*Dạy học sinh phát âm đúng, viết đúng :
+ Phát âm trong dạy Tiếng việt rất quan trọng, học sinh phát âm đúng thì sẽ nhận diện chữ đúng và viết đúng.
+ Khi giảng dạy bài thứ nhất : làm quen với âm và chữ
+Ở sáu bài đầu giáo viên dạycho học sinh nhận dạng được âm,thanh và viết được chữ ghi âm, dấughithanh . Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan học sinh quan sát tranh nói được âm,tiếng đi đôi với bức tranh đó . Chẳng hạn : Bài đầu tiên dạy âm (e) giáo viên giới thiệu cho học sinh bốn bức tranh( bé ,me,ve ,xe) trong bốn tranh trên đều có âm e học sinh quan sát tranh rút được âm đọc và viết được âm (e). Tiếp đó học bài âm
(b) và các dấu thanh (huyền, sắc,hỏi, ngã, nặng) học sinh ghép hai âm(b , e) và các dấu thanh thành các tiếng(be, bè, bé, bẻ, bẽ, bẹ .) Trong các tiếng trên tiếng mà học sinh dễ lẫn lộn (bẻ, bẽ),khi dạy hai tiếng trên người giáo viên phải đọc đúng thì học sinh mới đọc đúng và viết đúng.
+ Khi dạy bài thứ hai dạy âm, vần mới .
+ Đối với dạng bài này : Học sinh đọc được âm vần và viết được chữ ghi âm,vần ,đọc và viết được tiếng và từ ứng dụng . Học sinh dựa vào tranh ảnh vật thật rút được âm trong tiếng . Trong khi dạy những âm mà giáo viên và học sinh dễ lẫn lộn (s – x; t, ph, tr – ch ; g –gh; ng –ngh )để đọc đúng các âm trên giáo viên phải dùng phương pháp làm mẫu phối hợp răng, lưỡi, miệng để học sinh quan sát cách phát âm của giáo viên thì học sinh nhận ra được cách đọc và đọc đúng .
+ Ngoài việc dạy âm thì việc dạy vần cũng gặp không ít khó khăn,khi dạy các vần (ưi – ươi; ưu – ươu; oi – oai ; um – uôm…) khi gặp các vần trên giáo viên đánh vần hơi bị lúng túng , dể đọc sai nên việc dạy tiếng việt cho học sinh giáo viên cần chuẩn bị tranh ảnh,vật thật gần gũi với các em, phần giáo viên phải đọc chuẩn , đúng học sinh mới đọc chuẩn viết đúng Việc hướng dẫn học sinh phát âm được tiến hành trong giờ dạy âm vần cũng như khi dạy đọc giáo viên biết lựa chọn và sử dụng các phương pháp một cách hợp lí nhất thiết các em phải được nhìn, nghe làm theo mẫu, luyện tập nhiều lần qua các hình thức: Cá nhân, nhóm lớp và tích hợp trong các môn học khác mới hình thành kĩ năng để vận dung trong giao tiếp. Học sinh biết đọc âm, vần, tiếng, từ, câu là giai đoạn chuyển sang học tập đọc, chính tả, kể chuyện . Bản thân các em phải luyện đọc thành tiếng , đọc hiểu. sau đó, học sinh đọc trơn và đọc thành thạo một bài văn, bài thơ,viết thành thạo đoạn bài trong văn bản . Khi học sinh đọc thông viết thạocác em mới hiểu nội dung bài nói vềcái gì? vấn đề gì? từ đó giúp học sinh cảm thấy sự thú vị , hấp dẫn trong giờ học môn tiếng việt
Song song với việc giúp học sinh phát âm đúng để viết đúng thì chúng ta cần giúp cho học sinh hiểu nghĩa của từ
*Giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ :
– Dạy âm vần cho HS lớp 1 không chỉ dạy cho các em đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ chứa âm vần đó mà bước đầu còn cần giải thích ngắn gọn để các em hiểu nghĩa của các từ này. Đồng thời việc hiểu nghĩa của từ ngữ sẽ giúp các em đọc đúng và viết đúng chính xác các từ đó. Hai vấn đề này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Vì vậy, khi dạy âm và chữ cái, dạy vần, dạy đọc câu và bài ứng dụng GV cần cung cấp nghĩa của từ khóa cũng như từ ứng dụng. HS có hiểu được nghĩa thì các em mới dễ nhớ; đọc đúng, viết đúng, nắm chắc chắn được các vần, tiếng đã học một cách có cơ sở
Việc cung cấp nghĩa của từ có thể tiến hành dưới nhiều hình thức:
+Cho HS quan sát vật thật qua các đồ vật có sẵn trong lớp học hoặc đồ chơi trẻ em, mô hình để minh họa nghĩa của từ.
*Ví dụ:Trường học,quyển vở, bảng đen, cửa sổ, bàn ghế, cổng trường, cột cờ, cây cối, hoa, bạn tốt, xe đạp…Theo cách này, khi cung cấp nghĩa từ, HS xem các đồ vật, mẫu vật đồng thời các em tận tay sờ các vật mẫu, tận mắt chứng kiến. Nhờ vậy mà các em nắm chắc nghĩa từ.
+Cho học sinh quan sát tranh ảnh trong sách giáo khoa, sử dụng các tình huống thật trên lớp.
*Ví dụ: quả chuối, quả chôm chôm, lỗ tai (ai), bàn tay (ay), bé trai, bé gái,…
+Sử dụng thực tế gia đình, bạn bè: như các từ liên quan đến những người thân.
*Ví dụ: Ông, bà, cha, mẹ, bác thợ điện, chú bộ đội, người bạn tốt,…
+Có thể dùng điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
*Ví dụ: Những từ chỉ hoạt động của con người: cười, khóc,nói, đi, đứng, chạy nhảy; chỉ tính chất: dài, ngắn, to, nhỏ, cao, thấp, vui, buồn…
+GV có thể sử dụng các chuyện có thật, các hiện tượng, thực tế phổ biến để cung cấp nghĩa của từ cho HS. Việc giúp HS hiểu nghĩa của từ còn được tiến hành bằng cách khai thác tranh ảnh trên mạng, áp dụng khi thực hiện bài dạy bằng giáo án điện tử.
Ngoài cách giúp học sinh HS hiểu nghĩa từ để nắm chắc âm, vần, tiếng – GV cần phải thường xuyên cho HS luyện viết.
3.Thực hành luyện viết:
Trong phần cơ sở lí luận chúng ta đã biết phương pháp luyện tập là rất cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Thật vậy, trong dạy Học vần đối với học sinh lớp 1, kiến thức mà học sinh chiếm lĩnh được phải thể hiện thành kĩ năng, kĩ xảo.Muốn vậy, cần phải thường xuyên luyện tập thực hành cho học sinh. Việc luyện tập ở đây có nghĩa là luyện đọc và luyện viết.Khi học sinh luyện tập chữ viết giáo viên cần uốn nắn cách ngồi viết với nhiều hình thức luyện tập
Tập viết chữ (chữ cái , chữ số, từ ngữ, câu ) tập viết trên bảng lớp có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu cách viêt và bước đầu đánh giá kĩ năng viết chữ cho học sinh . Giáo viên phát hiện những chỗ sai ( sai về kích cỡ, hình dáng, thứ tự các nét viết ) để kịp thời uốn nắn các em viết đúng
Tập viết chữ vào bảng con học sinh luyện tập viết bằng phấn hoặc bút bảng để trước khi viết vào vở,những chữ cái vần khó giáo viên hướng dẫn kĩ cách viết , những chữ viết sai để dễ sữa chữa bằng dẻ lau từ đó học sinh luyện viết vào vở. Muốn học sinh sử dụng có hiệu quả vở tập viết giáo viên cần hướng dẫn tỉ mĩ nội dung và yêu cầu về kĩ năng . Viết ở từng bài ( mẫu chữ,các dấu chỉ khoảngcách giữa các chữ, dấu chỉ vị trí đặt bút, thứ tự viết nét) giúp các em viết đủ ,viết đúng số dòng quy định.
Ngoài ra,giáo viên cho học sinh viết thêm các tiếng ngoài bài có vần mới học . cho học sinh viết càng nhiều càng tốt . Giáo viên có thể quán xuyến được lớp, bám sát học sinh yếu . Giáo viên phân nhóm cho học sinh viết ở nhà, khi học sinh viết đúng được từ ngữ,câu, chuyển sang giai đoạn viết chính tả học sinh viết đúng một đoạn văn,bài thơ, học sinh nhìn bảng giáo viênviết mẫu học sinh viết vào vở . Đối với loại bài nghe viết, giáo viên phải đọc chậm hướng dẫn khi viết từ học sinh đánh vần nhiều lần trước khi viết . Học sinh lớp 1 các em hay quên do đó để các em lĩnh hội được kiến thức phát huy tính tích cực trong học tập người giáo viên sử dụng phương pháp luyện tập thực hành nhiều lần để rèn luyện cho học sinh nhớ
Để học tốt môn tiếng việt ngoài việc dùng các biện pháp luyện đọc đúng,viết đúng,giúp họcsinh giải nghĩa từ, thực hành luyện viết, giáo viên còn dùng biện pháp thực hành kể chuyện
Kể chuyện là môn giúp học sinh phát huy trí nhớ, óc sáng tạo, nhớ và kể một câu chuyện . Sau đó học sinh kể tốt câu chuyện, giúp học sinh kể thành thạo câu chuyện ,giáo viên phải có giọng kể truyền cảm,kể theo nhịp điệu ngắt giọng của câu chuyện. Khi mở đầu truyện kể giáo viên phải tạo sự hứng thú kích thích tính tò mò của trẻ
VÍ DỤ: Khi kể câu chuyện “Rùa và Thỏ” giáo viên chọn cách mở đầu câu chuyện bằng những câu hỏi gợi ý chẳng hạn : các em có biết Rùa và Thỏ là những con vật như thế nào không? Rùa hết sức chậm chạp,Thỏ có tài chạy nhanh nhẹn .Thế mà Rùa lại giám thi với Thỏ .Các em có biết ai thắng cuộc không?người thắng cuộc là Rùa . câu chuyện hôm nay, các em sẽ biết nguyên nhân nào khiến Rùa thắng Thỏ.
Bên cạnh đó để phát huy cho các em biết cách kể chuyện bản thân đã áp dụng một số phương pháp như : Phương pháp trực quan,đối với phương pháp trên giáo viên phải biết tranh minh họa với mục đích làm cho học sinh nhớ truyện . khi kể chuyện giáo viên kể chuyện lần 1, kể chuyện lần 2 kể từng đoạn kết hợp giới thiệu từng bức tranh minh họa ở sách giáo khoa bằng cách này giáo viên rèn luyện kĩ năng nghe kết hợp quan sát tranh để kể từng đoạn theo tranh . Ngoài ra dùng phương pháp thực hành giao tiếp: phương pháp trên đòi hỏi giáo viên tạo điều kiện cho các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau ít nhiều đều được thực hành kể chuyện. có thể tổ chức hoạt động theo nhóm tham gia các trò chơi , kể chuyện phân vai dựng hoạt cảnh . Khi học sinh tập kể chuyện điều quan trọng các em phải nhớ cốt truyện . Từ đó học sinh mới nhớ và kể được một đoạn hay một câu chuyện .
Song song với việc sử dụng các biện pháp trên trong dạy tiếng việt để tạo cho các em hứng thú ,vui vẻ trong học tập giáo viên kết hợp các phương pháp tổ chức trò chơi
*Phương pháp tổ chức trò chơi trong quá trình dạy học :
+ Mục đích :
Giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức được học,mở rộng vốn từ, khắc sâu kiến thức được học, nắm chắc âm vần biết vận dụng vào từng trường hợp cụ thể .
Tạo môi trường để rèn luyện sự linh hoạt, nhạy bén, có thói quen phản ứng nhanh cho học sinh giúp các em mạnh dạn trước tập thể .
Thông qua trò chơi tạo không khí thi đua sôi nổi trong mỗi tiết học, làm cho tiết học nhẹ nhàng và sôi nổi đem lại kết quả tốt .
+ Nguyên tắc:
Tổ chức trò chơi phải phù hợp với thời điểm của từng tiết dạy .
Nội dung chơi phải đảm bảo kiến thức về mặt kĩ năng theo chuẩn kiến thức,các yêu cầu về kiến thức phải có tính hệ thống .
Trò chơi phải phù hợp,vừa sức,không quá khó phải thu hút được sự ham thích của học sinh .Trò chơi phát huy được tinh thần tập thể, kích thích được tính thi đua học tập, giúp học sinh tăng khả năng khi nhận thông tin và giải quyết thông tin nghe ,viết, đọc, nói .
+ Phương pháp tiến hành:
Tổ chức trò chơi dẫn dắt các em chiếm lĩnh kiến thức mới cần đạt lúc đó để củng cố hệ thống hóa kiến thức trong một bài hay một chương.Giaó viên cần phổ biến tên trò chơi,nội dung chơi, vật dụng phục vụ cho trò chơi,luật chơi,trước khi phổ biến trò chơi,nên cho các em chơi thử để các em tự tin .
* Sau đây là nhữngtrò chơi mà tôi thường sử dụng ở lớp có hiệu quả .Trò chơi :
a) Thi tìm tiếng có vần vừa học
Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng vốn từ khắc sâu kiến thức,nắm chắc phần vừa học .
+ Chuẩn bị : Phấn viết , bảng con , giẻ lau.
+ Cách chơi : Trong vòng hai phút các nhóm thi đua tìm tiếng có vần phù hợp ghi vào bảng nhóm ,hết thời gian quy định, đính trên bảng lớp .
+ Đánh giá theo điểm : Tìm và viết đúng một tiếng có trong bài được 5 điểm ,một tiếng ngoài bài được 10 điểm .Viết chữ đúng trình bày đẹp cộng thêm 1 điểm .Nhóm nào nhiều điểm hơn nhóm đó thắng cuộc.
VÍ DỤ: Bài 62: ôm – ơm
Giáo viên tổ chức cho học sinh sau tiết 1 tìm được tiếng có vần vừa học, học sinh thi đua tìm các tiếng có vần (ôm ,vần ơm)học sinh tìm các tiếng như sau (chó đốm, đốm lửa, chôm chôm, sáng sớm, mùi thơm …)
b)Trò chơi “Đọc nhanh, nối giỏi’”
+ Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận diện nhanh âm vần vừa học, biết ghép các tiếng riêng lẻ vào thành cụm từ có nghĩa mới; GV chuẩn bị mỗi dãy một bảng nhóm, phấn viết, giẻ lau.
+ Cách chơi:
Trong thời gian nhất định, khi có lệnh của GV các em thi đua tìm tiếng thích hợp để ghép thành cụm từ có nghĩa, hoàn thành bài tập đem đính lên bảng lớp để GV tổ chức lớp kiểm tra, bổ sung, đánh giá theo điểm: nối được một cụm từ có nghĩa đúng, GV ghi 10 điểm, đọc đúng mỗi cụm từ được ghi thêm 10 điểm nữa.
+Hình thức chơi theo dãy học tập.
* Thường tiến hành khi dạy Học vần tiết 2.