Rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 3

– Để chuẩn bị kĩ việc rèn đọc cho học sinh , bản thân cần kiên trì phấn đấu để thực hiện tốt các mặt như: Đọc mẫu thật diễn cảm,biết “nghe”và”phát hiện ” để nhận xét, uốn nắm và hướng dẫn các em đọc đúng.

– Có những biện pháp gợi mở, dẫn dắt khéo léo, phù hợp giúp học sinh   tìm hiểu bài văn, cảm thụ tốt bài văn. Để từ đó các em có khả năng đọc đúng , trôi chảy và lưu loát ( thể hiện nội dung cảm thụ bằng giọng  đọc) , có cơ sở để trau dồi cách diễn đạt bằng ngôn ngữ ( thể hiện những cảm xúc của bản thân bằng lời nói và chữ viết) .

– Để đọc mẫu tốt, cần rèn luyện khá công phu về cả giọng đọc, kỹ thuật đọc và năng lực cảm thụ  văn học. Tìm hiểu kỹ nội dung bài văn, bài thơ để cảm thụ sâu sắc nhất , tinh tế nhất. Từ đó sẽ tìm  được cách đọc hay, hấp dẫn đối với học sinh.

– Trong tiết dạy Tập đọc, học thuộc lòng, cần thường chọn những tiếng, từ học sinh  hay phát âm sai để hướng dẫn học sinh  đọc luyện tiếng khó. Đối với câu khó cần thường đọc mẫu một đến hai lần, thậm chí cần còn đọc mẫu nhiều lần, rồi cho học sinh  đọc lại. Nếu học sinh  đọc không được, cần lại phải hướng dẫn cụ thể và chi tiết hơn.

– Để luyện cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm không phải chỉ trong một số tiết là được mà phải thực hiện trong suốt qua trình dạy học ở tiểu học.

– Giáo viên Tìm ra các phương pháp dạy học tối ưu nhất như: thi đua luyện đọc , thi tổ chức trò chơi trong phần luyện đọc, để gây hứng thú học tập trong các em.

– Giáo viên cần thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh để được kịp thời giúp đỡ thêm, rèn thêm cho các em.

  * Đối với học sinh: -Trước khi học bài tập đọc, cần dặn học sinh đọc nhiều lần ở nhà cho trôi chảy và chuẩn bị trước phần câu hỏi, tìm hiểu nội dung bài trong sách giáo khoa.

– Nêu cao tinh thần tự học , tự rèn , tích cực học tập.

*Ví dụ: Khi dạy bài “ Ai có lỗi ” Tiếng việt 3 – Tập 1

      Bài văn được viết theo thể kể chuyện – kể về nhân vật cần. khi đọc thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến nội dung mà chủ yếu là suy nghĩ, tình cảm của nhân vật cần. Khi đọc cần biết ngắt giọng đúng câu:

   “ Cần đang nắn nót viết từng chữ thì thì / Cô – rét – ti chạm khuỷu tay vào cần, / làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.// ”

      Đặc biệt những câu đối thoại giữa các nhân vật :

“ Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, / phải không / En – ri – cô ?”

( Giọng đọc thân thiện, dịu dàng )

“ Không bao giờ !//Không bao giờ ! // – Cần trả lời ( Giọng xúc động )           

“ Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn / vì con có lỗi. // Thế mà con lại giơ thước doạ đánh bạn. // ( Thể hiện giọng đọc nghiêm khắc )                  

     Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc câu hỏi và câu cảm trong bài tập đọc thật tốt: Với câu hỏi cần hơi cao giọng ở cuối câu. Với câu cảm, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc nhấn giọng biểu lộ cảm xúc.

   * Đối với những bài văn xuôi khi đọc ngoài việc tìm những dấu câu đặc biệt (câu hỏi, câu cảm) để hướng dẫn học sinh đọc. Giáo viên còn phải chú trọng cách nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu hai chấm, ngắt hơi ở chấm phẩy. Đặc biệt phải biết ngắt hơi ở chỗ không có dấu câu nhưng đó là chỗ tách ý. Cần nhấn giọng vào các từ ngữ gợi tả , hạ giọng ở cuối câu kể.

          Ví dụ: Khi dạy bài: “ Ông ngoại ” – Tiếng việt 3 – tập 1.

   “ Trời xanh ngắt trên cao, / xanh như dòng sông trong, / trôi lặng lẽ / giữa những ngọn cây hè phố. // ”

   “ Tiếng trống buổi sáng trong trẻo ấy / là tiếng trống trường đầu tiên, / âm vang mãi trong đời đi học của cần sau này. //

   “ Trước ngưỡng cửa của tiểu học, / cần đã may mắnông ngoại – // thầy giáo đầu tiên của cần. //          

   Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, dịu dàng, tình cảm, ngắt nghỉ hơi đúng, nhấn giọng ở các từ gạch dưới. Để thấy được tình cảm gắn bó, sâu nặng giữa ông và cháu.

      *Đối với các bài thơ, tuỳ theo từng thể loại thơ mà cần hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho đúng nhịp câu thơ.Khi luyện đọc cho học sinh , cần hướng dẫn cụ thể cách đọc, làm rõ tính cách điệu của thơ mà vẫn giữ được vẻ tự nhiên của giọng đọc, cần thể hiện tình cảm khi đọc thơ ( thể hiện được sắc thái giọng đọc: vui , buồn , trang trọng, dịu dàng , hồn nhiên )  phù hợp với nội dung bài đọc.

   Ví dụ: Khi dạy bài : “ Tiếng ru ” Tiếng việt 3 – Tập 1

                         Con ong làm mật, / yêu hoa / ( nhịp 4 / 2 )

            Con cá bơi, / yêu nước; / con chim ca, / yêu trời // ( nhịp 2 / 2 / 2 / 2 )

                         Con người muốn sống, / con ơi / ( nhịp 4 / 2 )

                  Phải yêu đồng chí, / yêu người anh em.// ( nhịp 4 / 4 )

     Thường thì các bài thơ được sáng tác theo thể thơ lục bát mang một âm điệu mượt mà, tình cảm . Khi đọc cần thể hiện được sự nhẹ nhàng, thướt tha. Tuy vậy cũng phải dựa vào các dòng cụ thể để ngắt dòng cho đúng. Chỉ có ngắt nhịp đúng câu thơ thì người nghe mới cảm nhận được cái hay, cái đẹp và ý nghĩa của câu thơ, khổ thơ muốn nói: “  Con người sống giữa cộng đồng phải biết yêu thương, anh em, bạn bè, đồng chí.”

       Trong chương trình tiểu học có rất nhiều bài thơ thuộc thể thơ 4 chữ. Nên việc luyện đọc thể thơ này cũng rất cần thiết.

          Ví dụ: Bài “Anh Đom Đóm” ( Tiếng việt tập 1- Lớp 3)

          Mặt trời gác núi/                                   Từng bước,/ từng bước/

          Bóng tối lan dần/                                  Vung ngọn đèn lồng/

          Anh Đóm chuyên cần/                         Anh Đóm quay vòng/

          Lên đèn đi gác//                                   Như sao bừng nở.//

          Theo làn gió mát/                                 Gà đàn rộn rịp/

          Đóm đi rất êm/                                     Gáy sáng đàng đông/

          Đi suốt một đêm/                                 Tắt ngọn đèn lồng/

          Lo cho người ngủ.//                              Đóm lui về nghỉ.//

          Bài thơ “Anh Đom Đóm” thuộc thể thơ 4 chữ mang âm hưởng của một bài đồng dao vui nhộn, tươi mát, hồn nhiên, khi đọc học sinh cần thể hiện giọng đọc thong thả , nhẹ nhàng, thể hiện được tình cảm đối với  các con vật gần gũi với bà con nông dân. Việc đọc diễn cảm thường gắn liền với ngữ điệu nên cần thường dùng cử chỉ, nét mặt, để làm tăng thêm tính gợi cảm của câu văn, câu thơ. Đoạn thơ có nhiều ý hóm hỉnh, vui  vẻ cần đọc nhấn giọng một số từ ngữ kèm theo cử chỉ nét mặt để thể hiện sắc thái đó.

+ Vui tươi, phấn khởi, say mê với trò chơi như khi dạy đọc bài “ Cùng vui chơi ”                                                                         Ngày đẹp lắm / bạn ơi

                                     Nắng vàng trải khắp nơi /

                                     Chim ca trong bóng lá /

                                     Ra sân / ta cùng chơi. //

                                     Quả cầu giấy /  xanh xanh

                                     Qua chân cần, / chân anh

                                     Bay lên / rồi lộn xuống /

                                     Đi từng vòng quanh quanh. //

     Khi đọc học sinh cần đọc ngắt nghỉ hơi đúng giữa các nhịp thơ, dòng thơ và khổ thơ, cần nhấn giọng các từ đã được gạch chân thể hiện sắc thái biểu cảm khi cùng vui chơi với các bạn.

+ Với bài: “Chú ở bên Bác Hồ” cần đọc với giọng trầm lắng pha chút trang nghiêm. Kết hợp với cách ngắt nhịp, nhấn giọng kéo dài ở một số từ và cao giọng ở cuối câu hỏi. Để tạo nên âm hưởng, biểu lộ sự xúc động, niềm thương nhớ của Nga và bố mẹ trước sự hi sinh của người chú.

                                            Chú Nga đi bộ đội /

                                            Sao lâu quá là lâu ! //                            

                                           Nhớ chú, / Nga thường nhắc: //

                                           Chú bây giờ ở đâu? //

      

                                            Chú ở đâu, / ở đâu? //

                                            Trường Sơn dài dằng dặc? //

                                            Trường Sa đảo nổi, chìm? //

                                            Hay Kon Tum, Đắc Lắc? //

                                           

                                            Mẹ đỏ hoe đôi mắt /

                                            Ba ngước lên bàn thờ: //

                                            – Đất nước không còn giặc /

                                            Chú ở bên Bác Hồ. //

    Với 2 khổ thơ đầu khi đọc thể hiện sự ngây thơ, tự nhiên thắc mắc về người chú của bé Nga. Khổ thơ cuối đọc với giọng trầm buồn, xúc động , nghẹn ngào của bố mẹ nga khi nhứ đến người đã hi sinh.

– Để một tiết dạy Tập đọc đạt hiệu quả,  khi học sinh luyện đọc giáo viên phải tạo được trong lớp một không khí thoải mái để học sinh dễ trực cảm với bài văn, có tâm trạng chờ đợi và chú ý lắng nghe hay nhận xét bạn đọc.

giáo viên đọc và cũng từ đó các em có thể học tập và bắt chước cô.

* Trong khi rèn đọc diễn cảm cần thường xuyên chú ý đến:

– Những học sinh rụt rè nhút nhát, cần thường xuyên động viên, khuyến khích, không gắt gỏng để các em  không sợ sệt khi đọc bài .

– Đối với học sinh nghịch ngợm, chưa tập trung vào bài đọc, cần thường xuyên nhắc nhở, chỉ định  gọi các em đọc tiếp một cánh bất ngờ.

– Đối với học sinh đọc yếu, giáo viên cần quan tâm nhiều hơn, thường xuyên gọi các em rèn đọc ở lớp và rèn đọc nhiều hơn ở nhà.

– Kiểm tra lại những yêu cầu đã đề ra đối với học sinh, việc này phải được tiến hành thường xuyên không được ngắt quãng tránh để các em bị quên.

Copyright 2019 © Kinh nghiệm dạy học | Thiết kế bởi Web Bách Thắng