Phương pháp tuyên truyền giới thiệu sách đối với thư viện trường
I.1. Lý do chọn đề tài:
Từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường. Nó là cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hóa, khoa học của nhà trường nhằm mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học của giáo viên và học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường.
“Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học thư viện và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học. Đồng thời, thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường, thư viện có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội,đây là nơi tuyên truyền sách của Đảng và nhà nước, xây dựng nếp sống văn minh, quyết định nâng cao chất lượng, năng lực giảng dạy của giáo viên, thúc đẩy, nâng cao kết quả học tập của học sinh”.
Giáo dục học sinh biết cách đọc sách, biết cách chọn sách tốt va phù hợp với lứa tuổi với trình độ của mình ngoài ra còn giúp cho học sinh biết cách ghi chép và biết cách bảo quản sách, giữ gìn không làm nát sách.
- Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp , biện pháp
xây dựng mạng lưới thư viện học sinh:
Mạng lưới thư viện học sinh có vai trò rất lớn trong hoạt động của thư viện trường học. Mạng lưới thư viện học sinh là những bạn đọc tích cực, có tinh thần trách nhiệm đối với công tác thư viện. Mạng lưới thư viện có nhiệm vụ tuyên truyền giới thiệu sách đến bạn đọc bằng nhiều hình thức :
* Tuyên truyền tài liệu bằng miệng:
Kể chuyện theo sách : là một trong những hình thức tuyên truyền sách phổ biến mang lại hiệu quả cao. Kể chuyện theo sách là hình thức tuyên truyền miệng, một người kể cho nhiều người nghe, trong đó người kể thuật lại nội dung hoặc kể theo nguyên văn trong sách. Người nghe nhận thức được nội dung và chủ đề tư tưởng của tác phẩm thông qua sự thụ cảm bằng tai mình và giọng nói diễn cảm của người kể. Kể chuyện theo sách nhằm các mục đích sau:
- Giúp cho việc vận hành kho sách của thư viện , phát huy tác dụng của sách đối với bạn đọc.
- Giúp cho bạn đọc thỏa mãn được nhu cầu vê sách, khơi dậy phong trào đọc sách và rèn luyện kĩ năng kể chuyện theo sách cho bạn đọc.
- Xây dựng thói quen đọc sách làm theo sách, xây dựng văn hóa đọc trong điều kiện các phương tiện nghe nhìn phát triện râm rộ như hiện nay.
Kể chuyện theo sách là phương pháp tuyên truyền miệng tác động lên người nghe bằng âm thanh ngôn ngữ chính đặc thù này có sức truyền cảm, lôi cuốn hấp dẫn đặc biệt. Có hai hình thức kể truyện theo sách : kể thường xuyên và tổ chức cuộc thi:
Đối với kể truyện theo sách thường xuyên: được tiến hành lồng ghép trong các buổi sinh hoạt lớp , hội họp , giải lao giữa các giờ học, trong các buổi sinh hoạt đoàn, đội, chào cờ đầu tuần. Khi tiến hành kể chuyện theo sách như một hoạt động độc lập, người làm công tác thư viện cần phải lựa chọn đề tài sát hợp với nhiệm vụ cụ thể của nhà trường. Nếu tổ chức nhân dịp các ngày lễ lớn, các đợt tuyên truyền cho một phong trào thì phải chọn những câu chuyện có nội dung phù hợp với ý nghĩa của các ngày lễ, đợt kỉ niệm đó.
Ví dụ: Kể chuyện về các gương anh hùng, thương binh, liệt sĩ nhân ngày 27/7; kể chuyện các mẹ,các chị nhân ngày 8/3; về các gương thiếu nhi dũng cảm, vươn lên trong học tập nhân ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh 15/5; những gương người tốt, việc tốt, gương học sinh nghèo vượt khó nhân ngày vì người nghèo 17/10… mỗi đề tài, ngày lễ người làm công tác thư viện phải biết lựa chọn những câu chuyện phù hợp, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Tổ chức cuộc thi kể chuyện theo sách: thường là hình thức có đề tài ấn định trước , để thuận lợi cho việc điều hanh các cuộc thi kể chuyện theo sách nên tổ chức theo các vòng: sơ khảo, trung khảo và chung kết.
Mỗi cuộc thi kể chuyện theo sách đạt hiệu quả cao phải có sự hội tụ nhiều yếu tố. Trong đó có yếu tố đặc biệt quan trọng quyết định chất lượng của các buổi kể chuyện theo sách , đó là việc chọn người kể. Người làm công tác thư viện cần chon những người có trình độ, có khả năng kể và diễn đạt nội dung câu chuyện một cách mạch lạ lôi cuốn và hấp dẫn để làm được việc này cần phải hội tụ đủ các điều kiện sau:
Chọn câu chuyện tiêu biểu sát hợp nhất với đề tài cuộc thi. Có thể có những câu chuyện vừa phù hợp với đề tài vừa mang dấu ấn , đặc điểm của địa phương, có dung lượng vừa phải, có sáng tạo khi kê chuyện, biết cách sắp xếp câu chuyện một cách hợp lý, không nhất thiết phải tuân thủ đúng thứ tự của câu chuyện trong sách, miễn sao là lô gic, chặt chẽ, liên hệ với bản thân, tinh hình đất nước, địa phương điều này mang lại cho câu chuyện ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Điểm sách theo chủ đề: là một công tác tuyên truyền đặc biệt của thư viện. Điểm là một cuộc nói chuyện ngắn gọn, trình bày nội dung một hoặc một số cuốn sách theo dàn bài đươc chuẩn bị kĩ càng, có phân tích và đánh giá tác phẩm về mặt tư tưởng, khoa học, nghệ thuật… Điểm sach không phải là việc kể lại đầy đủ nội dung cuốn sách mà chỉ gợi ra những vấn đề quan trọng và chủ yếu nhằm gợi hứng thú để cho bạn đọc tìm đọc sách.
Giới thiệu sách: Muốn cho việc tuyên truyền giới thiệu tài liệu có hiệu quả cao thì bài giới thiêụ phải có bố cục rõ ràng, phân chia thời gian hợp lý, từ ngữ dễ hiểu , chọn sách phù hợp với người nghe. Ánh mắt, nụ cười, cử chỉ sinh động, giọng nói lên bổng xuống trầm, âm lượng khoẻ khoắn thu hút người nghe từ đầu đến cuối.
Chọn được những chi tiết điển hình , hấp dẫn minh họa cho bài giới thiệu sách. Có thể đạt ra những câu hỏi , sử dụng những tình tiết tạo ra mâu thuẫn gay gắt, những nút thắt và những vấn đề bức xúc tạo ra sự tò mò, gợi mở cho người đọc nhưng lại khôn giải quyết vấn đề hoặc trả lời những câu hỏi đó.
Vi dụ: : Bài giới thiệu sách: “ Truyện Loài Vật” tác giả E- Tôm –xơn được Lê Thùy Dung biên dịch. Cuốn sách dày 336 trang.
Các em thân mến!
Cứ vào thứ hai tuần đầu tiên của tháng chúng ta lại được làm quenơ với những cuốn sách mới . Tháng trước chúng ta đã được làm quen với cuốn sách “365 câu đố mỗi ngày” rồi phải không? Vậy còn tháng này thì sao chúng ta sẽ được làm quen với cuốn sách gì nhỉ? Các em thử đoán xem nào ?
Ở nhà các em có nuôi con vật nào không? Đó là những con vật gì?( đến đây người cán bộ thư viện để cho các em giơ tay phát biểu về những con vật nuôi có trong gia đình ).
Như vậy là nhà bạn nào cũng có một con vật cưng của riêng mình phải không? Cô chắc chắn một điều rằng các em rất yêu quý chúng phải không? Vậy thì hàng ngày chúng ta chăm sóc những con vật cưng ấy sao nhỉ? Có phải chúng ta phải cho chúng ăn, tắm cho chúng còn cho cả chúng đi chơi nữa có đúng không nào ? cô còn được biết rằng nhiều bạn còn “ kể chuyện”, còn “ Tâm sự” , may quần áo và cả dạy cho những con vật cưng của mình “ học bài” nữa cơ đây. Thế thì có khi nào các em tự hỏi: chúng được sinh ra như thế nào không? Hay chúng “ nói” với nhau bằng cách nào ? chúng có biết “ suy nghĩ “ không?
Các em có biết những con vật xung quanh chúng ta cũng như con người vậy, chúng chúng cũng biết khóc, biết cười, biết vui, buồn hay đau đớn, sợ hãi. Chúng cũng kết bạn với nhau, cũng phải “ học bài”và chúng cũng làm nũng cha mẹ như các em đấy!
Các em thân mến! Đây là điều mà nhà văn Tôm- xơn muốn nói với các em qua cuốn sách truyện các loài vật. Khi đọc cuốn sách này các em sẽ thấy bao điều kì diệu về thế giới các loài vật nào là chú cáo Đôminô nào là cho Bingô, nào là quạ Chấm Bạc, Gấu con Jônni… chúng cũng có những cuộc phiêu lưu , cũng gặp phải những cạm bẫy và ở chúng cũng có những tình yêu thương đồng loại , có sự thông minh tuyệt vời để vượt qua thư thách và lập nên những chiến công hiển hách tưởng chừng như không thể có. Qua cuốn truyện này cô hi vọng rằng các em sẽ hiểu thêm nhiều điều thú vị về loài vật, những người bạn bé nhỏ đáng yêu đang sống bên cạnh con người và luôn luôn cần con người bảo vệ và chúng luôn cần cỏ tình yêu thương của tất cả chúng ta.
*Tuyên truyền trực quan: trong thư viện thì đây là việc giới thiệu hoặc khai thác nội dung các ấn phẩm trong các hình thức cảm thụ bằng mắt, để lại những dấu ấn lâu bền trogn tâm trí người xem.
- Triển lãm ( trưng bày ) tài liệu: Là sự trưng bày trực quan có hệ thống sưu tập các loại hình tại liệu công bố và không công bố theo một nguyên tắc chọn lựu nhất định. Triển lãm sách thư viện là sự tập hợp tài liệu thống nhất theo một nguyên tắc nhất định trong việc lựa chọn tài liệu, trình tự sắp xếp, trình bày . Triển lãm phải có tính chất giới thiệu, hướng dẫn đọc nó mang tính trực quan, tác động mạnh mẽ tới người đọc. Triển lãm thư viện mang tính cơ động, mềm dẻo, linh hoạt có khả năng bổ sung, thay đổi kịp thời những tài liệu mới hơn, phù hợp hơn .Công tác tuyên truyền trực quan như trưng bày giới thiệu sách theo chủ đề, tủ sách giáo dục đạo đức và tủ sách tự chọn cũng được thay đổi sách mới thường xuyên.
- Biểu ngữ trong thư viện: Là phương tiện tuyên truyền , giới thiệu sách và hoạt động của thư viện một cách có hiệu quả và rất phổ thông .
- Báo tường : là tiếng nói của học sinh, qua đó các em có thể ghi những cảm nghĩ về thư viện, về sách. Mỗi cuốn sách và mỗi bài báo các em đọc , mỗi câu chuyện các em được nghe đều để lại những ấn tượng, những suy nghĩ và được phản ánh trên báo tường.
- Sưu tầm các bài báo theo chủ đề: Người làm công tác thư viện cân cộng tác chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm từng lớp hoặc với giáo viên Tổng phụ trách đội để hàng tuần ghi lại hoặc cắt dán những bài báo quan trọng liên quan đến các môn học trong nhà trường đồng thời đóng thành album lưu giữ tại thư viện và thông báo đến toàn thể bạn đọc được biết và tìm đọc.
Ngoài các biện pháp trên, cuối năm cán bộ thư viện tham mưu nhà trường khen thưởng cho các cá nhân hoặc tập thể lớp có nhiều đóng góp cho thư viện. Từ đó khích lệ tinh thần đọc sách cho các em.
III.1. Kết Luận:
Qua nghiên cứu lý luận và thực hiện công tác phát huy phong trào đọc sách, báo ở trường TH Kim Đồng cho thấy:
Công tác phát triển phong trào bạn đọc sách báo đến với thư viện là một công tác quan trọng trong hoạt động của thư viện, nhằm phục vụ yêu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh góp phần nâng cao chất lượng toàn diện từ đó xây dựng thói
quen đọc sách cho bạn đọc.
Từ khi áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ bạn đọc thì tỷ lệ bạn đọc đến thư viện ngày càng cao, chất lượng hoạt động thư viện được đẩy mạnh rõ rệt.