Rèn chữ viết cho học sinh để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp

Rèn chữ viết cho học sinh để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp

  1. Lý do chọn đề tài:

Buổi đầu tiên khi Trẻ được cắp sách đến trường là niềm vui, niềm hạnh phúc. Thế nhưng bên niềm vui ấy các em lại lo lắng, sợ sệt, khi bắt đầu học tập viết một số em chưa biết cầm bút, viết nguệch ngoạc, chữ viết của các em chưa đẹp, chưa đúng mẫu, nên ngại viết. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái để các em nắm được các nét, cấu tạo chữ cái, độ cao kích thước chữ cái đến việc so sánh các nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái, phân tích để viết đúng, đẹp. Khi viết các mép vở không quăn, không giây mực lên vở. Các em phải khổ công rèn luyện, mới viết đúng chữ quy định,  giáo viên phải tận tụy kèm cặp các em trong lúc viết.

    Dạy cho học sinh viết đúng, viết đẹp, viết cẩn thận : với chữ mẫu viết đẹp còn thu hút sự chú ý của học  sinh vừa có sự thiện cảm trong lúc viết. Hình thành cho học sinh lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với thầy cô giáo.

Tuy nhiên đối với học sinh lớp Một các em còn quá nhỏ, chưa nắm được đặc trưng của môn học là gì nên việc rèn chữ viết rất quan trọng ở Tiểu học hiện nay.

Qua nhiều năm giảng dạy lớp 1 tôi nhận thấy các em viết chữ còn xấu, viết chậm, không đúng mẫu chữ, khoảng cách giữa các âm tiết trong một tiếng, giữa các tiếng trong một từ không đều nhau, cỡ chữ to, nhỏ…viết không liền mạch. Điều đó ảnh hưởng đến học Tiếng Việt và các môn học khác.

    Trước tình hình thực tế như vậy vấn đề đặt ra là người giáo viên cần có những biện pháp nào để rèn chữ viết cho các em viết đúng, đẹp?

 Nhận thức được tầm quan trọng đó, tôi đã mạnh dạng chọn đề tài “Rèn chữ viết cho học sinh để nâng cao chất lượng vở sạch chữ đẹp”.

     Vì Tiểu học lớp Một là lớp nền tảng “ Rèn chữ viết” cho học sinh lớp Một để các em có được công cụ vận dụng vào không những Tiếng Việt mà còn các môn học khác trong quá trình học và cả mai sau.

b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

 – Khi dạy tập viết cần sử dụng các phương pháp dạy học và cụ thể hóa chúng cho phù hợp với đặc trưng của phân môn. Để có hiệu quả khi rèn chữ viết cho học sinh cần sử dụng nhiều phương pháp trong giảng dạy:

*Phương pháp trực quan:

  Đối với HSDTTS ở lớp 1điều kiện đầu tiên của phương pháp trực quan là giúp các em nhận ra con chữ để viết đúng các chữ mẫu: chữ mẫu in sẵn; chữ mẫu do GV viết trên bảng,  chữ mẫu trong vở tập viết… Chữ mẫu phải rõ ràng và đẹp. Chữ viết mẫu là hình thức trực quan ở tất cả các bài Tập viết ở lớp 1

–  Chữ mẫu để học sinh dễ quan sát, tạo điều kiện cho các em phân tích hình dáng và các nét cơ bản, cấu tạo chữ cái, nắm được thứ tự các nét của từng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ : thì chữ mẫu của GV viết trên bảng hoặc trên giấy sẽ giúp các em viết chính xác, liền mạch, viết nhanh.

– Trong tiến trình dạy tập viết giáo viên cần đọc mẫu những âm, vần… mà địa phương hay lẫn lộn đối với học sinh Hmông: Ví dụ: tiếng “cơm” HS đọc thành tiếng “cơn”, tiếng “nhịp” HS đọc thành tiếng “nhịt”… việc đọc đúng, đóng vai trò  đảm bảo cho quá trình viết được đúng. Vậy để việc dạy không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xử lý quan hệ giữa âm và chữ; tức là giữa đọc và viết.

*Phương pháp đàm thoại gợi mở:

   – Khi dạy chữ cái để viết giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái sẽ học bằng một hệ thống câu hỏi về độ cao, các nét, cấu tạo chữ cái, kích thước chữ cái đến việc so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học.

 Ví dụ: – Chữ d  cao mấy ô? gồm có bao nhiêu nét? là những nét nào? chữ d  độ rộng của chữ là bao nhiêu?…

         – Chữ   a  cao mấy ô? gồm có bao nhiêu nét? là những nét nào? chữ a  độ rộng của chữ là bao nhiêu?…

HS so sánh nét giống nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái d và chữ cái a: giống nhau có nét cong hở phải và nét móc ngược nhưng nét móc ngược ở chữ cái d là 4 ô li, nét móc ngược ở chữ cái a là 2 ô li.

*Phương pháp luyện tập:

    Giáo viên cần luôn uốn nắn HS ngồi viết đúng tư thế luyện tập chữ viết. Cần lưu ý các

hình thức luyện tập sau đây:

Tập viết trên bảng con: Là bước đầu đánh giá khả năng tiếp thu cách viết chữ của học sinh. Hình thức này dùng để kiểm tra bài cũ hoặc sau bước giải thích cách viết chữ, bước luyện tập viết chữ ở lớp. Từ đó giáo viên phát hiện học sinh có những chỗ sai của để uốn nắn (sai về thứ tự các nét viết, hình dáng, kích cỡ,…). Hướng dẫn học sinh viết vào bảng con luyện tập từ thấp đến cao để học sinh dễ tiếp thu. Trước khi viết vào bảng con học sinh phải định hình con chữ bằng cách đưa ngón tay trỏ viết trên bảng con để nhớ được chữ rồi luyện viết vào bảng con bằng phấn… Bảng con HS màu đen, bề mặt có độ nhám vừa phải, dòng kẻ ô đều đặn, rõ ràng, (thể hiện được 5 dòng kẻ) tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh viết phấn. Phấn trắng có chất liệu tốt làm nổi rõ hình chữ trên bảng. Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải, giúp cho việc xóa bảng vừa không ảnh hưởng đến chữ viết, vừa đảm bảo vệ sinh. Phấn viết có độ dài vừa phải khi viết nên điều khiển viên phấn đúng cách. Học sinh viết vào bảng con chữ cái, vần, chữ, từ ngữ. Khi viết xong cần kiểm tra lại để bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảng ngay để giáo viên kiểm tra, nhận xét. Đọc lại chữ đã viết trước khi xóa bảng.

 Khi sử dụng bảng, giáo viên hướng dẫn học sinh cách giơ bảng, lau bảng, cách sử dụng và bảo quản phấn.  Khăn lau sạch sẽ, có độ ẩm vừa phải khi lau bảng bụi phấn không bay vào mũi, họng để tránh một số bệnh về đường hô hấp.

– Rèn  viết chữ rõ ràng sạch đẹp: Muốn rèn cho học sinh nề nếp viết chữ rõ ràng, sạch đẹp thì chất lượng chữ viết của học sinh không chỉ phụ thuộc vào điều kiện (sự luyện tập kiên trì, năng lực cá nhân, trình độ sư phạm của giáo viên …) mà còn có sự tác động của những yếu tố khách quan (phương tiện, điều kiện, phục vụ cho việc dạy và học tập viết) của các em.                        

Luyện viết vào vở tập viết:

   Ở những tuần đầu lớp 1 bút chì dùng cần được gọt cẩn thận, đầu bút chì không nhọn quá hoặc trùi quá nếu loại  bút có quản, ngòi bút nhọn đều, dễ viết rõ nét chữ, viết được nét thanh, nét đậm.

  Sang học kì II khi HS dùng bút mực nên dùng bút mực kim trong học tập viết của học sinh có phần tiện lợi (viết nhanh, đỡ giây mực…). Để các em viết đủ, viết đúng số dòng đầu tiên ở mỗi phần bài viết. Giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu về kỹ năng viết của từng bài (chữ mẫu, khoảng cách giữa các chữ, dấu chấm các dấu vị trí đặt bút, thứ tự viết nét …) Việc luyện tập chữ viết thường xuyên, đồng bộ, với sự nghiêm khắc của giáo viên về chất lượng ở tất cả các môn học giúp các em tiến bộ trong học tập.

– Thực hiện đúng quy định trong khi viết chữ:

*Tư thế ngồi viết: Đầu hơi cúi, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, tay trái tì nhẹ lên mép vở để trang viết không bị xê dịch nên cầm bút tay phải, hai chân để song song, thoải mái,    mắt cách vở 25 – 30 cm.

*Cách để vở khi viết:  Khi viết theo kiểu chữ đứng hay chữ nghiêng nét chữ luôn thẳng đứng mặt (chỉ khác nhau về cách để vở).Vậy khi tập viết chữ nghiêng (tự chọn) cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Khi viết, độ nghiêng của nét chữ cùng với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông (90 độ). Còn khi viết chữ đứng, cần để vở ngay ngắn trước mặt. 

*Cách cầm bút: Khi viết học sinh cầm bút với độ chắc vừa phải và cầm bằng 3 ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa), cán bút nghiêng về phía bên phải, dùng 3 ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng, từ trái sang phải, cánh tay, khủy tay, cổ tay cử động mềm mại thoải mái.  

*Cách trình bày bài: giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo yêu cầu: nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết. Không viết thừa ra mép vở không có dòng kẻ li hoặc viết dở dang chữ ghi tiếng. Khi đã dùng bút mực không được tẩy xóa khi viết sai chữ mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại chữ đã viết sai.

   Dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh chủ động tiếp nhận kiến thức (tự quan sát, nhận xét, ghi nhớ) tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành luyện tập viết. Có thể thực hiện những yêu cầu trên theo quy trình tiết tập viết như sau:

III.1Kết luận:

Trong quá trình nghiên cứu và thực tế giảng dạy với biện pháp và kết quả nêu trên, tôi rút ra những kết luận sau:

   – Người giáo viên phải nhiệt tình trong giảng dạy, tạo sự say mê học tập cho học sinh, tỉ mỉ uốn nắn từng nét chữ cho các em, kiên trì làm đi, làm lại nhiều lần với những thao tác quen thuộc cho các em khắc sâu và dễ thực hiện.

  – Tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo. Do vậy giáo viên phải thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn, đẹp. 

 – Người giáo viên phải nhiệt tình trong giảng dạy, tạo sự say mê học tập cho học sinh, tỉ mỉ uốn nắn từng nét chữ cho các em, kiên trì làm đi, làm lại nhiều lần với những thao tác quen thuộc cho các em khắc sâu và dễ thực hiện.

   – Đồ dùng dạy học chuẩn bị cho mỗi tiết học phải có sự chọn lọc cẩn thận và sáng tạo.

   – Trong các giờ học luôn tạo hứng thú cho các em bằng nhiều hình thức như: suu tầm chữ mẫu đẹp, tranh ảnh sinh động để các em tiếp thu tốt hơn.

   – Cần động viên khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc “ rèn chữ viết – giữ gìn vở sạch đẹp”. Vậy trong giờ tập viết cần thường tổ chức thi viết nhanh đẹp tạo sự hứng thú rèn luyện cho các em.

Bấm vào đây để tải về

 

 

 

 

 

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng