1. Giải pháp thứ nhất:
Giáo viên sử dụng linh hoạt các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, luôn nhiệt tình quan tâm giúp đỡ học sinh trong những tiết học toán buổi sáng và tiết buổi chiều, nhằm giúp học sinh có kỹ năng giải toán có lời văn: trình tự để giải một bài toán có lời văn như sau:
- Tìm hiểu bài toán:
+ Bài toán đã cho biết những gì?
+ Bài toán hỏi gì ? (tức là bài toán đòi hỏi phải tìm gì?).
- Giải bài toán:
+ Thực hiện phép tính để tìm điều chưa biết nêu trong câu hỏi.
+ Trình bày bài giải (nêu câu lời giải, phép tính để giải bài toán, đáp số).
Muốn học sinh giải được bài toán theo mục tiêu đề ra gồm các bước sau:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài toán chẳng hạn hướng dẫn học sinh xem tranh trong SGK rồi đọc đề bài toán. Cho học sinh nêu câu trả lời các câu hỏi: “Bài toán đã cho biết những gì ?” “Bài toán hỏi gì?” khi học sinh trả lời hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn thì giáo viên ghi tóm tắt lên bảng rồi nêu: “Ta có thể tóm tắt bài toán như sau”. Cho vài học sinh nêu lại tóm tắt của bài toán.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh giải toán: Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh trả lời hướng dẫn học sinh trả lời xong cho vài học sinh nêu lại các trả lời trên.
Bước 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài giải của bài toán:
Giáo viên nên “ Ta viết bài giải của bài toán như sau” giáo viên ghi bài giải lên bảng.
+ Viết câu lời giải : giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi để nêu câu lời giải.
Học sinh nêu câu lời giải theo nhiều cách. Học sinh chọn câu lời giải thích hợp nhất. Giáo viên ghi lên bảng.
+ Viết phép tính : Giáo viên hướng dẫn học sinh viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc).
+ Viết đáp số.
+ Sau khi làm xong cho học sinh đọc lại bài giải vài lượt. Giáo viên chỉ vào từng phần của bài giải, nêu lại để nhẫn mạnh. Khi giải bài toán ta trình bày bài giải như sau:
- Viết “ bài giải”.
- Viết câu lời giải.
- Viết phép tính ( tên đơn vị đặt trong dấu ngoặc).
- Viết đáp số.
Khi học sinh học toán đến tuần 22 tiết 84: LUYỆN TẬP.
Bài 1 (trang 121): Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm ba cây chuối. Hỏi trong vườn có bao nhiêu cây chuối?
Tóm tắt:
Có: …cây
Thêm: … cây
Có tất cả: … cây ?
Giáo viên cho học sinh tự đọc bài toán, quan sát hình vẽ sách giáo khoa (trang 121). Giáo viên cho học sinh điền số thích hợp vào chỗ chấm rồi nêu lại tóm tắt.
Có : 12 cây
Thêm : 3 cây
Có tất cả :… cây?
Muốn cho học sinh cả lớp nêu được tóm tắt bài toán hoặc viết được số thích hợp vào chỗ chấm giáo viên gọi 1 đến 2 học sinh khá giỏi nêu trước (chú ý học sinh cả lớp nhẩm theo và giữ trật tự, khoanh tay lên bàn lắng nghe bạn, xong giáo viên gọi đến những học sinh trung bình, yếu, kém. Tất cả học sinh cả lớp đều hiểu và điền được số thích hợp vào chỗ chấm ở phần tóm tắt. Sau đó phần nêu câu lời giải. Muốn có kỹ năng nêu được câu lời giải học sinh phải hiểu bài toán (ở đây là câu trả lời của câu hỏi trong bài toán). Giáo viên khuyến khích học sinh tự nêu, nên cho học sinh trao đổi ý kiến, lựa chọn câu lời giải thích hợp nhất. Em khá giỏi nêu trước, sau đó em học sinh trung bình, yếu, kém, nêu sau. Mỗi em đứng dậy nêu theo ý mình. Em khác bổ sung, giáo viên kết luận.
Gọi học sinh lên ghi câu lời giải:
Trong vườn có tất cả số cây chuối là:
Học sinh viết phép tính: 12+3=15 (cây)
Học sinh viết: Đáp số : 15 cây chuối
Toàn bộ bài giải là:
Số cây chuối trong vườn có tất cả là:
12+3=15 (cây)
Đáp số :15 cây chuối
Việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn lớp 1 cho các em học sinh không phải ngày một ngày hai mà các em đã có kĩ năng giải ngay được mà phải một thời gian khá giài các em mới có kĩ năng. Phải liên tục lập đi lập lại nhiều lần. Kĩ năng không phải tự nhiên mà có nó được hình thành qua quá trình rèn luyện. Bộ óc các em mới chai sạn lưu lại những hình ảnh trong đầu các em. Chú ý khi giáo viên rèn kĩ năng giải toán có lời văn thì học sinh tự : thêm hay bớt, “thêm” làm phép tính “cộng”. Hay lưu ý học sinh phần hỏi bài toán.Ví dụ: Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối? Lưu ý từ “tất cả” là gộp lại nên ta làm phép tính cộng. Từ những cái lưu ý vậy học sinh nhớ lâu, nhớ sâu, nhớ kĩ, từ đó hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh. Những bài toán khác tương tự, giáo viên hướng dẫn sau đó các em tự đọc lại đề toán rồi tự giải. Giáo viên kiểm tra, đánh giá kết quả đúng, sai.
Sang dạng bài toán khác ví dụ: Tuần 23 bài 2/123 (SGK). Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt:
Đoạn thẳng AB: 5cm
Đoạn thẳng BC: 3cm
Cả hai đoạn thẳng :…cm
Dạng bài này đại đa số các em làm được nhưng hoc sinh khi viết phép tính, kết quả các em hay ghi: 5+3=8 (đoạn thẳng) như vậy là sai. Nên khi hướng dẫn các em giải giáo viên lưu ý: Khuyến khích học sinh nêu bài toán dựa vào tóm tắt. Chẳng hạn: đoạn thẳng AB dài 5cm, đoạn thẳng BC dài 3cm. Hỏi cả hai đoạn thẳng dài bao nhiêu xăng ti mét?
Khi giải cho học sinh nêu yêu cầu: Giải bài toán theo tóm tắt sau.
Học sinh tóm tắt : Sau đó thực hiện giải theo các bước đã học.
Lưu ý học sinh không cần viết kèm cm vào số 5 và số 3 trong phép cộng 5+3 mà viết cm trong ngoặc đơn ở bên phải kết quả của phép cộng đó.
Bài giải:
Cả hai đoạn thẳng có độ dài là:
5+3=8 (cm)
Đáp số: 8 cm
Tuần 28
Đến phần giải toán có lời văn (tiếp theo). Phần này cũng như phần trước nhưng giáo viên lưu ý học sinh là: Củng cố về kĩ năng giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn ( bài toán về phép trừ).
- Tìm hiểu bài toán:
+ Bài toán đã cho biết những gì?
+ Bài toán đòi hỏi phải tìm gì?
- Giải bài toán:
+ Thực hiện phép tính để tìm hiểu điều chưa biết nêu trong câu hỏi.
+Trình bày bài giải.
Cách hướng dẫn và phương pháp giải tương tự như giải toán có lời văn phần trước giáo viên lưu ý học sinh một từ đó là “bán đi, bay đi, bớt đi”, “còn lại” là làm phép tính trừ.
Giáo viên đặt câu hỏi gây chú ý học sinh. Ngoài những bài tập trong sách thì đặt những câu hỏi ngoài cuộc sống hàng ngày để liên quan đến bài tập trong sách giáo khoa để các em có óc liên tưởng.
Tiết: LUYỆN TẬP.
Bài 1/150: Cửa hàng có 15 búp bê, đã bán đi 2 búp bê. Hỏi của hàng còn lại bao nhiêu búp bê?
Tóm tắt :
Có :… búp bê.
Đã bán :… búp bê.
Còn lại :… búp bê?
Sau khi ghi bài toán lên bảng giáo viên hướng dẫn học sinh cách giải. Sau đó hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh bằng các bước sau:
Bước 1: Gọi học sinh đọc đề toán: (cá nhân, lớp đọc đề toán).
– Giáo viên nêu câu hỏi giúp học sinh phân tích đề toán.
+ Bài toán cho biết gì?
Cửa hàng có 15 búp bê, bán đi hai búp bê.
+ Bài toán hỏi gì ?
Cửa hàng còn lại bao nhiêu búp bê?
Bước 2: Gọi học sinh lên bảng điền số thích hợp vào chỗ chấm phần tóm tắt.
Bước 3: Dựa vào tóm tắt để lập kế hoạch giải.
Bước 4: Giải bài toán.
Bài giải:
Cửa hàng còn lại số búp bê là:
15-2=13 (búp bê)
Đáp số: 13 búp bê.
Cứ như vậy giáo viên hình thành cho học sinh cách giải bài toán có lời văn theo chình tự các bước. Tất cả các bài sau tương tự lưu ý cho học sinh các từ “thêm”, “bớt”, “tất cả”, “còn lại” để làm các phép tính cộng trừ cho đúng. Lưu ý tiếp theo là câu lời giải chữ cái đầu câu phải viết hoa, cuối câu có hai dấu chấm trên và dưới “:”.
Ngoài ra giáo viên cho học sinh tập ra đề toán phù hợp với một phép tính đã cho, để các em tập tư duy ngược, tập phát triển ngôn ngữ, tập ứng dụng kiến thức vào các tình huống thực tiến.
Nhắc các em lưu ý câu lời giải không yêu cầu các em phải theo mẫu như nhau. Đặt câu lời giải theo ý hiểu của mình nhưng phải đúng với bài toán đề ra.
2. Giải pháp thứ hai:
- Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng:
Tôi phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng sau:
Nhóm 1: Gồm những học sinh yếu, kém.
Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình.
Nhóm 3: Gồm những học sinh khá giỏi.
Như vậy trong lớp có ba nhóm đối tượng tôi có thể thay tên nhóm 1, 2, 3 thành tên khác như A, B, C. Trong quá trình dạy vẫn lấy chuẩn làm thước đo các tiết buổi sáng, buổi chiều tôi yêu cầu các em thực hiện thực hiện theo ba mức khác nhau.
Ví dụ 1: Nhóm 1 gồm những em học sinh yếu, kém thì nên luyện các em giải toán nhiều hơn đọc miệng. Sau khi giáo viên hướng dẫn xong gọi nhóm 3 đọc bài toán trước nhóm 2 đọc sau đến nhóm 1 đọc, cuối cùng khi nào cả lớp thuộc bài toán mới thôi. Phần tóm tắt bài toán cũng vậy học sinh khá giỏi làm trước, học sinh trung bình, yếu, kém làm sau chủ yếu luyện ở tiết buổi chiều khi nào các em thành thục mới thôi.
Ví dụ 2: Tiết buổi chiều sau khi các học sinh làm hết các bài tập trong sách giáo khoa, trong vở bài tập toán 1 tập II. Giáo viên cho bài toán khác ngoài sách giáo khoa và vở bài tập với dạng tương tự để học sinh giải vào vở 5 ô li ở tiết buổi chiều.
Ví dụ 3: Bài toán: Nhà Biển có 5 con bò, bố mua thêm 2 con nữa. Hỏi nhà Biển có bao nhiêu con bò?
Giáo viên ghi bài toán lên bảng. Học sinh đọc bài toán và trả lời.
– Hỏi đây là bài toán gì? Bài toán có lời văn.
– Hỏi thông tin cho biết gì? Có 5 con bò mua thêm 2 con bò.
– Hỏi câu hỏi là gì? Hỏi nhà biển có tất cả mấy con bò.
Gọi một học sinh lên bảng tóm tắt bài toán, học sinh khác tóm tắt vào vở 5 ô li. Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét bạn tóm tắt trên bảng đúng hay sai. Giáo viên kết luận đúng sai, hỏi xem các em ở dưới lớp tóm tắt bài toán có giống bạn tóm tắt trên bảng không? Nếu bạn nào sai thì sửa.
Sau đó đến phần bài giải. Gọi học sinh xung phong giải (tương tự): một em lên giải bài trên bảng lớp. Học sinh cả lớp giải vào vở 5 ô li. Học sinh dưới lớp nhận xét bài giải đúng hay sai giáo viên nhận xét rồi hỏi học sinh cả lớp giải có giống bạn giải trên bảng không, nếu em nào sai thì sửa.
Giáo viên ghi điểm tuyên dương khen ngợi em giải trên bảng, nếu em đó giải đúng. Sau đó gọi một số en học yếu, kém đọc lại tóm tắt và giải bài giải:
Tóm tắt:
Có: 5 con bò.
Mua thêm: 2 con bò.
Có tất cả:… con bò?
Bài giải:
Nhà biển có tất cả là:
5+2=7 (con bò)
Đáp số: 7 con bò
Sau khi học sinh giải xong giáo viên chấm bài. Nhận xét bài chấm.
- Phương pháp sử dụng đồ dùng tranh ảnh, vật thật khi “Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”.
Ở lứa tuổi tiểu học nhất là các em học sinh lớp 1. Phần đông các em lại là học sinh dân tộc thiểu số mức độ hiểu vốn từ ngữ trong bài toán còn han chế nên khi dậy các bài mẫu giáo viên nên có tranh ảnh minh họa học. Việc sử dụng đồ dùng trực quan những trạnh ảnh, vật thật sẽ góp phần hỗ trợ học sinh trong quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng toán học, đồng thời tạo điểm tựa trong quá trình tư duy đi từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại.
Ví dụ: Bài 2/149( tiết 105):
Nam có 8 quả bóng, Nam thả 3 quả bay đi. hỏi Nam còn lại mấy quả bóng?
Ở bài này giáo viên có thể sử dụng quả bóng bay để minh họa cho học sinh thấy trực tiếp. Sau khi cho học sinh đọc đề toán.
Giáo viên hướng dẫn bằng quả bóng thật rồi đặt câu hỏi:
+ Bài toán đã cho biết những gì?
Học sinh trả lời: Bài toán cho biết Nam có 8 quả bóng, Nam thả 3 quả bay đi.
+ Bài toán đòi hỏi phải tìm gì?
Học sinh trả lời: Bài toán đòi hỏi phải tìm số bóng còn lại của Nam.
Khi học sinh trả lời giáo viên ghi tóm tắt lên bảng, đến bài giải.
Tóm tắt:
Có: 8 quả bóng
Đã thả: 3 quả bóng
Còn lại: …quả bóng?
Bài giải:
Số quả bóng còn lại là:
8 – 3 = 5 (quả bóng)
Đáp số: 5 quả bóng
- Người giáo viên cần có lòng nhiệt tình, luôn quan tâm giúp đỡ học sinh.
Tất cả các giáo vên dạy khối lớp 1 đều hiểu rằng, các em học sinh lớp 1 mới từ mẫu giáo chuyển lên việc tiếp thu kiến thức thông qua hình thức: học mà chơi, chơi mà học. Nên khi dạy lớp 1 trong lớp giáo viên phải nhẹ nhàng, ân cần dạy bảo luôn tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong giờ học, một lời nhận xét động viên các em giúp các em thấy tự tin phấn khởi, “đừng tiếc lời khen”.
Sự chỉ bảo ân cần là rất cần thiết, tránh quát mắng các em khi các em làm toán sai hay không làm được.
Ví dụ 1: Nếu học sinh nên câu lời giải sai hay viết phép tính sai thì không được quát mắng mà phải hướng dẫn lại cho học sinh. Đặc biệt không được ngồi một chỗ mà bảo các em là làm toán đi. Mà phải đi xuống bàn các em uốn nắn từng câu chữ, dấu hai chấm đặt ở đâu. Khi các em quên ghi dấu ngoặc đơn (…) phải viết mẫu cho các em bằng bút đỏ để các em nhớ. Nhất là những em học yếu, kém. Làm sao để các em đến trường là một ngày vui, ngày các em được điểm 9, điểm 10. Giáo viên gần gũi học sinh mới hiểu được học sinh mình, để hình ảnh ần cần của cô giáo luôn là hình ảnh đẹp trong ánh mắt của các em, bản thân các em thấy cô giáo như mẹ mình, sẵn sàng kể cho cô nghe những niềm vui nỗi buồn hoặc khó khăn của mình mà cô cần chia sẻ giúp đỡ.
Ví dụ 2: Em Nông Văn Nhất lúc đầu em chỉ biết làm toán dạng cộng, trừ bằng các phép tính đã cho. Còn giải toán có lời văn em rất bỡ ngỡ, lúng túng thậm chí không biết tóm tắt bài toán. Sau vài tiết học nhờ cô giáo có biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn mà bây giờ em Nhất đã giải nhanh và rất đúng tất cả các bài toán có lời văn.
- Giải pháp thứ ba:
Làm thế nào để học sinh yếu kém có kĩ năng giải được các bài toán có lời văn hoặc học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo kịp các bạn học sinh khá giỏi.
Học sinh không có kĩ năng giải toán nghĩa là khi kiểm tra vào giữa kì II và kiểm tra cuối năm sẽ không đạt điểm tối đa. Ảnh hưởng đến chất lượng cuối năm thi lên lớp 2 của các em.
Để rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh, tôi có giải pháp, biện pháp sau:
- Đối với em học yếu kém
Là một giáo viên chủ nhiệm khi đứng lớp ai cũng biết phân loại học sinh. Tôi phân loại học sinh ra làm ba loại: học sinh khá, giỏi; học sinh trung bình; học sinh yếu, kém. Sau đó sử dụng phương pháp dạy cho từng đối tượng học sinh. Tuy nhiên đối với học sinh cả lớp, tôi vẫn lấy chuẩn để phấn đấu. Còn những em học sinh yếu kém nếu lấy chuẩn để ra thì các em không thể theo kịp, như thế tôi sắp xếp chỗ ngồi cho các em phù hợp với năng lực của các em.
Ví dụ: Cho các em học sinh yếu ngồi gần các bạn học tốt để các em được sự giúp đỡ từ bạn, được học tập từ bạn như quan sát bạn tóm tắt, đặt câu lời giải đúng, ghi phép tính đúng, đặt dấu ngoặc đơn có đơn vị bên trong đúng…ghi đáp số đúng. Như người ta nói “học thầy không tày học bạn”. Học sinh học yếu được các bạn học giỏi giúp đỡ. Tránh các em học yếu ngồi gần các bạn học yếu các em sẽ không biết gì. Não bộ các em sẽ không hoạt động. Từ đó không kích thích tư duy, óc tò mò của các em. Nhờ đó mà các em học được ưu điểm của nhau.
Ngoài ra giáo viên cần có kế hoạch, thời gian để kèm cặp, phụ đạo cho những em học yếu, kém. Giáo viên sắp xếp thời gian cho phù hợp phụ đạo cho học sinh yếu kém ở tiết buổi chiều, các em khá giỏi, trung bình tự làm. Các em học yếu được các bạn giỏi theo dõi giúp đỡ bạn “đôi bạn cùng tiến”. Đặc biệt giáo viên theo dõi em yếu nhiều hơn.
- Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Nguyên nhân này cũng làm giảm chất lượng dẫn đến các em học yếu kém. Trong quá trình tìm hiểu tôi thấy có nhiều em đến lớp học ngồi không nói câu nào, có em còn ngồi ngủ gật trong lớp, không chú ý cô giảng bài. Đối tượng học sinh này cần quan tâm nhiều đến cả vật chất lẫn tinh thần. Vì vậy muốn các em học tốt giáo viên phải nắm được hoàn cảnh thực tế của các em từ đó mới có biện pháp rèn các em.
Để có biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho các em để các em học tốt thì giáo viên chủ nhiệm bàn với ban giám hiệu nhà trường chủ động tham mưu với hội phụ huynh học sinh, cơ quan đóng trên địa bàn giúp đỡ về vật chất như: quần áo, sách vở, đồ dùng học tập.Thực hiện bằng hành động như: tặng vở, bút, quần áo, đồ dùng học tập. Cần động viên các em trong mọi hoạt động nhất là các em mồ côi, gần gũi quan tâm khi các em bị ốm đau, không có tiền chữa bệnh. Cho thuốc khi các em ốm để các em nhanh khỏi bệnh, tạo không khí thoáng mát trong giờ học để các em thấy cô giáo là người mẹ thứ hai của mình và không cảm thấy cô đơn khi tới trường.
Ví dụ: Lớp tôi có em Hải mẹ bị bệnh qua đời, thời gian sau bố bị ung thư cũng qua đời. Cha mẹ ra đi bỏ lại em cô đơn giữa dòng đời, em sống với ông bà. Ông và bà thì đã già yếu. Em hay nghỉ học, hay quên sách vở, có hôm đi học không có bút, không có bảng con. Tôi luôn gần gũi động viên, thấy em nghỉ học không có lí do thì đến nhà động viên ông bà bảo cháu đi học chuyên cần. Khi em đến lớp tôi giúp em hòa nhập với các bạn. Đồng thời tặng em sách vở, cho em bút để viết bài. Qua một thời gian thấy em tiến bộ đi học chuyên cần, học toán ngày càng tiến bộ.
Tóm lại, đối với học sinh có hoàn cảnh đặc biệt giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, động viên giúp các em tự tin trong học tập và sống hòa nhập với cộng đồng cần giúp đỡ các em cả vật chất lẫn tinh thần.
4. Giải pháp thứ tư: Làm thế nào để phụ huynh quan tâm tới con mình, không tạo khoảng trắng giữa phụ huynh với giáo chủ nhiệm và nhà trường.
Thực tế hiện nay đại đa số phụ huynh khi đưa con đến trường là xong không cần biết con mình có học được hay không, có biết làm toán hay không. Họ nghĩ giáo dục con em mình là trách nhiệm của thầy cô giáo. Có những em bị ốm mà cha mẹ cũng không biết, cho con đi học có em đi học cả buổi vẫn chưa ăn gì. Với trường hợp này giáo viên phải thường xuyên liên lạc, trao đổi với phụ huynh để họ hiểu rằng kết quả học tập của các em có tốt hay không là phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa gia đình và nhà trường. Yêu cầu quan tâm tối thiểu như cha mẹ cần kiểm tra bài vở của các em sau khi các em đi học về. Xem con mình học tốt được môn nào, môn nào chưa học tốt, các em đến lớp có ghi bài đầy đủ hay không. Đối với các em học sinh lớp 1 ý thức tự giác học tập chưa cao các em đa số không có ý thức, tất cả nhờ sự hỗ trợ của cha mẹ, cha mẹ giục các em soạn sách vở, xem lại bài cũ, chuẩn bị bài mới theo thời khóa biểu, bút, tẩy, bảng con, que tính…Phía giáo viên ngoài họp phụ huynh định kì một năm 3 lần phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh bằng phiếu liên lạc hay gặp trực tiếp trao đổi khi cần thiết.
Ví dụ: Ở lớp tôi có một số em hay quên sách vở, bút, phấn, bảng, những thứ cần thiết trong một tiết học thì em đó lại để ở nhà, lần họp phụ huynh đầu tiên cha mẹ em đó không đi. Qua tìm hiểu thông tin, tôi tìm số nhà và tôi đến tận nhà thông báo tình hình học tập của em đó là hay quên sách, vở…không soạn sách vở theo thời khóa biểu. Và yêu cầu phụ huynh soạn giúp, mua sắm thêm đồ dùng cần thiết cho đủ. Có gia đình phải đến 2 đến 3 lần thì phụ huynh đó mới quan tâm tới con. Cứ như vậy “nước cháy đá mòn” một thời gian sau không có em nào quên sách vở nữa.
Tóm lại, giáo viên cần giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh; Cần nhiệt tình, mềm dẻo với phụ huynh, nhất là phụ huynh khó tính cá biệt; Phải thường xuyên trao đổi tư vấn cho phụ huynh để họ hiểu được quá trình học tập của các em. Các em muốn học tốt để trở thành con ngoan trò giỏi cần phải có sự hỗ trợ của gia đình.