Phương pháp dạy giải các dạng bài tập về bốn phép tính số học trong chương trình toán lớp 3 đối với mô hình vnen

Phương pháp dạy giải các dạng bài tập về bốn phép tính số học trong chương trình toán lớp 3 đối với mô hình vnen

I.1/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Một trong các mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy học môn toán ở tiểu học hiện nay là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến thức và kỹ năng về môn toán (đã học trong nhà trường) và giải quyết những tình huống thường gặp trong đời sống hằng ngày. Nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu nói trên. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học cũng là một trong các giải pháp được nhiều người quan tâm, nhằm đưa các hình thức tổ chức dạy học mới vào trong trường tiểu học. Phát triển trí tuệ cho học sinh tiểu học là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của những bậc phụ huynh học sinh và thầy cô giáo. Cùng với tất cả các môn học khác trong chiến lược phát triển toàn diện, có thể nói toán học đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó rèn luyện cho các em không phải đơn thuần là tính toán mà điều chủ yếu là năng lực tư duy. Chính bởi tư duy sâu sắc mà các em mới có thể nhanh nhẹn, nhạy bén hơn trong nhiều môn học khác. Rèn luyện toán học không có nghĩa đơn giản là làm cho các em làm thành thạo các phép tính, mà chính là rèn luyện tư duy cho các em trở nên linh hoạt hơn khi tiếp cận với những vấn đề trong nhà trường hoặc ở cương vị cao hơn trên bước đường mai sau.

Muốn làm cho các em học tốt môn toán trước hết phải tạo cho các em những say mê và hứng thú với môn học. Trên quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào đó cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả cao nhất trong từng bài học đảm bảo theo yêu cầu kiến thức và kỹ năng toán học. Nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chương trình sách giáo khoa mới hiện nay.

Môn toán lớp 3 cũng là một môn học trong chương trình giáo dục đó ở tiểu học. Môn học này cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 1.000, các số đến 10.000 và các số đến 100.000. Ôn tập, bổ sung cho học sinh về số, cấu tạo số…và bổ trợ các dạng toán cơ bản.

Nhưng nội dung cơ bản của Toán lớp 3 theo mô hình Vnen là chủ yếu rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản và tính toán thông qua bốn phép tính trong phạm vi 100.000.

Vậy bốn phép tính đó được đưa vào sách giáo khoa Toán lớp 3 của chươing trình dạy học Vnen như thế nào? số lượng nhiều hay ít? và phương pháp giải ra sao? Đó chính là nội dung của đề tài mà tôi đang nghiên cứu : “Phương pháp dạy giải các dạng bài tập về bốn phép tính số học trong chương trình toán lớp 3 đối với mô hình vnen”.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:

3.1/ Phép cộng :

Trong chương trình toán lớp 3, phép cộng được trình bày trong các bài học với 3 dạng bài tập: bài tập bài mới và bài tập luyện tập về phép cộng có nhớ và không có nhớ đối với cộng cộng các số có 3 chữ số đến cộng các số trong phạm vi 100.000. cụ thể :

Nội dung Dạng bài tập
Cộng, trừ các số có ba chữ số Không có nhớ
Cộng các số có ba chữ số Phép cộng có nhớ một lần
Phép cộng các số trong phạm vi 1.000 Phép cộng có nhớ
Phép cộng các số trong phạm vi 100.000 Phép cộng có nhớ
  • Cộng, trừ các số có 3 chữ số : ở bài này có 2 dạng bài tập : bài tập ở bài mới và bài tập luyện tập.

– Bài tập bài mới : có các bài tập thực hiện các phép cộng khác nhau theo mức độ khó dần. Tuỳ vào trình độ nhận thức của học sinh để có những phương pháp hướng dẫn giải thích hợp:

 Bài 1 : a) 300+400=                    b) 500+40=          c) 100+20+4=

  1. a) GV hướng dẫn cách cộng đối với hai số hạng tròn trăm chỉ cần cộng chữ số hàng trăm, giữ nguyên hàng chục và hàng đơn vị.
  2. b) Cộng số tròn trăm với số tròn chục chỉ cần viết số hàng trăm của số hạng này với hàng chục của số hạng kia, giữ nguyên hàng đơn vị.
  3. c) Thực hiện tương tự

Bài 2 : HD học sinh đặt cột dọc rồi thực hiện cộng từng chữ số từ phải qua trái:

+

 

352

416

  • Luyện tập :

Ở dạng bài tập luyện tập, công việc chủ yếu là của học sinh, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn:

Bài 1: Cho học sinh nhắc lại các bước cộng hai số có nhiều chữ số(đặt cột dọc, cộng từ phải sang trái):

+

 

 324

 405

Bài 2: Tìm x, đây là hình thức tìm số bị trừ, cho học sinh nhắc lại quy tắc(Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ), rồi thực hiện theo quy tắc.

x-125=344 ( x=344+125=469 …

Như vậy trong phép cộng ở chương trình toán lớp 3 được sử dụng để rèn cho học sinh kỹ năng cộng không có nhớ và cộng có nhớ (có nhớ một lần và nhiều lần). Ở phép cộng có nhớ cũng được đưa vào trên hai dạng bài tập: bài tập bài mới và bài tập luyện tập. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện phép cộng theo cột dọc và từ phải qua trái theo hình thức có nhớ.

Chẳng hạn trong bài học : Phép cộng các số trong phạm vi 10.000

Bài 1 : tính : Đưa phép tính vào

+

 

5348

1481

Cách hướng dẫn:

+ 8 cộng 1 bằng 9, viết 9

+ 4 cộng 8 bằng 12, viết 2 nhớ 1

+ 3 cộng 4 bằng 7, nhớ 1 bằng 8 viết 8

+ 5 cộng 1 bằng 6 viết 6.

Bài 2 : Tương tự GV hướng dẫn học sinh đặt theo cột dọc rồi tính.

Bài 3: Đội một trồng được3680 cây, đội hai trồng được 4220 cây. Hỏi cả hai trồng được bao nhiêu cây?

– GV HD học sinh tóm tắt rồi giải

Đội một : 3.680 cây

Đội hai : 4.220 cây

Hướng dẫn giải : Muốn biết cả hai đội trồng được bao nhiêu cây, ta làm phép tính gì? (tính cộng), lấy 3.680+4.220=7.900 (ghi đáp số)

3.2/ Phép trừ :

Tương tự như phép cộng, vì phép trừ là phép tính ngược lại của phép cộng. Trong chương trình toán lớp 3, phép trừ cũng xuất hiện ở hai dạng bài tập : bài tập bài mới và bài tập luyện tập. Phép trừ cũng được thực hiện ở 3 hình thức : trừ không nhớ, phép trừ có nhớ một lần và phép trừ có nhớ nhiều lần.

Nội dung Dạng bài tập
Cộng, trừ các số có ba chữ số Không có nhớ
Trừ các số có ba chữ số Có nhớ một lần
Phép trừ các số trong phạm vi 1.000 Phép trừ có nhớ
Phép trừ các số trong phạm vi 100.000 Phép trừ có nhớ

– Phép trừ không nhớ : GV chỉ cần hướng dẫn học sinh  đặt tính theo cột dọc rồi thực hiện trừ từ phải qua trái.

+ Ví dụ : ở bài luyện tập cộng trừ các số có 3 chữ số không có nhớ

Bài 1: Đặt rồi tính : 645 – 302    

. 5 trừ 2 bằng 3, viết 3

. 4 trừ 0 bằng 4, viết 4

. 6 trừ 3 bằng 3

Bài 2 : Tìm x:

x – 125= 344                                       x + 125 = 266

Ở dạng này cần HD cho học sinh quy tắc tìm số bị trừ, số hạng chưa biết (muốn tìm số bị trừ, ta lấy hiệu công với số trừ)

x – 125 = 344

x            = 344 + 125

x            = 469

Bài 3 : Một đội đồng diễn thể dục gồm 285 người, trong đó có 140 nam. Đội đồng diễn thể dục đó có bao nhiêu nữ?

Đây là dạng giải toán có lời văn (đi tìm phép trừ). Cần phân tích cho học sinh cách tìm, tóm tắt và giải.

Hướng dẫn giải : Muốn biết số nữ trong đội, ta làm phép tính gì? (tính trừ), lấy 285 – 140 = 145 (người) (ghi đáp số)

– Phép trừ có nhớ một lần và nhớ nhiều lần : GV cần hướng dẫn học sinh  đặt tính theo cột dọc rồi thực hiện trừ từ phải qua trái theo hình thức có nhớ

+ Ví dụ : ở bài tập luyện tập “Trừ các số trong phạm vi 10.000”

Bài 1: Tính nhẩm    7000-2000=                                      9000-1000 =

                               6000-4000=                                      10000-8000=

Bài này hướng dẫn học sinh tính nhẩm theo cách đọc số:

Nhẩm :      bảy nghìn – hai nghìn = năm nghìn

                      7000    –      2000   =     5000

Bài 2: Đặt rồi tính :

5482 – 1956 =

. 2 không trừ được 6, lấy 12 trừ 6 bằng 6, viết 6

. 5 thêm 1 bằng 6, lấy 8 trừ 6 bằng 2, viết 2

. 4 không trừ được 9 lấy 14 trừ 9 bằng 5, viết 5.

. 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3

Bài 3: Một kho có 4720kg muối, lần đầu chuyển đi 2000kg muối, lần sau chuyển đi 1700kg muối. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kilôgam muối? (giải bằng hai cách)

Đây là dạng toán giải có lời văn, ứng dụng phép trừ trong cách giải.

– B1: cho HS xác định : tổng số muối trong kho 94720kg)

Chuyển đi 2000kg (nghĩa là công thêm hay trừ đi?, trừ đi), lần sau chuyển tiếp 1700kg (nghĩa là trừ tiếp 1700kg)

Vậy ta có cacùh thực hiện phép tính (Số muối trong kho chuyển đi 2 lân, tức là trừ đi 2 lần):

Số muối trong kho còn lại là :

4720 – 2000 – 1700 =

                                               2720        – 1700  = 1020 (kg muối)

                                         Đáp số : 1020 kg muối

Phép trừ còn được sử dụng trong các dạng bài toán giải có lời văn :

3.3/ Phép nhân :

Đối với phép nhân trong môn toán lớp 3 cũng xuất hiện trong hai dạng bài tập : bài tập bài mới và bài tập luyện tập. Phép nhân cũng có 2 hình thức thực hiện : phép nhân không có nhớ và phép nhân có nhớ. Nội dung bài học của phép nhân được trình bày từ phép nhân trong phạm vi 1.000 đến nhân một số có 5 chữ số với một số có 1 chữ số.

Nội dung Dạng bài tập
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số Không có nhớ
Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số Có nhớ
Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số Có nhớ
Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số Có nhớ
Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số Có nhớ

Ở phép nhân không có nhớ, được trình bày hai dạng : thực hiện cách nhân nhẩm và thực hiện bằng phép tính.

Như vậy trong phép nhân (không nhớ và có nhớ) đều được thực hiện dưới dạng : bài tập tính sẵn, bài tập tự đặt tính rồi tính, bài tập tính x, bài tập sử dụng bảng, bài tập giải toán có lời văn.

Chẳng hạn trong bài luyện tập : Nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số

Bài tập 1 : tính :

Đối với dạng này, chỉ cần hướng dẫn học sinh thực hiện theo cột dọc và nhân từ phải qua trái (bắt buộc phải thuộc bảng nhân từ 2-9)

Bài tập 2 : Đặt rồi tính :

 437 x 2  (

. 2 nhân 7 bằng 14, viết 4, nhớ 1

. 2 nhân 3 bằng 6, nhớ 1 bằng 7 viết 7

. 2 nhân 4 bằng 8, viết 8

Bài 3 : tìm x:

  1. a) x : 7 = 101 b) x : 6 = 107

Đối với dạng toán tìm x, HD học sinh nắm vững quy tắc (muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia). Ở dạng này vừa củng cố phép nhân vừa củng cố phép chia.

x : 7 = 101

x      = 101 x 7 = 707

x      = 707

Bài 4 : số?

Thừa số 423 210 105 241
Thừa số     2     3     8     4
Tích 846      

Dạng bài tập này cũng cho học sinh nắm vững quy tắc cấu tạo phép nhân (thừa số nhân với thừa số bằng tích) và thực hiện theo quy tắc của phép nhân.

Bài 5 : Mỗi hộp có 120 cái kẹo. Hỏi 4 hộp như thế có bao nhiêu cái kẹo?

Đây là dạng toán giải có lời văn, HS vừa phải thực hiện phép nhân, vừa phải biết đặt câu lời giải.

HD: Mỗi hộp : 120 cái kẹo, có mấy hộp? (4 hộp), vậy ta làm phép tính gì? (tính nhân)

4 hộp sẽ có số kẹo là :

120 x 4 = 480 (cái kẹo)

Đáp số : 480 cái kẹo

Ở phép nhân có nhớ một lần hoặc nhiều lần, GV cũng hướng dẫn tương tự, nhưng chú ý ở phần có nhớ :

Chẳng hạn trong bài học : luyện tập về nhân số có 5 chữ số với số có 1 chữ số

Bài tập 2 : Đặt rồi tính : 21718 x 4  (

. 4 nhân 8 bằng 32, viết 2 nhớ 3

. 4 nhân 1 bằng 4, nhớ 3 bằng 7, viết 7

. 4 nhân 7 bằng 28, viết 8 nhớ 2

. 4 nhân 1 bằng 4, nhớ 2 bằng 6, viết 6

. 4 nhân 2 bằng 8, viết 8

3.4/ Phép chia

Còn phép chia ở trong chương trình toán lớp 3 cũng được xây dựng trên các dạng bài tập : bài tập bài mới và bài tập luyện tập. Phép chia cũng được thực hiện trên 4 dạng : Phép chia hết, phép chia có dư và phép chia không nhớ, phép chia có nhớ và được trình bày từ phép chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số đến chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.

Nội dung Dạng bài tập
Chia số có hai chữ số với số có một chữ số Không có nhớ
Chia số có hai chữ số với số có một chữ số Có nhớ
Chia số có ba chữ số với số có một chữ số Có nhớ
Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số Có nhớ
Chia số có năm chữ số với số có một chữ số Có nhớ

– Phép chia hết và không có nhớ:

Ở dạng bài tập này đơn giản, Gv chỉ cần hướng dẫn học sinh tính theo cột từ trái qua phải của số bị chia

Chẳng hạn :Bài luyện tập “Chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số”

Bài 1: Đặt tính rồi tính :

48 : 2  =

. 4 chia 2 được 2, 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0.

. 8 chia 2 được 4, 4 nhân 2 bằng 8, 8 trừ 8 bằng 0

Bài 2 : tìm x:

  1. a) 63 : x = 7 b) 192 : x = 24

Đối với dạng toán tìm x, HD học sinh nắm vững quy tắc (muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương số).

63 : x = 7

x      = 63 : 7 = 8

x      = 8

Bài 3 : số?

Số bị chia 27 27   63
Số chia   9   9 9
Thương  3 3 7  

Dạng bài tập này cũng cho học sinh nắm vững quy tắc tìm số bị chia, tìm số chia, và tìm thương số và thực hiện theo quy tắc của phép chia.

Bài 4 : Có 31m vải, may mỗi bộ quần áo hết 3m. Hỏi có thể may được nhiều nhất là mấy bộ quần áo và còn thừa mấy mét vải?

Đây là dạng toán giải có lời văn, HS vừa phải thực hiện phép chia có dư, vừa phải biết đặt câu lời giải.

HD: Có : 31m vải; mỗi bộ quần áo may hết 3m. muốn may được nhiều nhất bao nhiêu bộ quần áo ta dùng phép tính gì? (tính chia), số dư của phép chia chính là số mét vải thừa.

Số quần áo có thể may được làø :

31 : 3 = 10 (bộ) (dư 1m)

Đáp số : 10 bộ và dư 1m vải

Ở phép chia có nhớ một lần hoặc nhiều lần, GV cũng hướng dẫn tương tự, nhưng chú ý ở phần có nhớ.

– Phép chia có dư : là dạng phép chia giữa số bị chia và số chia không hết. Ở dạng này GV hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia như thường, đến khi nào số dư nhỏ hơn số chia thì dừng lại và gọi đó là số dư của phép chia.

Chẳng hạn : trong bài tập của bài Phép chia hết và phép chia có dư có bài tập như sau :

Bài 1: đặt rồi tính:

32 : 5 =

Cách thực hiện như sau :

32 chia 5 được 6, 6 nhân 5 bằng 30. 32 trừ 30 bằng 2.

2 nhỏ hơn 5, vậy 2 là số dư.

4/ Nhận xét chung:

Tóm lại qua phân loại các dạng bài tập toán trong chương trình toán lớp 3 ở tiểu học ta thấy rằng các dạng bài tập với bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia đều có điểm chung về cách thực hiện :

– Học sinh giải những bài tập được lập sẵn theo quy tắc, chỉ việc thực hiện phép tính.

– Học sinh thực hiện phép tính phải tìm cách nhớ quy tắc để đặt phương pháp giải.

– Học sinh thực hiện phép tính dưới dạng tìm ẩn số (x), dạng này rèn luyện được nhiều phép tính kết hợp (công-trừ; nhân-chia)

– Học sinh làm bài tập trên bảng cho sẵn các số nhưng đòi hỏi phải nghiên cứu xác định phép tính dựa trên quy tắc (số hạng, tổng; số bị trừ, số trừ; thừa số, tích; số bị chia, số chia, thương)

– Học sinh làm bài tập giải toán có lời văn, phải nắm vững quy tắc thực hiện và nghiên cứu kỹ câu hỏi mới thực hiện được. Dạng toán này là khó nhất trong các dạng toán trên vì nó vừa rèn luyện kỹ năng tính toán, vừa phối hợp các phương pháp giải và thiết kế lời giải.

 

III.1. KẾT LUẬN:

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu bản thân tôi thấy nội dung chương trình trong môn toán lớp 3 đối với các dạng bài tập về bốn phép tính số học là rất phong phú và đa dạng. Đây là một nội dung cơ bản mang tính cấp thiết trong quá trình đổi mới của nền giáo dục. Các dạng bài tập này không chỉ cung cấp và rèn luyện khả năng tính toán cho học sinh trong bốn phép tính số học đó mà thông qua bốn phép tính, học sinh còn được nâng cao kỹ năng phối hợp giữa các phép tính để giải các dạng toán khác phức tạp hơn. Bởi thế để đạt được mục tiêu kiến thức của môn Toán đưa ra, đòi hỏi người giáo viên phải dày công nghiên cứu và tìm tòi những phương pháp dạy học, hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp, tại địa phương đang công tác. Đặc biệt, nếu giáo viên sử dụng linh hoạt, khéo léo các phương pháp dạy học thì sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập môn toán. Góp phần nâng cao chất lượng dạy và học số lượng học sinh khá giỏi tăng, giảm số HS yếu. Nâng cao chất lượng đại trà.

Ngoài ra muốn có kết quả tốt trong việc dạy học, người giáo viên cần nắm vững nội dung, yêu cầu của bài học đó, ý đồ của từng bài tập để từ đó giáo viên đặt ra những câu hỏi vấn đáp gởi mở, gợi ý cho HS tự tìm ra kiến thức mới và chiếm lĩnh kiến thức đó.

Phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của HS tiểu học là tò mò, ham tìm hiểu. Từ đó người giáo viên cần lựa chọn, đặt ra hệ thống phương pháp thích hợp để nâng cao tính sáng tạo trong học tập cho các em.

Để việc giảng dạy đảm bảo tính khoa học, tính chính xác, tính sư phạm và phát huy dược tính chủ động, sáng tạo của học sinh, người giáo viên phải không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Từ đó sẽ phát hiện và rút ra một số phương pháp dạy học phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh mình.

Để hoàn thành đề tài này bản thân tôi đã có nhiều cố gắng. Song do trình độ và kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp để đề tài dược hoàn thiện hơn.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng