đi lặp lại nhiều lần.

 Thời gian 40 phút trên lớp không thể ôn hết các kiến thức cơ bản được. Vì vậy muốn em thì bản thân các em phải tự ôn. Muốn các em tự ôn có hiệu quả, tôi đã cho mỗi em sắm một cuốn sổ tay gọi là “Sổ tay học toán”. Với cuốn sổ con ấy, các kiến thức cơ bản sẽ được tôi hướng dẫn các em ghi vào đó một cách có hệ thống.

 Ví dụ: Trang 1 ghi qui tắc tìm x.

            Trang 2 ghi thứ tự thực hiện các phép tính.

            Trang 3 ghi công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông,…

 Dặn các em mỗi buổi tối đem cuốn sổ ra đọc một lần, cứ đọc liên tục như vậy trong nhiều đêm liền thì sẽ thuộc bài kĩ.

 Để bắt buộc học sinh phải học thường xuyên, biện pháp tốt nhất là trao đổi cụ thể để phụ huynh hiểu và chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở việc học của con em mình.

 Ở lớp tôi qui định kiểm tra 1 tuần 2 lần vào 15 phút truy bài đầu giờ của thứ 3 và thứ 6 hằng tuần.

 Việc làm này sẽ giúp cho các em dễ học, dễ thuộc và nhớ lâu.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng