Phương pháp tổ chức tốt phong trào thi đua và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường

Phương pháp tổ chức tốt phong trào thi đua và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường

 

I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

             Trong bối cảnh cả nước tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị; toàn Ngành Giáo dục & Đào tạo đã và đang ra sức thực hiện cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” như là các  hoạt động cụ thể đặc trưng của Ngành gắn với cuộc vận động chung. Hơn thế nữa, từ năm học 2008 – 2009, Bộ GD&ĐT  đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng nhằm mục đích ấy. Từng tiêu chí thi đua đã có tác động sâu sắc, toàn diện đến chất lượng giáo dục chung của mỗi nhà trường trong cả nước.

           Trường THCS Quang Trung của tôi được xây dựng tại trung tâm Thị Trấn Krông năng tuy là trường mới thành lập nhưng cũng đã được sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo xây dựng là trường chuẩn quốc gia trong những năm tới. Xét về hiệu quả mà phong trào thi đua sẽ đem lại cho HS nhà trường nên chúng tôi đã mạnh dạn đăng ký hưởng ứng phong trào thi đua ngay khi Lãnh đạo phát động phong trào. Trên tinh thần đổi mới, tiến công, chất lượng và nhất là với trách nhiệm của Huyện nhà  trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Thầy trò chúng tôi đã gặt hái những kết quả tốt: chất lượng giáo dục được giữ vững toàn diện, trường đạt được nhiều thành tích cao trong phong trào học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, hội thi, hội thao các cấp.

          Từ những kinh nghiệm thu được trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động toàn diện nhà trường, trong đó nổi trội là công tác phối hợp giữa các đoàn thể, giữa giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh để thực hiện các phong trào thi đua và hoạt động ngoài giờ lên lớp vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Phương pháp tổ chức tốt phong trào thi đua và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường” là nội dung nghiên cứu của mình.

  1. Nội dung và cách thức thực hiện:

    1 Xây dựng kế hoạch thực hiện

– Đối với mỗi hoạt động đều xây dựng một kế hoạch sát hợp với tình hình thực tế của trường. Trước khi làm bất cứ công việc cũng như hoạt động gì thì điều đầu tiên là chúng ta phải xây dựng kế hoạch làm  cơ sở để hoạt động. Đồng thời kế hoạch đó phải được phê duyệt của Ban giám hiệu nhà trường và các đoàn thể.

 Ví dụ: Ngay từ đầu năm học Liên Đội đã xây dựng nội quy, phương hướng hoạt động của cả năm học qua buổi đại hội Liên đội, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng tháng có xác nhận của Ban giám hiệu…

2 . Tổ chức thực hiện

   – Trong mỗi hoạt động cần xác định được lực lượng thực hiện phù hợp.

   – Cần thành lập Ban chỉ đạo có đủ trình độ, năng lực, phát huy hết khả năng của bản thân trước công việc .

   – Khi thực hiện các hoạt động thì cần phân công các công việc cụ thể.

  1.    Chỉ đạo thực hiện

  – Sau khi phân công công việc thì thường xuyên phối hợp với Ban chỉ đạo chủ động linh hoạt để đảm bảo kịp thời nắm bắt thông tin hai chiều.

   – Quan tâm, theo dõi, giám sát các hoạt động để đưa ra sự chỉ đạo, điều chỉnh một cách chính xác, hợp lý nhất .

  1. Kiểm tra, đánh giá

   – Công tác kiểm tra cũng chính là đòn bẩy thúc đẩy mọi người thi đua làm tốt nhiệm vụ được phân công .

   – Kiểm tra đánh giá hàng tuần, hàng tháng để kịp thời rút kinh nghiệm đồng thời nhắc nhở các bộ phận có liên quan nghiêm túc thực hiện. Phải tạo điều kiện nhằm phát huy được tính tập thể, tính dân chủ và nhất là tinh thần tập thể đoàn kết để vượt khó hoàn thành tốt kế hoạch. Đồng thời có động viên khen thưởng kịp thời nhằm khích lệ các thành viên tham gia hoạt động.

      5 .Xây dựng nguồn kinh phí để hoạt động

    – Để thực hiện được bất kì hoạt động nào thì kinh phí hoạt động là một trong những yếu tố không thể thiếu. Trước mỗi hoạt động cần xây dựng kế hoạch dự trù kinh phí, có thể xin sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường hoặc lên kế hoạch phát động các phong trào gây quỹ như : “phong trào tiết kiệm”, “phong trào kế hoạch nhỏ”, hoặc tổ chức buổi gây quỹ từ các mạnh thường quân như phối hợp với các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, doanh nhân, các học sinh cũ của trường để tìm kiếm thêm các nguồn lực cho việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện tổ chức, tặng thưởng cho học sinh khi tham gia các hoạt động vui chơi. Nhà trường cần sử dụng công khai, hợp lí các nguồn lực vận động được; có hình thức khen thưởng, động viên, ghi nhận các cá nhân, tổ chức tham gia ủng hộ triển khai phong trào như ghi Sổ vàng, mời đến nói chuyện với học sinh,…

   – Khi dự trù ngân sách hằng năm cần lưu ý về khoản kinh phí để mua sắm mới và bổ sung các dụng cụ thể thao thông thường như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, cầu đá, dây kéo co; các nhạc cụ, trong đó có các nhạc cụ dân tộc, … để tổ chức cho học sinh hoạt động, vui chơi, ca hát phù hợp với điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất của nhà trường.

      6 .Tạo được đội ngũ cốt cán

   – Lựa chọn, đề cử, tập huấn, giao nhiệm vụ cho từng thành viên Đội ngũ cốt cán. Đội ngũ cốt cán phải có đủ năng lực làm việc, chỉ đạo tốt tất cả mọi thành viên cùng tham gia các hoạt động.

   Ví dụ : Liên đội chọn ra đội ngũ Ban chỉ huy liên đội ngay từ đầu năm hoc thông qua Đại hội Liên đội, Tại các chi đội đều có Ban cán sự lớp điều khiển nhắc nhở các thành viên trong chi đội hoạt động .

  1. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền

   Tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa và những lợi ích của phong trào thi đua qua việc sử dụng những phương tiện, kênh truyền thông khác nhau như: tuyên truyền nội dung thi đua qua thông tin phát thanh măng non, qua buổi sinh hoạt dưới cờ, trong giờ giao ban với GVCN, qua Lễ Khai giảng, các ngày lễ lớn, qua buổi sinh hoạt Đội theo chủ điểm từng tháng …nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên cũng như học sinh về tầm quan trọng của các hoạt động , các phong trào thi đua trong nhà trường.

  1. Đổi mới nội dung tổ chức để học sinh có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong mọi hoạt động.

    Học sinh tích cực là mục tiêu quan trọng của phong trào thi đua này. Tuy nhiên, để học sinh có thể phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, nhà trường cần phải tạo cho các em các điều kiện cần thiết, cụ thể là:

   – Trước hết, cần phải quán triệt vai trò “cùng tham gia” của học sinh trong các hoạt động giáo dục.

   – Nội dung dạy học, hoạt động giáo dục cần được xem xét, cải tiến cho phù hợp với nhu cầu và cuộc sống của học sinh tại địa phương. Hình thức không nên lặp lại, nên tạo nội dung hoạt động sinh động, phong phú, …

   – Tạo ra cho các em một bầu không khí thân thiện, cởi mở, trong đó học sinh có thể và được lắng nghe, chia sẻ, hoà nhập, tự tin và cảm thấy an toàn. Nhà trường cần phải có hòm thư thân thiện để lấy ý kiến của học sinh và xử lí thông tin kịp thời; quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn …

   – Phải đảm bảo bình đẳng về giới, không phân biệt về thành phần xã hội, dân tộc (thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi trò chơi dân gian, hát dân ca, hoạt động thể dục thể thao).

   – Thông qua các hoạt động học tập, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ (văn nghệ, thể dục thể thao…) và các hoạt động giáo dục khác trong, ngoài nhà trường (chăm sóc các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng…) giúp cho học sinh tự tin hơn, phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo.

III.1. Kết luận :

   Cách thức tổ chức thi đua và hoạt động ngoại khóa trong nhà trường không phải là dễ, đòi hỏi BGH và các ban ngành có liên quan phải có phương pháp ,kế hoạch hết sức sâu sắc và phù hợp với từng hoàn cảnh . Công tác thi đua và hoạt động ngoài giờ lên lớp chính là sự đổi mới phương pháp giáo dục hiệu quả, linh hoạt cần được tiến hành đồng bộ trong các hoạt động chính khoá của  nhà trường, để việc triển khai phong trào thi đua và hoạt động ngoại khóa đạt kết quả thì cần có một số điều kiện chung và cần thiết sau:

  – Có sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám hiệu để việc thực hiện phong trào thi đua một cách sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của nhà trường.

  – Có sự nhất trí, đồng thuận trên cơ sở nhận thức đúng và đầy đủ chủ trương quan trọng này của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trước hết là mọi thành viên của nhà trường.

  – Có kế hoạch hành động cụ thể gắn kết với việc thực hiện kế hoạch năm học, với các mục tiêu rõ ràng, giải pháp khả thi, huy động được toàn bộ lực lượng của nhà trường cùng thực hiện trên cơ sở có sự phân công cụ thể.

  – Có biện pháp phát huy tốt vai trò của đội ngũ cốt cán .

  – Hoạt động tuyên truyền được tổ chức tốt, có nội dung phù hợp và cách thức thực hiện linh hoạt.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng