Trò chơi 1: “xem ai nói đúng”: Yêu cầu trẻ nêu được tính chính xác về tên gọi của các loại rau, củ, quả.
Ví dụ: Rau cải ngọt, rau bắp cải… củ cà rốt, củ cải trắng, quả bí xanh, quả đậu ve…
Trò chơi 2“ ai kể đúng”: Yêu cầu trẻ phải nêu tính phong phú đa dạng của các loại rau, củ, quả cháu phải nêu ra được các đặc điểm riêng.
Ví dụ : Rau lá to, rau lá nhỏ, rau lá dài, lá ngắn, lá tròn…
Nêu được tính chính xác về màu sắc của các loại rau, củ, quả
Ví dụ: Rau màu xanh, màu đỏ, màu tím…
Nêu tính chính xác về các đặc tính của các loại rau, củ, quả.
Ví dụ: Rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn sống, rau ăn chín.
Trò chơi 3“ bé có tài không”: Trẻ phải nêu tính khái quát về cấu tạo của từng loại rau, củ quả.
Ví dụ: Rau cải ngọt có rễ, thân, lá như thế nào? Khi ăn có mùi vị gì?
Tương tự với các loại rau, củ, quả như: Rau bắp cải, mồng tơi, cà chua, bí xanh, đậu ve, cà rốt, củ cải…
Trò chơi 4 “Cơ thể ai khỏe manh”: Cháu nói được tính chính xác về lợi ích của các loại rau, củ, quả trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ : Rau, củ, quả có lợi ích như thế nào đối với cơ thể ? Rau, củ, quả cung cấp chất dinh dưỡng gì?, các loại rau, củ, quả chúng ta ăn có mùi vị như thế nào?, con thích ăn rau, củ, quả gì nhất?
Trò chơi 5 “Tôi là nhà nội trợ giỏi”: Khả năng sử dụng các loại rau, củ, quả trong cuộc sống.
Ví dụ: Cô cho trẻ thực hiện cách chế biến các món ăn từ rau, củ, quả qua thao tác như: nhặt rau, rửa sạch thái nhỏ và mô phỏng cách chế biến rau, củ, quả như thế nào? qua trò chơi thi nấu ăn.
Trò chơi 6 “tôi là nhà nông giỏi”: Trẻ tái hiện lại quá trình trồng rau, củ, quả như thế nào?
Ví dụ: cô chia trẻ 4 làm nhóm để trẻ tự trồng các loại rau, củ, quả mà cháu thích. Sau đó cháu nêu lại quá trình trồng và chăm sóc rau, củ, quả với kết quả đạt được của nhóm