Phương pháp dạy và học Lịch Sử lớp 5 theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động
I.1 Lý do chọn đề tài
Đại hội XI của Đảng xác định nhiệm vụ của Giáo dục và Đào tạo là: “ Nâng cao chất lượng Giáo dục toàn diện. Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Bồi dưỡng các giá trị văn hóa cho học sinh đặc biệt là năng lực trí tuệ, phẩm chất đạo đức con người Việt Nam”.
Mục tiêu của ngành Giáo dục: “Đào tạo ra những con người có kiến thức văn hóa, khoa học, kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo, có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai”.
Đối với bậc tiểu học Giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mĩ và có kỹ năng sống, tích cực tham gia hoạt động tập thể. Trong những năm gần đây với phương châm đổi mới phương pháp dạy học nhằm góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục ở thời kỳ đổi mới.
Cùng với một số môn học khác thì phân môn Lịch Sử cũng đóng vai trò rất quan trọng. Với chương trình được chọn lọc những yếu tố cốt lõi về mốc thời gian, nhân vật và sự kiện Lịch sử hào hùng của dân tộc giúp cho học sinh có những hiểu biết cơ bản ban đầu về một số sự kiện, nhân vật Lịch sử điển hình, một số thành tựu văn hóa tiêu biểu đó là quả trình tiển triển của Lịch Sử nước ta.
Học phân môn Lịch sử giúp các em được thu thập được tin tức, vốn hiểu biết thông qua việc làm quen sơ đồ, lược đồ Lịch sử, phân tích bảng số liệu, tìm hiểu được vai trò, kế sách, ý chỉ của các nhân vật Lịch sử qua các thời kỳ. Bằng các mô hình, hiện vật, chứng tích giúp học sinh tái hiện được các giai đoạn Lịch sử của đất nước Việt Nam. Hình thành và giúp học sinh phát triển kĩ năng quan sát, mô tả, so sánh, phân tích, trình bày lại sự hiểu biết đó bằng lời nói, sơ đồ tư duy và vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Khơi dậy và bồi dưỡng cho học lòng tự hào về dân tộc, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn sâu sắc các anh hùng dân tộc. Khích lệ tinh thần học tập, tính tò mò ham hiểu biết về Lịch sử nước nhà, phát huy năng lực và phẩm chất của học sinh.
Qua nhiều năn giảng dạy lớp 4 & lớp 5 tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm, đồng thời nghiên cứu chương trình sách giáo khoa mới và mục tiêu môn học. Tôi đã tìm ra một số phương pháp giảng dạy phân môn Lịch sử lớp 5 góp phần phát huy tính tích cực học tập của học sinh, đạt chất lượng cao.
- Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp.
b1. Đặc trưng bộ môn Lịch sử lớp 5, định hướng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
– Cũng như các môn học khác, phương pháp dạy học Lịch sử và lớp 5 đang được đổi mới phù hợp với những yếu tố đặc trưng của bộ môn. Như chúng ta đã biết: “Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan trong quá khứ” ( Trích “Tài liệu Lịch sử” ). Bởi vậy, muốn có vốn hiểu biết về Lịch sử phải tìm hiểu thông qua những “dấu tích” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự việc đã diễn ra. Bởi vậy việc đầu tiên phải tiến hành cho Học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu bằng nhiều hình thức khác nhau.
– Ở Tiểu học: Học sinh cần có biểu tượng về các sự kiện lịch sử đã diễn ra, cung cấp cho các em những hình ảnh, sự kiện, sinh động, rõ nét về nhân vật lịch sử và hoạt động của họ trong thời gian, không gian, trong những điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước. Bằng nhiều con đường để tái tạo lịch sử dựng lại hình ảnh lịch sử vẻ vang của dân tộc ta trong quá khứ.
– Do đặc điểm tâm lý của Học sinh Tiểu học là : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng” nên nhu cầu của dạy học ở Tiểu học chỉ dừng lại ở việc cung cấp biểu tượng , bước đầu hình thành một số khái niệm, xây dựng một số mối quan hệ đơn giản.
+ Về kỹ năng: Hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, kỹ năng phân tích số liệu và biểu đồ.
* Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử lớp 5 là: “Tập trung vào người học, đặc biệt là giúp Học sinh có nhu cầu và biết cách tự học. Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của Học sinh, thay đổi thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc. Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn”. Bởi vậy đòi hỏi người Giáo viên phải sử dụng đúng mức, ñúng lúc, đúng chỗ các phương pháp để phát huy tối đa mặt mạnh của từng phương pháp và phối hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp cũng như việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, lượt đồ, vật thật một cách hợp lý hiệu quả.
b 2. Một số phương pháp dạy học cụ thể.
Để nâng cao chất lượng dạy – học phân môn Lịch sử lớp 5, tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia hoạt động, say mê, hứng thú, tích cực trong giờ học lịch sử thì việc lựa chọn phương pháp dạy và học là rất quan trọng.
Giáo viên phải sử dụng phương pháp tối ưu, phù hợp với từng bài, từng đối tượng Học sinh, giúp Học sinh tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức, tích lũy vốn hiểu biết của cá nhân các em (Dưới sự hướng dẫn của Giáo viên).
* Hướng dẫn Học sinh cách học phân môn Lịch sử theo từng loại bài.
– Loại bài dạy về nhân vật lịch sử: Trong chương trình Lịch sử lớp 5 gồm có 4 bài nói về nhân vật Lịch sử đó là:
Bài 1: “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định.
Bài 2: Nguyễn Trường Tộ mong muốn Canh Tân đất nước.
Bài 3: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
Bài 4: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Đối với loại bài này, Giáo viên cần giao nhiệm vụ cho các em tự sưu tầm tranh ảnh, tư liệu cá nhân về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật Lịch sử đó. Kết hợp đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm nội dung bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật Lịch sử.
Ví dụ: Bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định
+ Về bối cảnh lịch sử: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nam kỳ đứng lên khởi nghĩa. Nhưng điều đối nghịch là Triều đình nhà Nguyễn lại ký hòa ước nhường 3 Tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho thực dân Pháp (năm 1862). Triều đình ra lệnh giải tán lực lượng kháng chiến. Giữa lúc Trương Định lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp và thu được thắng lợi làm cho Pháp hoang mang lo sợ thì Vua và Triều đình nhà Nguyễn ban lệnh xuống buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân. Trong khi Trương Định băn khoăn suy nghĩ: “Giữa lệnh Vua và ý dân” nên làm thế nào cho phải. Mặc khác, dân chúng không muốn giải tán lực lượng truyền thư đi khắp nơi, suy tôn Trương Định làm chủ Soái. Họ làm lễ tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Cảm kích trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng: “Đại Nguyên Soái” Trương Định phất cao ngọn cờ “Bình Tây” chỉ huy hàng nghìn ngĩa quân và nhân dân chống Pháp dành nhiều thắng lợi.
Vậy: Từ những bối cảnh Lịch sử của đất nước đã tạo nên nhân vật Trương Định được lịch sử dân tộc ta đời đời ghi nhớ.
Ví dụ 2: Bài Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
+ Về bối cảnh lịch sử: Phan Bội Châu sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước, quê hương có truyền thống yêu nước. Ông lớn lên trong khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ. Hàng ngày ông tận mắt nhìn thấy cảnh nhân dân bị đàn áp đau đớn lầm than. Điều đó khơi dậy trong ông lòng căm thù giặc sâu sắc từ đó thôi thúc ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc. Ông đã trở thành nhân vật lịch sử quan trọng có ảnh hưởng lớn đến con đường giải phóng dân tộc củ nước ta vào cuối thể kỷ XIX đầu thể kỷ XX.
+ Một số bài Lịch sử nói về các nhân vật có những câu nói bất hủ, lời tuyên thệ, lời đối thoại biểu hiện phẩm chất cao quý của nhân vật, các nhóm học sinh có thể đóng vai để diễn lại. khắc sâu những hiểu biết của mình về nhân vật lịch sử đó.
– Những bài dạy về sự kiện lịch sử: Giáo viên và học sinh phải sưu tầm tranh ảnh tư liệu để các em dễ ghi nhớ các sự kiện đó kết hợp đọc kĩ nội dung thông tin để nắm vững nội dung bài.
Ví dụ: Bài 8 Xô Viết Nghệ Tĩnh
Tranh ảnh tư liệu cần tìm là:
+ Cờ đỏ búa liềm
+ Tranh ảnh bà con nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn ( Nghệ An) kéo về thị xã Vinh để biểu tình.
+ Tranh ảnh bà con nông dân nô nức ra đình làng nghe nói chuyện, bàn việc nước.
+ Tranh ảnh người nông dân được cày trên thửa ruộng do chính quyền Xô Viết chia trong những năm 1930 – 1931.
– Những phương tiện trực quan được sử dụng để dạy phân môn Lịch sử là:
+ Hình ảnh về di tích, nhà bảo tàng, tranh trong SGK và sưu tầm.
+ Các sa bàn, Lược đồ, bán đồ về Lịch sử
+ Băng đĩa, đèn chiếu…
Ngoài ra giáo viên và học sinh chủ động sưu tầm các phương tiện để trang bị cho bài dạy đạt kết quả tốt.
* Lập kế hoạch bài dạy theo hướng phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh.
+ Xác định mục tiêu của bài học:
– Xuất phát từ mong muốn giúp học sinh nắm được những nội dung cần thiết sau mỗi bài học. Khi xác định mục tiêu giáo viên phải xác định đúng chuẩn kiến thức, nội dung bài học, xác định được sự tiếp thu nội dung sau khi học xong bài học.
+ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
– Để đạt được mục tiêu bài học giáo viên cần phải suy nghĩ, phải sử dụng những đồ dùng, thiết bị dạy học nào trong tiết học. Giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị.
+ Xác định một số phương pháp cụ thể:
– Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
– Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
– Phương pháp trực quan ( Khai thác kiến thức từ kênh hình)
– Kể chuyện Lịch sử.
– Vấn đáp.
+ Xác định một số hình thức dạy học phần Lịch sử ở lớp 5.
Dạy cả lớp
– Dạy học trong lớp Dạy theo nhóm
Dạy cá nhân Dạy cả lớp
– Dạy học ngoài trời ( Ở một di tích Lịch sử, ở nhà bảo tàng..) Dạy theo nhóm
Dạy cá nhân
– Giáo viên phải nghiên cứu tâm lí của trò, xuất phát từ phương pháp học của các em mà chọn phương pháp dạy học của thầy cho phù hợp.
+ Thiết kế các hoạt động dạy học:
– Giáo viên chia bài học thành các hoạt động chủ yếu. Các hoạt động được sắp xếp hợp lí.
– Giáo viên dự kiến thời gian, xác định mục tiêu và cách thức tiến hành để đạt được mục tiêu đã đề ra cho hoạt động đó.
* Hình thức tổ chức dạy học trên lớp:
– Việc hướng dẫn học sinh xác định ở từng loại bài Lịch sử và khai thác từng loại bài, việc giáo viên và học sinh chuẩn bị đồ dùng trực quan đầy đủ với mục đích thông qua tiết học giúp các em phát huy được tính tích cực hoạt động của mình.
– Có nhiều biện pháp cá nhân các em lĩnh hội được kiến thức như: Đối thoại giữa thầy và trò, thảo luận nhóm, hoạt động cả lớp…Qua đó giúp các học sinh xây dựng bài tốt hơn, nhận thức đúng đắn về phân môn Lịch sử. Muốn thực hiện tốt điều đó khi tiến hành hoạt động cơ bản và hoạt động thực hành trên lớp theo các bước sau:
Bước thứ nhất: Xác định mục tiêu bài học
Ví dụ bài: “ Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới”
HĐ 1: Tôi giới thiệu bài: Sau những thất bãi nặng nề ở chiến dịch Biên giới thu – đông 1950. Thực dân Pháp cứ Đại tướng Đờ Lat – đơTat – xi –nhi sang làm Tổng chí huy quân đội viễn chinh Pháp. Ông ta đã đề ra một kế hoạch nhằm xoay chuyển đáo ngược tình thế giữa ta với địch là: “ Đánh phá hậu phương của ta, đẩy mạnh tấn công quân sự”. Trong tình thế đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng nước ta? Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện ra sao? Hậu phương trong những năm 1951 – 1952 có chuyển biến gì đến cuộc kháng chiến? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học hôm nay: “ Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới”
Bước thứ hai: Đọc nội dung thông tin trong sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, giáo viên cung cấp thêm một số thông tin thông qua tài liệu tham khảo, thảo luận nhóm, hoàn thành bài tập . Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung hoàn thiện nội dung kiến thức.
HĐ 2: Tìm hiểu bài.
Tôi chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một nhiệm vụ.
Câu hỏi:
1) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng diễn ra vào thời gian nào?
2) Đại hội đại biểu toàn toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra nhiệm vụ gì cho cách mạng Việt Nam? Điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ ấy?
Nhóm 2: Tìm hiểu về Đại hội của chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc.
Câu hỏi:
1) Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc diễn ra trong bối cảnh nào?
2) Việc tuyên dương những tập thể và cá nhân tiêu biểu trong đại hội có tác dụng như thế nào đối với phong trào thi đua yêu nước phục vụ kháng chiến?
3) Lấy dẫn chứng về một trong 7 tấm gương anh hùng được bầu?
Nhóm 3:Tìm hiểu về tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta và tình hình hậu phương trong những năm 1951 – 1952.
Câu hỏi:
1) Tinh thần thi đua kháng chiến của nhân dân ta được thể hiện như thế nào qua các mặt:
+ Kinh tế
+ Văn hoá giáo dục
2) Tình hình hậu phương trong những năm 1950 – 1951 có tác động gì đến cuộc kháng chiến?
Bước thứ 3: Giáo viên chốt lại nội dung kiến thức.
HĐ 3: Làm việc cả lớp ( Kết hợp hội thoại giữa thầy và trò)
Sau khi các nhóm thảo luận, trình bày kết quả xong, giáo viên chốt lại kiến thức, định hướng cho các em ghi nhớ nội dung chính. Đây là việc làm cần thiết giúp các em nắm được nội dung chính xác hệ thống. Đồng thời liên hệ thực tế giúp học sinh mở rộng thêm vốn hiểu biết, tạo niềm vui sự say mê, hứng thú trong học tập.
* Trong dạy học Lịch sử lớp 5 – phương pháp quan trọng không thể thiếu được đó là phương pháp trực quan sinh động về khai thác hình ảnh (kênh hình)
Kênh hình gồm hệ thống tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ….Đây là những phương tiện dạy học rất đặc trưng của môn Lịch sử nói chung và lớp 5 nói riêng. Khi học Lịch sử các em không thể tiếp xúc trực tiếp với những sự kiện xẩy ra từ xa xưa như: Diễn biến các trận đánh các cuộc biểu tình…Vì vậy khai thác kênh hình sẽ góp phần tạo biểu tượng Lịch sử giúp các em tái hiện lại những sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ từ đó các em hiểu kỹ hơn, nhớ lâu hơn.
Ví dụ 1:
Khai thác bức tranh: “ Nông dân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc” (Trang 11 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 5)
Hình ảnh người nông dân gầy guộc, đội cái nón rách, không một manh áo che thân, kéo cày, cầy ruộng giữa trời nắng, giúp các em hiểu thêm thân phận của người nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thể kỷ XX. Hình ảnh đó đã gieo vào lòng các em niềm xót thương sâu sắc đối với người nông dân trong thời kỳ Pháp thuộc và sự phẫn nộ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp.
Ví dụ 2: Khai thác lược đồ: “ Chiến dịch Điện Biên Phủ”
+ Để giúp học sinh tìm hiểu về nguyên nhân xảy ra chiến dịch, tôi sử dụng bản đồ hành chính Việt Nam, gọi học sinh chỉ 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ, học sinh thảo luận nhóm tìm ra nguyên nhân xuất hiện chiến dịch.
+ Tìm hiểu về diễn biến của chiến dịch, tôi giới thiệu lược đồ cho học sinh quan sát ( Hình 3 lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ – sách giáo khoa Lịch sử trang 39). Giúp học sinh biết được các địa điểm Pháp đóng quân, sân bay của địch, các địa danh như đồi A1 đồi C1. Mũi tên chỉ quân ta tấn công đợt 1, mũi tên chỉ quân ta tấn công đợt 2 và mũi tên chỉ quân ta tấn công đợt 3. Các em dựa vào lược đồ để nêu những ý chính tái hiện ra chiến dịch Điện Biên Phủ cuối cùng quân ta đã chiến thắng, bắt sống tên tướng Đờ Ca-xtơ- ri và bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
+ Song khi sử dụng kênh hình giáo viên cần lưu ý: Nắm chắc nội dung có thể khai thác từ kênh hình, giúp các em nắm rõ kiến thức từ đó thông qua kênh hình, chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với trình độ học sinh để các em tìm tòi kiến thức thông qua kênh hình. Giáo viên giới thiệu sơ lược kí hiệu, quy ước, chú giải trong hệ thống kênh hình, xác định cho học sinh biết mục đích làm việc với kênh hình để phát hiện ra kiến thức mới hay tái hiện sự kiện lịch sử.
* Phương pháp kể chuyện Lịch sử:
Là cách giáo viên dùng lời nói trình bày một cách sinh động đến người nghe về một sự kiện, một nhân vật lịch sử, một cuộc khởi nghĩa, một trận đánh. Đây là phương pháp dạy những bài Lịch sử có nhiều tình tiết liên quan đến nhau theo thứ tự thời gian.
Ví dụ: Bài “Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du”
Hoạt động 1: Tìm hiểu tiểu sử Phan Bội Châu
Tôi cho học sinh lần lượt trình bày những thông tin mà các em tìm hiểu được qua các tư liệu ( Dưới hình thức các em kể chuyện). Sau đó giáo viên nhận xét bổ sung và kể lại cho các em nghe đầy đủ, hệ thống hơn giúp các em hiểu sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của cụ Phan Bội Châu.
* Phương pháp tổ chức trò chơi.
Ngoài các phương pháp nói trên thì phương pháp tổ chức trò chơi cũng góp phần làm cho tiết học sinh động như chúng ta đã biết: Ở lứa tuổi các em học sinh khối 5 rất hồn nhiên và hiếu động, các em thích được sắm vai, thích diễn, thích kể. Bởi vậy khi dạy các bài Lịch sử có nhiều nhân vật tôi thường chia nhóm, tổ chức cho các em thảo luận phân vai và tiến hành trò chơi.
Ví dụ: Bài ” Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”
Lần lượt các nhóm thực hiện:
+ Vai người dẫn chuyện: Đọc đoạn ” Đầu thể kỷ XX…. hỏi anh Tư Lê”
+ Vai Anh Thành: Anh Lê, anh có yêu nước không?
+ Vai Anh Lê: Tất nhiên là có chứ!
+ Anh Thành: Anh có thể giữ bí mật được không?
+ Tư Lê: Có
+ Anh Thành: Tôi muốn đi ra nước ngoài…Anh có đi với tôi không?
+ Tư Lê: Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
+ Anh Thành: Đây, tiền đây, chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi. Anh cùng đi với tôi chứ.(vừa nói vừa giơ hai 2 bàn tay vẻ cương quyết)
+ Người dẫn chuyện: Đọc tiếp đoạn ” Bị lôi cuốn…nguy hiểm”
Khi trò chơi kết thúc, cả lớp nhận xét, đánh giá việc đóng vai của các nhóm bình chọn nhóm diễn xuất hay nhất, sáng tạo nhất.
+ Có nhiều hình thức tổ chức trò chơi, để tiết dạy sôi nổi học sinh tham gia tích cực là giáo viên phải biết lựa chọn hình thức tổ chức trò chơi phù hợp với nội dung bài học.
* Có nhiều hình thức tổ chức dạy học Lịch Sử mang lại hiệu quả cao, lôi cuốn sự chú ý học sinh. Đặc biệt trong thời gian gần đây tôi tăng cường các tiết giảng bằng giáo án điện tử. Tiết học trở nên phong phú. Giảm bớt được thời gian gắn tranh ảnh để tập trung vào khai thác nội dung. Thao tác giữa thầy và trò trở nên nhẹ nhàng hơn. Hình ảnh đưa ra cho học sinh quan sát được nhiều hơn.
Tóm lại khi dạy các bài Lịch sử giáo viên cần mở rộng và liên hệ thực tế đến các sự kiện liên quan đến đời sống hiện tại của các em đặc biệt là các tiết học về lịch sử địa phương.
Ví dụ như: – Ngày giổ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3
– Ngày chiến thắng Buôn Ma Thuột 10 tháng 3 năm 1975
– Các anh hùng Tây Nguyên như Anh hùng Nup, Y Ngông….
Từ đó bồi dưỡng cho các em lòng tự hào dân tộc, biết ơn các anh hùng đã hy sinh vì Tổ quốc. Kích thích tính ham hiểu biết và tích cực tham gia hoạt động tự giaùc tìm hiểu khám phá kiến thức trong từng tiết học.
III. 1. Kết luận:
Thực hiện đề tài này tôi đã phối hợp đưa ra một vài giải pháp – biện pháp trên giúp giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới khi dạy phân môn Lịch sử 5. Đề tài được nghiên cứu khi tôi đang dạy lớp 5 theo chương trình hiện hành. Năm học 2014 – 2015 khối 5 trường tôi triển khai dạy theo chương trình VNEN tôi đã mạnh dạn áp dụng đề tài này vào giảng dạy, bước đầu cũng mang lại kết quả khá thi.
Để có được tiết dạy Lịch sử đạt kết quả cao, người giáo viên phải có kế hoạch bài soạn tốt. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và mục tiêu yêu cầu của bài. Từ đó có kế hoạch cho bài học chu đáo thể hiện rõ từng hoạt động học tập. Sự chuẩn bị bài chu đáo, kỹ lưỡng giúp giáo viên thêm tự tin và hướng cho các em vào tiết học có hiệu quả.
Để thực hiện tốt việc “ Dạy học Lịch sử lớp 5 theo hướng phát huy tích cực của học sinh ” người giáo viên cần biết vận dụng linh hoạt và lựa chọn các hình thức, phương pháp dạy học vào từng mạch nội dung bài học, để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, hướng dẫn học sinh, hình thành và rèn luyện kỹ năng học Lịch sử, kết hợp vận dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, hay trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phát huy tính tích cực trong dạy học. Giáo viên cần phải có sự kết hợp, liên kết giữa các biện pháp – giải pháp, vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học thật linh hoạt, tạo được sự gần gũi với học sinh, gây bầu không khí sôi nổi, nhẹ nhàng kích thích hứng thú học tập và nâng cao ý thức tự giác cho học sinh. Khi dạy học phải “Lấy học sinh làm trung tâm”, giáo viên tổ chức sao cho học sinh tự tìm tòi, khám phá ra kiến thức để các em nhớ được lâu. Muốn cho học sinh hứng thú tốt mỗi môn học thì vai trò của người thầy đặc biệt quan trọng, bởi người thầy cần hướng dẫn và tổ chức sao cho tiết học thật nhẹ nhàng, vui vẻ, lấy thực tế làm điểm nhấn để học sinh có hứng thú và nhớ lâu kiến thức môn học.
– Xây dựng tốt nề nếp học cho học sinh, luôn động viên khuyến khích học sinh trong các hoạt động học tập, luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. Căn cứ vào đặc điểm lớp học để lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp.
+ Học sinh phải có đồ dùng học tập đầy đủ và có sự chuẩn bị đầy đủ chu đáo trước mỗi tiết học.
+ Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học phải chính xác thành thạo từ đó góp phần vào việc hình thành mạch kiến thức mới và khắc sâu bài tốt hơn.
+ Thực hiện nghiêm túc chế độ chuyên môn, sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn có chất lượng, học hỏi các tổ chuyên môn khác trong nhà trường.