Phải dựa vào 3 hình thức chính đó là :
– Trong tiết học
– Ngoài tiết học
– Thông qua trò chơi
Trong tiết học
Trong khi dạy trẻ đọc một bài thơ , hoặc kể một câu chuyện dạy cho trẻ trước hết phải hiểu được nội dung, xác định được thể loại thơ truyện, phải hiểu được tâm trạng của tác giả miêu tả về nghệ thuật gì ?và tác giả ví von, so sánh, nhân cách hóa về bài thơ, câu chuyện gửi gắm điều gì ? Ví dụ khi dạy về chủ đề thế giới động vật qua bài thơ “ Ong và bướm ” Cô có thể sử dụng vật thật ( con ong,con bướm …). Cô chuẩn bị tranh, ảnh, vật thật, cô cho trẻ trực tiếp quan sát, “con ong,con bướm đậu trên bông hoa hồng ”. và từ hộp sữa chua và những tờ giáy màu và keo dán cô tự làm nên“con ong,con bướm”. Trong lúc đọc thơ cô có thể lồng ghép trò chơi vẽ hoặc tô các con ong, con bướm, kết thúc tiết học cô cho trẻ trò chơi bắt bướm,từ những vật mẫu thật sẽ hấp dẫn và gây hứng thú cho trẻ, tổ chức tiết học như vậy trẻ sẽ được vận động nhiều , trẻ cũng thoải mái hào hứng, tiết học sẽ không còn khô cứng, và trẻ mạnh dạn tự tin khi được làm quen với môn học này.
Khi cô cho trẻ đọc bài thơ này, cô luyện cho trẻ phát âm đúng rõ ràng có nhịp điệu các âm l,s ,x, r … Tập cho trẻ luyện phát âm thường xuyên liên tục, tập phát âm từ từ, không nên nóng vội. Cô nên chú ý đến những trẻ nói ngọng ,nhút nhát, nên động viên khuyến khích để trẻ tự tin, khi trẻ phát âm, nếu trẻ phát âm sai cô không nên cười riễu cợt trẻ, nếu trẻ không phát âm đúng cô có thể luyện cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, nếu cô cứ bắt ép trẻ phải phát âm đúng ngay, thì trẻ sẽ bị ức chế, dễ dẫn dến chán nản, trẻ cũng không muốn phát âm nữa, thì dẫn đến hiệu quả không cao.
Ví dụ giờ làm quen văn học : Đòi hỏi cô giáo phải đầu tư về tranh ảnh vật thật phong phú, thì trẻ hấp dẫn và nhớ lâu hơn. khi cô giải thích từ mới, từ khó cần cung cấp cho trẻ những từ có hình ảnh, cần giải thích các từ trong tác phẩm một cách rõ ràng, dễ hiểu có thể dùng nhiều cách khác nhau để giải thích, không nên cố gắng làm sai lệch đi nghĩa của từ, cô khuyến khích trẻ sử dụng từ hay,cô có thể kể một câu chuyện ngắn trong đó có các từ không hay và đề nghị trẻ chọn từ khác hay hơn để thay thế. Giờ học này cần sử dụng phương pháp trực quan, phải tích cực hóa quá trình nhận thức về ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ Khi cho trẻ kể về ông của mình khuyến khích trẻ dùng từ như mái tóc bạc phơ, ông lưng còng, đi phải chống gậy, đi lom khom, cô khuyến khích động viên cả lớp, đặc biệt những trẻ rụt rè để trẻ mạnh dạn trẻ lời và đọc các từ mới . Trong khi trẻ được nói và trả lời câu hỏi của cô vốn từ của trẻ được tăng lên ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển.
Ví dụ 1 : Khi dạy về chủ đề thực vật : Bài thơ : Hoa kết trái
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Đỏ như đốm lửa
………………..
Tác giả đã dùng nghệ thuật so sánh, miêu tả về loài hoa cà tim tím, hoa mướp vàng vàng , hoa lựu đỏ như đốm lửa, hoa đỗ thì xinh xinh, thật sống động về các loài hoa, chúng ta mới chỉ nghe, chưa được nhìn ngắm, mà đã cảm nhận được vẻ đẹp, sắc màu của các loài hoa, văn học không chỉ cho chúng ta nhận biết về hiện tượng thiên nhiên về cỏ, cây, hoa lá, văn học còn giúp trẻ mở rộng sự nhận thức về thế giới loài vật, từ đó trẻ được làm quen với từ mới vốn từ ngôn ngữ của trẻ ngày càng được phát triển hơn .
Ví dụ: khi dạy trẻ đọc bài thơ “Rong và cá ” cô cho trẻ quan sát bể cá vàng bơi, trẻ được tận mắt trông thấy bể cá trẻ sẽ nói được các từ như quẫy đuôi, ngoi lên, lặn xuống, đớp mồi, trẻ được nhìn ngắm được đọc những từ mới qua đó vốn từ của trẻ thêm phong phú .
Ví dụ : Chủ đề thế giới “ Động vật”. Từ nghệ thuật nhân cách hóa nhà thơ Phạm Hổ đã viết lên bài thơ “Đàn gà con”
Đàn gà con
…………..
Cái mỏ tí hon
Cái chân bé xíu
……………….
Mắt đen sáng ngời
……………….
Phạm Hổ
Bài thơ đã nói lên một vẻ đẹp sinh động , ngộ nghĩnh đáng yêu của các chú gà con quá trình sinh trưởng của các con vật cũng được tác giả giải thích cho trẻ biết được thêm những từ mới như “ Tí hon”, “ Bé xíu”, “Nhỏ xíu” có thể thông qua giờ đón trẻ, cô có thể cho trẻ xem tranh ảnh về thế giới động vật, trẻ được quan sát giữa “Con muỗi” và con “Gà con” cô cung cấp cho trẻ biết từ ‘Nhỏ xíu” hoặc “Tí hon” là như thế nào qua đó trẻ được nhìn, được đọc vốn từ ngữ của trẻ thêm phong phú hơn, hoặc giờ đi dạo đi chơi, trẻ nhìn thấy “ Con kiến nhỏ xíu”đang bò trên một gốc cây to, cô cho trẻ quan sát về con kiến và hỏi trẻ “ Kiến to hay nhỏ ” và gốc cây kia như thế nào? Từ những hình ảnh thực tế đó trẻ sẽ dễ dàng nhận biết được “ Bé xíu, nhỏ xíu ” là như vậy đó là sự giải thích thú vị bằng những hình tượng văn học làm sống động lên những cảm xúc về cái đẹp, qua bài thơ này trẻ liên tưởng tới đàn gà con của nhà mình, qua đó trẻ được gọi tên và làm quen với n hiều từ ngữ mới, ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú và mạch lạc hơn .
Thông qua việc tự học và bồi dưỡng kiến thức văn học. Giúp giáo viên hiểu rõ và truyền thụ tác phẩm văn học về phát triển ngôn ngữ đến với trẻ có hiệu quả cao .
Sau mỗi bài thơ, câu chuyện nào được phổ nhạc thì cô có thể hát cho trẻ nghe, hoặc ngâm thơ cho trẻ nghe từ đó sẽ giúp trẻ nhanh thuộc và cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tác phẩm.
Ngoài tiết học
Cô có thể tiến hành cho trẻ đọc hoặc kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi, khi dạo chơi tham quan cô có thể lồng ghép cho trẻ đọc nhiều lần, thường xuyên như vậy vốn từ của trẻ ngày càng mạch lạc và ngôn ngữ khi phát âm được phong phú hơn.
Khi cho trẻ dạo chơi ngoài trời cô cho trẻ quan sát hoa cúc lồng ghép cho trẻ đọc bài thơ “Hoa cúc vàng “ qua đó trẻ được gọi tên nhận biết màu sắc của hoa, vốn ngôn ngữ của trẻ càng được phát triển .Ví dụ: Khi trời nắng cho trẻ quan sát dạo chơi . Cô cho trẻ đọc bài thơ “Ông mặt trời ” “Đi nắng ’’ “ Nắng mùa hè ”. Qua bài thơ cô có thể cho trẻ được làm quen với từ mới như “ông mặt trời ”cô chỉ trực tiếp lên ông mặt trời cho trẻ biết ông mặt trời như thế nào?
Cô cho trẻ làm quen với từ mới từ “nhíu mắt ” cô chỉ cho trẻ từ nhíu mắt khi nhìn vào ông mặt trời từ đó trẻ vừa trực tiếp được đọc, được nhìn ngắm vốn từ của trẻ ngày càng phong phú hơn. Giáo dục trẻ khi ra nắng phải đội nón, mũ và trẻ biết được nhiều cách gọi về từ “Mũ, nón ”
Đến giờ lau mặt, rửa tay cho trẻ, cô cho trẻ đọc bài thơ ” Giữ tay cho sạch “ qua đó giúp trẻ có ý thức khi đi rửa tay, trẻ cũng được làm quen với từ “Sạch ” và trẻ biết được khi rửa sạch tay là như thế nào ? Và vốn từ ngôn ngữ của trẻ ngày càng được tăng thêm.
Trong giờ hoạt động vui chơi cô cho trẻ về góc xem tranh truyện, cho trẻ tập kể chuyện sáng tạo theo tranh, cho trẻ thi đua đọc các bài thơ mà trẻ thích từ đó ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ theo thời gian ..
Đến giờ ăn cơm trưa, trong khi chờ cô xơi cơm cô cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn trưa” cô cung cấp cho trẻ một số từ mới về thực phẩm, như là hôm nay cả lớp ăn cơm với món gì? Thịt gì ? Canh rau gì? Khi cô hỏi trẻ được trả lời, vốn từ ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú hơn. Qua đó cô giáo dục trẻ khi ăn cơm không được rơi vãi, đổ ra bàn ăn, và phải ăn hết xuất của mình.
Vào giờ ngủ trưa, trước khi ngủ cô cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ “ qua bài thơ trẻ có ý thức không nói chuyện trong khi ngủ.
Cô nên tận dụng mọi lúc, mọi nơi để cho trẻ làm quen tiếp cận với văn học đến góc “Bé yêu kể chuyện” cô cho trẻ quan sát các tranh ảnh, chữ to, khổ to để trẻ có điều kiện làm quen với văn học ,từ đó sẽ hình thành biểu tượng chữ cái ban đầu cho trẻ, vốn từ ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển phong phú và đa dạng hơn.
Thông qua trò chơi
Ví dụ : Trò chơi luyện phát âm như: Trò chơi ‘Truyền tin” trẻ được phát âm, được nói, được nghe, để truyền tin cho người khác như vậy ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển, trò chơi “bắt chước tiếng kêu của các con vật”. Trẻ được bắt chước tiếng kêu của các con vật ví dụ :Trẻ bắt chước tiếng kêu của “ Con vịt ”,“ con chó ” trẻ biết được tiếng con vịt kêu như thế nào? Hoặc tiếng gáy của con gà trống ra sao? Và khi gà trống gáy như thế nào? Qua đó trẻ vừa được chơi, được học vốn từ và ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển hơn. Ví dụ như trò chơi “Nhìn hình đoán tên bài thơ, câu chuyện”, “Ai trả lời nhanh” luyện cho trẻ có sự tập trung quan sát chú ý hào hứng chờ đón được trả lời câu hỏi của cô…
Các trò chơi phát triển vốn từ như cô cho trẻ chơi trò chơi “Chiếc túi kỳ diệu” trẻ được thò tay vào chiếc túi và sờ các vật dụng ở bên trong túi đoán và gọi tên rồi đưa ra cho cả lớp xem có đúng như mình nói không? Từ đó tập cho trẻ có tính tập trung chú ý và hứng thú khi được học môn văn học. Qua đó ngôn ngữ của trẻ sẽ mạch lạc và rõ ràng hơn .
Các trò chơi để phát triển kỹ năng nói mạch lạc, giao tiếp ngôn ngữ có văn hóa như các trò chơi đóng vai theo chủ đề như “Bế em”, “bán hàng ” , “Nấu ăn ”, “bác sĩ”…
Thông qua trò chơi trẻ được trao đổi, đối thoại qua lại giữa trẻ với trẻ,và trao đổi qua lại giữa các nhóm chơi với nhau, thông qua trò chơi trẻ sẽ được thực hành ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để nói ra ý nghĩ của mình.
Sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ, tạo cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin trong khi chơi trẻ được bắt chước và phản ánh lại công việc của người lớn, trẻ được ghi nhớ những từ mới được nghe, bắt chước những hành động của mọi người, qua chơi trẻ được ghi nhớ lâu hơn ngôn ngữ của trẻ được phát triển ngày càng hoàn thiện hơn